[Làm sao phân biệt người bảo thủ và người không muốn đẽo cày giữa đường?]

Cowtard

Senior Member
Như tít nhé các vozers. Cho mình xin ý kiến với. Kiểu như người ta đưa ra ý kiến trong cuộc họp hay làm việc nhóm thì cả 2 kiểu đều là không đồng ý. Nhưng người bảo thủ thì là không giải thích được còn người không muốn đẽo cày giữa đường là giải thích được sao họ từ chối ý kiến chẳng hạn. Rồi làm sao phân biệt được người bản lĩnh quyết đoán và bảo thủ hả các bác?
 
Last edited:
Như tít nhé các vozers. Cho mình xin ý kiến với
Hỏi nó.
8wAwbJg.gif
 
đẽo cày giữa đường ý là sao nhỉ? Có gì giống người bảo thủ?
Người không muốn đẽo cày giữa đường, tức không muốn nghe lời người khác, mà khác mịe gì người bảo thủ cơ chứ? Nhật bảo thủ nhưng sáng tạo cũng vkl ra :go:
 
đẽo cày giữa đường là đang làm kiểu này lại nhảy sang kiểu khác.
còn bảo thủ là éo muốn làm dù đúng dù sai bố mày vẫn éo làm :v
 
Cả 2 đều là bảo thủ chứ có gì mà phân biệt. Người cầu tiến sẽ sẵn sàng lắng nghe, phản biện, bảo vệ quan điểm, vân vân.
 
thất bại thì là bảo thủ, thành công thì là kiên trì
kI4a9lH.jpg
Chí lý. Khi thành công thì cái gì cũng đúng còn thất bại thì đúng thành sai.
Thành công thì tung hô là người thành công có lối đi riêng, thất bại thì chửi là cá không nghe muối, có đường không đi muốn đi vào bụi rậm.
Tóm lại kệ mẹ miệng thiên hạ, việc mình thấy đúng thì cứ làm còn ai nói là bảo thủ hay đẽo cày kệ nó.
 
Cái này giống như sách dạy làm giàu, mẹ chúng nó chúng nó giàu thì cần gì phải đi bán sách dạy người ta. Những ông tỷ phú làm cho vỡ mặt chả có thời gian để nghỉ ngơi như Bill Gate, CEO Nvidea, CEO Apple, Phạm Nhật Vượng,... thời gian họ là tiền bạc có đéo đâu thì giờ mà ngồi viết sách dạy làm giàu. CHỉ có mấy thằng giỏi bịp bợm đi lừa người khác làm giàu nên viết sách bán chứ làm giàu dễ thế thì ai cũng giàu hết vì đọc sách và làm theo là quá dễ với trình độ trí thức bây giờ.
 
Cái này giống như sách dạy làm giàu, mẹ chúng nó chúng nó giàu thì cần gì phải đi bán sách dạy người ta. Những ông tỷ phú làm cho vỡ mặt chả có thời gian để nghỉ ngơi như Bill Gate, CEO Nvidea, CEO Apple, Phạm Nhật Vượng,... thời gian họ là tiền bạc có đéo đâu thì giờ mà ngồi viết sách dạy làm giàu. CHỉ có mấy thằng giỏi bịp bợm đi lừa người khác làm giàu nên viết sách bán chứ làm giàu dễ thế thì ai cũng giàu hết vì đọc sách và làm theo là quá dễ với trình độ trí thức bây giờ.

Có sách dạy làm giàu thật đó bác. Chỉ là bác phải có đầu óc để hiểu sách nói gì thôi.
 
Như tít nhé các vozers. Cho mình xin ý kiến với. Kiểu như người ta đưa ra ý kiến trong cuộc họp hay làm việc nhóm thì cả 2 kiểu đều là không đồng ý. Nhưng người bảo thủ thì là không giải thích được còn người không muốn đẽo cày giữa đường là giải thích được sao họ từ chối ý kiến chẳng hạn. Rồi làm sao phân biệt được người bản lĩnh quyết đoán và bảo thủ hả các bác?
bảo thủ là mặc nhiên tao đúng, không cãi và mọi thứ được tính là cãi đều là ngu, dốt, vô nghĩa. Người có chính kiến, bản lĩnh thì lập luận giải thích cho hành động của họ rất rõ ràng, logic. Trong trường hợp cần phản biện thì họ tôn trọng ý kiến trái chiều, tuy nhiên vẫn có thể đưa ra các ý kiến phản bác hợp lý. Trên cơ sở là không công kích cá nhân và ôn trọng sự khác biệt trong suy nghĩ của mỗi người. Nếu trong trường hợp ngta đưa ra ý kiến phản bác mà thím thấy mình đuối lý nhưng vẫn cố cãi thì thím lại là người bảo thủ rồi đấy. Ranh giới nó mong manh lắm.
 
Cái này giống như sách dạy làm giàu, mẹ chúng nó chúng nó giàu thì cần gì phải đi bán sách dạy người ta. Những ông tỷ phú làm cho vỡ mặt chả có thời gian để nghỉ ngơi như Bill Gate, CEO Nvidea, CEO Apple, Phạm Nhật Vượng,... thời gian họ là tiền bạc có đéo đâu thì giờ mà ngồi viết sách dạy làm giàu. CHỉ có mấy thằng giỏi bịp bợm đi lừa người khác làm giàu nên viết sách bán chứ làm giàu dễ thế thì ai cũng giàu hết vì đọc sách và làm theo là quá dễ với trình độ trí thức bây giờ.
cơ bản là không có công thức thành công nào cụ thể, nó có nhiều yếu tố chứ không phải cứ copy cách làm là sẽ thành công làm giàu đc. Nhiều người không hiểu vấn đề này, họ nghĩ chỉ cần biết cách (how) là đủ nhưng họ không biết động cơ của hành động đó vào lúc đó là gì (why). Nhiều ông làm giàu nhưng cả trăm nghìn ô mới cho ra đc 1 tỷ phú triệu phú. Người ta chỉ chăm chăm học theo 1 con đường của 1 người thành công mà éo bao giờ chịu nhìn nhận trăm nghìn thất bại của những người khác để rút ra kinh nghiệm
 
Chí lý. Khi thành công thì cái gì cũng đúng còn thất bại thì đúng thành sai.
Thành công thì tung hô là người thành công có lối đi riêng, thất bại thì chửi là cá không nghe muối, có đường không đi muốn đi vào bụi rậm.
Tóm lại kệ mẹ miệng thiên hạ, việc mình thấy đúng thì cứ làm còn ai nói là bảo thủ hay đẽo cày kệ nó.
thế thì phiến diện rồi. Nghĩ xem quốc trưởng ngày xưa vẽ lại bản đồ Châu âu xem lúc ấy ổng có thành công không ;v ? thành công bỏ mẹ luôn ấy chứ.
 
Như tít nhé các vozers. Cho mình xin ý kiến với. Kiểu như người ta đưa ra ý kiến trong cuộc họp hay làm việc nhóm thì cả 2 kiểu đều là không đồng ý. Nhưng người bảo thủ thì là không giải thích được còn người không muốn đẽo cày giữa đường là giải thích được sao họ từ chối ý kiến chẳng hạn. Rồi làm sao phân biệt được người bản lĩnh quyết đoán và bảo thủ hả các bác?
Tiếp cận sai rồi bác,
Bảo Thủ và Đẽo Cày Giữa Đường không phải hai nhóm đối lập nhau.
Những người bảo thủ vẫn đẽo cày giữa đường thôi.
 
bảo thủ là mặc nhiên tao đúng, không cãi và mọi thứ được tính là cãi đều là ngu, dốt, vô nghĩa. Người có chính kiến, bản lĩnh thì lập luận giải thích cho hành động của họ rất rõ ràng, logic. Trong trường hợp cần phản biện thì họ tôn trọng ý kiến trái chiều, tuy nhiên vẫn có thể đưa ra các ý kiến phản bác hợp lý. Trên cơ sở là không công kích cá nhân và ôn trọng sự khác biệt trong suy nghĩ của mỗi người. Nếu trong trường hợp ngta đưa ra ý kiến phản bác mà thím thấy mình đuối lý nhưng vẫn cố cãi thì thím lại là người bảo thủ rồi đấy. Ranh giới nó mong manh lắm.
Ông này giải thích cũng thiếu nốt.
Bảo thủ khác "mặc nhiên tao đúng", đó là người cố chấp cao ngạo.

Người bảo thủ là người:
  • Quen làm những gì đã thành quy tắc.
  • Ngại thay đổi, trừ khi những thay đổi sống còn.
  • Sẵn sàng đánh đổi hiệu quả, chỉ để giữ thói quen/tập quán.
  • Nhìn vào điểm mạnh của cái hiện có, và nhìn vào điểm yếu của đề xuất mới.

Bảo thủ không sai, nhất là trong những lĩnh vực cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn hoặc cần sự đảm bảo an toàn; ví dụ HSE trong công ty phải có thiên hướng bảo thủ (tuân theo nguyên tắc) chứ hở cái gì cũng áp dụng, đổi mới, cải tiến,... thì rủi ro tai nạn lao động sẽ cao hơn.
 
Back
Top