Em gái Tôi

Chương 1.



Lướt facebook, xem clip youtube, nhắn vài ba tin xàm xí với đám bạn bè thân thiết…cùng một ly coffe nâu đặc quánh. Buổi tối đối với tôi, cứ trôi qua nhạt nhẽo như vậy. Nhàm chán, một mình, vô vị…là tất cả những thứ mà tôi có thể cảm nhận được, dù một năm, hai năm rồi mười năm trôi qua đi nữa.



Một thằng con trai, hai mươi lăm và sắp bước sang tuổi hai sáu…mà vẫn chưa một lần có ai đó để nắm tay, để ôm hay đơn giản chỉ là tâm sự lúc cô đơn, mệt mỏi. Lúc nào cũng lẻ bóng, lúc nào cũng nhìn xa xăm với đôi mắt vô hồn. À…không, đấy là do tôi tự thấy thế thôi, ngay đối diện bên kia…đằng sau cánh cửa gỗ màu nâu sậm là phòng cô em gái.



Nó vẫn hay thi thoảng sang chỗ tôi chơi những lúc rảnh rỗi, tranh nghịch máy tính, lấy điện thoại tôi chụp ảnh, hay lén uống thử ngụm coffe. Mặc dù lần nào trán nó cũng nhăn nhúm, lưỡi thè ra, mắt nhắm tịt lại vì đắng…



Ít ra, cuộc sống của tôi…đâu đó giữa mảng màu xám vô tận…vẫn thấp thoáng những điểm màu rực rỡ.



- Không uống được thì đừng có cố - tôi nhéo cái má hồng của nó



- Kệ em…anh uống được thì em cũng uống được…hứ - hay tay chống nạnh, đôi mắt nó lườm tôi vẻ khó chịu.



- Chưa đến tuổi thì chưa được uống, bao giờ nhóc lớn bằng anh…anh dẫn nhóc đi uống thả bô – tôi nhấp một ngụm coffe đầy hào hứng



- Xì…em cóc cần



Nó làm bộ giận dỗi, nhảy phịch xuống đất, hay chân thùng thằng đi ra phía cửa…trước khi mất dạng, vẫn không quên thè cái lưỡi ngắn tũn ra trêu tôi.



- Ple…đồ ông già…ple



Lắc đầu ngao ngán, tôi tiếp tục với công việc lướt web quen thuộc. Chạy dọc newfeeds là vài tin về cô ca sĩ A, anh ca sĩ B dính phốt bla..bla..bla, một vài clip hài “nhảm”câu view…mà lần nào xem, tôi cũng cố nhếch mép lên “cố” cười cho đúng lệ. Hài bây giờ mất chất nhiều, đâu đâu cũng gái xinh, đâu đâu cũng khoe thân ngồn ngộn. Đúng là…lời thoại thì ít, da thịt thì nhiều.



“tinh…” – tiếng tin nhắn facebook.



- Ê mày, cuối tháng này rảnh không ? – cái T, bạn thân từ bé của tôi



- ờ…



- nhanh



- rảnh, sao thế ?



- đi từ thiện không ? đi với công ty tao.



- Really ?



- Ria cục c**…đi không để tao còn báo với tổ trưởng.



- ở đâu ? thời gian ?



- XX, cuối tháng, đi hai ngày một đêm.



- Xa thế…đi xe máy à



- Ngu à, đi oto…mất có hơn 2 tiếng thôi. Đi nhá...hề hề



- Cơ mà…tao ngại lắm



- Ngại c**, thế nhé. Bao giờ đi tao báo.



- Con điên



- Hê hê.



T là hàng xóm cũ của tôi, cách đây hơn chục năm về trước. Lúc đó, nhà hai đứa được chia cắt bởi con ngõ nhỏ sâu hút. Dọc lối đi chỉ có vài tán cây nhỏ, mọc chen chúc nhau dưới nền đất xen lẫn sỏi đá. Chẳng biết nó có từ bao giờ, cũng không biết nó dẫn đi đâu. Chỉ biết rằng, lúc tôi chuyển đi, từng mét vuông đất dần dần bị người ta lấn chiếm hết. Rồi sau đấy vài năm, dãy phố tôi ở trở thành con đường mới, rộng rãi, thoáng đãng và sạch sẽ hơn. Và những kỉ niệm thời thơ ấu của hai chúng tôi, cũng từ đó mà biến mất.



…..



Hơn mười giờ tối, tôi vẫn cặm cụi vùi đầu vào màn hình máy tính. Chỉ là nhìn, và đọc đi đọc lại những mẩu tin hot trong ngày. Miễn làm sao cho mí mắt tôi díu lại, cho thời gian trôi qua thật nhanh để tôi có thể ẩn mình vào giấc ngủ .



Suốt mấy năm trời, cuộc sống của tôi vẫn diễn ra đều đều như vậy. Sáng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng, đưa em gái đi học rồi đi làm. Chiều tan sở, ghé qua chợ gần công ty mua thức ăn, đón em từ nhà dì, rồi hai anh em tíu tít nấu bữa tối. Cứ vậy…cho đến bây giờ…tôi bước qua tuổi hai lăm.



Hôm nay tôi đi làm muộn, lần hiếm hoi đến văn phòng với gương mặt rệu rã, thiếu sức sống nên ai cũng nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm, khó hiểu. Cũng đúng thôi, từ trước đến giờ, ở công ty, tôi vốn là đứa nhân viên ít nói, chả bao giờ ngồi túm năm tụm ba bàn tán chuyện nọ chuyện kia. Có chăng là vài ba câu xã giao với nhân viên cùng tổ, hay những trao đổi công việc cần thiết. Đi làm bao giờ cũng đúng giờ, mặt mũi, quần áo lúc nào cũng chỉn chu gọn gàng. Có thể do bản tính tôi thích sạch sẽ, ngăn nắp hoặc có thể là tôi muốn vậy.



Ngồi vào bàn làm việc, đập vào mắt tôi là một đống tài liệu, sổ sách…mà tờ nào cũng toàn số với số, công thức với công thức. Nếu là ngày bình thường, thì bấy nhiêu đó sẽ chẳng là vấn đề gì. Nhưng hôm nay thì khác, đầu óc tôi đang cực kì mệt mỏi, cực kì thiếu ổn định. Tôi muốn nghỉ ngơi, về nhà và vùi mình vào chiếc giường quen thuộc.



- Mệt à H ? – chị N, cùng tổ tôi



- À, không chị ạ - tôi cười nhẹ



- Mắt e thâm quầng hết cả kìa, nhìn là biết đêm qua mất ngủ rồi. Sao không xin sếp nghỉ một hôm ? tham công tiếc việc làm gì.



- Không sao đâu chị, ngồi tí là khỏe ngay ấy mà.



- ừ….



Làm đến trưa, cơ thể tôi càng lúc càng phản ứng gay gắt. Chân tê dại, tay run lên từng đợt, đầu óc choáng váng vì thiếu dưỡng khí. Có lẽ tôi ốm thật. Chẳng biết sẽ chịu được bao lâu, tôi cố gắng lê lết ra ban công. Ở đó sẽ không có ai hỏi han, không có ai nhòm ngó gì tôi hết. Tôi thích một mình, thích ngồi đây thả hồn theo làn gió mát rượi ngoài kia.



- anh không nghỉ trưa à ? – khẽ giật mình, hóa ra Q đứng sau tôi từ lúc nào…



- tôi thích ở đây hơn – tôi buột miệng



- với cái ghế cũ, và mấy giỏ hoa lan sắp tàn ?



- Q ra đây làm gì ?



- Em đi qua đây, thấy a ngồi một mình nên…vào bắt chuyện thôi – Q nhìn tôi cười ngượng



- À…tôi xin lỗi



- Em có thể…ngồi cùng anh được không ? – một thoáng ngại ngùng giữa hai đứa.



- ừ…được chứ…Q ngồi đi – tôi nhích sát vào trong, để lại khoảng ghế trống bên cạnh.



Q là nhân viên tổ X, mới vào công ty tôi làm được vài tháng. Không biết có quen biết ai ở đây không, hay do năng lực vượt trội mà mới ra trường chưa lâu đã được sếp tổng nhận vào sau lần thi duy nhất. Trong khi tôi phải nộp CV mấy lần, thi lên thi xuống mới chen được chân dự phòng. Và sau vài tháng chật vật thử việc, hơn nửa năm cày cuốc, tôi cũng được trưởng phòng đồng ý làm nhân viên chính thức. Khỏi phải nói, lúc nhận được tờ hợp đồng, nhận cái bắt tay, lòng tôi vui đến nhường nào. Chỉ có điều, những người ghét tôi, không ưa tôi, muốn đẩy tôi ra…rất nhiều.



Mải suy nghĩ vẩn vơ, tôi quên mất Q vẫn ngồi cạnh tôi, đôi tay vân vê tà áo trắng…nhìn tôi cùng ánh mắt ngập ngừng xen lẫn vẻ tò mò khó hiểu.



- mặt tôi có gì à ?



- dạ, không…không có gì đâu ? – cô ấy giật mình, chớp chớp mi mắt



- vậy, tôi vào trước nhé – tôi đứng dậy



- vâng…



Sau hôm đó, tôi và Q không gặp nhau lần nào nữa, ai cũng bận công việc của riêng mình cả. Đợt này công ty đang trong quá trình phát triển nên mọi người, từ sếp đến nhân viên đều phải làm hết công suất. Có khi tôi còn mang về nhà làm thêm cho kịp tiến độ. Tối nào cũng gõ gõ, bấm bấm đến độ tóc tai tôi dài ra trông thấy, người cũng gầy đi nhiều.



- Alo… - tôi ngái ngủ, bực dọc vì nay là cuối tuần



- Sao…chuẩn bị đến đâu rồi mày – giọng cái T oang oang trong điện thoại



- Chuẩn bị gì… - tôi mắt nhắm mắt mở



- Ơ, thằng này. Sáng mai đi từ thiện ở XX, tao dặn mày từ hôm trước rồi còn gì.



- ờ…ờ…còn gì nữa không ?



- XUỐNG MỞ CỔNG CHO TAO



Tiếng hét của nó làm tôi tỉnh hẳn ngủ, lóc cóc bò dậy với chiếc kính cận trên bàn.



- Chờ…tao tí…



- Nhanh lên, mày biết tao bấm chuông mòn cả tay rồi không



- Con điên.



Xuống nhà mở cửa trong tình trạng tóc tai bù xù, răng chưa đánh, mặt chưa rửa, miệng còn ngáp lên ngáp xuống, bụng thì đói còn cào. Tôi quên khuấy mất e gái tôi không ở nhà, nó được dì đón sang đó chơi từ hôm trước đến giờ, tối nay mới về.



- bé A đâu (nó tên P.A) – con bạn tôi tay xách lỉnh kỉnh những đồ là đồ, đi thằng vào sân, vứt cái xe đứng chỏng trơ ngoài cổng.



- nó sang dì chơi rồi…oáp…mày mang cái gì đấy…lách cách (tiếng khóa cổng)



- rau, củ, quả, thịt…



- mày tính ở luôn nhà tao à



- điên, đây là đồ mẹ tao cho anh em mày, toàn gửi dưới quê lên đấy. Ngon lắm.



- tao không lấy đâu – tôi ngồi phịch xuống ghế



- thằng này, bướng nó vừa thôi. Mẹ tao chứ có phải ai đâu – T lúi húi cất đồ vào tủ lạnh trong bếp.



- tao lớn rồi, tao kiếm ra tiền rồi, chứ có phải trẻ con như trước đâu. Mày bảo cô lần sau đừng thế nữa, tao không lấy đâu.



- Mày im đi, mày không lấy thì tao cho cái A, việc gì mà mày cứ sồn sồn lên thế. Có mỗi tí rau, tí thịt chứ bao nhiêu.



- Tao không thích



- Mày làm sao thế, mày nghĩ mẹ tao, tao đang thương hại mày à. Tao thương là thương bé A kia kìa, mới bé tí mà đã…



- Thôi đi… - tôi gắt lên



- Mày muốn nghĩ sao thì nghĩ, dù gì bé A, nhà tao cũng coi nó như người nhà, mày không nhận cũng không có quyền bắt nó không nhận.



- ……



- Mày ích kỉ vừa thôi…tao về đây…nhớ sáng mai sang nhà tao rồi đi.



“RẦM” – tiếng đóng cổng.



“- à, mày nhớ đun sôi một lần nước cho sạch xương rồi hẵng nấu canh nhé. Nhớ hầm nhừ đi cho bé A ăn” – tin nhắn của T.



Vứt điện thoại sang một bên, tôi vào nhà vệ sinh đánh răng rửa mặt cho tỉnh táo. Rồi bất chợt nhìn qua gương, tôi giật mình khi thấy tôi thay đổi đi nhiều. Từ một đứa hoạt bát, hay nói, hay cười thành một kẻ già dặn, ảm đạm. Dễ cáu bẩn, dễ nổi nóng. Nhưng bù lại, tâm hồn tôi trưởng thành hơn, suy nghĩ cặn kẽ, thấu đáo hơn, biết lo nghĩ nhiều hơn. Tất cả cũng vì đứa e gái bé nhỏ – thứ đáng giá nhất, quý giá nhất mà tôi có.



Bỏ bữa sáng, tôi một mình đi bộ quanh con phố gần nhà. Những hàng cây, những quán ăn hay vài tia nắng mùa thu thay nhau đổ bóng, bám theo bước chân tôi từng nhịp, từng nhịp. Giống như một đoàn quân đang diễu hành, và tôi là chỉ huy của chúng vậy. Dù chuyển về đây đã lâu, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi tự mình khám phá, tự mình mày mò về cuộc sống nơi này. Ở đây khá yên bình, không ồn ào, không vồn vã. Những tưởng như một làng quê nào đó, được người ta dựng lên giữa lòng Hà Nội - chỉ có tiếng gió rì rào, tiếng gọi nhau í ới.



Bốn giờ chiều, tôi phóng xe sang bên dì đón em gái. Nhà dì cách chỗ tôi không xa lắm, chỉ mất hơn hai mươi phút đi xe máy. Đến nơi, thấy tôi chú chó trắng đã vẫy đuôi mừng ngúm sau cánh cổng cũ. Hai chân nó đạp lên khe sắt, miệng há to để lộ cái lưỡi dài lốm đốm mấy mảng màu nâu sậm. Người ta bảo, những con có đốm đấy thường rất khôn, dễ nuôi. Thế là lần ấy dì tôi bế khư khư con chó, nhận mua bằng được mới thôi. Giờ nó to tướng rồi, cứ nằm lù lù trong sân, thấy người quen thì mừng, người lạ thì sủa inh ỏi.



- Tiên sư mày, đi ra kia cho tao mở cổng – dì tôi túm lấy thân trên con chó, đẩy nó sang một bên



- Cháu chào dì – tôi xuống xe, đẩy cánh cửa vào trong.



“két…ét…ét” Tiếng han gỉ của những thanh sắt cũ cọ vào nhau, làm xua tan đi phần nào cái không khí nồng nồng, ẩm ẩm. Mà chúng vẫn đang bủa vây lấy tôi, bám trên da thịt, trên từng sợi vải . Giá như được dội ào một xô nước mát lúc nào thì hay biết mấy.



- ừ, cái A đang trong nhà ấy, khổ cứ nhắc mày mãi



- dạ, chú không có nhà hả dì ?



- ôi giời, lão ý lại ra quán nước hút thuốc lào rồi. Thôi vào nhà đi, để dì đi nấu cơm. Tối nay hai đứa ở lại ăn cơm nhé.



- Dạ…thôi, để hôm khác ạ. Cháu cho nó về sớm, sáng mai hai anh em còn đi chơi – tôi ngồi bên hiên nhà, vuốt ve chú chó. Mấy ngày không gặp mà nó cứ bám lấy tôi mãi.



- ừ…thế cũng được, thi thoảng dẫn e nó đi chơi cho đỡ chán. Thế để tao gói cho ít đồ mà mang về tối hai an hem ăn – dì tất tả đi xuống bếp



- thôi, thôi dì ơi…tủ lạnh nhà cháu đầy lắm rồi. Dì để cho hai em ăn



- thằng này, mày cứ ngồi đấy. Nhà tao cũng đầy đồ đây. Tí cầm về mà ăn.



Dì thua mẹ tôi bốn tuổi, là con gái út trong một gia đình có ba người con. Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng cuộc sống của dì cũng không tốt cho lắm. Chú thì làm bảo vệ cho ngân hàng, có hôm về sớm, có hôm tận đêm mới được về nên mọi việc trong nhà đều do tay dì gánh vác. Nhìn đôi tay chai sần, mái tóc điểm bạc, mà nhiều lúc tôi phải gắng quay mặt đi vì sợ dì biết tôi khóc. Ngoài mẹ ra, dì là người phụ nữ thứ hai tôi rất mực yêu thương, trân trọng.



- a…anh H, anh đến bao giờ thế ? – cu Tí ngó mặt ra cửa cười toe



- ừ…mấy đứa ra đây chơi – tôi vẫy vẫy



- ra sân đi chị A, thằng Tũn…anh H đang ngoài sân này – cu cậu gọi to



Chỉ vài giây sau, cả ba đứa nhỏ đã ngồi quay lấy tôi. Đứa thì đi chân đất, đứa thì đi dép, đứa thì tay vẫn cầm khư khư con cá ngựa.



- anh H ơi, chị A chơi ăn gian, chơi gì mà toàn thắng không…hức – thằng Tũn nhìn tôi, mếu máo kể lể



- đâu, tại nó không biết chơi đấy chứ…hứ - đến lượt e gái tôi bức xúc



- ai bảo chị không nhường nó cơ – Tí chen ngang



- ơ…tại…



- thôi nào, thắng thua quan trọng gì, quan trọng là phải chơi vui, chị em hòa đồng với nhau chứ ? Đúng không ? – tôi bế cu Tún vào lòng, tiện tay nhéo cái má mũm mĩm của nó



- dạ…. – một cái dạ rõ to



- tốt, thế hôm nay Tũn với Tí không đi học à ?



- ơ…hôm nay thứ bảy mà



- ui cha…anh quên, thế Tũn đi học có hay khóc nhè, có hay trêu các bạn không ?



- Tũn ngoan lắm, hôm qua còn được cô phát bé ngoan nữa cơ – cu cậu cười tươi



- Giỏi ghê, để hôm nào a mua siêu nhân cho chơi nhé



- Thật ạ…anh hứa nhé…hứa nhé



- ừ - tôi xoa đầu cậu bé



- mày đừng có chiều nó quá, hư đấy. Tí vào tắm đi tí còn ăn cơm. Đây thức ăn đây, tao treo trên xe nhé, đi cẩn thận không rơi – dì tôi xách một túi khá lớn, mồ hôi lấm tấm trên mấy lọn tóc mai.



- Nhiều vậy, tụi cháu không ăn hết đâu – tôi chạy lại, đỡ lấy bọc thức ăn



- Ui…thơm quá – con em háo hức níu cánh tay dì



- Cha tiên nhân nhà cô, ăn đẫy vào mà chả thấy lớn tí nào – dì cốc nhẹ lên trán nó



- Cháu hông thích lớn, cháu thích bé thế này để dì ôm cháu ngủ cơ….



- Ơ….



- Cháu thích nằm trong lòng dì ngủ lắm, nó thơm thơm…lại còn ấm áp nữa… - em tôi cười tươi



DÌ chẳng nói gì, hai bàn tay run rấy xoa lên lưng nó vỗ về. Rồi từng nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ co rúm lại, cố ngăn không cho nước mắt chảy ra. Ngăn thứ cảm xúc tủi hờn thời niên thiếu, mà mãi bây giờ dì vẫn chưa quên được. Bà quay mặt đi, đôi mắt thẫn thờ, đau khổ nhìn về phía xa xăm.



- Nào, về thôi A, sáng mai còn đi chơi sớm chứ - tôi nắm tay, kéo nó ra khỏi mớ cảm xúc hỗn độn. Em tôi còn quá nhỏ để hiểu mọi chuyện.



- A…dạ, tí quên…cháu chào dì, cháu về ạ. Chị về đây, hôm sau chơi tiếp nhé – Nó trèo tót lên xe, ôm chặt lấy tay tôi hí hửng



- Em chào anh chị



- ừ anh về đây, nhớ phải ngoan nhé. Cháu về đây dì…



- ừ…hai đứa về cẩn thận, ăn không hết thì bỏ tủ lạnh không hỏng – bà cười gượng



- vâng, cháu chào dì.



Dọc đường về, vì thời tiết dạo này khá oi nên em tôi ngồi im phía sau, chẳng nhí nhảnh, nhoi nhoi như những lần trước. Tay nắm hờ hai cánh áo, đầu nó dựa hẳn vào lưng, thở đều đều.



- Buồn ngủ à nhóc - đang đèn đỏ, tôi vòng tay ra sau lay nhẹ vai con bé.



- ứ…dạ không…về đến nhà rồi à a – giọng nó uể oải



- chưa, lát nữa…nhóc buồn ngủ thì ôm chặt vào kẻo ngã



- dạ…ơ….anh….nhìn kìa – nó nhổm người lên, vỗ vỗ tôi chỉ ra phía trước. Nơi góc đường bên kia, có bóng một người ngồi khuất sau làn xe đông đúc.



- Nhóc biết người ta à ? – tôi nhíu mày



- Dạ…em gặp mấy lần ở cổng trường ý. Nhìn thương lắm. Anh lái xe lại chỗ họ đi…



- ừ…ừ…được rồi



Đèn xanh vừa bật, tôi nhấc nhẹ ga lách từng nhịp nhỏ cùng đoàn xe máy, oto ùn nhau vượt qua ngã tư chật hẹp. Phải vất vả lắm tôi mới lại gần được chỗ gã kia đang ngồi. Gã mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh dương, cùng chiếc quần bò quá cỡ rách tả tơi ở gấu quần. Phía dưới là đôi chân trần bẩn thỉu, bám đầy bụi đường với cỏ dại. Bên cạnh là cái mũ vành rộng, đựng vài tờ tiền lẻ với một rỏ đồ đựng kẹo, bàn chải, cắt móng tay và vài thứ linh tinh khác.



- Cháu chào chú – em tôi chạy lại, cúi người lễ phép chào gã



Như thấy được sự hiện diện của tôi, ông ta sợ hãi dùng tay đẩy người lùi lại đằng sau. Ánh mắt nhìn tôi sợ sệt.



- Chú đừng lo, đây là anh trai cháu ạ. Chú cho cháu mua mấy cái kẹo nhé – con bé vẫn cười tươi, xòe bàn tay ra chờ đợi



- A…quay lại đây – tôi gọi giật



- Ơ, chú ấy tốt lắm, hôm trước còn cho em kẹo nữa



- Anh dặn bao nhiêu lần rồi, không được tiếp xúc với người lạ. Đi lại đây – tôi kéo nó lại, mắt trừng trừng nạt con bé



- Anh…bỏ em ra…chú ấy không làm hại em đâu…chú ấy còn bị đánh nữa… - nó hét lên



- Bị đánh….



- Vâng…chính mắt em nhìn thấy…anh không tin thì lại hỏi chú ấy mà xem



Từ trước đến giờ, tôi chưa lần nào tin tưởng những gã ăn mặc rách rưới, khổ sở đi bán hàng rong thế này cả. Bởi vì tôi không thể biết được, đằng sau bộ mặt đáng thương kia…là chính bản thân họ hay còn một người khác. Lợi dụng, lừa lọc tình thương của người khác để kiếm tiền. Nó làm cho đồng tiền đó trở nên bẩn thỉu, vô giá trị. Nó làm cho tình cảm con người có thể dễ dàng đong đếm được, dễ dàng gạt sang một bên để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.



Và giờ, trước mắt tôi là một kẻ như vậy.



Tôi chậm rãi bước lại gần, nhìn kĩ từng điểm trên cơ thể, trên gương mặt khắc khổ in sâu nỗi sợ cùng cực. Ông ta ôm gọn cái mũ vào lòng, miệng ú ớ không nói rõ lời.



- Đừng sợ, tôi không làm hại ông đâu – tôi dơ tay ra hiệu



- Tôi…tôi…tôi…không…làm gì…



- Sao chân tay ông bầm tím thế này ? – tôi vén nhẹ cánh tay áo



- Đừng…đừng… - cơ mặt ông ấy kéo căng lại đau đớn



- Chú ấy bị đánh, đánh mạnh lắm. Chân chú ấy còn bị tật nữa… – em tôi nhìn ông rưng rưng



- Thật không chú ?



- Hai người…mua giúp…tôi đi…ngần này tiền…tôi không đủ…mua cơm…cho con…
 
" Chương 1. Lướt facebook, xem clip youtube, nhắn vài ba tin xàm xí với đám bạn bè thân thiết…cùng một ly coffe nâu đặc quánh. Buổi tối đối với tôi, cứ trôi qua nhạt nhẽo như vậy. Nhàm chán, một mình, vô vị…là tất cả những thứ mà tôi có thể cảm nhận được, dù một năm, hai năm rồi mười năm trôi qua đi nữa. Một thằng con trai, hai mươi lăm và sắp bước sang tuổi hai sáu…mà vẫn chưa một lần có ai đó để nắm tay, để ôm hay đơn giản chỉ là tâm sự lúc cô đơn, mệt mỏi. Lúc nào cũng lẻ bóng, lúc nào cũng nhìn xa xăm với đôi mắt vô hồn. À…không, đấy là do tôi tự thấy thế thôi, ngay đối diện bên kia…đằng sau cánh cửa gỗ màu nâu sậm là phòng cô em gái. Nó vẫn hay thi thoảng sang chỗ tôi chơi những lúc rảnh rỗi, tranh nghịch máy tính, lấy điện thoại tôi chụp ảnh, hay lén uống thử ngụm coffe. Mặc dù lần nào trán nó cũng nhăn nhúm, lưỡi thè ra, mắt nhắm tịt lại vì đắng… Ít ra, cuộc sống của tôi…đâu đó giữa mảng màu xám vô tận…vẫn thấp thoáng những điểm màu rực rỡ. - Không uống được thì đừng có cố - tôi nhéo cái má hồng của nó - Kệ em…anh uống được thì em cũng uống được…hứ - hay tay chống nạnh, đôi mắt nó lườm tôi vẻ khó chịu. - Chưa đến tuổi thì chưa được uống, bao giờ nhóc lớn bằng anh…anh dẫn nhóc đi uống thả bô – tôi nhấp một ngụm coffe đầy hào hứng - Xì…em cóc cần Nó làm bộ giận dỗi, nhảy phịch xuống đất, hay chân thùng thằng đi ra phía cửa…trước khi mất dạng, vẫn không quên thè cái lưỡi ngắn tũn ra trêu tôi. - Ple…đồ ông già…ple Lắc đầu ngao ngán, tôi tiếp tục với công việc lướt web quen thuộc. Chạy dọc newfeeds là vài tin về cô ca sĩ A, anh ca sĩ B dính phốt bla..bla..bla, một vài clip hài “nhảm”câu view…mà lần nào xem, tôi cũng cố nhếch mép lên “cố” cười cho đúng lệ. Hài bây giờ mất chất nhiều, đâu đâu cũng gái xinh, đâu đâu cũng khoe thân ngồn ngộn. Đúng là…lời thoại thì ít, da thịt thì nhiều. “tinh…” – tiếng tin nhắn facebook. - Ê mày, cuối tháng này rảnh không ? – cái T, bạn thân từ bé của tôi - ờ… - nhanh - rảnh, sao thế ? - đi từ thiện không ? đi với công ty tao. - Really ? - Ria cục c*…đi không để tao còn báo với tổ trưởng. - ở đâu ? thời gian ? - XX, cuối tháng, đi hai ngày một đêm. - Xa thế…đi xe máy à - Ngu à, đi oto…mất có hơn 2 tiếng thôi. Đi nhá...hề hề - Cơ mà…tao ngại lắm - Ngại c*, thế nhé. Bao giờ đi tao báo. - Con điên - Hê hê. T là hàng xóm cũ của tôi, cách đây hơn chục năm về trước. Lúc đó, nhà hai đứa được chia cắt bởi con ngõ nhỏ sâu hút. Dọc lối đi chỉ có vài tán cây nhỏ, mọc chen chúc nhau dưới nền đất xen lẫn sỏi đá. Chẳng biết nó có từ bao giờ, cũng không biết nó dẫn đi đâu. Chỉ biết rằng, lúc tôi chuyển đi, từng mét vuông đất dần dần bị người ta lấn chiếm hết. Rồi sau đấy vài năm, dãy phố tôi ở trở thành con đường mới, rộng rãi, thoáng đãng và sạch sẽ hơn. Và những kỉ niệm thời thơ ấu của hai chúng tôi, cũng từ đó mà biến mất. ….. Hơn mười giờ tối, tôi vẫn cặm cụi vùi đầu vào màn hình máy tính. Chỉ là nhìn, và đọc đi đọc lại những mẩu tin hot trong ngày. Miễn làm sao cho mí mắt tôi díu lại, cho thời gian trôi qua thật nhanh để tôi có thể ẩn mình vào giấc ngủ . Suốt mấy năm trời, cuộc sống của tôi vẫn diễn ra đều đều như vậy. Sáng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng, đưa em gái đi học rồi đi làm. Chiều tan sở, ghé qua chợ gần công ty mua thức ăn, đón em từ nhà dì, rồi hai anh em tíu tít nấu bữa tối. Cứ vậy…cho đến bây giờ…tôi bước qua tuổi hai lăm. Hôm nay tôi đi làm muộn, lần hiếm hoi đến văn phòng với gương mặt rệu rã, thiếu sức sống nên ai cũng nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm, khó hiểu. Cũng đúng thôi, từ trước đến giờ, ở công ty, tôi vốn là đứa nhân viên ít nói, chả bao giờ ngồi túm năm tụm ba bàn tán chuyện nọ chuyện kia. Có chăng là vài ba câu xã giao với nhân viên cùng tổ, hay những trao đổi công việc cần thiết. Đi làm bao giờ cũng đúng giờ, mặt mũi, quần áo lúc nào cũng chỉn chu gọn gàng. Có thể do bản tính tôi thích sạch sẽ, ngăn nắp hoặc có thể là tôi muốn vậy. Ngồi vào bàn làm việc, đập vào mắt tôi là một đống tài liệu, sổ sách…mà tờ nào cũng toàn số với số, công thức với công thức. Nếu là ngày bình thường, thì bấy nhiêu đó sẽ chẳng là vấn đề gì. Nhưng hôm nay thì khác, đầu óc tôi đang cực kì mệt mỏi, cực kì thiếu ổn định. Tôi muốn nghỉ ngơi, về nhà và vùi mình vào chiếc giường quen thuộc. - Mệt à H ? – chị N, cùng tổ tôi - À, không chị ạ - tôi cười nhẹ - Mắt e thâm quầng hết cả kìa, nhìn là biết đêm qua mất ngủ rồi. Sao không xin sếp nghỉ một hôm ? tham công tiếc việc làm gì. - Không sao đâu chị, ngồi tí là khỏe ngay ấy mà. - ừ…. Làm đến trưa, cơ thể tôi càng lúc càng phản ứng gay gắt. Chân tê dại, tay run lên từng đợt, đầu óc choáng váng vì thiếu dưỡng khí. Có lẽ tôi ốm thật. Chẳng biết sẽ chịu được bao lâu, tôi cố gắng lê lết ra ban công. Ở đó sẽ không có ai hỏi han, không có ai nhòm ngó gì tôi hết. Tôi thích một mình, thích ngồi đây thả hồn theo làn gió mát rượi ngoài kia. - anh không nghỉ trưa à ? – khẽ giật mình, hóa ra Q đứng sau tôi từ lúc nào… - tôi thích ở đây hơn – tôi buột miệng - với cái ghế cũ, và mấy giỏ hoa lan sắp tàn ? - Q ra đây làm gì ? - Em đi qua đây, thấy a ngồi một mình nên…vào bắt chuyện thôi – Q nhìn tôi cười ngượng - À…tôi xin lỗi - Em có thể…ngồi cùng anh được không ? – một thoáng ngại ngùng giữa hai đứa. - ừ…được chứ…Q ngồi đi – tôi nhích sát vào trong, để lại khoảng ghế trống bên cạnh. Q là nhân viên tổ X, mới vào công ty tôi làm được vài tháng. Không biết có quen biết ai ở đây không, hay do năng lực vượt trội mà mới ra trường chưa lâu đã được sếp tổng nhận vào sau lần thi duy nhất. Trong khi tôi phải nộp CV mấy lần, thi lên thi xuống mới chen được chân dự phòng. Và sau vài tháng chật vật thử việc, hơn nửa năm cày cuốc, tôi cũng được trưởng phòng đồng ý làm nhân viên chính thức. Khỏi phải nói, lúc nhận được tờ hợp đồng, nhận cái bắt tay, lòng tôi vui đến nhường nào. Chỉ có điều, những người ghét tôi, không ưa tôi, muốn đẩy tôi ra…rất nhiều. Mải suy nghĩ vẩn vơ, tôi quên mất Q vẫn ngồi cạnh tôi, đôi tay vân vê tà áo trắng…nhìn tôi cùng ánh mắt ngập ngừng xen lẫn vẻ tò mò khó hiểu. - mặt tôi có gì à ? - dạ, không…không có gì đâu ? – cô ấy giật mình, chớp chớp mi mắt - vậy, tôi vào trước nhé – tôi đứng dậy - vâng… Sau hôm đó, tôi và Q không gặp nhau lần nào nữa, ai cũng bận công việc của riêng mình cả. Đợt này công ty đang trong quá trình phát triển nên mọi người, từ sếp đến nhân viên đều phải làm hết công suất. Có khi tôi còn mang về nhà làm thêm cho kịp tiến độ. Tối nào cũng gõ gõ, bấm bấm đến độ tóc tai tôi dài ra trông thấy, người cũng gầy đi nhiều. - Alo… - tôi ngái ngủ, bực dọc vì nay là cuối tuần - Sao…chuẩn bị đến đâu rồi mày – giọng cái T oang oang trong điện thoại - Chuẩn bị gì… - tôi mắt nhắm mắt mở - Ơ, thằng này. Sáng mai đi từ thiện ở XX, tao dặn mày từ hôm trước rồi còn gì. - ờ…ờ…còn gì nữa không ? - XUỐNG MỞ CỔNG CHO TAO Tiếng hét của nó làm tôi tỉnh hẳn ngủ, lóc cóc bò dậy với chiếc kính cận trên bàn. - Chờ…tao tí… - Nhanh lên, mày biết tao bấm chuông mòn cả tay rồi không - Con điên. Xuống nhà mở cửa trong tình trạng tóc tai bù xù, răng chưa đánh, mặt chưa rửa, miệng còn ngáp lên ngáp xuống, bụng thì đói còn cào. Tôi quên khuấy mất e gái tôi không ở nhà, nó được dì đón sang đó chơi từ hôm trước đến giờ, tối nay mới về. - bé A đâu (nó tên P.A) – con bạn tôi tay xách lỉnh kỉnh những đồ là đồ, đi thằng vào sân, vứt cái xe đứng chỏng trơ ngoài cổng. - nó sang dì chơi rồi…oáp…mày mang cái gì đấy…lách cách (tiếng khóa cổng) - rau, củ, quả, thịt… - mày tính ở luôn nhà tao à - điên, đây là đồ mẹ tao cho anh em mày, toàn gửi dưới quê lên đấy. Ngon lắm. - tao không lấy đâu – tôi ngồi phịch xuống ghế - thằng này, bướng nó vừa thôi. Mẹ tao chứ có phải ai đâu – T lúi húi cất đồ vào tủ lạnh trong bếp. - tao lớn rồi, tao kiếm ra tiền rồi, chứ có phải trẻ con như trước đâu. Mày bảo cô lần sau đừng thế nữa, tao không lấy đâu. - Mày im đi, mày không lấy thì tao cho cái A, việc gì mà mày cứ sồn sồn lên thế. Có mỗi tí rau, tí thịt chứ bao nhiêu. - Tao không thích - Mày làm sao thế, mày nghĩ mẹ tao, tao đang thương hại mày à. Tao thương là thương bé A kia kìa, mới bé tí mà đã… - Thôi đi… - tôi gắt lên - Mày muốn nghĩ sao thì nghĩ, dù gì bé A, nhà tao cũng coi nó như người nhà, mày không nhận cũng không có quyền bắt nó không nhận. - …… - Mày ích kỉ vừa thôi…tao về đây…nhớ sáng mai sang nhà tao rồi đi. “RẦM” – tiếng đóng cổng. “- à, mày nhớ đun sôi một lần nước cho sạch xương rồi hẵng nấu canh nhé. Nhớ hầm nhừ đi cho bé A ăn” – tin nhắn của T. Vứt điện thoại sang một bên, tôi vào nhà vệ sinh đánh răng rửa mặt cho tỉnh táo. Rồi bất chợt nhìn qua gương, tôi giật mình khi thấy tôi thay đổi đi nhiều. Từ một đứa hoạt bát, hay nói, hay cười thành một kẻ già dặn, ảm đạm. Dễ cáu bẩn, dễ nổi nóng. Nhưng bù lại, tâm hồn tôi trưởng thành hơn, suy nghĩ cặn kẽ, thấu đáo hơn, biết lo nghĩ nhiều hơn. Tất cả cũng vì đứa e gái bé nhỏ – thứ đáng giá nhất, quý giá nhất mà tôi có. Bỏ bữa sáng, tôi một mình đi bộ quanh con phố gần nhà. Những hàng cây, những quán ăn hay vài tia nắng mùa thu thay nhau đổ bóng, bám theo bước chân tôi từng nhịp, từng nhịp. Giống như một đoàn quân đang diễu hành, và tôi là chỉ huy của chúng vậy. Dù chuyển về đây đã lâu, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi tự mình khám phá, tự mình mày mò về cuộc sống nơi này. Ở đây khá yên bình, không ồn ào, không vồn vã. Những tưởng như một làng quê nào đó, được người ta dựng lên giữa lòng Hà Nội - chỉ có tiếng gió rì rào, tiếng gọi nhau í ới. Bốn giờ chiều, tôi phóng xe sang bên dì đón em gái. Nhà dì cách chỗ tôi không xa lắm, chỉ mất hơn hai mươi phút đi xe máy. Đến nơi, thấy tôi chú chó trắng đã vẫy đuôi mừng ngúm sau cánh cổng cũ. Hai chân nó đạp lên khe sắt, miệng há to để lộ cái lưỡi dài lốm đốm mấy mảng màu nâu sậm. Người ta bảo, những con có đốm đấy thường rất khôn, dễ nuôi. Thế là lần ấy dì tôi bế khư khư con chó, nhận mua bằng được mới thôi. Giờ nó to tướng rồi, cứ nằm lù lù trong sân, thấy người quen thì mừng, người lạ thì sủa inh ỏi. - Tiên sư mày, đi ra kia cho tao mở cổng – dì tôi túm lấy thân trên con chó, đẩy nó sang một bên - Cháu chào dì – tôi xuống xe, đẩy cánh cửa vào trong. “két…ét…ét” Tiếng han gỉ của những thanh sắt cũ cọ vào nhau, làm xua tan đi phần nào cái không khí nồng nồng, ẩm ẩm. Mà chúng vẫn đang bủa vây lấy tôi, bám trên da thịt, trên từng sợi vải . Giá như được dội ào một xô nước mát lúc nào thì hay biết mấy. - ừ, cái A đang trong nhà ấy, khổ cứ nhắc mày mãi - dạ, chú không có nhà hả dì ? - ôi giời, lão ý lại ra quán nước hút thuốc lào rồi. Thôi vào nhà đi, để dì đi nấu cơm. Tối nay hai đứa ở lại ăn cơm nhé. - Dạ…thôi, để hôm khác ạ. Cháu cho nó về sớm, sáng mai hai anh em còn đi chơi – tôi ngồi bên hiên nhà, vuốt ve chú chó. Mấy ngày không gặp mà nó cứ bám lấy tôi mãi. - ừ…thế cũng được, thi thoảng dẫn e nó đi chơi cho đỡ chán. Thế để tao gói cho ít đồ mà mang về tối hai an hem ăn – dì tất tả đi xuống bếp - thôi, thôi dì ơi…tủ lạnh nhà cháu đầy lắm rồi. Dì để cho hai em ăn - thằng này, mày cứ ngồi đấy. Nhà tao cũng đầy đồ đây. Tí cầm về mà ăn. Dì thua mẹ tôi bốn tuổi, là con gái út trong một gia đình có ba người con. Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng cuộc sống của dì cũng không tốt cho lắm. Chú thì làm bảo vệ cho ngân hàng, có hôm về sớm, có hôm tận đêm mới được về nên mọi việc trong nhà đều do tay dì gánh vác. Nhìn đôi tay chai sần, mái tóc điểm bạc, mà nhiều lúc tôi phải gắng quay mặt đi vì sợ dì biết tôi khóc. Ngoài mẹ ra, dì là người phụ nữ thứ hai tôi rất mực yêu thương, trân trọng. - a…anh H, anh đến bao giờ thế ? – cu Tí ngó mặt ra cửa cười toe - ừ…mấy đứa ra đây chơi – tôi vẫy vẫy - ra sân đi chị A, thằng Tũn…anh H đang ngoài sân này – cu cậu gọi to Chỉ vài giây sau, cả ba đứa nhỏ đã ngồi quay lấy tôi. Đứa thì đi chân đất, đứa thì đi dép, đứa thì tay vẫn cầm khư khư con cá ngựa. - anh H ơi, chị A chơi ăn gian, chơi gì mà toàn thắng không…hức – thằng Tũn nhìn tôi, mếu máo kể lể - đâu, tại nó không biết chơi đấy chứ…hứ - đến lượt e gái tôi bức xúc - ai bảo chị không nhường nó cơ – Tí chen ngang - ơ…tại… - thôi nào, thắng thua quan trọng gì, quan trọng là phải chơi vui, chị em hòa đồng với nhau chứ ? Đúng không ? – tôi bế cu Tún vào lòng, tiện tay nhéo cái má mũm mĩm của nó - dạ…. – một cái dạ rõ to - tốt, thế hôm nay Tũn với Tí không đi học à ? - ơ…hôm nay thứ bảy mà - ui cha…anh quên, thế Tũn đi học có hay khóc nhè, có hay trêu các bạn không ? - Tũn ngoan lắm, hôm qua còn được cô phát bé ngoan nữa cơ – cu cậu cười tươi - Giỏi ghê, để hôm nào a mua siêu nhân cho chơi nhé - Thật ạ…anh hứa nhé…hứa nhé - ừ - tôi xoa đầu cậu bé - mày đừng có chiều nó quá, hư đấy. Tí vào tắm đi tí còn ăn cơm. Đây thức ăn đây, tao treo trên xe nhé, đi cẩn thận không rơi – dì tôi xách một túi khá lớn, mồ hôi lấm tấm trên mấy lọn tóc mai. - Nhiều vậy, tụi cháu không ăn hết đâu – tôi chạy lại, đỡ lấy bọc thức ăn - Ui…thơm quá – con em háo hức níu cánh tay dì - Cha tiên nhân nhà cô, ăn đẫy vào mà chả thấy lớn tí nào – dì cốc nhẹ lên trán nó - Cháu hông thích lớn, cháu thích bé thế này để dì ôm cháu ngủ cơ…. - Ơ…. - Cháu thích nằm trong lòng dì ngủ lắm, nó thơm thơm…lại còn ấm áp nữa… - em tôi cười tươi DÌ chẳng nói gì, hai bàn tay run rấy xoa lên lưng nó vỗ về. Rồi từng nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ co rúm lại, cố ngăn không cho nước mắt chảy ra. Ngăn thứ cảm xúc tủi hờn thời niên thiếu, mà mãi bây giờ dì vẫn chưa quên được. Bà quay mặt đi, đôi mắt thẫn thờ, đau khổ nhìn về phía xa xăm. - Nào, về thôi A, sáng mai còn đi chơi sớm chứ - tôi nắm tay, kéo nó ra khỏi mớ cảm xúc hỗn độn. Em tôi còn quá nhỏ để hiểu mọi chuyện. - A…dạ, tí quên…cháu chào dì, cháu về ạ. Chị về đây, hôm sau chơi tiếp nhé – Nó trèo tót lên xe, ôm chặt lấy tay tôi hí hửng - Em chào anh chị - ừ anh về đây, nhớ phải ngoan nhé. Cháu về đây dì… - ừ…hai đứa về cẩn thận, ăn không hết thì bỏ tủ lạnh không hỏng – bà cười gượng - vâng, cháu chào dì. Dọc đường về, vì thời tiết dạo này khá oi nên em tôi ngồi im phía sau, chẳng nhí nhảnh, nhoi nhoi như những lần trước. Tay nắm hờ hai cánh áo, đầu nó dựa hẳn vào lưng, thở đều đều. - Buồn ngủ à nhóc - đang đèn đỏ, tôi vòng tay ra sau lay nhẹ vai con bé. - ứ…dạ không…về đến nhà rồi à a – giọng nó uể oải - chưa, lát nữa…nhóc buồn ngủ thì ôm chặt vào kẻo ngã - dạ…ơ….anh….nhìn kìa – nó nhổm người lên, vỗ vỗ tôi chỉ ra phía trước. Nơi góc đường bên kia, có bóng một người ngồi khuất sau làn xe đông đúc. - Nhóc biết người ta à ? – tôi nhíu mày - Dạ…em gặp mấy lần ở cổng trường ý. Nhìn thương lắm. Anh lái xe lại chỗ họ đi… - ừ…ừ…được rồi Đèn xanh vừa bật, tôi nhấc nhẹ ga lách từng nhịp nhỏ cùng đoàn xe máy, oto ùn nhau vượt qua ngã tư chật hẹp. Phải vất vả lắm tôi mới lại gần được chỗ gã kia đang ngồi. Gã mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh dương, cùng chiếc quần bò quá cỡ rách tả tơi ở gấu quần. Phía dưới là đôi chân trần bẩn thỉu, bám đầy bụi đường với cỏ dại. Bên cạnh là cái mũ vành rộng, đựng vài tờ tiền lẻ với một rỏ đồ đựng kẹo, bàn chải, cắt móng tay và vài thứ linh tinh khác. - Cháu chào chú – em tôi chạy lại, cúi người lễ phép chào gã Như thấy được sự hiện diện của tôi, ông ta sợ hãi dùng tay đẩy người lùi lại đằng sau. Ánh mắt nhìn tôi sợ sệt. - Chú đừng lo, đây là anh trai cháu ạ. Chú cho cháu mua mấy cái kẹo nhé – con bé vẫn cười tươi, xòe bàn tay ra chờ đợi - A…quay lại đây – tôi gọi giật - Ơ, chú ấy tốt lắm, hôm trước còn cho em kẹo nữa - Anh dặn bao nhiêu lần rồi, không được tiếp xúc với người lạ. Đi lại đây – tôi kéo nó lại, mắt trừng trừng nạt con bé - Anh…bỏ em ra…chú ấy không làm hại em đâu…chú ấy còn bị đánh nữa… - nó hét lên - Bị đánh…. - Vâng…chính mắt em nhìn thấy…anh không tin thì lại hỏi chú ấy mà xem Từ trước đến giờ, tôi chưa lần nào tin tưởng những gã ăn mặc rách rưới, khổ sở đi bán hàng rong thế này cả. Bởi vì tôi không thể biết được, đằng sau bộ mặt đáng thương kia…là chính bản thân họ hay còn một người khác. Lợi dụng, lừa lọc tình thương của người khác để kiếm tiền. Nó làm cho đồng tiền đó trở nên bẩn thỉu, vô giá trị. Nó làm cho tình cảm con người có thể dễ dàng đong đếm được, dễ dàng gạt sang một bên để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Và giờ, trước mắt tôi là một kẻ như vậy. Tôi chậm rãi bước lại gần, nhìn kĩ từng điểm trên cơ thể, trên gương mặt khắc khổ in sâu nỗi sợ cùng cực. Ông ta ôm gọn cái mũ vào lòng, miệng ú ớ không nói rõ lời. - Đừng sợ, tôi không làm hại ông đâu – tôi dơ tay ra hiệu - Tôi…tôi…tôi…không…làm gì… - Sao chân tay ông bầm tím thế này ? – tôi vén nhẹ cánh tay áo - Đừng…đừng… - cơ mặt ông ấy kéo căng lại đau đớn - Chú ấy bị đánh, đánh mạnh lắm. Chân chú ấy còn bị tật nữa… – em tôi nhìn ông rưng rưng - Thật không chú ? - Hai người…mua giúp…tôi đi…ngần này tiền…tôi không đủ…mua cơm…cho con…"
Hóng phần tiếp
zFNuZTA.png
 
Last edited:

Chương 2.



Mấy năm trước, gã là một người chồng, người cha tận tụy, hết lòng vì gia đình, vì con. Sáng sớm, gã lầm lũi đi xe từ nhà lên chợ đầu mối nhập rau cỏ, hoa quả về cho vợ ngồi chợ. Quãng đường khá xa, lại chở nhiều thứ nên lắm lúc vợ gã ngăn, không cho đi. Nhưng biết sao được, cuộc sống hai vợ chồng ở Hà Nội, vốn chẳng dễ dàng gì. Kiếm đồng tiền của người ta đã khó, kiếm đủ tiền để lo cho con, lo cho gia đình lại càng khó khăn hơn. Phận làm cha, làm mẹ chỉ biết hi sinh sức khỏe, thời gian, tiền bạc…miễn sao thấy chúng lớn khôn là hạnh phúc rồi.
Thời gian cứ thế trôi qua, gia đình nhỏ của gã dần dần có của ăn của để, căn nhà được cơi nới thêm. Có phòng riêng cho con, phòng riêng của hai vợ chồng, có căn bếp sạch, có tivi mới. Niềm vui như được nhân đôi khi con gã, được một trường cấp một gần nhà báo nhập học. Vợ chồng gã vui lắm, gã kéo vợ đi mua quần áo, cặp sách, giầy dép cho con.
Trên đường về, chiếc xe tải oan nghiệt của một kẻ say rượu đã cướp đi một chân của gã, cướp đi người vợ hiền lành, chịu thương chịu khó đã theo gã suốt bao năm.
Gã suy sụp, gã khóc lóc, gã uống rượu, gã lao vào cờ bạc với đám hư hỏng trong xóm. Để mặc ngôi nhà lạnh lẽo, vắng tiếng cười, với đứa con thơ dại. Gã mất tất cả…và gã…nhớ vợ…
…..
Mua dùm chú mấy cái kẹo, hai chiếc bàn chải. Tôi đứng lặng lẽ nơi góc phố, dõi theo bóng dáng siêu vẹo, thập thễnh của một kẻ từng lầm đường lạc lối. Dáng người mảnh khảnh, đổ bóng dài với những tia nắng yếu ớt cuối chiều, cứ chầm chậm khuất dần sau dãy nhà đông đúc…
- Chú cứ cầm lấy, không phải trả lại đâu – tôi dúi mấy tờ tiền năm mươi nghìn vào tay chú
- Không…không…cậu chờ tôi…để tôi…trả lại…cậu mua giúp tôi…là…tôi quý lắm rồi…để tôi…
Chú tìm hết túi quần, túi áo, đến chiếc mũ phai màu…nhưng gom mãi cũng chỉ được hơn mười nghìn lẻ. Rồi…bàn tay đầy gân guốc run run, đôi mắt nhìn tôi mơ hồ, bất lực. Chú lại lục, lại kiếm tìm những chỗ còn xót lại trên cơ thể lem luốc.
- Tôi…tôi…cậu…có…tiền nhỏ…hơn không ?...tôi…tôi…
- …. – tôi gần như nín lặng, kèm theo đó…một thứ cảm xúc nghèn nghẹn, khó chịu đang dâng trào trong lồng ngực.
- Tôi…
- cháu xin lỗi, nhưng…chú cứ cầm số tiền này đi ạ. Tuy không nhiều, nhưng đây là tấm lòng của hai anh em cháu. – tôi nắm chặt lấy đôi bàn tay run rẩy của chú.
- Chú cầm đi ạ, như những lần chú cho cháu kẹo ý – em gái tôi năn nỉ
- ….
Từng giọt nước mắt nóng hổi, bắt đầu lăn dài trên gương mặt khắc khổ, đen sạm của người đàn ông. Đàn ông vốn mạnh mẽ, giỏi che dấu xúc cảm…nhưng có lẽ…Họ khóc vì bất lực, khóc vì cuộc đời quá đỗi nghiệt ngã. Hay chỉ là, khóc vì tối nay hai cha con có bữa ăn ngon.
….
Về đến nhà, em tôi chẳng nói gì, mà lẳng lặng vào phòng ngồi nhìn lỡ đãng ra cửa sổ. Chắc nó vẫn lạ lẫm với tình huống vừa trải qua lúc trước. Nó mới học lớp ba, còn quá nhỏ để nhận thức được hết mọi chuyện. Huống hồ con bé luôn được tôi bao bọc, che chở kĩ lưỡng nên có phần thụ động, và hơi ngây ngô so với tuổi thực.
- Nhóc hôm nay làm sao thế ? mệt à ? – tôi ngồi cạnh nó, vuốt nhẹ mái tóc đen được buộc cẩn thận.
- Em thấy thương chú ấy, nhưng chẳng biết làm thế nào cả - con bé…mắt rưng rưng nhìn tôi
- Nhóc giúp chú ấy cười, chú ấy vui vẻ đấy thôi – tôi hơi giật mình với cách suy nghĩ trẻ con của nó.
- Chú ấy khóc mà….
- Vui quá nên khóc thôi…nào giờ thì tắm rửa đi rồi ăn cơm.
Đúng là con nít, nhắc đến ăn, đến xem hoạt hình là con bé quên ngay được. Vừa ngồi ngó tivi, vừa tranh giành mấy miếng thịt gà với tôi, miệng nó chu ra giả bộ giận dỗi mỗi lần tôi cướp được, làm gian bếp rộn rã tiếng cười. Chẳng hiểu sao, nhìn nó như vậy là lòng tôi hạnh phúc lạ.
Bảy rưỡi tối, không biết ai nghịch ngợm, hay đến thăm, mà ấn chuông cửa nhà tôi réo inh ỏi đến ba bốn lần. Bực bội, tôi hầm hầm chạy ra mở cổng xem là ai, tiện thể chửi cho một trận.
- Rồi, rồi, ai đấy…
- Tao đây – T đứng thù lù dưới ánh đèn cao áp, cười nham nhở
- Lại gì nữa – tôi càu nhàu, vặn chìa khóa
- Tao sang nhà mày ngủ tiện sáng mai đi luôn, hề…hề
- Mày điên à, nhà tao làm gì có chỗ ngủ - nói vậy nhưng tôi vẫn dắt xe nó vào sân
- Tao ngủ với bé A, lo gì. A ơi…chị đến chơi với bé này – nó gọi vòng vào trong nhà, tay vác cái balo nhỏ.
- Đi vào đi, gọi gì mà gọi, hàng xóm người ta lại chửi um lên bây giờ
- Mày chuẩn bị đồ cho bé A chưa ?
- Khỏi hỏi
- Tao có mang cho con bé ít thuốc say xe với kem chống nắng đây
- Có hết rồi mẹ ạ - tôi ngồi phịch xuống ghế, tay với điều khiển tivi
- Really ?
- Em chào chị T hi..hi – con em chạy nhanh tới phía T, cười nắc nẻ
- Ui bé A…nhớ bé quá đi – T lắc lắc cái má phúng phính của nó
- Chị đến làm gì thế ? em đang học bài không chơi với chị được ? – mặt nó xị ra
- Ngoan ghê, thế lên phòng để chị dạy cho. Nhé !
- Dạ….
Có lẽ ngoài tôi ra, T là người anh, người chị thứ hai mà em tôi sở hữu. Lúc trước, mỗi khi rảnh rỗi, T thường hay sang nhà tôi bày trò nghịch ngợm với con bé. Nào là chơi đồ hàng, chơi luyến hay vài trò chơi dân gian khác. Nó thích lắm, đến nỗi có hôm quên cả ăn trưa, quên cả những thú vui hàng ngày. Cũng nhờ cái tính hồn nhiên, nhí nhảnh của con bé mà ngôi nhà của tôi bớt hiu quạnh, trống trải đi phần nào.
- Phù…dỗ mãi mới chịu ngủ - T thả mình xuống ghế, ngửa mặt ra sau, trên trán đọng lấm tấm mấy giọt mồ hôi
- Ai bảo mày rủ nó đi cơ, giờ nó chả háo hức không muốn ngủ - tôi tặc lưỡi, vặn công tắc quạt trần
- Thì nhà có mỗi hai anh em mày, chả nhẽ để nó ở nhà một mình
- Lúc đầu tao tính cho nó sang dì tao chơi, hiểu chửa ?
- Lúc nào cũng vứt nó sang đấy, cứ bận cái gì là mày lại gửi dì…gửi dì…đến nản
- Ơ hay, thì bận tao không trông nó được nên mới phải cho nó sang bên đấy. Chả nhẽ lại bế sang nhà mày. Mà nhà mày mấy khi có người ở nhà đâu.
- Ý tao là…những việc gì không quan trọng lắm, hoặc mày có thể sắp xếp được ấy, thì nên để dành thời gian cho bé A. Nó còn nhỏ, lại thiếu thốn nhiều cái. Giờ nó chỉ có mỗi mày là chỗ dựa duy nhất thôi. Hiểu chưa ? – T ngồi hẳn dậy, nhìn thẳng vào mắt tôi, nhấn mạnh từng câu từng chữ
- Thì…tao biết, tao vẫn quan tâm, chăm sóc nó đấy thôi – tôi thở dài
- Biết con khỉ, nãy con bé kể với tao, đợt vừa rồi mày đi làm rồi tối suốt ngày ngồi máy tính, chả chơi hay nói chuyện với nó gì hết. Trẻ con nó nhạy cảm lắm, nó biết hết đấy, chẳng qua nó không nói thôi.
- ừ…thì…tao….
Hóa ra em tôi không đơn giản như tôi vẫn tưởng. Có thể nó còn bé, chưa suy nghĩ sâu xa được nhiều…nhưng tình cảm gia đình, tình cảm anh em ruột thịt vẫn luôn luôn tồn tại trong trái tim nó. Dù nhỏ tuổi, hay đã lớn tuổi đi nữa…
Đúng mấy tuần vừa rồi, công việc ở công ty khá nhiều, mà hầu hết toàn giấy tờ, sổ sách quan trọng. Hoàn thành không đúng tiến độ, tôi có thể bị đẩy sang phòng khác, hoặc nặng thì bị đuổi việc như chơi. Một bên là sự nghiệp, một bên là gia đình…nếu không cẩn thận, tôi sẽ mất cả hai. Nhưng để níu giữ một thứ cho bản thân, tôi sẽ chọn…gia đình.
…..
Một tuần trước !
- ê cu, cuối tuần sau đi đấy, sáng chủ nhật đi, chiều chủ nhật về - con bạn hí hứng sau cánh cổng sắt
- sao bảo đi hai ngày – “két” – tiếng mở cổng
- đổi lại rồi, đi có một ngày thôi
- lằng nhằng vãi – tôi uể oải dắt xe nó vào sân
- cả hai em mày đi nhé, tao báo trưởng phòng rồi
- điên, mình tao thôi, em tao còn bé đi làm gì cho mệt ra
- mày tính để nó ở nhà một mình chắc
- còn dì tao cơ mà, đi trong ngày thì gửi nó sang đấy cũng được
- ơ hay…cho nó đi nữa cho vui, gần đây chứ xa xôi gì đâu – con bạn nhìn tôi cằn nhằn, mắt nó quạu lại khó chịu.
- biết thế đã
Nói dứt câu, T đi xộc vào nhà, để bừa mấy túi hoa quả nhỏ lên bàn, rồi lên thẳng phòng cái A.
Vài phút sau, cả hai đi xuống với khuôn mặt hớn hở, vui vẻ như vừa được ai đó cho quà.
- Cuối tuần đi chơi mà a giấu em nhé, hứ - nó dậm môi, hướng cái liếc gay gắt về chỗ tôi ngồi.
- Hử… - tôi cố giả bộ
- Thôi nào bé A, anh ý muốn để cho A bất ngờ mà. Đúng không H – đến lượt T nháy nháy mắt với tôi. Biết không trốn tránh được nữa, tôi đành hùa theo sự sắp xếp của con bạn thân.
- ừ…ừ…đúng rồi….phải gần đến ngày đi mới biết thì mới vui chứ….hì….hì….
- yêu anh H nhất…chụt… – nó chạy lại, ôm chầm lấy cổ tôi, rồi thơm lên má tôi một cái
Thật đúng trẻ con…mau giận…mau quên…
……
Chiếc xe khách từ từ chuyển động, hình ảnh dãy phố khu tôi ở, mỗi lúc một lùi dần phía sau lưng.Từng ngôi nhà, từng tán cây hay vài bác lao công quét rác…trông như một thước phim ngắn…chạy chầm chậm trên nền kính xỉn màu. Thật gần gũi và yên bình…
Lâu lắm rồi, tôi mới xa Hà Nội, xa chốn xô bồ náo nhiệt, để tìm về với không khí trong lành của làng quê chân chất. Dù mới di chuyển được quãng đường ngắn, nhưng tâm hồn tôi có thể cảm thấy rõ cái mùi khói, mùi rơm rạ, tiếng chim chóc gọi nhau giữa trưa hè nóng nực. Tôi đã quên chúng quá lâu để có thể mường tượng được hết khung cảnh quá đỗi thân thương đó. Chỉ là, lúc này tôi thấy nhớ, rất nhớ mà thôi…
Trong xe, ngoài hai anh em tôi, còn có mấy anh chị lớn tuổi cùng chỗ làm của T. Ai ai mặt mũi cũng chứa đựng sự mệt mỏi, thiếu ngủ vì phải đi sớm. Bé A lúc mới đầu cũng nhốn nháo, nhiệt tình hỏi han. Rồi ngó nghiêng thứ này thứ kia với vẻ mặt ngây ngô, hồn nhiên, làm cả đoàn được mấy trận cười như nắc nẻ. Thế nên mấy chị quý, với thích bế nó lắm. Cứ lắc lắc cái má bánh bao của nó mãi không thôi.
Còn giờ, con bé đang ngủ gục trong lòng tôi, đôi mắt tròn to nhắm nghiền. Thi thoảng lại giật mình ú ớ, khi xe vấp phải viên gạch hay lằn kẻ ngang nào đó. Trông em tôi chẳng khác nào một thiên thần nhỏ xinh, được ông trời phái xuống, để tô điểm thêm cho cuộc sống nhàm chán của tôi vậy.
- mày không ngủ à ? còn lâu mới đến nơi, để tao bế bé A cho. – T nhướn người sang bên, hỏi nhỏ
- Ngủ cả đêm rồi, chẳng mấy khi được đi xa thế này, phải tận hưởng chứ - tôi khẽ vươn vai
- Thằng điên, thôi chuyển bé A sang đây tao bế cho mà nghỉ.
- Kệ đi, cứ để yên cho nó ngủ, động lại làm nó dậy
- Haizzz…tao đến ghen tị với mày đấy – T chống cằm, chăm chú nghịch tóc con bé
- Sao ?
- Con bé dễ thương quá, có nó trong nhà chẳng khác gì nhà có liểu thuốc giải stress vĩnh viễn cả.
- Bảo mẹ mày để cho một đứa mà nghịch – tôi hất hàm, cười mỉm
- Tao xin, nhà có mình tao là đủ lắm rồi. Thêm đứa nữa chắc chửi nhau suốt ngày
- Linh tinh, thôi để yên cho nó ngủ, đừng nghịch nữa – gạt tay con bạn sang bên, tôi chỉnh lại tư thế ngồi cho cái A.
- Đáng yêu thật…hề…thôi tao ngủ…mày cũng nghỉ ngơi một tí đi
- ừ…ngủ đi
Ngẫm lại lần tâm sự tối qua, hoàn cảnh gia đình T hiện tại cũng không khác gì tôi là mấy. Bố mẹ nó, sau khi chuyển đi khỏi khu phố cũ, bắt đầu lao vào chơi bất động sản. Đợt đó, nghe đâu mỗi nhà đều được đền bù một khoản khá lớn vì giải tỏa mặt bằng làm đường mới. Rồi đúng dịp ngành đất đai đang thuận lợi, thế là cả bố lẫn mẹ T đầu tư hết số tiền trong tay để mua đất. Lúc đầu, làm ăn khấm khá, của ăn của để cứ tăng dần, tăng dần qua ngày tháng.
- Mày biết không, hồi nhà mày chuyển đi, cả dãy phố mình được nhà nước cho cả đống tiền đền bù. Nhà tao lấy tiền ấy mua nhà khác, mà vẫn thừa một khoản to luôn – T kể tràn lan sau khi tu ừng ực chai nước lạnh
- Ngon thế - tôi chống hay tay ra sau, ngửa mặt lên ngắm nhìn bầu trời không có lấy ánh sao đêm.
- ừ, nhưng chán bỏ xừ, nhà mày tự nhiên chuyển đi, rồi cả xóm tách nhau ra, đến chỗ mới tao chả có ai làm bạn. Toàn lủi thủi chơi một mình, xem ti vi một mình. – nó thờ dài, nhớ lại ngày trước
- hồi đấy có tivi xem là sướng rồi, kêu ca gì
- thà có chúng mày chơi cùng còn hơn là có nó. Xem riết chán bỏ m* à
- thế sau đấy sao
- thì bố mẹ tao đi làm suốt ngày, buôn buôn bán bán, có mấy khi để ý đến tao đâu. Vài ba bữa lại ngồi nghe ông bà cãi nhau chuyện tiền nong. Chán….
- Chán…nhưng giàu…
- Tao cóc cần, giàu mà bố mẹ toàn cãi nhau, con cái chả ai chơi…cứ như mày…
- Như tao… - tôi nhíu mày
- À quên…xin lỗi…mà kể ra…tao vẫn may mắn hơn mày chán…
- ừ…
- mày có đi kiếm ông ấy không ? – T nhìn tôi, mắt buồn buồn
- mày nghĩ tao cần chắc…
- thế nếu….
- nếu cái m* gì, tao đe* cần lão, đéo cần cái mặt trơ trẽn của lãõ tìm đến hai anh em tao. Nóng cả mắt – cơ thể tôi bốc chốc thổi phồng lên cơn điên dại ngày nào.
- ừ…thôi…tao biết rồi…vào ngủ đi…mai còn đi sớm
- ừ…phù…ngủ đi
Đêm thật dài, với những kỉ niệm thời ấu thơ.
…..
“Kít…ít…ít”….“khực”
- đến rồi anh ơi hi..hi – con em lay lay khuôn mặt đang ngủ gục trên thành ghế của tôi
- ơ…oáp…đến rồi à…- tôi vươn mình, dụi đầu vào mái tóc đen tuyền của nó
- anh ngủ gì mà ngủ ghê thế, lúc nãy bác lái xe dừng lại một lúc lâu cho anh chị xuống nghỉ ngơi mà gọi anh chả biết gì…xì… - con bé bĩu môi
- lắm chuyện, thôi xuống đi, ra ngoài hít thở tí không khí trong lành nào
Đeo chiếc balo lên vai, tay xách túi đồ nhỏ, tôi lẽo đẽo đi sau sự chỉ dẫn của bé A. Trên xe mọi người xuống hết cả, còn mỗi hai anh em nên lối đi không quá chật chội. Chỉ vài bước chân, cuối cùng tôi cũng đến ngôi làng cổ, được T nói sơ qua từ trước.
Ngay dưới chỗ đỗ xe, là con đường đất dài, chạy ngoằn nghèo men theo lụi cỏ xanh mướt. Hai bên đường, một bên là nhánh sông nhỏ nước đục, cứ điểm vài chỗ lại có mấy khoanh vuông toàn bèo với bèo. Còn một bên là mấy cây bạch đàn cao lêu nghêu, đứng xen kẽ giữa những bụi tre già toàn lá. Thi thoảng đổ mình theo cơn gió mùa hè.
- Chào mọi người, tôi là N, trưởng thôn của xóm này. Mọi người chờ tôi lâu chưa ? – một bác trai lớn tuổi, tóc bạc gần nửa, mặc quần âu, áo sơ mi tối màu, tay cầm cặp tag. Lùi lũi tiến lại chỗ chúng tôi.
- Dạ, cháu chào bác, cháu là trưởng nhóm tình nguyện AT, tụi cháu vừa mới đến thôi ạ - Anh K cúi người, bắt tay bác.
- May quá, tôi chờ mãi. Nào, giờ tôi dẫn mọi người đến mấy nhà ấy nhé – bác N cười hiền hậu
Cả nhóm đi trước, tôi, T với con em đi sau. Ngồi oto gần hai tiếng đồng hồ, sáng lại dậy sớm, tôi sợ con bé mệt, không theo kịp với đoàn. Nhưng thôi kệ, tôi vẫn kè kè đi bên cạnh, để nó có thể thoải mái ngắm nhìn mọi vật, thoải mái khám phá cuộc sống thôn quê.
- Mệt không em – T cúi người, nhéo nhẹ má nó
- Hơi hơi ạ, nhưng mà vui lắm ý – con bé dung dẩy chạy lên trước, kéo theo cả hai đứa chúng tôi.
- Nào…tí mệt không ai cõng đâu – tôi dọa
- Ui giời, khỏi lo, cứ chơi thỏa thích đi bé, có chị ở đây rồi – T cười to
- Em yêu chị T nhất
- Chị cũng yêu bé A nhất…ya…hoo…
Hai người họ, nắm tay nhau, cười với nhau, tung tăng nô đùa cùng nhau khắp đoạn đường đầy hoa với cây cỏ. Hoa đồng nội, hoa dại, hoa dâm bụt…thậm chí là cả cỏ gà. Toàn những thứ mà có tìm mỏi mắt, cũng khó có thể thấy ở Hà Nội đông đúc.
- Anh ơi, chơi cỏ gà đi, chị T vừa dạy em này – con bé hí hửng dơ mấy ngọn cỏ gà lên khoe tôi
- Thôi, đi với bác trước đã, tí về chơi sau, không muộn
- ứ đâu – nó lắc đầu, giận dỗi
- tí về chơi cũng có sau đâu, nào… - tôi xoa đầu nó, an ủi
- ứ, ứ chơi với anh nữa
Con bé hậm hực bỏ lên trước, chẳng thèm nhìn tôi lấy một cái.

Ngôi nhà đầu tiên, đập vào mắt tôi là cái đìu hiu hoang tàn, không có nổi gian bếp lành lặn, cửa thì bung lề, đứng siêu vẹo lệch hẳn sang bên...Tường nhà tróc vữa gần hết, để lộ ra những mảng gạch phai màu nằm xếp chồng lên nhau qua năm, qua tháng.
Đứng chờ chúng tôi, là một bà cụ chống gậy, mái tóc lưa thưa những điểm bạc, với tấm lưng gù quá khổ. Bà gần như không tự đi được, mỗi bước chân bà đều như dựa cả thân mình lên chiếc gậy tre vàng óng.
- Cháu chào bà ạ - anh K đỡ lấy tay, dìu bà ngồi lên ghế
- ừ…ừ…các cháu ngồi đi, mắt bà lờ mờ lắm chẳng nhìn thấy gì đâu…
- bà có một mình thôi ạ - chị D ngồi cạnh nắn tay nắn chân
- ừ…nhà bà còn thằng V nữa, nó đi mò tôm mò cua ngoài mương đã về đâu…
- nhà bà nghèo lắm, hai cô chú bỏ vào nam sinh sống mấy năm nay rồi, mà chả có năm nào về. Ở nhà hai bà cháu dựa vào nhau mà sống thôi – bác N nhấp chén nước nguội, đôi mắt buồn rầu kể lại…
Ai cũng có riêng cho mình một số phận, một cuộc đời khác biệt. Người sinh ra đã sống trong nhung lụa, người thì sống trong nghèo đói, khổ sở, bữa nay lo bữa mai. Nhưng họ vẫn tiếp tục bước đi, tiếp tục xây lên con đường của chính mình. Dẫu ngày mai có ra sao, có đớn đau thế nào, thì…dù chỉ tồn tại trên cõi đời này vài ngày hay vài tháng, cũng là điều hạnh phúc, quý báu lắm rồi.
Tôi không rõ trước đây hai bà cháu vượt qua nỗi đau mất con, mất bố mẹ thế nào…nhưng nhìn hoàn cảnh hiện tại…có lẽ tôi, hay có thể ai đó nhìn thấy…chắc…khó kìm lòng cho được. Bà đã quá già, không còn đủ sức khỏe, minh mẫn…cậu bé còn quá nhỏ để trải sự đời, để lao lực kiếm ăn. Vậy mà…
Những hôm mưa lớn, hai bà cháu ngồi co ro ở góc nhà tránh gió, gió dột…
Những hôm ít thức ăn, bà lại nhường cháu củ khoai, con ốc… - bà ăn no rồi…
Những hôm trời lạnh, bà lại nhường cháu mảnh chăn ấm, chằng chịt vết vá…- bà không lạnh đâu…
Tuổi thơ là những kí ức đẹp đẽ bên khóm tre, cánh diều, bên lũ bạn cùng nhau nghịch ngợm…hay đơn giản chỉ là…tình thương vô bờ của bà mà thôi.
 

Chương 3.​



“Từ thiện” là hành động giúp đỡ những người, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật trong cuộc sống. Mà ở đó, người ta có thể trao đi những cái ôm, những mối liên kết tình cảm từ tận đáy lòng. Hoặc cũng có thể gửi họ những món quà nhỏ, từ bao gạo, gói mì tôm…đến những bộ quần áo cũ. Chứ không phải mấy xấp tiền xanh, tiền đỏ…kèm với nụ cười thân thiện, lúc nào cũng nở trên môi.



Tôi không có gì, chỉ là mấy chiếc áo, chiếc quần phai màu, hay vài cái bánh cái kẹo. Để có thể giúp đỡ hai bà cháu được phần nào. Tuy không nhiều, nhưng nhìn ánh mắt dưng dưng, cái nắm tay run rẩy từ bà, tôi biết…trái tim bà đang ấm áp lắm. Đôi khi, tấm chân tình đơn sơ, mộc mạc lại chính là thứ quý giá nhất mà ta dành cho họ.



Để ngôi nhà nhỏ trở nên an toàn hơn, tôi và mấy anh trong nhóm cùng nhau sửa sang lại đôi chút cho bà. Gắn lại cửa bếp, lợp lại mái nhà, đánh sạch bể nước, và nấu một bữa cơm trưa với cậu bé. Bữa cơm đạm bạc, giản dị, với vài món mang hương vị làng quê. Nhưng có lẽ, đó sẽ là bữa cơm ngon nhất, chứa đựng nhiều tình cảm nhất mà tôi từng được thưởng thức. Nhóm chúng tôi cùng nhau ngồi quây quần bên hai bà cháu. Gắp cho nhau, san sẻ cho nhau những miếng rau muống, những chú tôm nhỏ và…có cả tiếng cười nữa…



Vì chỉ đi trong một ngày, nên tôi và mọi người phải chia tay ngôi nhà nhỏ của bà, khi ánh nắng trưa hè vẫn chiếu xuống gay gắt. Biết bao điều muốn nói, bao thứ cần sẻ chia mà tôi, T hay anh chị vẫn còn đang ấp ủ.



Bước từng bước nặng nề, chúng tôi dần nhận ra đằng sau đó, cậu bé với đôi mắt đượm buồn, thân hình gầy guộc, cứ đứng chập chờn sau hàng hoa dâm bụt. Chẳng nói, chẳng vẫy tay tạm biệt, chỉ một mình với gánh nặng trên vai.



- Em chả muốn xa bà tí nào – con bé nắm tay tôi, mặt cúi gằm trên nền đất khô cứng.



- Sao vậy nhóc ? – tôi cúi người, vén gọn tém tóc nó ra sau



- Tại bà hiền, bà thương em, bà lấy phần kẹo của bà cho em nữa



- Thế nhóc có lấy bánh của nhóc mang biếu cho bà không ?



- Dạ có, em có đưa cho bà, bà còn khen em nữa cơ – mặt nó hớn hở



- Bà khen sao ?



- Bà bảo là “bà cám ơn cháu, cháu tốt với ngoan quá”, rồi bà đưa cho em mấy cái kẹo luôn. Đây này ! – con bé chìa túi áo lên khoe tôi



- Ui chà…cho anh một cái nào



- Hứ, còn lâu, tối về em cất tủ sách, cấm anh động vào – nó lắc đầu, thè lưỡi trêu tôi



- Sao không cho anh, quà của bà mà



- Vậy cho a một cái thôi – nó nhón vào tay tôi



- Chị nữa – T chen ngang



- Hừ…cho chị nữa là hai cái – nó nhón thêm cái nữa



- Còn mấy cái kia bé để làm gì ? – T chỉ vào mấy cái kẹo còn lại trong túi con bé



- Em cất vào tủ sách, giữ đến khi nào hỏng thì thôi – nó cười toe



- Vì là quà của bà đúng không ?



- Dạ, em sẽ yêu quý nó như bà yêu quý em vậy hi…hi



…..



Đường làng, chủ yếu được bồi bằng đất sông, đất ruộng, nên ở giữa lỗ chỗ những vết chân người, chân trâu, vết bánh xe thồ. Hay có điểm bị lún hẳn xuống tạo thành một hố rộng, mà cứ mỗi lần mưa to, là biến thành cái ao nhỏ…nằm chình ĩnh trên mặt đường. Vào mùa hè, người dân nơi đây tận dụng nó làm nơi phơi rơm rạ tập thể. Từng đống rơm vàng óng màu nắng cao quá đầu người…đứng sừng sững, nối đuôi nhau trải dài đến cuối chân trời.



Giờ đang là cuối hè, những tụm rơm đã được chuyển đi hết. Chỉ còn lại những bụi lúa dập nát, bị nén chặt xuống nền đất khô cằn lẫn sỏi đá. Mỗi bước chân tôi đi qua, là mỗi lần tôi dẫm lên trọn vẹn kỉ niệm ngày hè ở nơi đây. Kỉ niệm năm nay chèn lên kỉ niệm năm trước, cứ thế nối tiếp nhau từ năm này qua tháng khác…bền chặt với thôn quê.



Bác N tất tả dẫn đoàn từ thiện đến gia đình thứ hai. Thời tiết khá nóng, và khó chịu nhưng đôi chân bác vẫn thoăn thoắt bước trên mấy lụm cỏ xanh ven đường. Miệng liên tục kể vể hoàn cảnh, khó khăn của ngôi nhà mà chúng tôi sắp tới. Có vẻ như đây là hộ nghèo nhất, cần sự giúp đỡ nhiều nhất ở ngôi làng này. Vừa nói, khuôn mặt bác vừa đăm chiêu, cố che dấu vẻ gì đó buồn man mác sau ánh nhìn xa xăm.



Đó là một túp lều nhỏ, xung quanh được dựng bằng những thanh tre, thanh nứa đan chặt vào nhau, đứng siêu vẹo giữa mảnh đất trống. Mái nhà được phủ vài lớp rơm khô, bị ép chặt bởi tấm nilong trong suốt. Ngỡ như…chỉ cần mấy cơn gió lớn, hay trận mưa rào, thì không biết nó sẽ ra sao…vậy mà họ vẫn tồn tại.



- Đây là nhà của hai chị em cái P, hai đứa nó khổ lắm. Bố mất sớm, mẹ thì bỏ đi khi cu Đ mới hơn hai tuổi. Cái P lúc ấy mới học lớp 7, chưa biết gì, đã phải bỏ học giữa chừng ở nhà kiếm tiền nuôi em. Bên nội cũng nghèo, bên ngoại thì bỏ làng đi hết nên chả giúp đỡ được nhiều. Mọi người ở làng thương chúng nó lắm, có con cá, mớ rau đều cho chị em nó một ít. Trước nhà nó không như bây giờ, sau đợt bố nó bệnh nặng, mẹ nó chạy vạy khắp nơi, bán đồ bán nhà để chạy chữa. Cuối cùng bệnh thì chả chữa được, gia sản mất hết, rồi mẹ nó bỏ làng này đi…để hai đứa nhỏ bơ vơ không biết đi đâu về đâu… - giọng bác nghẹn lại-…từ đấy đến nay đã hơn 4 năm ròng, mẹ nó cũng biệt tăm biệt tích…



Tôi đứng ngoài, nắm chặt lấy tay bé A, đôi mắt ngây dại ngắm nhìn bức tường tre yếu đuối, thi thoảng khẽ lay động theo gió. Chúng cứ đứng trân trân như vậy, dẫu trời mưa, hay nắng…vẫn bám lấy nhau, che chở cho nhau, vượt qua mọi gian nan, trắc trở.



Có khác chăng…khi hai con người kia, còn quá bé bỏng để gánh trên lưng bao lo toan, bộn bề. Cũng nương tựa vào nhau, ôm lấy nhau mỗi khi trời đổ mưa…cố gắng dành dụm từng hạt gạo, từng tờ tiền cũ nát.



Số phận của họ có gì đó như tôi, nhưng có lẽ…tôi còn may mắn hơn rất nhiều.



- Hai chị em khó khăn như vậy, sao cháu không thấy tivi, báo đài nào nhắc đến ạ ? Phải tận lúc một nhân viên ở công ty cháu về đây công tác mới biết. Nhưng thông tin bạn ấy có không nhiều, chỉ biết là ở quê mình có mấy gia đình cần sự giúp đỡ thôi ạ - chị H ngồi bên chiếc giường cũ, chỉnh lại mái tóc đang rối lên vì gió.



- Mọi người ở quê toàn chân lấm tay bùn, người này đồn người kia. May ra thì làng bên họ biết chứ nào ai nghĩ đến tivi sách báo đâu. Giờ có các cháu về đây, mong là nay mai lên Hà Nội…các cháu nhờ được ai đó tốt bụng về giúp hai chị em nó thì tốt biết mấy – bác cười hiền



- Cháu không cần – cô bé P đứng nhanh dậy, nhìn thằng vào mọi người



- Kìa P, đừng nói vậy, anh chị ở đây đều là người tốt, đi từ xa về đây, chỉ muốn giúp đỡ hai chị em cháu thôi mà.



- Một mình cháu tự lo được rồi, không cần ai quan tâm hết. Bác với mọi người về đi – mắt cô bé hằn lên nỗi tức giận, một tay che chắn đứa em sau lưng, một tay nắm chặt lấy vẻ kiên quyết.



- P à, anh chị không làm gì hại em với bé Đ đâu, anh chị chỉ muốn giúp tụi em thôi…nhé… - T nhẹ nhàng tiến tới chỗ cô bé



- Không…tôi không cần…mọi người đi đi – tiếng hét chói tai, làm cho tất cả chúng tôi chùn bước.



Để lại vài vật dụng cần thiết, chút thức ăn…trước ánh mắt khó chịu của P. Bác trưởng thôn dè dặt vỗ vai an ủi



- Cháu không muốn anh chị giúp thì thôi vậy. Nhưng cháu cứ nhận món quà này, coi như tấm lòng mà anh chị ấy dành cho chị em cháu.



- Được chưa ạ ? giờ thì bác và mọi người về đi, để chị em cháu yên – P giật lấy mấy túi đồ trước sự sững sờ của bác N và chúng tôi.



…..



- Các cô, các cậu thông cảm, con bé từ dạo đấy tính nó hay cục cằn thế chứ hồi nhỏ nó ngoan lắm. Tội nghiệp con bé



- Dạ, không sao đâu bác ạ, chắc P có suy nghĩ riêng của em ấy. Cảm ơn bác đã giúp chúng cháu hoàn thành buổi từ thiện hôm nay. Nếu có dịp chúng cháu sẽ về thăm làng mình thường xuyên ạ - anh K nắm lấy tay bác



- ừ, có gì đâu. Giúp các cháu làm việc thiện bác cũng vui lắm. Lần tới, nếu có vể thì cứ gọi điện cho bác, để bác ra đón nhé. Rồi để bác mời mọi người một bữa cơm nhà cho vui – bác niềm nở bắt tay từng người trong nhóm



- dạ, thôi chúng cháu đi đây, cháu chào bác ạ



- cháu chào bác



- ừ, các cháu đi nhé



Ánh nắng yếu ớt của chiều tà bắt đầu kéo nhau từ phía xa, phủ khắp một khoảng trời rộng lớn. Màu vàng rực, màu xanh nõn chuối, màu đất, màu khói…thi nhau vẽ lên một bức tranh quê hương đẹp đẽ…chúng phản chiếu qua tấm gương…rồi lùi dần, lùi dần về sau khi chiếc xe từ từ chuyển bánh.



- Ê, sao thế - T huých vào vai tôi



- À…không có gì, cho tao xin ngụm nước



- Thấy hình ảnh con bé trong chính bản thân mày đúng không ? – T chìa chai nước trước mặt tôi



- Ai…



- Còn ai vào đây nữa, thôi cầm lấy để tao bế cái A cho. Nó mệt quá ngủ luôn rồi đây này – con e nằm gọn trong lòng, bám chặt lấy vạt áo tôi, ngủ quên từ lúc nào.



- Thôi để kệ nó đi, mày bế nó lên nó lại tỉnh giờ…ực…ực – những dòng nước mát lạnh làm xoa dịu đi tâm hồn tôi đôi chút



- Sợ thật, từ lúc đi đến giờ, mày cứ giữ khư khư nó như vàng ấy.



- Thì em tao mà, tao chả giữ thì sao. Này… - đẩy chai nước cho con bạn



- À, tối về nhà tao ăn cơm nhé, đỡ mất công hai anh em cập rập



- Thôi, thức ăn mẹ mày đưa với dì tao cho còn đầy trong tủ lạnh. Không ăn nó hỏng hết – tôi nằm dài lên ghế, khẽ chỉnh lại quần áo, mái tóc cho bé A.



- Chứ không phải mày ngại bố mẹ tao à – nó cười nhăn



- Khỏi khích tướng, tao không thích. Thế thôi…



- Thật sự, mày với con bé P giống nhau như hai anh em. Bướng, cố chấp, không bao giờ chịu nhận sự giúp đỡ từ ai. Nhưng P còn khổ hơn mày nhiều. Tội thật – T thở dài



- Dẹp đi, để yên cho tao ngủ



- Thằng điên



Tôi đâu thể ngủ được, khi rất nhiều suy nghĩ đang trồi lên mạnh mẽ trong ý thức. Sao số phận của P lại giống tôi đến vậy, sao cô bé đó có thể mạnh mẽ vượt qua tất cả mọi vất vả, cô đơn cùng cực trong từng ấy năm. Khi chỉ mới 13 tuổi. Tôi lúc đó đã 17, lại là con trai nên ít ra tâm lí, sức khỏe sẽ hơn P rất nhiều. Vậy mà…không ít lần tâm trí tôi muốn buông xuôi, muốn ngủ một giấc thật dài, để tỉnh dậy…tôi sẽ có cuộc sống khác.



Nhìn P, nhìn ngôi nhà hoang tàn, nhìn bữa cơm chỉ có khoai và mấy con cá con, với nét mặt e dè sợ sệt của thằng bé. Tôi gần như phát khóc lên, khóc vì sự thương cảm, khóc vì khoảnh khắc nào đó…tôi thấy chính mình khi xưa.



…..



- Dậy đê, chuẩn bị đến nhà mày rồi – T đập mạnh vào vai



- ừ…ờ….đến rồi à - tôi mở mắt sau giấc ngủ dài



- đến rồi, gọi cả bé A dậy đi. Nhanh không tắc đường



- ừ…oáp…dậy nào nhóc. Về đến nhà rồi – tôi nhéo má con bé



- ....



- Dậy nào, ngủ khiếp thế. Nào….



Nhẹ nhàng đỡ nó lên, nhưng trên tay tôi là một cơ thể mềm nhũn, nóng bừng, hai mắt nó vẫn nhắm nghiền không nhúc nhích.



- A ơi…A ơi…dậy đi…em làm sao thế này – tôi sợ hãi, lắc mạnh người con bé



- Làm sao thế H…trời ơi…nó sốt cao rồi…đưa nó đến bệnh viện nhi ngay – T, mấy anh chị bên cạnh xúm lại chỗ tôi lo lắng.



- A ơi…đừng dọa anh…tỉnh dậy ngay – mắt tôi bắt đầu nhòa đi…



- Thằng điên này…đừng lay con bé…anh chị có cái khăn ướt nào không cho em với…



- Đây…đây…đặt nó nằm lên ghế, lấy cái gối của chị gối cho nó…tội con bé, chắc say nắng rồi



- Bác ơi, bác chạy nhanh đến bệnh viện nhi hộ cháu nhé, trên xe có người bị ngất



- ừ…ừ…ngồi yên nhé



- H…H…nhìn tao này…nhìn tao….BỐP



Tôi lĩnh trọn cái tát của T, cái tát làm tôi thoát khỏi cơn mê dại, sợ hãi, thoát khỏi dòng nước mắt đang lăn dài trên má.



- Mày….



- Tỉnh lại ngay thằng điên. Mày cứ mất hồn như thế thì làm sao làm chỗ dựa cho bé A được. Giúp tao thay quần áo cho nó nhanh lên. – T mau chóng lôi balo của tôi, lục lọi kiếm tìm tất cả mọi thứ cần thiết.



- Sao phải thay…



- Người nó ướt đẫm mồ hôi rồi, đây cầm lấy…để tao thay cho nhanh



….



- Ơ…chị T, sao chị cởi quần áo của em – em tôi giật mình, mắt mở to



- Trời ơi A, có làm sao không ?...con bé này…làm mọi người sợ chết khiếp – T ôm chầm lấy nó



- Ôi trời…con bé tỉnh rồi mọi người ơi…may quá… - chị Y nói lớn



- Tỉnh rồi à…phù…xem xem con bé có làm sao không…tắt điều hòa đi, đừng để nó ngồi dưới điều hòa



- …..



- Sao mọi người cứ nhìn em vậy – con bé sợ sệt tiến lại chỗ tôi



Chẳng nói gì, tôi dang tay ôm nhẹ nó vào lòng, vuốt lên mái tóc ướt của nó. Biết bao nỗi sợ, lo lắng trong tôi tự nhiên tan biến hết.



- Nhóc làm anh sợ lắm biết không hả - tôi lắc hai cái má phính của nó



- Em có làm gì đâu ạ - con bé hồn nhiên đáp lại



- Phù…thế thấy trong người thế nào, ngồi vào đây anh xem – kéo nó lên ghế, chạm tay lên cái trán nóng phừng của nó



- Em mệt lắm, đau đầu, với cứ thấy người khó chịu thế nào ý – bé A nhăn nhó, kể khổ



- Cô bé vừa ngất đấy, làm anh trai cô sợ khiếp vía kia kìa – mấy bà chị trêu nó



- Ui…thật à anh H…em ngất ý ạ…



- ừ…nhưng giờ tỉnh là không sao rồi, tí về anh nấu cháo mua thuốc cho uống là khỏi ngay



- dạ…tại lúc chiều, em thấy người cứ mệt mệt, với hơi lạnh nữa…nên lúc lên xe em cái là ngủ luôn…- nó xị mặt, sợ tôi mắng



- lần sau thấy làm sao là phải bảo anh em nghe chưa ? giờ thì nằm lên đây để chị chờm khăn cho đỡ sốt, với uống tí sữa với nước vào cho tỉnh. Ngoan – T đặt em tôi sang ghế đối diện, đắp lên bụng nó chiếc khăn mỏng



- dạ…



- ngoan…tí chị ở lại chơi với bé



- thật ạ… - con bé hớn hở



- ừ, rồi tối chị ngủ cùng nhóc luôn. Chịu chưa ?



- dạ, chịu luôn



- đúng là…con bé dễ thương thật…



….



Tối, T về nhà tôi luôn. Tiện thể thay tôi chăm sóc, tắm rửa cho con bé. Nó ốm mà miệng cứ cười toe, đùa giỡn với T khi hai chị em nấu cơm, hay lúc uống thuốc. Còn tôi, chỉ biết đứng cười, và nhìn nó với niềm hạnh phúc lớn lao, vì tôi biết rằng…em tôi vẫn ổn. Trước đây, con bé có vài lần ốm nặng, nó cứ run lên bần bật, miệng ú ớ những thứ tôi không nghe rõ. Tôi đã rất sợ, sợ con bé sẽ từ bỏ tôi mà đi mất, để lại tôi một mình với bốn bức tường hiu quạnh. Nhưng lúc ấy tôi vẫn có dì bên cạnh, dì thay tôi chăm nó ốm, thay tôi nấu cháo, mua thuốc cho em. Còn tôi…tôi lặng lẽ ngồi cạnh, nắm lấy đôi bàn tay bé nhỏ của nó mà áp lên má, áp lên những giọt nước mắt nóng hổi.



Hiện tại, tôi vẫn vậy, vẫn mang trong mình nỗi sợ hãi như trước, nhưng tôi đã biết chăm sóc cho con bé nhiều hơn. Lo cho nó nhiều hơn mà không cần dì bên cạnh.



- Tao phải đến nể bé A, ốm như thế mà vẫn nô, vẫn cười suốt. – T từ phòng con bé đi xuống, tay bê chậu nước nhỏ



- Nó sao rồi, đỡ nhiều chưa ? – tôi chạy lại đỡ giúp con bạn



- Đỡ rồi, chỉ còn sốt nhẹ thôi. Tí mày cứ về phòng đi, để tao ngủ cùng nó, tao trông cho.



- Thôi, mày sang phòng tao mà ngủ. Bắt mày chăm nó từ tối đến giờ rồi. Mai sức đâu mà đi làm…



- Ôi giời, mày biết thừa là tao với con bé không khác gì chị em ruột à. Khỏi đi, mai tao nghỉ cũng được. Còn mày cứ ngủ đi, thấy bảo công ty mày giờ nhiều việc lắm đúng không ? – T vắt khăn lên vai, xõa tóc ra sau, phẩy theo chiều gió.



- ờ…cũng bình thường, thôi mày tắm rửa đi rồi lên phòng tao ngủ. Giờ tao lên phòng con bé trông.



- Mẹ, mày bướng như cua. Nói thế rồi…đấy kệ xác mày



- Với mày tao cứ phải bướng. Ok



- Thằng điên…



….



Ngồi nhìn con bé ngủ, lòng tôi bất giác ấm áp lạ. Nó với đôi mắt nhắm chặt, hai cái má phính thi thoảng nhếch lên vì cái miệng khẽ cười. Hình như nó đang mơ một giấc mơ đẹp…giấc mơ mà ở đó, nó có đầy đủ đồ chơi, bạn bè…và những thứ nó muốn. Có điều rất ngây ngô, là mỗi lần tay tôi nắm lấy tay nó, là chắc chắn rằng sáng thức dậy…tay tôi sẽ được bàn tay con bé nắm chặt, giữ mãi không rời.



- Anh, anh H ơi… - giọng bé A văng vẳng bên tai



- ừ…dậy rồi à, đỡ nhiều chưa nhóc – tôi nằm gục bên giường, trên người được đắp chiếc chăn mỏng



- sao a lại ngủ ở đây thế…, lại còn ngủ không ra ngủ, ngồi không ra ngồi nữa – nó khoanh hai tay trước ngực, nhìn tôi đăm đăm



- à…anh ngủ quên,…ừm…đỡ hẳn rồi đấy…nhóc đánh răng rửa mặt chưa ? – tôi sờ lên trán nó kiểm tra



- lại quên…bao nhiêu lần rồi, hừ…ngủ thế là xấu lắm đấy nhé, chả ai ngủ như anh hết. Em đánh răng xong lâu rồi, a cũng ra đánh răng đi rồi xuống ăn sáng. Chị T nấu hết rồi đấy



- thế à, thôi chết… - tôi nhìn điện thoại



- úi…anh không đi làm à ? – con bé nhướn mày lườm tôi



- à…không…hôm nay anh được nghỉ…



- thật á, hôm nay là thứ hai mà…chỉ có em bị ốm nên chị T gọi điện xin phép cô giáo cho em nghỉ thôi. Mọi lần thứ hai anh vẫn chở em đi học rồi đi làm mà. Á…à….anh giả ốm để nghỉ ở nhà chơi đúng không ?



- Nhóc con…nhiều chuyện…thôi xuống nhà ăn sáng đi – tôi cốc nhẹ lên trán nó



- Đồ ông già…ple…



Tám giờ hơn, với bốn cuộc gọi nhỡ của trưởng phòng. Tôi tra tấn mái tóc, tra tấn khuôn mặt mệt mỏi trước gương, tự trách mình vì quên không để chuông báo thức. Hôm nay là ngày phòng tôi họp, cuộc họp khá quan trọng cho dự án sắp tới. Mà tôi lại là đứa được sếp tin tưởng giao cho mấy bộ hồ sơ của khách hàng. Bây giờ có đến cũng không kịp nữa, tôi bắt buộc phải báo cho mọi người biết tình hình, và lí do tôi không đi làm. Mặc dù…lòng tôi như lửa đốt.



- Alo, cậu H à – giọng anh trưởng phòng vang lên nghiệm nghị trong điện thoại



- Dạ, vâng, em…xin lỗi anh với mọi người, hôm qua… - tôi ấp úng



- Cậu có biết là tôi, các nhân viên khác trong nhóm chờ cậu suốt gần một tiếng đồng hồ không hả ?. Đây là dự án quan trọng, mà cậu nghỉ không báo trước, hồ sơ cũng không gửi cho ai cầm lên công ty. Giờ tôi biết nói thế nào với sếp trên đây ?



- Em xin lỗi, em xin nhận hết trách nhiệm về mình ạ.



- Phù…cậu có biết, trước giờ tôi rất tin tưởng cậu không ? Từ một nhân viên dự bị, cậu tự mình vươn lên thành nhân viên chủ chốt của phòng. Giờ cậu thấy mình có thể tự lực cánh sinh nên muốn làm gì thì làm đúng không ? Cho tôi biết lí do, tại sao cậu nghỉ không báo trước ?



- Dạ…em gái em chiều tối qua sốt cao, mà nhà em….nên em phải… - cơn bực tức trong tôi dâng trào…



- Rồi, tôi hiểu rồi…hoàn cảnh gia đình nhà cậu cả văn phòng mình ai cũng biết. Tôi cũng rất nể cậu, khâm phục ý chí của cậu một mình nuôi em gái ăn học…nhưng cậu biết tôi rồi đấy, công việc là công việc. Tôi cho cậu hạn cuối cùng là sáng mai, cậu phải mang hồ sơ giấy tờ lên cho tôi. Nếu không cậu tự biết làm gì rồi đấy.



- Dạ, em cám ơn anh, chắc chắn sáng mai e sẽ đi làm ạ…



- ừ, nhớ chăm con bé cẩn thận nhé. Cậu là chỗ dựa duy nhất của nó đấy.



- vâng e hiểu rồi, em cám ơn anh – tôi vui tột độ



- ừ, thế nhé.



- Em chào anh



Có người nào đó nói với tôi rằng, tiền có thể quan trọng thật, nó có thể giúp ta mua được, có được rất nhiều thứ. Nhưng, có một thứ tiền không bao giờ mua được…đó là tình cảm gia đình, tình cảm con người. Tiền mất đi có thể tìm lại, còn tình cảm…khi đã mất đi rồi…thì sẽ chẳng bao giờ lấy lại được nữa. Dù là gượng ép.
 

Chương 3.​



“Từ thiện” là hành động giúp đỡ những người, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật trong cuộc sống. Mà ở đó, người ta có thể trao đi những cái ôm, những mối liên kết tình cảm từ tận đáy lòng. Hoặc cũng có thể gửi họ những món quà nhỏ, từ bao gạo, gói mì tôm…đến những bộ quần áo cũ. Chứ không phải mấy xấp tiền xanh, tiền đỏ…kèm với nụ cười thân thiện, lúc nào cũng nở trên môi.



Tôi không có gì, chỉ là mấy chiếc áo, chiếc quần phai màu, hay vài cái bánh cái kẹo. Để có thể giúp đỡ hai bà cháu được phần nào. Tuy không nhiều, nhưng nhìn ánh mắt dưng dưng, cái nắm tay run rẩy từ bà, tôi biết…trái tim bà đang ấm áp lắm. Đôi khi, tấm chân tình đơn sơ, mộc mạc lại chính là thứ quý giá nhất mà ta dành cho họ.



Để ngôi nhà nhỏ trở nên an toàn hơn, tôi và mấy anh trong nhóm cùng nhau sửa sang lại đôi chút cho bà. Gắn lại cửa bếp, lợp lại mái nhà, đánh sạch bể nước, và nấu một bữa cơm trưa với cậu bé. Bữa cơm đạm bạc, giản dị, với vài món mang hương vị làng quê. Nhưng có lẽ, đó sẽ là bữa cơm ngon nhất, chứa đựng nhiều tình cảm nhất mà tôi từng được thưởng thức. Nhóm chúng tôi cùng nhau ngồi quây quần bên hai bà cháu. Gắp cho nhau, san sẻ cho nhau những miếng rau muống, những chú tôm nhỏ và…có cả tiếng cười nữa…



Vì chỉ đi trong một ngày, nên tôi và mọi người phải chia tay ngôi nhà nhỏ của bà, khi ánh nắng trưa hè vẫn chiếu xuống gay gắt. Biết bao điều muốn nói, bao thứ cần sẻ chia mà tôi, T hay anh chị vẫn còn đang ấp ủ.



Bước từng bước nặng nề, chúng tôi dần nhận ra đằng sau đó, cậu bé với đôi mắt đượm buồn, thân hình gầy guộc, cứ đứng chập chờn sau hàng hoa dâm bụt. Chẳng nói, chẳng vẫy tay tạm biệt, chỉ một mình với gánh nặng trên vai.



- Em chả muốn xa bà tí nào – con bé nắm tay tôi, mặt cúi gằm trên nền đất khô cứng.



- Sao vậy nhóc ? – tôi cúi người, vén gọn tém tóc nó ra sau



- Tại bà hiền, bà thương em, bà lấy phần kẹo của bà cho em nữa



- Thế nhóc có lấy bánh của nhóc mang biếu cho bà không ?



- Dạ có, em có đưa cho bà, bà còn khen em nữa cơ – mặt nó hớn hở



- Bà khen sao ?



- Bà bảo là “bà cám ơn cháu, cháu tốt với ngoan quá”, rồi bà đưa cho em mấy cái kẹo luôn. Đây này ! – con bé chìa túi áo lên khoe tôi



- Ui chà…cho anh một cái nào



- Hứ, còn lâu, tối về em cất tủ sách, cấm anh động vào – nó lắc đầu, thè lưỡi trêu tôi



- Sao không cho anh, quà của bà mà



- Vậy cho a một cái thôi – nó nhón vào tay tôi



- Chị nữa – T chen ngang



- Hừ…cho chị nữa là hai cái – nó nhón thêm cái nữa



- Còn mấy cái kia bé để làm gì ? – T chỉ vào mấy cái kẹo còn lại trong túi con bé



- Em cất vào tủ sách, giữ đến khi nào hỏng thì thôi – nó cười toe



- Vì là quà của bà đúng không ?



- Dạ, em sẽ yêu quý nó như bà yêu quý em vậy hi…hi



…..



Đường làng, chủ yếu được bồi bằng đất sông, đất ruộng, nên ở giữa lỗ chỗ những vết chân người, chân trâu, vết bánh xe thồ. Hay có điểm bị lún hẳn xuống tạo thành một hố rộng, mà cứ mỗi lần mưa to, là biến thành cái ao nhỏ…nằm chình ĩnh trên mặt đường. Vào mùa hè, người dân nơi đây tận dụng nó làm nơi phơi rơm rạ tập thể. Từng đống rơm vàng óng màu nắng cao quá đầu người…đứng sừng sững, nối đuôi nhau trải dài đến cuối chân trời.



Giờ đang là cuối hè, những tụm rơm đã được chuyển đi hết. Chỉ còn lại những bụi lúa dập nát, bị nén chặt xuống nền đất khô cằn lẫn sỏi đá. Mỗi bước chân tôi đi qua, là mỗi lần tôi dẫm lên trọn vẹn kỉ niệm ngày hè ở nơi đây. Kỉ niệm năm nay chèn lên kỉ niệm năm trước, cứ thế nối tiếp nhau từ năm này qua tháng khác…bền chặt với thôn quê.



Bác N tất tả dẫn đoàn từ thiện đến gia đình thứ hai. Thời tiết khá nóng, và khó chịu nhưng đôi chân bác vẫn thoăn thoắt bước trên mấy lụm cỏ xanh ven đường. Miệng liên tục kể vể hoàn cảnh, khó khăn của ngôi nhà mà chúng tôi sắp tới. Có vẻ như đây là hộ nghèo nhất, cần sự giúp đỡ nhiều nhất ở ngôi làng này. Vừa nói, khuôn mặt bác vừa đăm chiêu, cố che dấu vẻ gì đó buồn man mác sau ánh nhìn xa xăm.



Đó là một túp lều nhỏ, xung quanh được dựng bằng những thanh tre, thanh nứa đan chặt vào nhau, đứng siêu vẹo giữa mảnh đất trống. Mái nhà được phủ vài lớp rơm khô, bị ép chặt bởi tấm nilong trong suốt. Ngỡ như…chỉ cần mấy cơn gió lớn, hay trận mưa rào, thì không biết nó sẽ ra sao…vậy mà họ vẫn tồn tại.



- Đây là nhà của hai chị em cái P, hai đứa nó khổ lắm. Bố mất sớm, mẹ thì bỏ đi khi cu Đ mới hơn hai tuổi. Cái P lúc ấy mới học lớp 7, chưa biết gì, đã phải bỏ học giữa chừng ở nhà kiếm tiền nuôi em. Bên nội cũng nghèo, bên ngoại thì bỏ làng đi hết nên chả giúp đỡ được nhiều. Mọi người ở làng thương chúng nó lắm, có con cá, mớ rau đều cho chị em nó một ít. Trước nhà nó không như bây giờ, sau đợt bố nó bệnh nặng, mẹ nó chạy vạy khắp nơi, bán đồ bán nhà để chạy chữa. Cuối cùng bệnh thì chả chữa được, gia sản mất hết, rồi mẹ nó bỏ làng này đi…để hai đứa nhỏ bơ vơ không biết đi đâu về đâu… - giọng bác nghẹn lại-…từ đấy đến nay đã hơn 4 năm ròng, mẹ nó cũng biệt tăm biệt tích…



Tôi đứng ngoài, nắm chặt lấy tay bé A, đôi mắt ngây dại ngắm nhìn bức tường tre yếu đuối, thi thoảng khẽ lay động theo gió. Chúng cứ đứng trân trân như vậy, dẫu trời mưa, hay nắng…vẫn bám lấy nhau, che chở cho nhau, vượt qua mọi gian nan, trắc trở.



Có khác chăng…khi hai con người kia, còn quá bé bỏng để gánh trên lưng bao lo toan, bộn bề. Cũng nương tựa vào nhau, ôm lấy nhau mỗi khi trời đổ mưa…cố gắng dành dụm từng hạt gạo, từng tờ tiền cũ nát.



Số phận của họ có gì đó như tôi, nhưng có lẽ…tôi còn may mắn hơn rất nhiều.



- Hai chị em khó khăn như vậy, sao cháu không thấy tivi, báo đài nào nhắc đến ạ ? Phải tận lúc một nhân viên ở công ty cháu về đây công tác mới biết. Nhưng thông tin bạn ấy có không nhiều, chỉ biết là ở quê mình có mấy gia đình cần sự giúp đỡ thôi ạ - chị H ngồi bên chiếc giường cũ, chỉnh lại mái tóc đang rối lên vì gió.



- Mọi người ở quê toàn chân lấm tay bùn, người này đồn người kia. May ra thì làng bên họ biết chứ nào ai nghĩ đến tivi sách báo đâu. Giờ có các cháu về đây, mong là nay mai lên Hà Nội…các cháu nhờ được ai đó tốt bụng về giúp hai chị em nó thì tốt biết mấy – bác cười hiền



- Cháu không cần – cô bé P đứng nhanh dậy, nhìn thằng vào mọi người



- Kìa P, đừng nói vậy, anh chị ở đây đều là người tốt, đi từ xa về đây, chỉ muốn giúp đỡ hai chị em cháu thôi mà.



- Một mình cháu tự lo được rồi, không cần ai quan tâm hết. Bác với mọi người về đi – mắt cô bé hằn lên nỗi tức giận, một tay che chắn đứa em sau lưng, một tay nắm chặt lấy vẻ kiên quyết.



- P à, anh chị không làm gì hại em với bé Đ đâu, anh chị chỉ muốn giúp tụi em thôi…nhé… - T nhẹ nhàng tiến tới chỗ cô bé



- Không…tôi không cần…mọi người đi đi – tiếng hét chói tai, làm cho tất cả chúng tôi chùn bước.



Để lại vài vật dụng cần thiết, chút thức ăn…trước ánh mắt khó chịu của P. Bác trưởng thôn dè dặt vỗ vai an ủi



- Cháu không muốn anh chị giúp thì thôi vậy. Nhưng cháu cứ nhận món quà này, coi như tấm lòng mà anh chị ấy dành cho chị em cháu.



- Được chưa ạ ? giờ thì bác và mọi người về đi, để chị em cháu yên – P giật lấy mấy túi đồ trước sự sững sờ của bác N và chúng tôi.



…..



- Các cô, các cậu thông cảm, con bé từ dạo đấy tính nó hay cục cằn thế chứ hồi nhỏ nó ngoan lắm. Tội nghiệp con bé



- Dạ, không sao đâu bác ạ, chắc P có suy nghĩ riêng của em ấy. Cảm ơn bác đã giúp chúng cháu hoàn thành buổi từ thiện hôm nay. Nếu có dịp chúng cháu sẽ về thăm làng mình thường xuyên ạ - anh K nắm lấy tay bác



- ừ, có gì đâu. Giúp các cháu làm việc thiện bác cũng vui lắm. Lần tới, nếu có vể thì cứ gọi điện cho bác, để bác ra đón nhé. Rồi để bác mời mọi người một bữa cơm nhà cho vui – bác niềm nở bắt tay từng người trong nhóm



- dạ, thôi chúng cháu đi đây, cháu chào bác ạ



- cháu chào bác



- ừ, các cháu đi nhé



Ánh nắng yếu ớt của chiều tà bắt đầu kéo nhau từ phía xa, phủ khắp một khoảng trời rộng lớn. Màu vàng rực, màu xanh nõn chuối, màu đất, màu khói…thi nhau vẽ lên một bức tranh quê hương đẹp đẽ…chúng phản chiếu qua tấm gương…rồi lùi dần, lùi dần về sau khi chiếc xe từ từ chuyển bánh.



- Ê, sao thế - T huých vào vai tôi



- À…không có gì, cho tao xin ngụm nước



- Thấy hình ảnh con bé trong chính bản thân mày đúng không ? – T chìa chai nước trước mặt tôi



- Ai…



- Còn ai vào đây nữa, thôi cầm lấy để tao bế cái A cho. Nó mệt quá ngủ luôn rồi đây này – con e nằm gọn trong lòng, bám chặt lấy vạt áo tôi, ngủ quên từ lúc nào.



- Thôi để kệ nó đi, mày bế nó lên nó lại tỉnh giờ…ực…ực – những dòng nước mát lạnh làm xoa dịu đi tâm hồn tôi đôi chút



- Sợ thật, từ lúc đi đến giờ, mày cứ giữ khư khư nó như vàng ấy.



- Thì em tao mà, tao chả giữ thì sao. Này… - đẩy chai nước cho con bạn



- À, tối về nhà tao ăn cơm nhé, đỡ mất công hai anh em cập rập



- Thôi, thức ăn mẹ mày đưa với dì tao cho còn đầy trong tủ lạnh. Không ăn nó hỏng hết – tôi nằm dài lên ghế, khẽ chỉnh lại quần áo, mái tóc cho bé A.



- Chứ không phải mày ngại bố mẹ tao à – nó cười nhăn



- Khỏi khích tướng, tao không thích. Thế thôi…



- Thật sự, mày với con bé P giống nhau như hai anh em. Bướng, cố chấp, không bao giờ chịu nhận sự giúp đỡ từ ai. Nhưng P còn khổ hơn mày nhiều. Tội thật – T thở dài



- Dẹp đi, để yên cho tao ngủ



- Thằng điên



Tôi đâu thể ngủ được, khi rất nhiều suy nghĩ đang trồi lên mạnh mẽ trong ý thức. Sao số phận của P lại giống tôi đến vậy, sao cô bé đó có thể mạnh mẽ vượt qua tất cả mọi vất vả, cô đơn cùng cực trong từng ấy năm. Khi chỉ mới 13 tuổi. Tôi lúc đó đã 17, lại là con trai nên ít ra tâm lí, sức khỏe sẽ hơn P rất nhiều. Vậy mà…không ít lần tâm trí tôi muốn buông xuôi, muốn ngủ một giấc thật dài, để tỉnh dậy…tôi sẽ có cuộc sống khác.



Nhìn P, nhìn ngôi nhà hoang tàn, nhìn bữa cơm chỉ có khoai và mấy con cá con, với nét mặt e dè sợ sệt của thằng bé. Tôi gần như phát khóc lên, khóc vì sự thương cảm, khóc vì khoảnh khắc nào đó…tôi thấy chính mình khi xưa.



…..



- Dậy đê, chuẩn bị đến nhà mày rồi – T đập mạnh vào vai



- ừ…ờ….đến rồi à - tôi mở mắt sau giấc ngủ dài



- đến rồi, gọi cả bé A dậy đi. Nhanh không tắc đường



- ừ…oáp…dậy nào nhóc. Về đến nhà rồi – tôi nhéo má con bé



- ....



- Dậy nào, ngủ khiếp thế. Nào….



Nhẹ nhàng đỡ nó lên, nhưng trên tay tôi là một cơ thể mềm nhũn, nóng bừng, hai mắt nó vẫn nhắm nghiền không nhúc nhích.



- A ơi…A ơi…dậy đi…em làm sao thế này – tôi sợ hãi, lắc mạnh người con bé



- Làm sao thế H…trời ơi…nó sốt cao rồi…đưa nó đến bệnh viện nhi ngay – T, mấy anh chị bên cạnh xúm lại chỗ tôi lo lắng.



- A ơi…đừng dọa anh…tỉnh dậy ngay – mắt tôi bắt đầu nhòa đi…



- Thằng điên này…đừng lay con bé…anh chị có cái khăn ướt nào không cho em với…



- Đây…đây…đặt nó nằm lên ghế, lấy cái gối của chị gối cho nó…tội con bé, chắc say nắng rồi



- Bác ơi, bác chạy nhanh đến bệnh viện nhi hộ cháu nhé, trên xe có người bị ngất



- ừ…ừ…ngồi yên nhé



- H…H…nhìn tao này…nhìn tao….BỐP



Tôi lĩnh trọn cái tát của T, cái tát làm tôi thoát khỏi cơn mê dại, sợ hãi, thoát khỏi dòng nước mắt đang lăn dài trên má.



- Mày….



- Tỉnh lại ngay thằng điên. Mày cứ mất hồn như thế thì làm sao làm chỗ dựa cho bé A được. Giúp tao thay quần áo cho nó nhanh lên. – T mau chóng lôi balo của tôi, lục lọi kiếm tìm tất cả mọi thứ cần thiết.



- Sao phải thay…



- Người nó ướt đẫm mồ hôi rồi, đây cầm lấy…để tao thay cho nhanh



….



- Ơ…chị T, sao chị cởi quần áo của em – em tôi giật mình, mắt mở to



- Trời ơi A, có làm sao không ?...con bé này…làm mọi người sợ chết khiếp – T ôm chầm lấy nó



- Ôi trời…con bé tỉnh rồi mọi người ơi…may quá… - chị Y nói lớn



- Tỉnh rồi à…phù…xem xem con bé có làm sao không…tắt điều hòa đi, đừng để nó ngồi dưới điều hòa



- …..



- Sao mọi người cứ nhìn em vậy – con bé sợ sệt tiến lại chỗ tôi



Chẳng nói gì, tôi dang tay ôm nhẹ nó vào lòng, vuốt lên mái tóc ướt của nó. Biết bao nỗi sợ, lo lắng trong tôi tự nhiên tan biến hết.



- Nhóc làm anh sợ lắm biết không hả - tôi lắc hai cái má phính của nó



- Em có làm gì đâu ạ - con bé hồn nhiên đáp lại



- Phù…thế thấy trong người thế nào, ngồi vào đây anh xem – kéo nó lên ghế, chạm tay lên cái trán nóng phừng của nó



- Em mệt lắm, đau đầu, với cứ thấy người khó chịu thế nào ý – bé A nhăn nhó, kể khổ



- Cô bé vừa ngất đấy, làm anh trai cô sợ khiếp vía kia kìa – mấy bà chị trêu nó



- Ui…thật à anh H…em ngất ý ạ…



- ừ…nhưng giờ tỉnh là không sao rồi, tí về anh nấu cháo mua thuốc cho uống là khỏi ngay



- dạ…tại lúc chiều, em thấy người cứ mệt mệt, với hơi lạnh nữa…nên lúc lên xe em cái là ngủ luôn…- nó xị mặt, sợ tôi mắng



- lần sau thấy làm sao là phải bảo anh em nghe chưa ? giờ thì nằm lên đây để chị chờm khăn cho đỡ sốt, với uống tí sữa với nước vào cho tỉnh. Ngoan – T đặt em tôi sang ghế đối diện, đắp lên bụng nó chiếc khăn mỏng



- dạ…



- ngoan…tí chị ở lại chơi với bé



- thật ạ… - con bé hớn hở



- ừ, rồi tối chị ngủ cùng nhóc luôn. Chịu chưa ?



- dạ, chịu luôn



- đúng là…con bé dễ thương thật…



….



Tối, T về nhà tôi luôn. Tiện thể thay tôi chăm sóc, tắm rửa cho con bé. Nó ốm mà miệng cứ cười toe, đùa giỡn với T khi hai chị em nấu cơm, hay lúc uống thuốc. Còn tôi, chỉ biết đứng cười, và nhìn nó với niềm hạnh phúc lớn lao, vì tôi biết rằng…em tôi vẫn ổn. Trước đây, con bé có vài lần ốm nặng, nó cứ run lên bần bật, miệng ú ớ những thứ tôi không nghe rõ. Tôi đã rất sợ, sợ con bé sẽ từ bỏ tôi mà đi mất, để lại tôi một mình với bốn bức tường hiu quạnh. Nhưng lúc ấy tôi vẫn có dì bên cạnh, dì thay tôi chăm nó ốm, thay tôi nấu cháo, mua thuốc cho em. Còn tôi…tôi lặng lẽ ngồi cạnh, nắm lấy đôi bàn tay bé nhỏ của nó mà áp lên má, áp lên những giọt nước mắt nóng hổi.



Hiện tại, tôi vẫn vậy, vẫn mang trong mình nỗi sợ hãi như trước, nhưng tôi đã biết chăm sóc cho con bé nhiều hơn. Lo cho nó nhiều hơn mà không cần dì bên cạnh.



- Tao phải đến nể bé A, ốm như thế mà vẫn nô, vẫn cười suốt. – T từ phòng con bé đi xuống, tay bê chậu nước nhỏ



- Nó sao rồi, đỡ nhiều chưa ? – tôi chạy lại đỡ giúp con bạn



- Đỡ rồi, chỉ còn sốt nhẹ thôi. Tí mày cứ về phòng đi, để tao ngủ cùng nó, tao trông cho.



- Thôi, mày sang phòng tao mà ngủ. Bắt mày chăm nó từ tối đến giờ rồi. Mai sức đâu mà đi làm…



- Ôi giời, mày biết thừa là tao với con bé không khác gì chị em ruột à. Khỏi đi, mai tao nghỉ cũng được. Còn mày cứ ngủ đi, thấy bảo công ty mày giờ nhiều việc lắm đúng không ? – T vắt khăn lên vai, xõa tóc ra sau, phẩy theo chiều gió.



- ờ…cũng bình thường, thôi mày tắm rửa đi rồi lên phòng tao ngủ. Giờ tao lên phòng con bé trông.



- Mẹ, mày bướng như cua. Nói thế rồi…đấy kệ xác mày



- Với mày tao cứ phải bướng. Ok



- Thằng điên…



….



Ngồi nhìn con bé ngủ, lòng tôi bất giác ấm áp lạ. Nó với đôi mắt nhắm chặt, hai cái má phính thi thoảng nhếch lên vì cái miệng khẽ cười. Hình như nó đang mơ một giấc mơ đẹp…giấc mơ mà ở đó, nó có đầy đủ đồ chơi, bạn bè…và những thứ nó muốn. Có điều rất ngây ngô, là mỗi lần tay tôi nắm lấy tay nó, là chắc chắn rằng sáng thức dậy…tay tôi sẽ được bàn tay con bé nắm chặt, giữ mãi không rời.



- Anh, anh H ơi… - giọng bé A văng vẳng bên tai



- ừ…dậy rồi à, đỡ nhiều chưa nhóc – tôi nằm gục bên giường, trên người được đắp chiếc chăn mỏng



- sao a lại ngủ ở đây thế…, lại còn ngủ không ra ngủ, ngồi không ra ngồi nữa – nó khoanh hai tay trước ngực, nhìn tôi đăm đăm



- à…anh ngủ quên,…ừm…đỡ hẳn rồi đấy…nhóc đánh răng rửa mặt chưa ? – tôi sờ lên trán nó kiểm tra



- lại quên…bao nhiêu lần rồi, hừ…ngủ thế là xấu lắm đấy nhé, chả ai ngủ như anh hết. Em đánh răng xong lâu rồi, a cũng ra đánh răng đi rồi xuống ăn sáng. Chị T nấu hết rồi đấy



- thế à, thôi chết… - tôi nhìn điện thoại



- úi…anh không đi làm à ? – con bé nhướn mày lườm tôi



- à…không…hôm nay anh được nghỉ…



- thật á, hôm nay là thứ hai mà…chỉ có em bị ốm nên chị T gọi điện xin phép cô giáo cho em nghỉ thôi. Mọi lần thứ hai anh vẫn chở em đi học rồi đi làm mà. Á…à….anh giả ốm để nghỉ ở nhà chơi đúng không ?



- Nhóc con…nhiều chuyện…thôi xuống nhà ăn sáng đi – tôi cốc nhẹ lên trán nó



- Đồ ông già…ple…



Tám giờ hơn, với bốn cuộc gọi nhỡ của trưởng phòng. Tôi tra tấn mái tóc, tra tấn khuôn mặt mệt mỏi trước gương, tự trách mình vì quên không để chuông báo thức. Hôm nay là ngày phòng tôi họp, cuộc họp khá quan trọng cho dự án sắp tới. Mà tôi lại là đứa được sếp tin tưởng giao cho mấy bộ hồ sơ của khách hàng. Bây giờ có đến cũng không kịp nữa, tôi bắt buộc phải báo cho mọi người biết tình hình, và lí do tôi không đi làm. Mặc dù…lòng tôi như lửa đốt.



- Alo, cậu H à – giọng anh trưởng phòng vang lên nghiệm nghị trong điện thoại



- Dạ, vâng, em…xin lỗi anh với mọi người, hôm qua… - tôi ấp úng



- Cậu có biết là tôi, các nhân viên khác trong nhóm chờ cậu suốt gần một tiếng đồng hồ không hả ?. Đây là dự án quan trọng, mà cậu nghỉ không báo trước, hồ sơ cũng không gửi cho ai cầm lên công ty. Giờ tôi biết nói thế nào với sếp trên đây ?



- Em xin lỗi, em xin nhận hết trách nhiệm về mình ạ.



- Phù…cậu có biết, trước giờ tôi rất tin tưởng cậu không ? Từ một nhân viên dự bị, cậu tự mình vươn lên thành nhân viên chủ chốt của phòng. Giờ cậu thấy mình có thể tự lực cánh sinh nên muốn làm gì thì làm đúng không ? Cho tôi biết lí do, tại sao cậu nghỉ không báo trước ?



- Dạ…em gái em chiều tối qua sốt cao, mà nhà em….nên em phải… - cơn bực tức trong tôi dâng trào…



- Rồi, tôi hiểu rồi…hoàn cảnh gia đình nhà cậu cả văn phòng mình ai cũng biết. Tôi cũng rất nể cậu, khâm phục ý chí của cậu một mình nuôi em gái ăn học…nhưng cậu biết tôi rồi đấy, công việc là công việc. Tôi cho cậu hạn cuối cùng là sáng mai, cậu phải mang hồ sơ giấy tờ lên cho tôi. Nếu không cậu tự biết làm gì rồi đấy.



- Dạ, em cám ơn anh, chắc chắn sáng mai e sẽ đi làm ạ…



- ừ, nhớ chăm con bé cẩn thận nhé. Cậu là chỗ dựa duy nhất của nó đấy.



- vâng e hiểu rồi, em cám ơn anh – tôi vui tột độ



- ừ, thế nhé.



- Em chào anh



Có người nào đó nói với tôi rằng, tiền có thể quan trọng thật, nó có thể giúp ta mua được, có được rất nhiều thứ. Nhưng, có một thứ tiền không bao giờ mua được…đó là tình cảm gia đình, tình cảm con người. Tiền mất đi có thể tìm lại, còn tình cảm…khi đã mất đi rồi…thì sẽ chẳng bao giờ lấy lại được nữa. Dù là gượng ép.
Giữa bao nhiêu câu chuyện tình cảm trai gái em đọc được trên này, thì đọc truyện của bác, em lại cảm thấy bình yên đến lạ. Mới có vài chap, em cũng không ở trong tình cảnh của bác nên cũng không thể nào hiểu được bác phải chịu đựng những gì, nhưng tình thương của bác với em gái khiến em vô cùng ấm lòng. Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ tới với anh em nhà bác. Nếu được thì bác viết tiếp nhé, cảm ơn bác rất nhiều.
 
Giữa bao nhiêu câu chuyện tình cảm trai gái em đọc được trên này, thì đọc truyện của bác, em lại cảm thấy bình yên đến lạ. Mới có vài chap, em cũng không ở trong tình cảnh của bác nên cũng không thể nào hiểu được bác phải chịu đựng những gì, nhưng tình thương của bác với em gái khiến em vô cùng ấm lòng. Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ tới với anh em nhà bác. Nếu được thì bác viết tiếp nhé, cảm ơn bác rất nhiều.
Đây là truyện bác ạ, không có thật. Em viết cũng lâu rồi, giờ tự nhiên lục lại thấy bộ này. Nhưng dù sao cũng cám ơn bác đã thích nó. Em sẽ viết tiếp. Cám ơn bác nhiều.
 
Đây là truyện bác ạ, không có thật. Em viết cũng lâu rồi, giờ tự nhiên lục lại thấy bộ này. Nhưng dù sao cũng cám ơn bác đã thích nó. Em sẽ viết tiếp. Cám ơn bác nhiều.
Chờ bác viết tiếp nhé
 
Back
Top