Đào tạo thêm 50.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn

thất nghiệp

Senior Member

Trung tâm Đào tạo - Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM vừa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Sun Electronics tổ chức tọa đàm "Đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch theo nhu cầu doanh nghiệp".​


Tại tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng trong 20 năm qua, thị trường vi mạch bán dẫn Việt Nam phát triển không ngừng. Bên cạnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực thiết kế vi mạch ngày một tăng cao. Nhiều quốc gia phát triển về vi mạch bán dẫn đang có sự thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng, đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam.

PGS-TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM, nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực thiết kế vi mạch đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. "Không thể công nghiệp hóa nếu không có ngành thiết kế vi mạch, vì đó là xương sống của ngành công nghiệp thời 4.0 và về sau nữa" - PGS Thi nhận xét.

Ở góc độ đào tạo, PGS-TS Nguyễn Minh Sơn, Trưởng Khoa Máy tính - Trường ĐH Công nghệ Thông tin TP HCM, cho rằng để hiện thực hóa mong muốn tham gia chuỗi vi mạch bán dẫn toàn cầu, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa hệ thống đào tạo của trường học với doanh nghiệp.

Đào tạo thêm 50.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn - Ảnh 1.


Trung tâm Đào tạo - Khu Công nghệ cao TP HCM huy động các trường đại học lớn, có uy tín hợp lực đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch

"Các doanh nghiệp nước ngoài rất muốn tuyển kỹ sư tốt nghiệp ĐH để làm việc cho họ. Chúng ta cần có giải pháp tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp để phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nước nhà" - PGS-TS Nguyễn Minh Sơn cho hay.

Theo PGS-TS Nguyễn Anh Thi, mục tiêu đến năm 2030, Trung tâm Đào tạo - Khu Công nghệ cao TP HCM sẽ đào tạo được 50.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn. Để có được đội ngũ này, trung tâm phải huy động các trường ĐH lớn, có uy tín hợp lực.

Là nhà khoa học tiên phong trong việc phát triển ngành công nghệ vi mạch tại Việt Nam, GS-TS Đặng Lương Mô đánh giá chương trình do Trung tâm Đào tạo - Khu Công nghệ cao TP HCM xây dựng bao quát, đầy đủ. Tuy nhiên, ngoài kỹ năng thiết kế, kỹ sư cần biết thêm về quy trình chế tạo.
.....................................................................................................................................................................................
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-ho...hiet-ke-vi-mach-ban-dan-20230827213235363.htm
 
như công nghệ hạt nhân thôi. Đất nước không có lực đào tạo trước cũng chả để làm gì. Giờ Mỹ nó cho chen tý chân vào thì mới đào tạo. Kiếp làm thuê nó thế
ngành này thực ra đào tạo cũng không phải quá khó, cơ bản cũng giống như thiết kế mạch... thôi. Cái khó là hiện thực hóa chế tạo kìa, cả thế giới cũng chỉ có thằng TSMC làm được 5nm... rồi cũng chỉ 1 vài thằng độc quyền máy quang khắc. Cuộc chơi đúng là khốc liệt, đến to như anh Tàu còn đang đứng xa nhìn mà thèm...
 
như công nghệ hạt nhân thôi. Đất nước không có lực đào tạo trước cũng chả để làm gì. Giờ Mỹ nó cho chen tý chân vào thì mới đào tạo. Kiếp làm thuê nó thế
Mấy anh công nghệ nano đời đầu không biết chuyển hết sang iectea chưa hay qua phanlo luôn rồi. :burn_joss_stick:
 
Làm đếch gì có lắm job cho mấy ngành này nhiều đến thế tốn chất xám mà cơ hội công việc lẫn thị trường không nhiều đến thế cũng không cần quâ nhiều thợ gõ chỉ copy và paste như bên dev hay it support mà đòi ra lò 50k kỹ sư vi mạch.
Công ty nội như icdrec thì chết yểu làm thuê fdi thì thị trường tự điều chỉnh nếu có nhu cầu thực và thu nhập tốt thì sẽ có doanh nghiệp tự train như fresher tương tự fsoft
 
Ai giải thích cái chiến lược này giúp tôi không?
Tức là đào tạo làm vi mạch, xây dựng thiết kế bản vẽ xong gửi đến công ty nước ngoài (vì ta không có) làm cái vi mạch đó đúng không? Cần nhiều người thế sao?
Hi vọng học xong được làm đúng chuyên ngành không lãng phí nhân lực như cái điện hạt nhân
 
:angry: học hành cả đời không bằng tiền lời lô đất , có năng lực đu càng qua tư bản rẫy chết hết rồi
 
Vi mạch mới là công nghệ lõi, hơi tiếc là đi chậm mất rồi!
mấy ngành này mong ngoại giao rồi mấy anh share cho chứ tầm Việt Nam vào nghiên cứu phát triển mất thêm cả đống time, ko thì đi mua rồi tự tìm hiểu thêm có khi còn nhanh hơn :beauty:
 
Tiếc cho ngành này, vào năm 2006 ai cũng có tâm huyết đổ vào quá trời trí lực; có giáo sư Đặng Lương Mô sẳn sàng đem công nghệ Nhật về. Nhưng... tools thì ít, máy móc bán dẫn thì không có, riết rồi người được đào tạo phải ra nước ngoài làm. Quan trọng là thằng water nó coi đây không phải công nghệ lõi mà nó chọn BĐS mới lõi. Nên nó thui chột TK Vi Mạch, & mạnh lên cò đất từ những năm 2007 tới nay.
 
Back
Top