Khi dân số vượt 100 triệu người: Cơ hội nào cho lao động lớn tuổi?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Dân số Việt Nam đã đạt con số 100,3 triệu người. Cột mốc ấy vừa đặt ra cơ hội nhưng cũng là bài toán cần tính sao cho tận dụng được thời điểm dân số vàng, đón đầu quá trình già hóa dân số.

1705551863557.png

Nhiều người cao tuổi nhận lương hưu là kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học còn minh mẫn, có sức khỏe hoàn toàn có thể ở vị trí cố vấn, chuyên gia giúp tận dụng chất xám, kinh nghiệm cho xã hội - Ảnh: HÀ QUÂN

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 này, ước tính có đến 2/3 dân số của thị trường 100 triệu dân đang vào độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi).

Năm 2023, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 67,5%, trong khi con số này của năm 2019 chỉ là 52% tổng dân số.

Không chỉ lao động trẻ tuổi, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia, nếu Việt Nam tận dụng tốt hơn nguồn lao động lớn tuổi cũng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong bài toán thị trường lao động hiện nay.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử - chủ tịch Hội đồng khoa học (Viện Nghiên cứu dân số, gia đình và trẻ em) - người cao tuổi phần lớn sinh ra, lớn lên từ hai cuộc chiến, kinh tế khó khăn nên sức khỏe hiện không tốt.

Khoảng 20% người cao tuổi hiện có lương hưu, dưới 30% người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội. Tức là vào khoảng xấp xỉ 50% người cao tuổi có thu nhập thường xuyên và trợ cấp, số còn lại có thể là gánh nặng cho hệ thống an sinh.

Từ thực tế này, ông Cử cho rằng rất cần có chính sách tạo điều kiện cho người cao tuổi có nguyện vọng đi làm được làm việc. Chẳng hạn có thể khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động người cao tuổi ở một số vị trí đòi hỏi người có tri thức, trình độ, tư vấn dưới dạng chuyên gia nếu họ còn sức khỏe, đảm bảo năng lực qua giảm thuế, hỗ trợ chuyển dịch nghề nghiệp.

"Nhiều nước còn hỗ trợ tiền lương cho người cao tuổi. Đồng thời phải đẩy mạnh xây dựng xã hội thân thiện với người cao tuổi bởi lực lượng này càng đông dễ dẫn đến mâu thuẫn trong sinh hoạt do khác biệt về tư duy, lối sống với thế hệ sau" - ông Cử nêu.

Thạc sĩ Chu Thị Lê Anh - giảng viên Học viện Chính trị khu vực I - nhìn nhận việc hỗ trợ, tạo việc làm cho người hết tuổi lao động vẫn có nhu cầu làm việc là lời giải cho "bài toán kép" vừa toàn dụng lao động vừa giảm gánh nặng an sinh.

Chính phủ có thể hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nếu nhận lao động mất việc đi làm lại hoặc người cao tuổi theo diện chuyên gia. Việc này cần nêu rõ trong dự án Luật Việc làm sửa đổi sắp tới.

Năm 2021, Việt Nam xếp hạng 115 về chất lượng dân số trong tổng số 190 nước. Hai thách thức lớn nhất chính là nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực mà nếu không quyết liệt nâng chất lượng dân số sẽ khó tận dụng được nguồn lao động.

GS.TS NGUYỄN ĐÌNH CỬ

Cường quốc dân số nhưng nhiều thách thức

GS.TS Nguyễn Đình Cử nói Việt Nam sẽ trở thành cường quốc dân số, là một trong 15 quốc gia đông dân nhất thế giới, đứng thứ 8 châu Á và thứ 3 Đông Nam Á. Lấy mốc từ khi chính thức đổi mới năm 1986, theo ông Cử, đến năm 2007 Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng cũng là lúc đầu tư nước ngoài và trong nước tăng lên rất nhiều.

"Chúng ta đã mở rộng được việc làm, tận dụng được nguồn lao động, phát triển kinh tế đất nước trong thời gian dài. Đơn cử ngay trong năm 2021 dù bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 nhưng tỉ lệ thất nghiệp của chúng ta chỉ khoảng 2,58%" - GS Cử phân tích.

Thị trường hơn 100 triệu dân trong thời kỳ dân số vàng là nguồn lao động rất lớn song đặt ra thách thức làm sao tận dụng được nhân lực, tạo cơ hội việc làm rộng rãi, đảm bảo việc làm. Một trong những khó khăn phải đối diện là mật độ dân số nước ta khá lớn, khoảng 300 người/km2, cũng chính là sự quá tải của dân số với tài nguyên đất, có thể dẫn đến đầu cơ, tăng giá đất.

Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số muộn nhưng tốc độ già hóa lại khá nhanh. Do đó, thời gian chuẩn bị cho dân số già rất ngắn so với các nước phát triển. Nghiên cứu còn cho thấy chất lượng dân số có tăng nhưng chưa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật có việc làm còn thấp.

Chuyển dịch cơ cấu lao động rất tốt nhưng mức đạt được còn thấp. Yêu cầu đặt ra chính là cần nâng cao chất lượng lao động cho hàng chục triệu người. Chưa kể những thách thức về mất cân bằng giới tính, tỉ lệ sinh mới không đồng đều giữa các khu vực.

..........
 
lúc đấy người già sẽ tự lập ra những hội nhóm đoàn thể để hỗ trợ nhau thôi. nông nghiệp thủ công kiểu OCOP cũng ko tệ. như voz này, tôi tin chắc tầm 30 năm nữa khi lứa vozer này già sẽ offline rất nhiều để trò chuyện chia sẻ vui vẻ tuổi già.
K4Hcd5N.png
 
:LOL:)) toàn thấy xe ôm, xe giả thương binh, bán rong, bán tạp hóa, mở hàng ăn sáng, làm lao công tạp vụ tại các tòa nhà văn phòng,... như bố mẹ tôi giờ cx mở hàng tạp hóa kiếm tiền chợ với lương hưu đủ sống :v lao động lớn tuổi có cơ quan nào nhận làm việc cx khó lắm
 
Cơ hội nào cho người trẻ mới đúng, trẻ giờ nhiễm văn hoá tiêu dùng lười ld, ng già thì chăm chỉ, người già đang gánh người trẻ
 
lô hốp, giờ 35 tuổi trở đi thì ít công ty muốn tuyển rồi. Còn đừng so sánh với âu mẽo hàn nhật, xã hội tụi nó là xã hội giàu nhu cầu hàng hóa tạo sản phẩm cao, xã hội mình xã hội outsource hay nói nôm na là xã hội làm thuê, mà làm thuê thì muốn nhân công trẻ khỏe là tất yếu. Ngày xưa người già thì về trồng trọt nuôi này kia cũng có ăn, sau mấy lần sốt đất tự đá bát cơm mình hết, bán mấy xào ruộng xào đất lấy tiền xây nhà ăn chơi vài năm sau không có chỗ nào nhận thì chịu thôi :sad:
Còn người nào khổ từ xưa đến giờ thì không nói nhưng thấy ai ngày xưa cũng có nhà có đất vì chỉ cần không lười đi khai hoang chút là có thôi
 
Tăng tuổi hưu lên 70 đi là okela, cho mấy ông ngồi ghế lâu thêm
Nói đi làm bảo vệ chứ giờ t thấy bảo vệ nó cũng đòi cao trên m7 rồi, như t sau này về già mà chưa ổn định là đi làm lao công chứ k có suất bảo vệ đứng chắp tay sau đít đâu
 
Back
Top