Lo vì quá nhiều thí sinh chọn học kinh tế, khoa học xã hội

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Nhiều năm gần đây mỗi năm có khoảng 1/4 thí sinh nhập học ngành kinh doanh - quản lý trong tổng số thí sinh trúng tuyển đại học.

1710826519561.png

Học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Trường THPT Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau sáng 16-3 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Lê Trường Tùng - chủ tịch hội đồng trường Trường đại học FPT - cho rằng tỉ lệ thí sinh học nhóm ngành kinh doanh quản lý như vậy là quá cao.

Cần điều tiết người học vào những ngành cần thiết hơn

"Có lẽ không cần nhiều đến vậy. Bộ cần có những giải pháp mang tính vĩ mô để điều tiết người học vào những ngành học cần thiết hơn cho sự phát triển của xã hội", ông Tùng đề xuất trong hội nghị tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây.

Ngoài ông Tùng, ý kiến khác cũng cho rằng hiện nay học sinh chọc học các môn khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên. Điều này dẫn đến việc các ngành khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên ít người học.

Thống kê kết quả tuyển sinh năm 2023 cho thấy nhóm ngành kinh doanh - quản lý có lượng thí sinh nhập học chiếm gần 1/4 tổng số thí sinh trúng tuyển. Trong số 10 lĩnh vực có tỉ lệ nhập học nhiều nhất, khối ngành khoa học xã hội - kinh tế chiếm phần lớn.

1710826525409.png

Tỉ lệ tuyển sinh các lĩnh vực năm 2023. Khối ngành kinh doanh và quản lý thi hút lượng thí sinh áp đảo các nhóm ngành khác - Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phản hồi các băn khoăn, kiến nghị liên quan đến việc chọn môn học, chọn ngành học, ông Hoàng Minh Sơn - thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo - cũng cho rằng cần đẩy mạnh số lượng và chất lượng người học các ngành khoa học cơ bản và công nghệ - kỹ thuật.

Tuy nhiên, việc thí sinh lựa chọn cũng phụ thuộc vào thị trường lao động. Mong muốn thí sinh học nhiều hơn nhưng cơ hội việc làm các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật - công nghệ có lớn không?

"Phát triển ngành khoa học cơ bản và kỹ thuật công nghệ là mong muốn của tất cả chúng ta nhưng phải đồng hành với sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu không, chỉ có biện pháp "cứng" để nhiều thí sinh học các ngành này nhưng ra trường không có việc làm.

Bộ đang xây dựng các đề án khuyến khích các ngành này. Tỉ lệ người học các ngành này trong vài năm gần đây đang tăng", ông thông tin.

Ngành ít hơn nhưng thí sinh áp đảo

Theo quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2022, lĩnh vực kinh doanh và quản lý gồm 19 ngành đào tạo thuộc bốn nhóm ngành.

Trong đó nhóm ngành kinh doanh có 9 ngành đào tạo: quản trị kinh doanh, marketing, bất động sản, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại, thương mại điện tử, kinh doanh thời trang và dệt may.

Nhóm ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm có ba ngành: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ tài chính. Nhóm ngành kế toán - kiểm toán có hai ngành: kế toán, kiểm toán.

Nhóm ngành quản trị - quản lý có bảy ngành: khoa học quản lý, quản lý công, quản trị nhân lực, hệ thống thông tin quản lý, quản trị văn phòng, quan hệ lao động, quản lý dự án.

Lĩnh vực kinh doanh và quản lý có số lượng đào tạo lớn hơn các lĩnh vực khác. Tuy nhiên so với nhóm ngành công nghệ - kỹ thuật, kỹ thuật thì số lượng ngành ít hơn nhiều. Trong đó lĩnh vực công nghệ kỹ thuật có bảy nhóm ngành với 24 ngành đào tạo, kỹ thuật có 6 nhóm ngành với 34 ngành đào tạo.

Lĩnh vực sản xuất chế biến có 21 ngành đào tạo nhưng số thí sinh trúng tuyển chỉ 1,4% tổng số thí sinh.

......................
 
Không học đại học thì làm tiktoker, livetream bán hàng
1 con tiktoker tầm 100k fl đủ kiếm tiền bằng 1 anh kỹ sư 3 năm nghề đấy
 
Nhiêu cơ hội kiếm hb du học và ở lại hơn
Học bổng có phải ai cũng kiếm được đâu, xuất sắc thì ngành nào cũng kiếm được còn làng nhàng thì còn khướt, còn ở lại theo con đường học vấn thì cạnh tranh vô cùng khốc liệt, mà giờ ở lại có khi lao động chân tay, hộ lý... nó còn dễ có thẻ xanh, quốc tịch hơn là học bổng ấy. Làm việc thì làm việc chứ nó thích thì nó sa thải phát một, không phải công dân nước nó đỡ phải đền bù lằng nhằng, trong khi các nước châu Âu, Nhật, Hàn thì đang già hóa dân số, lại ngại làm việc chân tay lại cần nhập khẩu những thành phần kia
 
Last edited:
Học kinh tế làm lol gì.
Học kt rồi xuất khẩu lao động cho ngon.
Chính xác là học nghề a ơi, chứ kỹ thuật học đh cũng 1 mớ lý thuyết hàn lâm, nếu xuất sắc kiếm đc học bổng du học thì ko sao chứ đi xklđ thì học đại học lại phí ra, học kỹ thuật lại càng khổ
 
Cũng ngạch kĩ thuật thôi thằng it 15tr vs thằng xd 20tr, thì chúng nó vẫn dí bòi vào xd
 
Last edited:
:amazed: học kinh doanh và quản lí ra thì làm cái gì nhỉ? tự mở kinh doanh riêng? hay về công ty của ông bà bô làm quản lý? Năm mình thi mấy đứa thi điểm không tốt toàn chui vào quản trị kinh doanh xong ra vứt luôn cái bằng. Chắc ngành này phải Elite mới làm đúng ngành được
 
Học kỹ thuật vất, ra làm vất. Ông bà bố mẹ thì vừa trải qua thời kỳ chiến tranh, bao cấp nên không muốn con vất vả, làm cái gì nhàn, đút chân gầm bàn 5h đứng dậy đi về cuối tháng lãnh lương
 
Back
Top