Mấy cụ già khó tính ở Hà Nội

Em thề với các bác, em sống ở Hà Nội 30 năm rồi, nhưng vẫn méo thể đỡ được cách hành xử thượng đẳng, mất nết của mấy cụ già ở Hà Nội.

Trường hợp 1:
Em qua nhà người yêu đón ẻm đi chơi, đỗ cách cửa nhà một bà già tầm 1 mét.
Em cẩn thận tắt máy ngồi chờ người yêu. Bả bảo em:
  • Cháu ơi tắt máy đi không khói bụi vào nhà bác.
  • Dạ cháu tắt rồi mà bác ạ - Em trả lời
  • Cháu tắt máy rồi thì cháu bảo cháu tắt máy rồi việc gì phải ăn nói hỗn láo như thế?
Lúc đấy em kiểu ??? :D ???. Mình lúc đấy cũng kệ, chắc bà già nghe nhầm, rồi lái xe ra chỗ khác. Lúc đi ăn với người yêu, em có hỏi về bà đấy, thì người yêu em bảo bà đấy nổi tiếng là thích đi bắt nạt người khác trong cái xóm ấy, cả xóm chả ai ưa. Bả không phải bị nghe nhầm đâu mà bả cố tình nói thế để lên mặt.

Trường hợp 2:
Em đang đi giữa đường, ghé vào một quán rửa xe. Có một cụ già ngồi chỗ cái bình rửa xe. Em hỏi là bác ơi bác rửa xe đúng không ạ?
  • Đúng rồi cháu - Ông cụ nói dõng dạc
  • Thế bao nhiêu tiền một xe hả ông?
  • 200 nghìn một xe.
Em nghe xong lắc đầu tính đánh xe đi, thì anh chủ quán trong nhà chạy ra quát ông cụ:
- Ông vào trong nhà nằm đi, ngồi đây làm gì thế chắn hết khách?
Hóa ra ông cụ là bố của anh chủ quán, ngồi đấy hóng gió với chắc định kiếm chác thêm.

Trường hợp 3:
Bà này là bên nhà ngoại của bác trai em luôn, chuyên đi lấy tiền của nhà bác em, xong có hôm xuống quán phở ăn sáng.
Xuống không hiểu kiểu gì hét trong quán:
- Cho tao bát phở to nhất, nhiều thịt nhất.
Xong nhân viên đem ra thì hạch họe, nói này nói nọ, xong mắng chửi là quê ở đâu đấy, rồi bảo là tao là dân Hà Nội từ nhỏ tới lớn chưa thấy thể loại nhân viên nào như mày. Xong bác em may lúc đấy đi qua, thấy phải vào xin lỗi chủ quán, trả tiền rồi đưa bà cụ về nhà.

Và còn vân vân mây mây rất nhiều câu chuyện khác nữa.

Trước kia em cứ nghĩ là mấy câu chuyện đồn nhau của sinh viên lên HN học là người Hà Nội phân biệt với người ngoại tỉnh, mà em từ nhỏ tới lớn chưa tiếp xúc được với ai HN mà lại đi phân biệt cả. Nhưng ngẫm lại mấy bạn tỉnh ngoài đi thuê trọ, tiếp xúc với bộ phận người già, toàn mấy ông bà già cổ hủ, oái oăm, thì cái nhìn của họ với người dân thủ đô ắt hẳn cũng không khá lắm.

Các bác chia sẻ câu chuyện gặp mấy cụ già dẩm dớ đó, với cho em kinh nghiệm đối phó thế nào với. Có nên cương lại với mấy ông bà cụ dẩm dớ đấy không nhở?
Thôi thím ơi, tránh được thì tránh hoặc thím cứng thì chửi phủ đầu luôn, ở Hà Nội hoặc là nhịn hoặc là sẵn sàng combat để lần sau tránh nhau ra. Lạ lắm thím khùng điên lên thì bảo làm gì mà căng thế cháu, nhưng nhiều lúc xù lông nên cũng mệt lên tôi kệ mẹ!
 
Last edited:
Sinh ra và lớn lên ở HN, em khẳng định luôn là không phải cụ già nào cũng là thanh lịch nhé :v. Hỏi thành phần gia đình thì thượng vàng hạ cám, li hôn, con hỗn láo, nghiện ngập, vân vân mây mây.

Tóm lại là ở đâu cũng có người nọ người kia, không vơ đũa cả nắm được. Ng HN thanh lịch thì đúng là cần tối thiểu những điều kiện như thím trên kia comment. Còn không thì cũng chỉ là 1 ng dân bình thường, nhà ở trong ngõ, điều kiện thiếu thốn, chả hơn thôn quê là mấy đâu.
Fen ở quận nào đó, mình cũng ở HN từ nhỏ, khẳng định luôn là dân gốc Hà Nội không tự dưng được ví von với 2 dòng ca dao:
"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Nhìn chung 2 câu này để chỉ người phụ nữ thì nhẹ nhàng, thanh nhã - còn đàn ông thì Khiêm tốn và nhạy bén. Đa phần dân gốc HN ngày xưa vẫn nghèo như thường chứ ko phải mác địa chủ hay gì như mn vẫn thường nghĩ là phải giàu mới có cái khí chất đó. 2 câu trên thực chất là chỉ những ng ở HN rất tri thức, kể cả không giàu cũng phải có cái khí chất đặc trưng của người Tràng An là "giản dị, thanh lịch, khiêm tốn"

- Hiện nay ở Hà Nội thì số lượng dân gốc có khi còn chả quá 5% dân số hiện nay. vì những ng Hà Nội khi văn hoá hội nhập mở tầm những năm 1995- 2000 trở đi họ có quá nhiều lợi thế để thành công ở những khu vực khác nên giờ đa phần là hưởng thụ an nhàn ở chỗ khác r. HN giờ quá sô bồ với những ng như thế nên mấy fen chỉ gặp nhiều ng sống tại HN nhưng mà là:
  • Khu khác chuyển đến
  • Lấy ck/vk gốc ở HN
  • Con cháu trong nhà thành công về kinh tế nên mua đất/ nhà ở HN và qua HN ở.
Với lý do trên thì các thím dễ gặp ti tỉ trường hợp ko được như ý là đúng r.

Người già mình tiếp xúc nhiều thì thấy những ai là Hà Nội chuẩn hoặc mình biết cách ứng xử thì chả gặp tình huống hãm bao giờ họ có thể nói gay gắt khi mới gặp mình nhưng mình trả lời sao để ngay từ câu thứ 2-3 là họ có thể thay đổi thái độ được r. Ngay từ nhỏ mình đã được cụ/ông cho đi và dạy ở HN cũng có nét văn hoá đặc thù riêng ở từng quận/Phường tại HN rồi, giao tiếp với người khác là mình phải chỉn chu, nói chuyện dựa trên phong tục của riêng khu đó thì mới dễ hài hoà được.
  • Quận Ba Đình: đa phần là tri thức hoặc cán bộ -> nói chuyện kiểu ngắn gọn, nói bóng gió chút để họ thấy mình là tri thức sẽ dễ gần
  • Tây Hồ, Long Biên, Thanh Xuân: 3 khu này trước đều là làm nông là nhiều. -> nói chuyện dùng nhiều kính ngữ và hơi hướng nhờ vả họ sẽ tốt.
  • Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm: đặc khu kinh tế (nhiều nhà máy hoặc dân tứ xứ đến nhất) -> Thập cẩm mình ít qua mấy khu này nên ko gặp mấy.
Mỗi nơi nhỏ tại Hn lại là 1 trạng thái xã hội thu nhỏ. mình để ý chút và linh hoạt trong lời nói của mình tôi nghĩ chả bao h phải gặp mấy quả hãm như thớt tả.

Nói chung cũng ko nên quá bức xúc với những bô lão ko được đáng kính thì mình có thể chọn đến những nơi thoải mái hơn. Thím nào xa nhà ít gặp ng lớn hoặc tìm chỗ có đông các cụ để giao lưu có thể qua khu nhà mình ở Tây Hồ, mình dắt đi mấy khu vực đông ng Hà Nội chuẩn gốc để thấy chuẩn cái tâm thái An yên, Bình An của những người con Tràng An vẫn đang duy trì cái văn hoá đẹp đẽ ở đất HN này nhé. Chống chỉ định ae sống nội tâm hoặc tự kỉ nhẹ vì những ng như thế thường đã chậm với xã hội bây h mà tham gia các nhóm mấy cụ như vây sẽ bị sợ ra ngoài, cảm giác 1 phần nào đó ko muốn ra xã hội xô bồ nữa.
 
Fen ở quận nào đó, mình cũng ở HN từ nhỏ, khẳng định luôn là dân gốc Hà Nội không tự dưng được ví von với 2 dòng ca dao:
"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Nhìn chung 2 câu này để chỉ người phụ nữ thì nhẹ nhàng, thanh nhã - còn đàn ông thì Khiêm tốn và nhạy bén. Đa phần dân gốc HN ngày xưa vẫn nghèo như thường chứ ko phải mác địa chủ hay gì như mn vẫn thường nghĩ là phải giàu mới có cái khí chất đó. 2 câu trên thực chất là chỉ những ng ở HN rất tri thức, kể cả không giàu cũng phải có cái khí chất đặc trưng của người Tràng An là "giản dị, thanh lịch, khiêm tốn"

- Hiện nay ở Hà Nội thì số lượng dân gốc có khi còn chả quá 5% dân số hiện nay. vì những ng Hà Nội khi văn hoá hội nhập mở tầm những năm 1995- 2000 trở đi họ có quá nhiều lợi thế để thành công ở những khu vực khác nên giờ đa phần là hưởng thụ an nhàn ở chỗ khác r. HN giờ quá sô bồ với những ng như thế nên mấy fen chỉ gặp nhiều ng sống tại HN nhưng mà là:
  • Khu khác chuyển đến
  • Lấy ck/vk gốc ở HN
  • Con cháu trong nhà thành công về kinh tế nên mua đất/ nhà ở HN và qua HN ở.
Với lý do trên thì các thím dễ gặp ti tỉ trường hợp ko được như ý là đúng r.

Người già mình tiếp xúc nhiều thì thấy những ai là Hà Nội chuẩn hoặc mình biết cách ứng xử thì chả gặp tình huống hãm bao giờ họ có thể nói gay gắt khi mới gặp mình nhưng mình trả lời sao để ngay từ câu thứ 2-3 là họ có thể thay đổi thái độ được r. Ngay từ nhỏ mình đã được cụ/ông cho đi và dạy ở HN cũng có nét văn hoá đặc thù riêng ở từng quận/Phường tại HN rồi, giao tiếp với người khác là mình phải chỉn chu, nói chuyện dựa trên phong tục của riêng khu đó thì mới dễ hài hoà được.
  • Quận Ba Đình: đa phần là tri thức hoặc cán bộ -> nói chuyện kiểu ngắn gọn, nói bóng gió chút để họ thấy mình là tri thức sẽ dễ gần
  • Tây Hồ, Long Biên, Thanh Xuân: 3 khu này trước đều là làm nông là nhiều. -> nói chuyện dùng nhiều kính ngữ và hơi hướng nhờ vả họ sẽ tốt.
  • Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm: đặc khu kinh tế (nhiều nhà máy hoặc dân tứ xứ đến nhất) -> Thập cẩm mình ít qua mấy khu này nên ko gặp mấy.
Mỗi nơi nhỏ tại Hn lại là 1 trạng thái xã hội thu nhỏ. mình để ý chút và linh hoạt trong lời nói của mình tôi nghĩ chả bao h phải gặp mấy quả hãm như thớt tả.

Nói chung cũng ko nên quá bức xúc với những bô lão ko được đáng kính thì mình có thể chọn đến những nơi thoải mái hơn. Thím nào xa nhà ít gặp ng lớn hoặc tìm chỗ có đông các cụ để giao lưu có thể qua khu nhà mình ở Tây Hồ, mình dắt đi mấy khu vực đông ng Hà Nội chuẩn gốc để thấy chuẩn cái tâm thái An yên, Bình An của những người con Tràng An vẫn đang duy trì cái văn hoá đẹp đẽ ở đất HN này nhé. Chống chỉ định ae sống nội tâm hoặc tự kỉ nhẹ vì những ng như thế thường đã chậm với xã hội bây h mà tham gia các nhóm mấy cụ như vây sẽ bị sợ ra ngoài, cảm giác 1 phần nào đó ko muốn ra xã hội xô bồ nữa.

Nói ít thôi.

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Là kể về số ít những người Tràng An được Lý Công Uẩn mang từ Hoa Lư Ninh Bình về đất Đại La nay là Hà Nội trong cuộc dời đô. Đó là tầng lớp tinh hoa thức trí thức cao từ đất cố đô Hoa Lư. Chứ chẳng liên quan gì tới Hà Nội mà các ông giờ phân chia quận này quận kia. Nhận vơ là giỏi. Hà Nội chưa bao giờ có tên là Tràng An.
 
Thôi thím ơi, tránh được thì tránh hoặc thím cứng thì chửi phủ đầu luôn, ở Hà Nội hoặc là nhịn hoặc là sẵn sàng combat để lần sau tránh nhau ra. Lạ lắm thím khùng điên lên thì bảo làm gì mà căng thế cháu, nhưng nhiều lúc xù lông lên cũng mệt lên tôi kệ mẹ!
Sống ở đất hn có vẻ mệt mỏi quá thím 😂
 
Nói chung ở đâu cũng thế thôi, tôi đi nhiều ở VN, Á Âu đủ kiểu. Ở đâu cũng có người già kỳ quặc.

Người già người ta thường đã tích luỹ kinh nghiệm, văn hoá sống cả đời, và đó là cái tôi rất lớn. Nó không bắt kịp được với lối suy nghĩ mới, thay đổi của xã hội... đến con cái họ còn không chịu nổi không sống chung nổi nói gì người ngoài. Kệ mẹ đi.
 
  • Quận Ba Đình: đa phần là tri thức hoặc cán bộ -> nói chuyện kiểu ngắn gọn, nói bóng gió chút để họ thấy mình là tri thức sẽ dễ gần
  • Tây Hồ, Long Biên, Thanh Xuân: 3 khu này trước đều là làm nông là nhiều. -> nói chuyện dùng nhiều kính ngữ và hơi hướng nhờ vả họ sẽ tốt.
má ơi, nói chuyện với người dưng nước lã mà sao phải phải khúm núm bóng gió nhờ vả vậy trời??
 
Sống ở đất hn có vẻ mệt mỏi quá thím 😂
Cũng không đến mức đấy, như xóm tôi có ông cứ chửi bới cả ngày nhưng mình gặp lần nào chào ông lần đấy cũng không thấy bác có thái độ gì với mình, nhưng cũng có những ông chán thật bữa cơm cứ đứng cửa nhìn chằm chằm vào nhà rồi thi thoảng lại nhòm ngó như công an, chán lắm bác, nhưng không lẽ mỗi lần lại chuyển nhà!
Ngược lại cũng có các anh chị cực tốt bác, con tôi mới đẻ hai vk ck chưa biết tắm cho con bác hàng xóm sang tắm hộ mấy lần, rồi nhà tôi có người đi viện các bác cũng sang thăm hỏi han, cảm động rơi nước mắt bác.
 
HN gốc không có nghĩa ai cũng thanh lịch. Mặc dù đều là HN gốc nhưng hiển nhiên bạn không thể đòi hỏi dân buôn bán chợ búa thanh lịch được. Phải nhìn từ nguồn gốc, dân mà làm nên cái tiếng HN thanh lịch ngày xưa đại đa số thuộc thành phần nào: quan lại, trí thức, tiểu tư sản, tư sản.

Và các thành phần này sau khi nhìn thấy chính quyền công nông họ sẽ nghĩ gì, lại trải qua nhiều cú biến động cải tạo nữa thì họ sẽ càng nghĩ gì. Và thế là họ rời khỏi HN thôi, với điều kiện kinh tế, ngoại ngữ có sẵn, điều kiện xuất cảnh dễ dàng vào thời xưa nên họ đi gần hết. Số gốc quan lại, trí thức, tư sản còn ở lại cực ít và từ đó sự thanh lịch mất đi là điều đương nhiên.
 
Tôi thấy mấy cụ già ở quê gốc tôi trên Phú Thọ với Yên Bái dễ thương lắm, mà hồ hởi tốt tính thích giúp đỡ người khác, chẳng bắt nạt ai bao giờ. Con cháu, hàng xóm lúc nào cũng tụ tập đông nườm nượp, không như mấy cụ trên phố toàn bị cô lập.
thời gian ở đâu lâu thì tiếp xúc nh người thôi fen. chứ đâu bâyh chẳng thế :confuse:
còn k muốn tiếp xúc nhiều thì cứ ở chung cư ấy đỡ phải hàng xóm
 
Em thề với các bác, em sống ở Hà Nội 30 năm rồi, nhưng vẫn méo thể đỡ được cách hành xử thượng đẳng, mất nết của mấy cụ già ở Hà Nội.

Trường hợp 1:
Em qua nhà người yêu đón ẻm đi chơi, đỗ cách cửa nhà một bà già tầm 1 mét.
Em cẩn thận tắt máy ngồi chờ người yêu. Bả bảo em:
  • Cháu ơi tắt máy đi không khói bụi vào nhà bác.
  • Dạ cháu tắt rồi mà bác ạ - Em trả lời
  • Cháu tắt máy rồi thì cháu bảo cháu tắt máy rồi việc gì phải ăn nói hỗn láo như thế?
Lúc đấy em kiểu ??? :D ???. Mình lúc đấy cũng kệ, chắc bà già nghe nhầm, rồi lái xe ra chỗ khác. Lúc đi ăn với người yêu, em có hỏi về bà đấy, thì người yêu em bảo bà đấy nổi tiếng là thích đi bắt nạt người khác trong cái xóm ấy, cả xóm chả ai ưa. Bả không phải bị nghe nhầm đâu mà bả cố tình nói thế để lên mặt.

Trường hợp 2:
Em đang đi giữa đường, ghé vào một quán rửa xe. Có một cụ già ngồi chỗ cái bình rửa xe. Em hỏi là bác ơi bác rửa xe đúng không ạ?
  • Đúng rồi cháu - Ông cụ nói dõng dạc
  • Thế bao nhiêu tiền một xe hả ông?
  • 200 nghìn một xe.
Em nghe xong lắc đầu tính đánh xe đi, thì anh chủ quán trong nhà chạy ra quát ông cụ:
- Ông vào trong nhà nằm đi, ngồi đây làm gì thế chắn hết khách?
Hóa ra ông cụ là bố của anh chủ quán, ngồi đấy hóng gió với chắc định kiếm chác thêm.

Trường hợp 3:
Bà này là bên nhà ngoại của bác trai em luôn, chuyên đi lấy tiền của nhà bác em, xong có hôm xuống quán phở ăn sáng.
Xuống không hiểu kiểu gì hét trong quán:
- Cho tao bát phở to nhất, nhiều thịt nhất.
Xong nhân viên đem ra thì hạch họe, nói này nói nọ, xong mắng chửi là quê ở đâu đấy, rồi bảo là tao là dân Hà Nội từ nhỏ tới lớn chưa thấy thể loại nhân viên nào như mày. Xong bác em may lúc đấy đi qua, thấy phải vào xin lỗi chủ quán, trả tiền rồi đưa bà cụ về nhà.

Và còn vân vân mây mây rất nhiều câu chuyện khác nữa.

Trước kia em cứ nghĩ là mấy câu chuyện đồn nhau của sinh viên lên HN học là người Hà Nội phân biệt với người ngoại tỉnh, mà em từ nhỏ tới lớn chưa tiếp xúc được với ai HN mà lại đi phân biệt cả. Nhưng ngẫm lại mấy bạn tỉnh ngoài đi thuê trọ, tiếp xúc với bộ phận người già, toàn mấy ông bà già cổ hủ, oái oăm, thì cái nhìn của họ với người dân thủ đô ắt hẳn cũng không khá lắm.

Các bác chia sẻ câu chuyện gặp mấy cụ già dẩm dớ đó, với cho em kinh nghiệm đối phó thế nào với. Có nên cương lại với mấy ông bà cụ dẩm dớ đấy không nhở?
Nói tóm lại là các cụ tuy khó tính nhưng các cụ sống tình cảm phết đấy, chỉ là cái miệng của các cụ chất phát nên nhiều lúc cũng hay chửi đổng lên lắm
 
Vì thế nên tôi đi với ny hay bị kêu là nói chuyện ko có chủ ngữ vị ngữ, nhất là với các thành phần bảo vệ, ông bà già kiểu như trong bài. Vì mình chỉ cần nhún 1 cái là người ta lăm lăm trèo lên cổ mình ngồi ngay

Chuẩn rồi đấy fen :LOL: Cụ 1 nhà hồ Tây, cụ 2 nhà Kim Ngưu, cụ 3 nhà Lò Đúc. Toàn mấy cụ trên phố mới có cái kiểu thượng đẳng như thế chứ :D Mấy cụ giữa lòng phố cổ còn ố dề hơn cơ mà mình không lên đấy chơi nhiều nên không tiếp xúc, chỉ nghe kể.

Khu đấy cũng toàn dân lao động chứ có phải khu cốp to gì đâu. Mà đừng nói đến mạn xa xa như thế, vào phố cổ thì cũng toàn dân chợ búa buôn bán thôi, chửi còn dẻo mồm hơn
 
Em thề với các bác, em sống ở Hà Nội 30 năm rồi, nhưng vẫn méo thể đỡ được cách hành xử thượng đẳng, mất nết của mấy cụ già ở Hà Nội.

Trường hợp 1:
Em qua nhà người yêu đón ẻm đi chơi, đỗ cách cửa nhà một bà già tầm 1 mét.
Em cẩn thận tắt máy ngồi chờ người yêu. Bả bảo em:
  • Cháu ơi tắt máy đi không khói bụi vào nhà bác.
  • Dạ cháu tắt rồi mà bác ạ - Em trả lời
  • Cháu tắt máy rồi thì cháu bảo cháu tắt máy rồi việc gì phải ăn nói hỗn láo như thế?
Lúc đấy em kiểu ??? :D ???. Mình lúc đấy cũng kệ, chắc bà già nghe nhầm, rồi lái xe ra chỗ khác. Lúc đi ăn với người yêu, em có hỏi về bà đấy, thì người yêu em bảo bà đấy nổi tiếng là thích đi bắt nạt người khác trong cái xóm ấy, cả xóm chả ai ưa. Bả không phải bị nghe nhầm đâu mà bả cố tình nói thế để lên mặt.

Trường hợp 2:
Em đang đi giữa đường, ghé vào một quán rửa xe. Có một cụ già ngồi chỗ cái bình rửa xe. Em hỏi là bác ơi bác rửa xe đúng không ạ?
  • Đúng rồi cháu - Ông cụ nói dõng dạc
  • Thế bao nhiêu tiền một xe hả ông?
  • 200 nghìn một xe.
Em nghe xong lắc đầu tính đánh xe đi, thì anh chủ quán trong nhà chạy ra quát ông cụ:
- Ông vào trong nhà nằm đi, ngồi đây làm gì thế chắn hết khách?
Hóa ra ông cụ là bố của anh chủ quán, ngồi đấy hóng gió với chắc định kiếm chác thêm.

Trường hợp 3:
Bà này là bên nhà ngoại của bác trai em luôn, chuyên đi lấy tiền của nhà bác em, xong có hôm xuống quán phở ăn sáng.
Xuống không hiểu kiểu gì hét trong quán:
- Cho tao bát phở to nhất, nhiều thịt nhất.
Xong nhân viên đem ra thì hạch họe, nói này nói nọ, xong mắng chửi là quê ở đâu đấy, rồi bảo là tao là dân Hà Nội từ nhỏ tới lớn chưa thấy thể loại nhân viên nào như mày. Xong bác em may lúc đấy đi qua, thấy phải vào xin lỗi chủ quán, trả tiền rồi đưa bà cụ về nhà.

Và còn vân vân mây mây rất nhiều câu chuyện khác nữa.

Trước kia em cứ nghĩ là mấy câu chuyện đồn nhau của sinh viên lên HN học là người Hà Nội phân biệt với người ngoại tỉnh, mà em từ nhỏ tới lớn chưa tiếp xúc được với ai HN mà lại đi phân biệt cả. Nhưng ngẫm lại mấy bạn tỉnh ngoài đi thuê trọ, tiếp xúc với bộ phận người già, toàn mấy ông bà già cổ hủ, oái oăm, thì cái nhìn của họ với người dân thủ đô ắt hẳn cũng không khá lắm.

Các bác chia sẻ câu chuyện gặp mấy cụ già dẩm dớ đó, với cho em kinh nghiệm đối phó thế nào với. Có nên cương lại với mấy ông bà cụ dẩm dớ đấy không nhở?
thấy kể toàn người già rồi lẫn. có mỗi bà đầu tiên tính nết thế thôi
 
Vì thế nên tôi đi với ny hay bị kêu là nói chuyện ko có chủ ngữ vị ngữ, nhất là với các thành phần bảo vệ, ông bà già kiểu như trong bài. Vì mình chỉ cần nhún 1 cái là người ta lăm lăm trèo lên cổ mình ngồi ngay



Khu đấy cũng toàn dân lao động chứ có phải khu cốp to gì đâu. Mà đừng nói đến mạn xa xa như thế, vào phố cổ thì cũng toàn dân chợ búa buôn bán thôi, chửi còn dẻo mồm hơn
Nói thật là cái kiểu nói chuyện trống không, k chủ ngữ vị ngữ thiếu tôn trọng người khác VL
Còn lên đây mà tự hào bị người khác nói =}}
 
Tôi ở HN còn ko chịu đc nữa là :) lên đến chung cư còn nói kiểu "ơ cái thằng gặp hàng xóm ko chào 1 câu", tôi mới bảo "quen thuộc gì mà chào".

Ảo tưởng.
Thua :LOL:
Nói ít thôi.

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Là kể về số ít những người Tràng An được Lý Công Uẩn mang từ Hoa Lư Ninh Bình về đất Đại La nay là Hà Nội trong cuộc dời đô. Đó là tầng lớp tinh hoa thức trí thức cao từ đất cố đô Hoa Lư. Chứ chẳng liên quan gì tới Hà Nội mà các ông giờ phân chia quận này quận kia. Nhận vơ là giỏi. Hà Nội chưa bao giờ có tên là Tràng An.
Tôi cũng có nhận tên Tràng An -> Hà Nội đâu mà xù lông lên thế. Thím thể hiện học thức cđg ở đây. Tôi nói rất rõ là được ví von theo. Cái nên được trao đổi ở topic là những trải nghiệm, những góc nhìn khác nhau để mn có thêm góc nhìn đơn giản là vậy, Ở đâu mà chả có ng này người kia. cái việc phân chia quận này quận nọ thì bản chất nó là như vậy còn gì. nếu giống nhau sao HN - HCM - Đà Nẵng ko giống nhau mà mỗi nơi có 1 nét văn hoá do tập thể những người sống tại đó tạo nên. Ý của tôi là ở mỗi khu như ngày trước ko đa dạng ngành nghề nhiều khu "phường, QUận" mà 90% làm nghề giống nhau thì trình độ cũng ko vênh nhau nhiều -> tạo ra tính cách-> cách sống, nc ko giống nhau ah,
má ơi, nói chuyện với người dưng nước lã mà sao phải phải khúm núm bóng gió nhờ vả vậy trời??
- Ah ko đến mức phải khúm núm thím ơi. Nó chỉ là cách hành sử khéo hơn 1 chút thôi mà. nó nằm ở giữa cái ranh giới "khéo léo - thảo mai" đó:

VD nhé: tôi qua nhà thím chơi lần đầu, Tôi giàu hơn hẳn thím đi, ngày trước khi nói chuyện với những người học thức/ kinh tế hơn họ thường ngại và nc ko được tự nhiên, tôi quý thím và muốn nâng cấp mối quan hệ này, thì đầu buổi hoặc cuối buổi trong câu truyện tôi nhờ thím cho mượn bộ cưa/búa hoặc nhờ thím sang sửa hộ cái gì nhỏ nhặt để có cớ giao lưu., thím cả tôi cũng đều hoan hỉ mà nâng cấp mối quan hệ này.
 
Thua :LOL:

Tôi cũng có nhận tên Tràng An -> Hà Nội đâu mà xù lông lên thế. Thím thể hiện học thức cđg ở đây. Tôi nói rất rõ là được ví von theo. Cái nên được trao đổi ở topic là những trải nghiệm, những góc nhìn khác nhau để mn có thêm góc nhìn đơn giản là vậy, Ở đâu mà chả có ng này người kia. cái việc phân chia quận này quận nọ thì bản chất nó là như vậy còn gì. nếu giống nhau sao HN - HCM - Đà Nẵng ko giống nhau mà mỗi nơi có 1 nét văn hoá do tập thể những người sống tại đó tạo nên. Ý của tôi là ở mỗi khu như ngày trước ko đa dạng ngành nghề nhiều khu "phường, QUận" mà 90% làm nghề giống nhau thì trình độ cũng ko vênh nhau nhiều -> tạo ra tính cách-> cách sống, nc ko giống nhau ah,

- Ah ko đến mức phải khúm núm thím ơi. Nó chỉ là cách hành sử khéo hơn 1 chút thôi mà. nó nằm ở giữa cái ranh giới "khéo léo - thảo mai" đó:

VD nhé: tôi qua nhà thím chơi lần đầu, Tôi giàu hơn hẳn thím đi, ngày trước khi nói chuyện với những người học thức/ kinh tế hơn họ thường ngại và nc ko được tự nhiên, tôi quý thím và muốn nâng cấp mối quan hệ này, thì đầu buổi hoặc cuối buổi trong câu truyện tôi nhờ thím cho mượn bộ cưa/búa hoặc nhờ thím sang sửa hộ cái gì nhỏ nhặt để có cớ giao lưu., thím cả tôi cũng đều hoan hỉ mà nâng cấp mối quan hệ này.

Ngày xưa người ta chỉ luẩn quẩn ở cái luỹ tre với tầm nhìn hạn hẹp mới nói cái câu Không đâu thanh lịch cũng người Tràng An, bởi vì câu nói đó không nói về người Hà Nội (bởi thêm cái thiếu hiểu biết nữa). Đi nhiều rồi mới biết Đà Nẵng, Sài Gòn thanh lịch, văn minh không kém, chưa nói tới phần hơn. Thậm chí người Đà Nẵng còn giữ được cốt cách đó đến bây giờ chứ không thèm ngồi đó phân biệt Đà Nẵng gốc với không gốc kìa. Tôi ở HN 3 đời rồi nhé ;)) còn đời thứ 4 ko biết.

Câu "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" là tự do mấy ông bà ngoài này nghĩ ra tự khen mình chứ ai khen.
 
vl nhỉ, Vn nghèo mà vẫn có kiểu thưởng đẳng phân biệt tỉnh lẻ ntn á
Thường là tỉnh lẻ phân biệt tỉnh lẻ nhé, Hoặc Tỉnh lẻ phân biệt chính Hà Nội nhé thím. Đóng cái mác Hà Nội. đi xin việc tay chân xem bị khinh như gì, Tôi ko ác cảm với tỉnh khác bao giờ, thậm chí chơi thân với nhiều ace ở các tỉnh khác nhau nhưng thực tế thường nó phũ phàng lắm:

  • Em tôi đi học bóng đá chuyên nghiệp vì là dân HN nên khi học nội trú bị các bạn đánh và bắt nạt như flim Hàn. Mình lên dằn mặt mấy đứa "chả đánh cái nào" thì phụ huynh bọn nó vô hùa báo cậy HN có tiền bắt nạt dân tỉnh.
  • Hàng xóm có cu em trai gốc HN học kém đi nghĩa vụ bị các bạn ở tỉnh quây đánh đến ngớ ngẩn chỉ kịp gọi điện về kêu cứu được 1 cuộc đt xong ng nhà nên đón vì bị đánh có dấu hiệu thần kinh ko bình thường, về 2 tháng thì hẹo vì trời nắng hâm hâm đi ra hồ
Cũng không đến mức đấy, như xóm tôi có ông cứ chửi bới cả ngày nhưng mình gặp lần nào chào ông lần đấy cũng không thấy bác có thái độ gì với mình, nhưng cũng có những ông chán thật bữa cơm cứ đứng cửa nhìn chằm chằm vào nhà rồi thi thoảng lại nhòm ngó như công an, chán lắm bác, nhưng không lẽ mỗi lần lại chuyển nhà!
Ngược lại cũng có các anh chị cực tốt bác, con tôi mới đẻ hai vk ck chưa biết tắm cho con bác hàng xóm sang tắm hộ mấy lần, rồi nhà tôi có người đi viện các bác cũng sang thăm hỏi han, cảm động rơi nước mắt bác.
Hàng xóm đôi khi chỉ cần lời chào, lâu lâu gặp nhận ra nhau là vui, Đến khi có chuyện có mặt giúp đỡ mới thấy chân quý vì nhà có đông ace đến mức nào thì lúc khẩn cấp thì hàng xóm mới có thể giúp đỡ được mình nhanh nhất. Giờ ở khu nhà tôi vẫn còn văn hoá mấy nhà hàng xóm tụ tập xem Euro, nc tình cảm, mình đi làm xa đâu đó vài ngày vẫn thấy yên tâm.
 
Tôi ở HN còn ko chịu đc nữa là :) lên đến chung cư còn nói kiểu "ơ cái thằng gặp hàng xóm ko chào 1 câu", tôi mới bảo "quen thuộc gì mà chào".

Ảo tưởng.
Ừa bố tôi cũng thế fen ạ, ở chung cư đi thang máy thấy có thằng cu tuổi sinh viên đứng cùng mà không chào, chả quen biết gì, cũng chả biết ở đâu, còn chả biết nó có phải người chung cư này không. Xong về nhà cứ phàn nàn là bọn trẻ thời nay bất kính, thấy người già đứng trong thang máy mà chả chào gì cả :LOL:
 
Back
Top