Giảng viên cơ hữu ở nhiều trường đại học lèo tèo vì sao?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Giảng viên cơ hữu giảm 50 - 80% so với đề án mở ngành của trường đại học. Thậm chí có ngành chỉ có 1 giảng viên cơ hữu, có ngành còn không có tiến sĩ chủ trì ngành theo quy định.

1703901947199.png

Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng có nhiều ngành chỉ có 3-4 giảng viên cơ hữu - Ảnh: M.G.

Theo đề án mở ngành ngôn ngữ Trung Quốc năm 2022 của Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, đội ngũ giảng viên cơ hữu được trường kê khai gồm 5 tiến sĩ và 7 thạc sĩ. Tuy nhiên tại thời điểm tháng 8-2023, giảng viên cơ hữu theo "ba công khai" của trường chỉ còn 4 người, trong đó có 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ.

Như vậy, số giảng viên tiến sĩ đã rơi rụng 80% và thạc sĩ giảm hơn 50% chỉ sau 1 năm mở ngành.

Giảng viên cơ hữu giảm 90%

Đây không phải là ngành cá biệt tại Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng có tình trạng này. Một đơn cử khác là ngành thương mại điện tử được mở năm 2022 với đội ngũ giảng viên cơ hữu được trường kê khai là 50 người. Thế nhưng năm 2023 số giảng viên cơ hữu chỉ còn 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ.

Như vậy, tổng số giảng viên cơ hữu hiện tại so với lúc đăng ký mở ngành (chỉ cách 1 năm) đã giảm hơn 90%!

Nhiều ngành khác tại Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng cũng có số lượng giảng viên cơ hữu giảm mạnh so với đề án mở ngành. Chẳng hạn ngành quản trị sự kiện mở năm 2021 có 10 giảng viên, năm 2023 còn 4.

Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc mở năm 2022 có 1 phó giáo sư, 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ nhưng năm 2023 chỉ còn 1 tiến sĩ và 2 thạc sĩ...

Trong khi đó, nhiều ngành khác cũng chỉ có số lượng giảng viên cơ hữu chưa đếm đủ hết các ngón tay trên một bàn tay, thậm chí có ngành chỉ có đúng 1 giảng viên.

Năm 2023, ngành Việt Nam học Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng tuyển 20 chỉ tiêu bậc đại học. Thế nhưng theo kê khai của trường này tại thời điểm tháng 8-2023, ngành này chỉ có đúng 1 giảng viên cơ hữu có học hàm phó giáo sư.

Nhiều ngành khác cũng có số lượng giảng viên cơ hữu đếm chưa đủ bàn tay như giáo dục tiểu học 3, quản lý giáo dục 3, ngôn ngữ Nhật 3, tâm lý học 4, quản trị sự kiện 4, hộ sinh 4...

Tình trạng "đầu voi đuôi chuột" cũng diễn ra ở nhiều trường. Thậm chí một số ngành còn không có cả tiến sĩ chủ trì ngành, toàn bộ giảng viên cơ hữu là thạc sĩ.

Chẳng hạn ngành thương mại điện tử của Trường ĐH Hoa Sen, đề án mở ngành năm 2021 trường kê khai có 40 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đảm nhiệm 86% khối lượng chương trình. Thế nhưng tại thời điểm tháng 6-2023, đội ngũ giảng viên cơ hữu ngành này thực tế chỉ có 8 người và toàn bộ là thạc sĩ.

10 giảng viên ngành kế toán cũng có trình độ thạc sĩ, cử nhân. Tình trạng giảng viên cơ hữu giảm so với đề án mở ngành cũng diễn ra tại Trường ĐH Gia Định.

Ở nhiều trường đại học khác cũng diễn ra tình trạng ngành tuyển sinh, đào tạo đã lâu nhưng công khai năm 2023 cho thấy không có tiến sĩ nào.

Theo công khai đội ngũ của phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum, thời điểm tháng 4-2023 phân hiệu này có tổng cộng 53 giảng viên. Trong đó, ngành luật kinh tế chỉ có 4 giảng viên cơ hữu là thạc sĩ, ngành kế toán có 7 giảng viên cơ hữu và toàn bộ có trình độ thạc sĩ.

Một số ngành có tiến sĩ nhưng số lượng giảng viên rất ít như công nghệ thông tin 2, quản lý nhà nước 3, tài chính ngân hàng 4...

Trường ĐH Hoa Lư cũng có nhiều ngành "trắng" giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, bao gồm cả các ngành sư phạm. Chẳng hạn sư phạm văn, sư phạm hóa có 8 giảng viên cơ hữu mỗi ngành nhưng tất cả đều là thạc sĩ, không có tiến sĩ.

Ngành Việt Nam học ở trường này cũng không có tiến sĩ chủ trì ngành theo quy định.

Trước đây, giảng viên trường công chạy qua trường tư. Nay các trường công tự chủ, thu nhập tốt hơn, giảng viên trường tư lại chạy về trường công. Về số lượng giảng viên cơ hữu 50 người trong đề án mở ngành thương mại điện tử, đây là ghi nhầm.

Thực tế con số này bao gồm cả cơ hữu và tham gia giảng dạy chứ không phải toàn bộ là giảng viên cơ hữu ngành.

Ông Lê Khắc Cường (phó hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng)

Do cách thống kê?

Về tình trạng một số ngành có giảng viên giảm so với đề án mở ngành, không có tiến sĩ chủ trì ngành, ông Lê Thái Huy, giám đốc Trung tâm truyền thông - trải nghiệm việc làm sinh viên - Trường ĐH Hoa Sen, khẳng định ngành kế toán, thương mại điện tử tại thời điểm tuyển sinh 2023, đội ngũ giảng viên cơ hữu có giảng viên trình độ tiến sĩ đứng ngành theo quy định.

Điều này thể hiện trong danh sách giảng viên cơ hữu đính kèm trong đề án tuyển sinh 2023.

Cũng theo ông Huy, thời điểm mở ngành thương mại điện tử năm 2021, trong đề án mở ngành Trường ĐH Hoa Sen, trường đăng ký hai danh sách theo quy định.

Một danh sách gồm 10 giảng viên cơ hữu đứng tên mở ngành và một danh sách gồm 40 giảng viên tham gia giảng dạy chương trình. Đến thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn duy trì hai danh sách trên theo đúng quy định của bộ.

Lý giải về sự giảm về số lượng và chất lượng giảng viên hiện tại so với đề án mở ngành, ông Lê Khắc Cường, phó hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, cho biết "ba công khai", đề án tuyển sinh, đề án mở ngành có những quy định khác nhau về cách kê khai giảng viên.

Điều này dẫn đến việc kê khai giảng viên thực tế theo ngành có sự khác biệt so với thực tế. Chẳng hạn một giảng viên có thể đứng tên tính chỉ tiêu ở nhiều ngành nhưng khi công khai, mỗi người chỉ được ở một ngành để không làm sai lệch số lượng giảng viên thực tế.

Mặc dù vậy trường vẫn đảm bảo số lượng giảng viên chủ trì ngành và tham gia giảng dạy các học phần của ngành.

...............
 
mấy trường tư lấy đâu ra cơ hữu nhiều, đủ đk tối thiểu để mở ngành thôi, còn lại toàn mời dạy hết.
 
Mấy trường như BK, nhân tài ko thiếu nên ko lo chuyện thiếu người, chủ yếu mấy ông dân lập, ko đủ khả năng học lên cao mới lèo tèo thôi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top