Mấy thím kinh tế trả lời giúp em

bricks on the wall

Senior Member
Kinh doanh nguồn gốc là từ tình thương hay là do nhu cầu của con người. Em hỏi là vì có người nói với em là kinh doanh bản chất từ xưa là do từ tình thương dựa trên nỗi đau của con người, nên ngta mới tạo ra kinh doanh, sản xuất để con người có được những thứ tốt hơn. Ví dụ thằng bé đó đi đến trường ko có xe đạp, thì ngta thấy tội nó nên mới nghĩ ra là có chiếc xe gì thì nó sẽ đỡ phải tốn sức hơn. Như vậy thì đúng k ta ? Em k học kte nhưng e nghĩ kinh doanh là việc tạo ra nhu cầu, tìm nhu cầu rồi bán giải pháp chứ nhỉ. Ai học kinh tế giáo trình có nói cái này ko ?
Sao nhiều fen gạch thế :angry:
 
Last edited:
Kinh doanh nguồn gốc là từ tình thương hay là do nhu cầu của con người. Em hỏi là vì có người nói với em là kinh doanh bản chất từ xưa là do từ tình thương dựa trên nỗi đau của con người, nên ngta mới tạo ra kinh doanh, sản xuất để con người có được những thứ tốt hơn. Ví dụ thằng bé đó đi đến trường ko có xe đạp, thì ngta thấy tội nó nên mới nghĩ ra là có chiếc xe gì thì nó sẽ đỡ phải tốn sức hơn. Như vậy thì đúng k ta ? Em k học kte nhưng e nghĩ kinh doanh là việc tạo ra nhu cầu, tìm nhu cầu rồi bán giải pháp chứ nhỉ. Ai học kinh tế giáo trình có nói cái này ko ?
Nguyên lý chắc dựa trên việc sản xuất hàng hóa rồi trao đổi cho nhau chứ, hình như nhắc trong Nguyên lý chủ nghĩa Mác rồi mà nhỉ :nosebleed:
 
Nguyên lý chắc dựa trên việc sản xuất hàng hóa rồi trao đổi cho nhau chứ, hình như nhắc trong Nguyên lý chủ nghĩa Mác rồi mà nhỉ :nosebleed:
thì cũng là từ nhu cầu chứ. Có nhu cầu ông này muốn mua cái này, bà kia muốn lấy cái kia trao đổi qua lại. Rồi từ từ mới làm nhiều ra hàng hóa để đổi lấy mấy cái khác
 
Dùng não suy nghĩ là ra thôi
mình k học kinh tế nên cũng k biết như nào nên k phản biện được. Mà nghe kinh doanh mà xuất phát từ tình thương thì kỳ quá. Nó nói như ông sư ổng có cần tiền tài gì đâu, ổng đi dạy kinh cho ngta r ngta cho ổng của cải, đồ ăn, nhà ở. Vậy thì từ đó ổng là muốn giúp cho người ta tu tập mà ngta cho ổng mấy cái kia
 
Kinh doanh nguồn gốc là từ tình thương hay là do nhu cầu của con người. Em hỏi là vì có người nói với em là kinh doanh bản chất từ xưa là do từ tình thương dựa trên nỗi đau của con người, nên ngta mới tạo ra kinh doanh, sản xuất để con người có được những thứ tốt hơn. Ví dụ thằng bé đó đi đến trường ko có xe đạp, thì ngta thấy tội nó nên mới nghĩ ra là có chiếc xe gì thì nó sẽ đỡ phải tốn sức hơn. Như vậy thì đúng k ta ? Em k học kte nhưng e nghĩ kinh doanh là việc tạo ra đáp ứng nhu cầu, thoả mãn nhu cầu rồi bán giải pháp phù hợp chứ nhỉ. Ai học kinh tế giáo trình có nói cái này ko ?

Thế nhé.
 
Tôi học kinh tế luật, có thể tloi thím tóm tắt dễ hiểu thế này, kd là kết hợp giữa nhu cầu con người theo như tháp Maslow và chủ nghĩa Mác ( vật chất qđ ý thức)
 
Kinh doanh nguồn gốc là từ tình thương hay là do nhu cầu của con người. Em hỏi là vì có người nói với em là kinh doanh bản chất từ xưa là do từ tình thương dựa trên nỗi đau của con người, nên ngta mới tạo ra kinh doanh, sản xuất để con người có được những thứ tốt hơn. Ví dụ thằng bé đó đi đến trường ko có xe đạp, thì ngta thấy tội nó nên mới nghĩ ra là có chiếc xe gì thì nó sẽ đỡ phải tốn sức hơn. Như vậy thì đúng k ta ? Em k học kte nhưng e nghĩ kinh doanh là việc tạo ra nhu cầu, tìm nhu cầu rồi bán giải pháp chứ nhỉ. Ai học kinh tế giáo trình có nói cái này ko ?
Nguồn gốc của kinh doanh là từ nhu cầu trao đổi hàng hoá của con người. Khi con người tạo nên cộng đồng thì một người không phải làm tất cả mọi việc từ kiếm ăn đến xây dựng nữa, mà công việc sẽ phân chia, mỗi người làm một việc cụ thể, từ đấy sinh ra việc trao đổi hàng hoá. Người săn bắn thì đổi thịt lấy gạo, còn người trồng lúa thì đổi gạo lấy thịt, rồi dần dần sinh ra tiền mặt là thứ trao đổi trung gian. Kinh doanh là thứ sinh ra bởi nhu cầu của con người.
 
Kinh doanh nguồn gốc là từ tình thương hay là do nhu cầu của con người. Em hỏi là vì có người nói với em là kinh doanh bản chất từ xưa là do từ tình thương dựa trên nỗi đau của con người, nên ngta mới tạo ra kinh doanh, sản xuất để con người có được những thứ tốt hơn. Ví dụ thằng bé đó đi đến trường ko có xe đạp, thì ngta thấy tội nó nên mới nghĩ ra là có chiếc xe gì thì nó sẽ đỡ phải tốn sức hơn. Như vậy thì đúng k ta ? Em k học kte nhưng e nghĩ kinh doanh là việc tạo ra nhu cầu, tìm nhu cầu rồi bán giải pháp chứ nhỉ. Ai học kinh tế giáo trình có nói cái này ko ?
Thạch Sùng hồi xưa biết sắp có lũ to nên gom gạo về bán lại cho dân.... thương nghĩ cho dân ghê :doubt:
 
Mẹ thế mà thằng đó nó nói kinh doanh bản chất là từ tình thương, lấy ví dụ ông sư các kiểu. Dm học kte gì mà phát biểu về kinh doanh kiểu đó
 
Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá.
VD ông sư cũng sai vì dân có nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng thờ cúng nên sư cọ lập đền chùa để đáp ứng nhu cầu đó.
 
Mẹ thế mà thằng đó nó nói kinh doanh bản chất là từ tình thương, lấy ví dụ ông sư các kiểu. Dm học kte gì mà phát biểu về kinh doanh kiểu đó
Kinh doanh mà bắt nguồn từ tình thương chắc có mỗi đa cấp với BĐS thôi, thấy thằng con bán mãi đéo được hàng hay căn nhà, sợ con bị đuổi ông bà già hay cô dì chú bác mua đồ dùm.
 
Nhớ có đọc Adam Smith nói: Ta không chờ đợi buổi cơm tối của mình từ lòng tốt của người bán thịt, bán bia hay bán bánh mì mà từ sự chăm chút họ dành cho quyền lợi của họ. Ta không kêu gọi lòng nhân từ của họ nhưng đến tính ích kỉ của họ và ta không bao giờ nói với họ về những nhu cầu của mình mà luôn luôn về điều có lợi cho họ
 
Kinh doanh chả bằng tình thương thì sao.
Không thấy Trung Quốc xây mấy kho sát biên phát là 1 loạt tiểu tiện thương, đại tiện thương vào hô hào tinh thần yêu nước, ủng hộ kinh tế cho con buôn cũng là phát triển kinh tế nước nhà, cho người dân à. Quá nhân văn :haha:
 
ông kia hiểu sai vấn đề!
Kinh doanh xuất phát từ việc trao đổi hàng hóa, cung cầu của con người, tôi cần phương tiện di chuyển thì anh bán tôi xe đạp, xe ô tô, xe máy... đó là cung cầu. Tôi có gạo, anh có vải, tôi còn vải để may đồ, anh cần gạo để ăn, tôi với anh trao đổi sao cho tôi và anh thấy phù hợp cho cả 2 đó là trao đổi...
Còn tình thương ông kia nói là phát minh, sáng chế hay kiến tạo. Thấy con người tạo ra lửa người khó khăn, người ta tạo ra bật lửa...
 
Kinh doanh nguồn gốc là từ tình thương hay là do nhu cầu của con người. Em hỏi là vì có người nói với em là kinh doanh bản chất từ xưa là do từ tình thương dựa trên nỗi đau của con người, nên ngta mới tạo ra kinh doanh, sản xuất để con người có được những thứ tốt hơn. Ví dụ thằng bé đó đi đến trường ko có xe đạp, thì ngta thấy tội nó nên mới nghĩ ra là có chiếc xe gì thì nó sẽ đỡ phải tốn sức hơn. Như vậy thì đúng k ta ? Em k học kte nhưng e nghĩ kinh doanh là việc tạo ra nhu cầu, tìm nhu cầu rồi bán giải pháp chứ nhỉ. Ai học kinh tế giáo trình có nói cái này ko ?
thằng điên nào giải thích kiểu này thế. wtf tình thương :eek:

Lý thuyết về kinh tế nó có rất nhiều nhưng nói gọn lại thì nó chỉ là ở 2 keyword "nhu cầu" thôi. Nhu cầu này là nhu cầu cá nhân ấy, mang tính trục lợi cho bản thân luôn chứ không phải nghĩ cho người khác. Nhưng cái hay của thị trường tự do mà Adam Smith có lý giải là mặc dù mọi người hoạt động một cách ngẫu nhiên và ai cũng muốn mưu lợi cho mình nhưng mà mới quy mô rất lớn thì quy luật cân bằng cung cầu sẽ giúp điều phối thị trường giao dịch với nhau ở một mức giá tối ưu nhất mà 2 bên đều có lợi -> giống như có 1 bàn tay vô hình can thiệp vào vậy nên mới gọi là thuyết bàn tay vô hình.

Ví dụ ông rất tham tiền, nhà ông trồng củ cải ông muốn bán ở giá 200k/ ký để tối đa hóa lợi nhuận của ông nhưng sẽ có 1000 thằng khác trông củ cải cạnh tranh với ông. Ngược lại người đi mua thì họ sẽ luôn muốn giá thấp nhất rẻ nhất, họ trả giá 100k/ ký. Dần dần thì dưới cái tác động và sự tự điều chỉnh này của rất rất nhiều cuộc giao dịch mà giá trung bình giao dịch của củ cái trên thị trường nó sẽ cân bằng ở mức 150k/ ký thôi. Mình cần nhìn ở góc độ vĩ mô hàng nghìn hàng triệu giao dịch chứ đừng nhìn ở góc độ 1 giao dịch thì nó sẽ dễ hiểu hơn.

Lý thuyết này đối với nền kinh tế hiện tại nó cũng hơi outdated và hơi bị đơn giản hóa quá vì thành phần và tác nhân kinh tế bây giờ quá nhiều và phức tạp không như hồi xưa nữa, nhưng về mặt bản chất và logic thì nó vẫn đúng và vẫn dễ hiểu nhất đối với những người không học kinh tế.
 
thằng điên nào giải thích kiểu này thế. wtf tình thương :eek:

Lý thuyết về kinh tế nó có rất nhiều nhưng nói gọn lại thì nó chỉ là ở 2 keyword "nhu cầu" thôi. Nhu cầu này là nhu cầu cá nhân ấy, mang tính trục lợi cho bản thân luôn chứ không phải nghĩ cho người khác. Nhưng cái hay của thị trường tự do mà Adam Smith có lý giải là mặc dù mọi người hoạt động một cách ngẫu nhiên và ai cũng muốn mưu lợi cho mình nhưng mà mới quy mô rất lớn thì quy luật cân bằng cung cầu sẽ giúp điều phối thị trường giao dịch với nhau ở một mức giá tối ưu nhất mà 2 bên đều có lợi -> giống như có 1 bàn tay vô hình can thiệp vào vậy nên mới gọi là thuyết bàn tay vô hình.

Ví dụ ông rất tham tiền, nhà ông trồng củ cải ông muốn bán ở giá 200k/ ký để tối đa hóa lợi nhuận của ông nhưng sẽ có 1000 thằng khác trông củ cải cạnh tranh với ông. Ngược lại người đi mua thì họ sẽ luôn muốn giá thấp nhất rẻ nhất, họ trả giá 100k/ ký. Dần dần thì dưới cái tác động và sự tự điều chỉnh này của rất rất nhiều cuộc giao dịch mà giá trung bình giao dịch của củ cái trên thị trường nó sẽ cân bằng ở mức 150k/ ký thôi. Mình cần nhìn ở góc độ vĩ mô hàng nghìn hàng triệu giao dịch chứ đừng nhìn ở góc độ 1 giao dịch thì nó sẽ dễ hiểu hơn.

Lý thuyết này đối với nền kinh tế hiện tại nó cũng hơi outdated và hơi bị đơn giản hóa quá vì thành phần và tác nhân kinh tế bây giờ quá nhiều và phức tạp không như hồi xưa nữa, nhưng về mặt bản chất và logic thì nó vẫn đúng và vẫn dễ hiểu nhất đối với những người không học kinh tế.
nó học kinh tế nên mình mới thắc mắc. Chứ đó h mình toàn nói là từ nhu cầu mà. Học gdcd hay tìm hiểu cũng có mà
 
Vote đọc cuốn: Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ. Viết cực dễ hiểu, nó giả định nền kinh tế ban đầu là 1 hòn đảo có vài hộ dân, sau đó thêm dần các yếu tố như tiết kiệm, vay nợ, tín dụng, ngân hàng để xem hòn đảo đó thay đổi ntn.
 
nó học kinh tế nên mình mới thắc mắc. Chứ đó h mình toàn nói là từ nhu cầu mà. Học gdcd hay tìm hiểu cũng có mà
nó troll thím thôi. chả ai giải thích và dạy kiểu đó cả. nếu nó học kinh tế rồi mà còn giải thích như vậy thì bất lực :confused:
 
là do thói lười biến của con người mà
ra giống như thay vì đi chợ nấu cơm thì oder hộp cơm gà cho nhanh 😂
 
Back
Top