Ma Bình Định

NỤ CƯỜI NÀNG CÔNG CHÚA (rặn tiếp)

6. Giựt mình, Tân liên tưởng đến việc mà ông Quận trưởng dám làm liền: trao một số tiền lộ phí để anh về núi Ba Thê dò xét hòng mua lại với giá thật đắt các đồ nữ trang còn sót lại của số người bà con quen thuộc đã từng săn vàng. Chắn chắn, anh sẽ làm phụ lòng ông vì chuyện xảy ra từ hai chục năm rồi, vùng Ba Thê đâu thấy mọc lên nhà triệu phú nào, đa số thợ săn vàng đã tản cư ra tỉnh thành từ hồi 1945, anh biết chắc một người hiện đang chạy xe lôi trên đường Núi Sam Châu Đốc, bữa rau bữa cháo.

— Dạ thưa bác, con còn nhỏ tuổi...

Ông Quận trưởng ngạc nhiên:

— Em như người trong gia đình. Việc mua bán, tiền bạc do bác đảm nhiệm, em chỉ đóng vai trò người dẫn đường vậy thôi.

— Năm đó, con mới 15 tuổi thưa bác. Từ Sài Gòn đến núi Ba Thê xa xôi quá, sợ khó thâu kết quả như bác mong ước. Để con nhớ lại... Ở gò Óc Eo, chân núi Ba Thê, mãi 3, 4 năm sau, 1944-45 thì phải, người Pháp mới hay biết việc đào xới kho tàng. Họ tới đó, tuyên bố rằng kho tàng Óc Eo thuộc về nhà nước Pháp. Bao nhiêu dân địa phương chỉ làm cu li, số vàng bòn được phải nạp cho ông Tây chỉ huy, bằng không thì ở tù. Nhưng trời bất dung gian đảng, vài tháng sau Nhựt Bổn kéo binh chưa tới là ông Tây rút lui trước.

Nghe câu chuyện của Tân, ông Quận trưởng hài lòng. Rõ ràng Tân biết khá nhiều chi tiết về chuyện bòn vàng ở Hậu Giang và chắc chắn Tân còn tiết lộ thêm, nếu ông khéo gợi hứng.

Cả hai người trở ra phòng khách. Ông mở tủ lạnh, đích thân đem ra hai ly nước mát, mời Tân:

— Em uống cho thấm giọng.

Tân ái ngại, liếc lên vách xem giờ...

— Em vững bụng. Trưa nay, em ăn cơm ở đây luôn thể. Bây giờ, em hãy quan sát tấm bản đồ với bác.

— Dạ, bản đồ thiếu nhiều chi tiết.

Ông Quận trưởng đứng dậy, mở ngăn tủ, đem ra một quyển sách khổ lớn, lật ra.

— Đây, gò Cây Thị và các gò lân cận. Chắc chắn còn vài gò cao mà người Pháp chưa khám phá kịp như lời em thuật khi nãy... Em nhìn kỹ: phía Tây Nam, cách gò Cây Thị chừng vài trăm thước có ngôi mộ huyền bí của nàng công chúa đã bị đào xới.

Rồi ông nói khẽ:

— Chiếc cà rá của bác ở ngôi mộ đó, vì vậy người ta đồn nó có ma quỷ đi theo...

7. Tân sực nhớ tới giai thoại về ngôi mộ nàng công chúa do đồng bào ở xóm Sóc Xoài thuật lại.

— Thưa bác, một đứa bé tìm ra ngôi mộ ấy. Đứa bé đi theo cha mẹ tìm vàng. Đến quá trưa, nó nhảy xuống ao tắm rồi phát nóng lạnh, quýnh lên như lên đồng. Cha mẹ biết đó là điềm thần linh mách bảo nên lật đật mua nhang, mua đèn về cầu khẩn... Đồng nhi bèn thét to, chạy một mạch đến gò cao, hai tay cào cấu đến sút móng, máu chảy xối xả. Thế là ngôi cổ mộ bị phát giác...

Đôi mắt của ông Quận trưởng sáng quắc lên vì Tân đã kể đúng những điều mà ông nghe bà Năm bếp thuật lại, chắc chắn Tân và bà Năm mới gặp nhau lần đầu tại đây, bằng cớ là hồi sáng hôm qua họ nhìn nhau quá bỡ ngỡ. Tự nhiên, ông Quận trưởng thay đổi cách xưng hô, gọi Tân bằng con thay vì gọi bằng em như nãy giờ.

— Con biết trong ngôi mộ ấy còn gì lạ không?

— Dạ, con nghe nói sơ qua nhưng chắc là chuyện huyễn hoặc...

— Khoa học ngày nay đã nhìn nhận và đã giải thích những điều gọi là huyễn hoặc, thần bí...

— Dạ... nghe đâu hồi mới quật mộ, người đứng chung quanh rú lên, run cầm cập... Bà công chúa mặc áo nhung xanh, đầu đội kim khôi, hiển hiện, mắt nhắm lại nhưng miệng hé cười tươi trong phút giây, trước khi tan rã. Dường như bà công chúa đeo cà rá và trong miệng ngậm một hột ngọc lớn cỡ trái chùm ruột. Hột ngọc và mấy bộ cà rá bị cướp giựt, luôn cả cái kim khôi. Mấy người săn vàng bất chấp oai lực báo oán của thần thánh, họ tiếp tục đào xới vùng chung quanh mộ nhưng đành thất vọng...

— Tại sao vậy ?

— Vì họ chỉ gặp một chiếc thuyền mục nát, giống kiểu ghe đua...

Ông Quận trưởng ghì hai vai của Tân:

— Thật vậy không? Từ ba năm qua, tuy ngồi tại đây nhưng bác đặt giả thuyết đúng như lời con thuật lại. Xưa kia, hồi 15 thế kỷ trước, vịnh Xiêm La ăn liền đến sông Hậu Giang. Chiếc kim khôi của nàng công chúa đã được người Pháp mua, hình dáng kiểu mão thần thánh bên Ba Tư. Nụ cười của nàng công chúa là có thật, hiển hiện chớ nào phải ảo tưởng. Người Ba Tư từng thông hiếu với Ai Cập nên rành về thuật ướp xác... Và chiếc ghe mục nát chứng minh rất hùng biện một cổ tục về xin gió cầu mưa.

8. Tân há mồm, ngơ ngác trong chuyến du lịch quá xa xôi, ngược không gian mà anh là người đồng hành bất đắc dĩ với ông Quận trưởng.

Ông vỗ về để trấn tĩnh:

— Con hồ nghi lời bác sao? Thời xưa, các thương gia Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ đến tấp nập tại chân núi Ba Thê để mua bán với vua chúa. Nàng công chúa nọ từ ngoại quốc đến định cư, hoặc nàng là người bổn xứ nhưng chịu ảnh hưởng phong tục nước ngoài. Người ta chôn ở đấy để nàng trở thành nữ thần chứng giám các buổi lễ đua ghe, cầu mưa thuận gió hòa... Và chiếc cà rá của bác cho con xem hồi nãy thốt lên ý nghĩa đó với người đời sau, với những ai biết lắng nghe tiếng nói của sự tĩnh mịch...

Đầu óc của Tân đã bấn loạn càng bấn loạn thêm. Anh nghĩ đến sanh kế. Sáng nay, ngồi đây nghe ông Quận trưởng bàn tán về núi Ba Thê, tuy ở không, miễn dạy học nhưng anh vẫn được trả tiền! Điều quan trọng là viễn ảnh của việc dạy kèm trẻ tư gia: ông sẽ thâu dụng anh bao lâu nữa? Mỗi tháng trả dứt khoát bao nhiêu bạc? Một cử chỉ hớ hênh, một lời nói bất cẩn của anh rất có thể gây bất mãn cho ông trong lúc này. Anh tự nhủ: «Lời nói là bạc, im lặng là vàng... Nãy giờ mình nói hơi nhiều...».

Ông Quận trưởng đi tới lui, gật đầu rồi nghiêm mặt:

— Con cư ngụ tại vùng Sóc Sơn từ hồi mấy tuổi đến mấy tuổi? Con viếng núi Ba Thê bao nhiêu lần? Sông rạch, tên các xóm làng lân cận có gì đáng chú ý chăng? Nhứt định ngày nay còn nhiều bằng cớ xác nhận rằng chung quanh nấm mồ nàng công chúa, gần chiếc cà rá cổ kính của bác, xưa kia người địa phương thường bày cuộc lễ đua ghe, đảo võ cầu phong...

Cảm thấy mình khó bề giữ thái độ im lặng, Tân cau mày, vận dụng tất cả trí thông minh toan bịa ra một bằng cớ hữu lý để làm hài lòng ông Quận trưởng, cũng là để bảo vệ nồi cơm. Anh lẩm bẩm:

— Dạ thưa bác, thí dụ xác chiếc ghe đã mục nát, như bao nhiêu ao, vũng, rạch nhỏ ẩn hiện ở giữa ruộng, đầy cá tôm, lau sậy, cây tràm...

Vẻ mặt ông Quận trưởng chưa hẳn vui. Tuy vậy, ông cũng vỗ nhẹ vào vai Tân:

— Cám ơn con. Ta còn gặp nhau bàn bạc nhiều lần, hằng ngày ý nghĩa chiếc cà rá và nụ cười trên xác ướp nàng công chúa gây phấn khởi cho cuộc đời cô độc của bác, khi về hưu. Thôi, bây giờ bác đọc sách. Con xem qua tập vở của bé Hai, bé Ba rồi cả thầy trò cùng nghỉ giải trí, hoặc nghỉ luôn vì dường như đã mười giờ trưa rồi. Con cứ tự tiện...

8. Tân nhìn đồng hồ: 9 giờ 45 phút. Tuy hơi mệt vì cuộc điều tra thân ái nọ, anh thấy chưa đủ lý do để về nhà...
 
up cho em gấu lưới
thằng simp này
BdgiW7R.png
 
Trong case này tôi thấy nếu chết -> thành ma -> Tiếp tục cuộc sống đó dù sao vẫn là hạnh phúc hơn tán gia bại sản bỏ đi lang thang
ông kia là anh ruột người đã hại chết cô gái, nên cô ta đến để báo oán thôi
 
Tự nhiên gia đình người ta đang hạnh phúc, có là yêu quái mà sinh con đẻ cái sống hạnh phúc như vậy cũng đc, chết cũng cam lòng. Thầy pháp qua cứu gia đình người ta phát thành ra tán gia bại sản đi lang thang, ôi vcl thầy phá :))
đúng rồi, báo quá báo.
 
Ý là thớt này có 2 đầu truyện hả, đang đọc về ma mắm lại thành truyện khác?
 
Back
Top