kiến thức 中文 怎麼學中文呢? (How to Chinese)

02 HSK考试总体怎么变?

大家非常关心,《标准》中的词汇表是否是HSK考试的范围。事实上,《标准》中的音节表、汉字表、词汇表和语法等级大纲是外国中文学习者在上述四个维度上发展的目标,HSK考试的范围则需要参考各国中文教育的具体情况。现有HSK1-6级考试,基本满足了外国中文学习者初等、中等水平测试的需求,但针对来华留学硕博阶段学习、中文专业学习和海外汉学研究等的外国中文学习者,缺少中文高等水平的评测工具。因此,HSK将依据《标准》,在保持现有六个级别考试稳定的基础上,首先增加HSK7-9级,形成“三等九级”考试等级体系,现行的HSK1-6级考试近期不会调整。


03
HSK7-9级什么时候考?怎么考?

很多考生看到2021年7月1日《标准》开始正式实施,以为这是HSK开始调整的时间,但依据《标准》科学研制HSK7-9级需要一个过程,目前计划于2021年12月试考,2022年3月正式推出考试。HSK7-9级考试将采用“一卷三级”形式,即一张试卷,根据成绩确定级别

http://www.cnhsk.org/news/d?id=232

Từ 1/7/21 Tăng lên 9 cấp nhưng mấy cấp sau dành cho ai học thạc sĩ, tiến sĩ, bình thường học tới cấp 6 được rồi, tích cực đọc báo thêm đủ dùng rồi.;););)
 
02 HSK考试总体怎么变?

大家非常关心,《标准》中的词汇表是否是HSK考试的范围。事实上,《标准》中的音节表、汉字表、词汇表和语法等级大纲是外国中文学习者在上述四个维度上发展的目标,HSK考试的范围则需要参考各国中文教育的具体情况。现有HSK1-6级考试,基本满足了外国中文学习者初等、中等水平测试的需求,但针对来华留学硕博阶段学习、中文专业学习和海外汉学研究等的外国中文学习者,缺少中文高等水平的评测工具。因此,HSK将依据《标准》,在保持现有六个级别考试稳定的基础上,首先增加HSK7-9级,形成“三等九级”考试等级体系,现行的HSK1-6级考试近期不会调整。


03
HSK7-9级什么时候考?怎么考?

很多考生看到2021年7月1日《标准》开始正式实施,以为这是HSK开始调整的时间,但依据《标准》科学研制HSK7-9级需要一个过程,目前计划于2021年12月试考,2022年3月正式推出考试。HSK7-9级考试将采用“一卷三级”形式,即一张试卷,根据成绩确定级别

http://www.cnhsk.org/news/d?id=232

Từ 1/7/21 Tăng lên 9 cấp nhưng mấy cấp sau dành cho ai học thạc sĩ, tiến sĩ, bình thường học tới cấp 6 được rồi, tích cực đọc báo thêm đủ dùng rồi.;););)
Không biết tụi học sinh TQ tốt nghiệp PTTH thì thi cấp 9 có đậu nổi không ta? :shame:
 
Thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài thôi, chứ đâu phải trong nước?
1626657097256.png

https://goeastmandarin.com/new-hsk-levels/
mà cũng tuỳ đứa nữa, như đây nó yêu cầu về mấy topic như này thì cấp 3 có không
 
Có bác nào đang du học thạc sĩ bên NKUST đài loan k cho e hỏi tiếng trung có những ngành nào với yêu cầu để nhận học bổng với??

via theNEXTvoz for iPhone
 
bác nào đi làm rồi cho em hỏi, em học hết hsk4 thi có băng rồi, nhưng chưa tự tin giao tiếp văn phòng để đi làm lắm, tiếp theo em phải học như nào để đủ đk đi làm, tks các bác
yBBewst.png
 
Do ngôn ngữ này hiện tại khá phổ biến mà chưa có thớt nào cụ thể nên mình lập ra để chia sẻ kiến thức, cũng như để mọi người cùng xây dựng nhé!
Để dành edit.
Phần I. Tập phát âm tiếng Trung
1. Giới thiệu
Muốn thành thạo bất kỳ ngôn ngữ nào, việc đầu tiên phải thành thạo chính là phát âm và khẩu hình miệng đúng. Một khi phát âm chuẩn xác thì việc học, biểu đạt, giao tiếp sẽ dễ dàng hơn, người nghe sẽ không hiểu hiểu nhầm ý của mình. Tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm, mỗi chữ chỉ có 1 âm tiết, dùng thanh điệu để biểu đạt ý nghĩa của chữ đó. Trong tiếng Trung sẽ có 4 thanh điệu –, ՛, ˇ, ` mình sẽ gọi lần lượt là thanh 1, thanh 2, thanh 3 và thanh 4 ( so với Tiếng Việt mình vẫn ít hơn có 6 thanh). Giống như tiếng Việt, phát âm sai 1 dấu sẽ làm thay đổi ý nghĩa của từ đó (ví dụ tiếng Việt : thắng, thẳng... ví dụ tiếng Trung: 妈, 麻,马,吗)
Mā, má, mǎ, ma
2. Bảng phiên âm tiếng Trung Pinyin ( 拼音 )
Do tiếng Trung có hệ thống chữ cái tượng hình đặc biệt nên chúng ta có 1 công cụ hỗ trợ là phiên âm 拼音 - Pinyin ( hay còn gọi là Bính Âm) để phiên âm tiếng Trung.
Phiên âm Pinyin giải nghĩa 1 cách đơn giản là dùng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm chữ Hán trong tiếng Trung ( ở Đài Loan còn 1 loại hình nữa là dùng bảng 注音 (zhuyin)- chú âm để diễn tả cách phát âm nhưng mà cái này đối với với người Việt không hữu dụng, bỏ qua)
Dưới đây là bảng phiên âm Pinyin, có cả Zhuyin cho thím nào thích khổ dâm:
20204d5bad39-6486-4339-871e-5a7242220b15.png

Như bảng trên thì phần MPS là phần zhuyin, được giảng dạy ở Đài Loan, phát âm đều giống nhau, chỉ khác cách thể hiện, đối với người học tiếng Trung ở VN mình khuyên ae là dùng pinyin cho thông dụng, đi theo thời đại mới.

Như đã nói ở trên là tiếng trung là ngôn ngữ thanh điệu, nên chúng ta sẽ có bảng thanh điệu:
2020faf46a17-3b42-428f-9cef-a190ef6102b4.png


3.Cách phát âm
Để phát âm và nói được tiếng Trung 1 cách rõ ràng , rành mạch, chính xác.... các thím chú ý cho 1 mình thứ quan trọng nhất: BẬT HƠI.
Đúng Vậy! Về cơ bản, theo mình cảm nhận phát âm tiếng Trung và tiếng Việt khá giống nhau, mình nghĩ chắc phải tầm 50%
3.1: phát âm bộ phận trước(initial)
b ~> phát âm giống b tiếng Việt, p ~> giữ khẩu hình miệng của b và bật hơi. ( giống chữ p trong tiếng Việt luôn)
d ~> phát âm giống t tiếng Việt, t ~> giữ khẩu hình miệng của d và bật hơi. (gần giống âm th trong tiếng Việt)
g~> phát âm giống c tiếng Việt, k ~> giữ khẩu hình miệng của g và bật hơi. (gần giống âm kh trong tiếng Việt)
j ~> phát âm giống ch tiếng Việt, q ~> giữ khẩu hình miệng của j và bật hơi.
Âm cuộn lưỡi
sh: khẩu hình miệng như trong hình, hàm trên hàng dưới không tiếp xúc nhau, cong lưỡi, đầu lưỡi gần chạm phần trên miệng khi phát âm nhớ có hơi thoát ra
202012cfed09-956a-47a2-a5fc-4719c4003ca9.png

zh: khẩu hình miệng như trong hình, hai hàm gần như tiếp xúc với nhau, nhe răng cười, khi phát âm cố gắng không bật hơi, để hơi ra nhè nhè.
2020c6413e96-afd8-46f8-a8d2-a42a87eae6f4.png

ch: khẩu hình miệng như zh, khi phát âm bật hơi.

Mẹo khi phát âm zh, ch:để 1 mảnh giấy nhỏ khi phát âm 2 âm này, với âm zh tờ giấy sẽ không chuyển động, ngược lại, với âm ch tờ giấy sẽ chuyển động.

s: miệng để lưỡi thẳng, không uốn lưỡi, phát âm giống sh.
z: miệng để lưỡi thẳng, không uốn lưỡi, phát âm giống zh.
c: miệng để lưỡi thẳng, không uốn lưỡi, phát âm giống ch.
còn lại 6 âm f, l, n, h, r, x có cách phát âm gần giống tiếng Việt, khi phát âm sẽ nhẹ hơn tiếng Việt 1 chút. lưu ý phát âm x giống như lúc xi đái trẻ con.
LƯU Ý: MỌI HƯỚNG DẪN PHÁT ÂM THEO TIẾNG VIỆT CHỈ CÓ TÍNH CHẤT TƯƠNG ĐỐI, CÓ THỂ SẼ KHÔNG GIỐNG HOÀN TOÀN 100 %
Ở trên là 1 số mẹo của mình giúp các thím phát âm phần phụ âm 1 cách chính xác hơn.
video hướng dẫn:
3.2: phát âm bộ phận sau(final)
a phát âm giống a tiếng Việt (ipa: a)
o gần giống là pha trộn giữa ôua tiếng Việt ( ipa: o) mình thì hay đọc là ua, giống tiếng tiếng Việt.
e gần giống là pha trộn ơưa tiếng Việt. bạn có thể là ơ cũng được hoặc ưa cũng được, tùy sở thích.
i gần giống i tiếng Việt (ipa: i: )
u giống u tiếng Việt (ipa: u: )
ü gần giống khi bạn đọc uy tiếng Việt, nhưng khi đọc 2 môi phải chúm chím chứ không tỏa ra như khi đọc uy. (ipa: y )
3.3: dấu.
2020ff8ae6ee-7434-46d8-b767-57e6babfb270.png

lưu ý
thanh 1 khi phát âm thì âm sẽ ngang, không lên không xuống.
thanh 2 giống dấu sắc tiếng Việt.
thanh 3 gần giống dấu hỏi tiếng tiếng Việt, có điều khi về cuối thì âm thanh cao hơn (hỏi của tiếng Việt là từ cao xuống thấp, của tiếng tàu là ngược lại)
thanh 4 thì đi từ trên xuống dưới ( mẹo khi tập phát âm thanh này cố gắng gằn giọng, giống kiểu bực tức)
*Sự thay đổi của thanh 3
1. Âm thanh 3 được phát âm đầy đủ khi đứng sau 1 thanh khác. Ví dụ: 恭喜 Gōngxǐ, 一支笔 Yī zhī bǐ.
2. Khi đứng trước 1 thanh khác, thanh 3 phát âm sẽ đi xuống, không đi lên khi về cuối ( giống dấu hỏi tiếng Việt). Ví dụ: 马车 Mǎchē, 冷盘 Lěngpán .
3. Khi hai thanh 3 đúng cạnh nhau, âm thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2. Ví dụ 很好 Hěn hǎo ~> Hén hǎo.
4. Khi có ba thanh 3 đúng cạnh nhau, có 2 cách đọc:
-hai thanh đầu tiên chuyển thành thanh 2: 你很好 Nǐ hěn hǎo ~> Ní hén hǎo.
-thanh ở giữa chuyển thành thanh 2: 你很好 Nǐ hěn hǎo ~> Nǐ hén hǎo .
Phần 2. Tập viết chữ.

1. Những nét cơ bản trong tiếng Trung

  • Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
  • Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
  • Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
  • Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
  • Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
  • Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
  • Nét gập: có một nét gập giữa nét.
  • Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
2. Quy tắc viết tiếng Trung

  • Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau.
  • Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau.
  • Quy tắc 3: Trên trước dưới sau.
  • Quy tắc 4: Trái trước phải sau.
  • Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau.
  • Quy tắc 6: Vào trước đóng sau.
  • Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau.
về phần viết chữ mình copy trên mạng
SpGlmnL.png
vì mình không hay viết chữ nhiều.Giờ toàn gõ máy tính với gõ điện thoại.
1 lưu ý nữa cho các thím về nhớ mặt chữ:
- Các thím nên học theo bộ thủ. video:
Các bộ thường gặp trong tiếng Trung:





心(忄)
手(扌)





水(氵)
火 (灬)


草(艸)



- Hoặc tập viết thật nhiều or đọc thật nhiều sẽ nhớ mặt chữ ( mình thì hồi trước không học theo bộ thủ, chủ yếu là viết nhiều nên nhớ mặt chữ, sau này dần dần mới học bộ thủ để biết cấu thành chữ)
nhưng về cơ bản, ban đầu có thể bỏ qua phần bộ thủ này cũng được, nếu không có nhu cầu viết nhiều.


Phần 3: Bài học
I. 5 câu khi mới bắt đầu học tiếng trung.
*Chào hỏi, kết bạn gạ....
1. 妳好 : xin chào. Cái này chỉ để chào hỏi đối với những người không quen, không biết chưa gặp bao giờ.
2. 你叫什么名字: Bạn tên gì? ~> trả lời: 我叫/我是.......,你呢?
3. 你是哪国人: Bạn là người nước nào? ~>trả lời: 我是...人, 你呢?
4. 你今年几岁: Bạn năm nay bao nhiêu tuổi? ~> trả lời: 我今年.....岁,那你呢?
5. 很高兴认识你,再见。 : Rất vui khi được quen bạn, tạm biệt. 再見= sẽ có thể gặp lại.
你们学习中文多久了?
 
Có cách nào học tiếng Trung cho có cái bằng B không mấy thím. Em sinh viên đại học ngoại ngữ nhưng do từ đầu em chọn đại ngành ngôn ngữ Anh nên chán học đã lâu, em lết lết cũng tới được hết năm 4 mà còn kẹt ngoại ngữ 2 là tiếng Trung :sad:

Em thấy học chán thật sự đó, ngồi viết 30p/ngày đã là thách thức với em rồi. Em còn thiếu 3 học phần tiếng Trung với bằng B thi tại trường :too_sad:
 
Có cách nào học tiếng Trung cho có cái bằng B không mấy thím. Em sinh viên đại học ngoại ngữ nhưng do từ đầu em chọn đại ngành ngôn ngữ Anh nên chán học đã lâu, em lết lết cũng tới được hết năm 4 mà còn kẹt ngoại ngữ 2 là tiếng Trung :sad:

Em thấy học chán thật sự đó, ngồi viết 30p/ngày đã là thách thức với em rồi. Em còn thiếu 3 học phần tiếng Trung với bằng B thi tại trường :too_sad:
Lười như vậy thì hay thuê người thi hộ hoặc mua bằng cho rồi :shame:
 
Gõ ra đây để mn giúp chứ bác nói ntn thì giúp kiểu gì?
Kiểu như em bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt ấy bác.
Dịch thì có thể em dịch được nhưng làm bài kiểu đặt câu hay sửa lỗi sai em hay bị nhầm.
Các thành phần trong câu em sắp xếp nó lộn hết cả lên. Cái này có thể do em chưa biết xác định đâu là định ngữ, đâu là trung tâm ngữ. Em có search gg nhưng giải thích khó hiểu quá.
 
Back
Top