Dành cả thanh xuân đi thi bằng lái, vẫn rớt vì sao?

Thần Toán Tử

Senior Member

Năm 2024 có khoảng 120.000 lượt người thi rớt bằng lái xe ô tô, nguyên nhân được cho rớt nhiều nhất là ở phần thi mô phỏng.​


Về nội dung học mô phỏng cabin, nhiều người cho rằng không sát thực tế - Ảnh: NVCC
Về nội dung học mô phỏng cabin, nhiều người cho rằng không sát thực tế - Ảnh: NVCC
Thông tin thi rớt bằng lái ở TP.HCM năm nay khoảng 120.000 lượt người bị chúc may mắn lần sau khiến thiên hạ bất ngờ. Nhưng ngơ ngác nhất là những nam thanh nữ tú thay vì xênh xang mảnh bằng "con xe" thì đành tiu nghỉu chờ ngày thi lại. Những quý ông vỗ ngực ta đây lái xe dễ như ăn mít cũng chung số phận.
"Không buồn sao được khi trong nhóm bạn tôi là người học bằng lái nghiêm túc nhưng lại rớt thê thảm hồi đợt thi đầu tháng 11", anh Đình Hợp (31 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) sau nụ cười mếu chuyển sang buồn xo như mất sổ gạo.
Rất nhiều người rớt đài ở phần thực hành. Có người thi lần hai, lần ba, thậm chí như chị bạn tôi dành cả thanh xuân đi thi mà mảnh bằng chút éc vẫn xa tuốt cung trăng. Lần gần nhất phần sát hạch tình huống mô phỏng bả cũng te tua. Tới nỗi chồng bả đòi bán chiếc xe mua tặng bả từ hồi nẫm vì sợ xe... hết niên hạn.
Anh Chí tếu táo nỗi niềm.

Căng mắt dòm, sơ hở là tèo téo teo

Hẹn hội bạn uống cà phê vơi bớt đau thương, anh Hợp cho biết mình đăng ký học bằng lái xe hạng B2 cách đây 6 tháng.
Đã biết lái trước đó, số sàn và số tự động có đủ nên anh cho rằng "nếu mình rớt thì chắc không ai đậu".
Trước ngày thi, anh kiên quyết từ chối những cuộc hẹn nhậu của chiến hữu, giữ tâm lý vững vàng trải qua các vòng thi: sát hạch lý thuyết, sát hạch mô phỏng tình huống và thực hành sa hình.
Tự tin sinh chủ quan, anh "chụp ếch" phần không ai ngờ: lý thuyết. Anh kể: "Tôi đinh ninh mình làm đúng hết, nộp bài sớm trong khi người ta còn đang mò mẫm điền. Cuối cùng chỉ đúng 31 câu, trong khi 32/35 câu là đậu rồi. Tèo lý thuyết nên tôi cũng tèo thi hai nội dung kia".
Rớt, anh từ tự tin chuyển qua tự nhủ "học tài thi phận mà". Nhưng anh không quên rút sợi dây kinh nghiệm, đi thi nên rà lại câu trả lời vài lần, không bấm kết thúc phần thi ngay vì có nhiều câu hỏi mẹo, rất dễ ăn trái đắng.
Cũng rời trường thi sớm như anh Hợp là anh Hoàng Minh Chí (27 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh). Anh là người chạy xe đã cứng tay, phần lý thuyết 35 câu qua ngọt xớt.
Đến khi mô phỏng tình huống trên máy, anh lúng ta lúng túng nhưng may mà thao tác kịp. Phần thực hành sa hình, ngay nội dung đầu tiên là dừng xe ngang dốc cầu, anh mướt mồ hôi vì run nên quờ quạng để xe "trôi" lố thời gian quy định.
Nghe tiếng loa thông báo đưa xe về điểm xuất phát, trái tim anh tan nát như lần nghe tin... người yêu đi lấy chồng.
Thuê giáo viên tập lái - Ảnh: YẾN TRINH
Thuê giáo viên tập lái - Ảnh: YẾN TRINH

Niệm thần chú "đừng chủ quan"

Thi đậu hoành tráng khiến bạn bè ngưỡng mộ, anh Lường Huy (32 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) cho biết: "Tôi học bằng lái để tiện việc làm ăn, chở gia đình đi chơi, mai mốt rảnh chạy xe công nghệ kiếm thêm". Ớn nhất phần thi mô phỏng và thực hành vì nhiều người rớt, do đó anh đầu tư học và chốt hạ ta "đây không đậu không về".
Phần lý thuyết anh qua nhẹ nhàng. "Còn phần thi mô phỏng tình huống căng thẳng à nghe, nếu mình sơ ý chọn sai mấy tình huống thì dễ trượt.
Phần thực hành lái xe qua dốc cầu nếu không để ý đạp phanh, không tập luyện liên tục trước đó thì dễ nốc ao", anh nói. Ngoài thời gian thực hành chính khóa, anh còn thuê xe trung tâm sát hạch, tranh thủ lúc rảnh chạy theo sa hình cho quen với chi phí 350.000 đồng/tiếng.
Anh "bật mí" thuê xe nào thì lúc thi đăng ký xe đó cho quen chân ga, chân côn. Ngoài ra, anh chàng còn năn nỉ "500 anh em" kèm mình tập lái và hậu tạ mấy chầu nhậu sương sương bắt Grab đi về.
Anh kể: "Trong mấy tình huống giả định, tôi thấy phần phù hợp nhất là khi xe chuyển làn đường hoặc khi đang đi thì phanh gấp, mình nhìn đèn phanh xe sau và kết thúc tình huống. Nếu không để ý sẽ bị mất điểm như chơi". Anh cho rằng lúc học phải ráng nhớ hết phần lý thuyết để làm tốt phần mô phỏng.
Không chỉ học trong trường, nhiều người chịu khó thuê xe, thuê thầy hoặc nhờ người quen kèm lái nhuần nhuyễn mọi loại đường. Anh Huy thường bái sư ban đêm vì lúc đó mới rảnh việc, đường vắng dễ tập trung. "
Hứng lên tôi nhờ thầy kèm chạy lên tận Bảo Lộc hay dông ra Phan Thiết để làm quen đường đèo dốc, đường tốc độ cao. Nhờ vậy, phần thi thực hành sa hình tôi lấy điểm tuyệt đối", anh chia sẻ.
Có tấm bằng lái thời nay không phải dễ, anh Lường Huy chia sẻ kinh nghiệm học thi - Ảnh: YẾN TRINH
Có tấm bằng lái thời nay không phải dễ, anh Lường Huy chia sẻ kinh nghiệm học thi - Ảnh: YẾN TRINH

Mong nội dung thi sát thực tế hơn

Anh Hợp cho biết riêng phần mô phỏng là quá nặng. "Tôi nghĩ phần thi này là không cần thiết vì phản ứng của người lái xe trên đường thật sẽ thực tế hơn. Còn mô phỏng là nhiều tình huống mặc định, không đúng với lúc lái xe trên đường", anh nói.
Anh chia sẻ thêm: "Còn phần lái xe đường trường yêu cầu khi học thực hành là phù hợp. Phần thi mô phỏng sẽ tăng thêm áp lực cho người thi.
Ví dụ mô phỏng xe đang chạy mà có chướng ngại bất chợt như người đi đá bóng hoặc trâu bò qua đường thì khá vô lý, vì đi đường bình thường rất hiếm cảnh này".
Còn theo anh Huy quan sát vào ngày thi, những người độ tuổi trung niên trở lên thì phần thi mô phỏng dễ gặp nguy cơ, vì nhiều người phản xạ chậm chạp trên máy tính, khác với tình huống thực tế trên đường. "Tụi tôi còn trẻ, phản xạ trên máy tính lẹ hơn", anh nói.
Anh Trần Khôi (28 tuổi, quê Khánh Hòa) có trình chạy xe không thua tài xế xịn nhưng vẫn rớt phần mô phỏng. Anh trút bầu tâm sự:
"Tôi thấy phần thi mô phỏng không có tác dụng gì cả. Người thi chỉ cần phanh sớm vài giây là không đạt. Phanh chậm, nguy cơ tai nạn thì trừ điểm là đúng, đằng này phanh sớm một vài giây càng an toàn, sao lại trừ điểm?".
Với kinh nghiệm giảng dạy của mình, anh Nguyễn Mạnh Linh, giáo viên Trường dạy lái xe C.L., cho biết hiện nay mỗi học viên bằng B1, B2 phải học mô phỏng cabin trong 3 tiếng.
Theo anh, hình ảnh ảo từ cabin không như ngoài đời thực, chênh lệch nhiều, thậm chí khi học thì học viên có tình trạng choáng, xây xẩm.
Về nội dung, một số tình huống không sát thực tế, chẳng hạn có tình huống chiếc xe đang chạy ngược chiều thì lấn sang phía mình.
"Thực tế ngoài đời chúng ta có thể xử lý sớm hoặc chậm hơn để tránh, nhưng trong mô phỏng lại bắt buộc phải bấm tránh đúng vào giây đó, sớm hay muộn hơn đều không được điểm.
Đó là chưa kể độ nhạy của cảm ứng khi thao tác xử lý trên những thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính... dẫn đến kết quả khác nhau", anh Linh nói.
Anh cho biết học viên cũng kiến nghị không nên đưa nội dung mô phỏng vào chương trình học và họ chấp nhận tăng thời gian học thực tế.
"Tôi ủng hộ việc giám sát thời gian, quãng đường thực hành (DAT) và có thể tăng thêm quãng đường chạy thực tế từ 810km lên dài hơn thay vì học mô phỏng", anh nói.
Hoa nở xuân về, biết bao người ấp ủ có tấm bằng lái để yên tâm chạy xe. Nhưng xem ra tình hình này nhiều tay lái lụa lẫn chưa lụa sẽ rén ngang rén dọc khi bước chân vào trường thi.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh và nâng cấp phần mềm thi mô phỏng lái xe ô tô cho sát thực tế.
Theo đó, nguyên nhân chính của tình trạng rớt sát hạch bằng lái xe là do việc áp dụng thêm nội dung sát hạch lái xe trên phần mềm mô phỏng tình huống giao thông.
Phần mềm này còn tồn tại bất cập, nhiều tình huống chưa sát thực tế trên đường... nên nếu học viên xử lý chậm vài giây là mất điểm.
Ngoài ra, quá trình học lái xe khá dài với nhiều nội dung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nếu học viên học không đầy đủ sẽ ảnh hưởng kết quả thi.
Dành cả thanh xuân đi thi bằng lái, vẫn rớt vì sao? (https://tuoitre.vn/danh-ca-thanh-xuan-di-thi-bang-lai-van-rot-vi-sao-20231222231405069.htm)
 
càng tốt, tôi cứ mong thi bằng lái khó lòi bản họng như bên Nhật thì Vn mới bớt mấy con chạy ngáo dc, nếu dc đề nghị có quota theo giới tính, theo đó cứ 2 bằng lái cấp cho nam thì mới có 1 cái cho nữ hoặc tỷ lệ 3:1 hoặc 10:1 cũng dc
 
Chạy đg trg là đủ, bỏ cái mô phỏng đi. Mô phỏng thì cho học lái cabin bắt buộc từ 3h lên 5h là ổn. Cho mấy tình huống đó vô lái cabin ng ta còn nhớ hơn.
Còn sa hình thì 90% là do tâm lí. 10% là do xe cùi, lỗi kĩ thuật chứ chạy có mẹo hết rồi .
 
càng tốt, tôi cứ mong thi bằng lái khó lòi bản họng như bên Nhật thì Vn mới bớt mấy con chạy ngáo dc, nếu dc đề nghị có quota theo giới tính, theo đó cứ 2 bằng lái cấp cho nam thì mới có 1 cái cho nữ hoặc tỷ lệ 3:1 hoặc 10:1 cũng dc
Nhật thi bằng lái đâu có khó :LOL:)
Học từ đầu thì cứ vào trung tâm học rồi thi là đỗ thôi à.
Cho nên bên này còn có một dạng bổ túc tay lái sau lấy bằng nữa, cho những đứa lấy bằng nhưng vẫn k biết lái sao cho đúng :LOL:
Khó là khó cho những trường hợp nâng bằng, hoặc đổi bằng quốc tế sang bằng Nhật thôi.
 
đm đẻ ra trò mô phỏng, học về để chơi game hay gì. Cứ bắt ra đường là cứng tay thôi, bố bọn iq cow ngu học
 
Trước ngày thi, anh kiên quyết từ chối những cuộc hẹn nhậu của chiến hữu, giữ tâm lý vững vàng trải qua các vòng thi: sát hạch lý thuyết, sát hạch mô phỏng tình huống và thực hành sa hình.
Tự tin sinh chủ quan, anh "chụp ếch" phần không ai ngờ: lý thuyết. Anh kể: "Tôi đinh ninh mình làm đúng hết, nộp bài sớm trong khi người ta còn đang mò mẫm điền. Cuối cùng chỉ đúng 31 câu, trong khi 32/35 câu là đậu rồi. Tèo lý thuyết nên tôi cũng tèo thi hai nội dung kia".
hồi tôi 2020 thi buổi sáng, ăn sáng xong làm lon bia rồi vào thi, tỉnh táo xuất thần lý thuyết 35, xa hình 100 trong 15 phút
qZV215Z.png

mặc dù lúc lái thử thì tạch tùm lum đủ thể loại lỗi
qZV215Z.png
 
Đi thi thì tâm lý run lắm, ai ko vững tâm dễ rớt nhất là nhìn thấy nhiều người thi trước mình tạch lại càng run. Thêm 1 yếu tố quan trọng nữa là xe thi đa phần là máy yếu hết, ai trúng được con xe còn ngon thì đỡ.
Đợt tôi nâng dấu, chung lớp có ông thầy kinh nghiệm dạy lái C mười mấy năm, nhưng đến lúc sát hạch vẫn rớt dốc cầu lý do xe bó thắng nên đề pa dốc ko nổi tắt máy rồi tuột dốc. Ông ấy thi lại lần 2 mới đậu.
Nhưng mà ai thi nhiều lần rồi vẫn ko đậu thì tốt nhất nên thôi, ko nên lái xe ra đường, nguy hiểm lắm.
 
đm đẻ ra trò mô phỏng, học về để chơi game hay gì. Cứ bắt ra đường là cứng tay thôi, bố bọn iq cow ngu học
Phần mô phỏng cho thấy tư duy ngu học + máy móc của bộ GTVT.

Ra đường cứ đúng lúc mới đạp phanh như mô phỏng thì 1 cơ số người đi buôn chuối cả nải!

Phần sa hình là cụ thể hoá cái món ấy. Chả có tý éo nào liên quan đến thực tế ngoài phần lùi chuồng.
Tăng phần thi sát hạch đường lên. Phần ấy đánh lỗi như bọn Mẽo + Nhật được là ok nhất. Nhưng tôi thấy phần sát hạch ấy là phần dễ tiêu cực nhất ở VN. Nên mới sinh ra món xe chip + sa hình để bù - nhưng tác dụng ngược: 1 đám có bằng nhưng không chạy được ngoài thực tế. Tai nạn chủ yếu do đám học gạo ấy
 
Last edited:
Nên có luật rớt xx lần thì vĩnh viễn không dc thi nữa vì rõ ràng rớt nhiều quá là cơ thể không thích hợp để lái xe, chỉ tổ gây họa cho ng khác.
 
Thi nhiều mà rớt thì tốt nhất là đừng thi, ko có năng khiếu bản năng lai xe đâu, có thể sử dụng các phương tiện khác như xe máy, buýt, xe đạp.. cho người khác đỡ chết oan có ngày. Tâm lý trường thi còn ko vững thì ra đường xử lý tình huống sao nổi
 
Cái bài thi mô phỏng đúng thật sự rất xàm loz, mặc dù t đi thi phần này vẫn 50/50. Có người lái xe cẩn thận đạp phanh hoặc nhả ga từ xa thì đó là đúng và an toàn, nhưng không, lên cái phần mềm chó chết này phải đúng quãng thời gian mới cho điểm => học thuộc ghi nhớ, chả có tý thực tế nào. Vẫn nhớ có 2 tình huống, đến ngã 3 sẽ có xe lao ra, theo phản xa thì thấy xe là phải giảm tốc độ rồi nhưng ko. 1 tình huống thì cái xe phải đi vào góc chữ A mới bấm, còn một tính huống thì thấy toàn thân xe mới được bấm. Cuối cùng vẫn đéll hiểu vẽ ra cái bài thi này làm con cak gì!
 
Back
Top