thảo luận Mình đã ứng dụng thiết bị Smarthome như thế nào để giúp cuộc sống cảm thấy thoải mái hơn

thím gắn bnhiu thiết bị thì bấy nhiêu rủi ro rôi. công tắc bình thường hay thông minh đều rủi ro như nhau cả. quan trọng là vận hành và bảo dưỡng thôi.
Công tắc thường ko có bo mạch nên ko có rủi ro hehe.... Cũng gắn ở nhà một ít smart nhưng ko yên tâm gắn thêm.
 
Tự nhiên hôm nay nổi hứng, muốn viết bài chia sẻ về hệ thống smarthome mình đang dùng. Từ lúc sử dụng thiết bị thông minh, mình cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn, tận hưởng hơn.

Vậy mình đã dùng gì và các kịch bản sử dụng ra sao, mời anh em xem thử nhé

CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG:

Hiện nay có rất nhiều hãng làm thiết bị smarthome với nhiều mức giá và chức năng. Trong đó mình thấy có hãng Tuya được anh em sử dụng nhiều và độ ổn định được người dùng đánh giá tốt, do đó toàn bộ thiết bị trong nhà mình đều dùng của hãng cho đồng bộ.
Các thiết bị smarthome được chia làm 2 loại dùng 2 sóng khác nhau là sóng Wifi và sóng Zigbee, mỗi loại đều có ưu điểm riêng. Do bên mình đã phủ roaming sóng Wifi nguyên nhà nên dùng loại Wifi để đỡ mất công phải lắp thêm các đầu phát sóng Zigbee.

Các thiết bị mình đã setup:

1. Công tắc thông minh:

Đây là thiết bị smarthome được dùng nhiều nhất trong nhà mình bên cạnh các ổ cắm thông minh. Các công tắc này có nhiều loại từ 1 đến 4 nút bấm để có thể áp dụng cho nhiều nhu cầu. Mình dùng cả loại công tắc chịu tải cao cho máy nước nóng.
Với công tắc này, bạn có thể điều khiển bật tắt từng công tắc, hoặc lên kịch bản để kết hợp các công tắc lại với nhau.
Lưu ý với hàng Tuya, bạn cần có dây nguội để cấp nguồn cho công tắc nhé. Đây là một trở ngại hơi căng với những ngôi nhà không dự kiến triển khai smarthome từ ban đầu, do với công tắc thường thì người ta chỉ cấp dây nóng cho nó mà thôi.

2. Ổ cắm thông minh:
image.png

Tương tự công tắc thông minh, ổ cắm cũng được mình trang bị khá nhiều trong nhà mình. Mục đích kiểm soát các thiết bị có thể gây cháy nổ khi ra khỏi nhà mà không cần phải rút ra cắm vào rất mất công.

3. Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm thông minh:
image.png

Mục đích đo nhiệt độ trong các khu vực của nhà để lên các kịch bản cho các thiết bị thông minh khác hoạt động.
Mình đặt 4 cái cho 4 nơi: Phòng khách và 3 phòng ngủ

4. Điều khiển hồng ngoại thông minh:
image.png

Để điều khiển các thiết bị không thông minh khác như quạt hoặc thông minh nhưng không nằm trong hệ sinh thái Tuya như TV, máy lạnh. Thiết bị này có chức năng học được lệnh từ remote gốc nên dù hãng nào cũng vẫn chơi tốt.
Cũng đặt cho 4 nơi như cảm biến nhiệt độ.

5. Khóa cửa vân tay thông minh:

Về cơ bản nó cũng như các khóa của vân tay khác, hỗ trợ vân tay - thẻ từ - passcode - khóa cơ. Nhưng vì nằm trong hệ sinh thái Tuya nên mình có thể tận dụng nó để làm điều kiện cho các kịch bản vận hành khác.

6. Cảm biến nước thông minh:
View attachment 1890886
Khi nhận biết có nước, sẽ kích tín hiệu để xử lý các kịch bản phản ứng

7. Van cấp nước thông minh:
View attachment 1890891
Dùng lắp cho đường cấp nước móc lọc nước. Trường hợp hở đường ống cấp vào máy do áp lực cao, cảm biến nước bên trên sẽ kích cho van này đóng lại.

CÁC KỊCH BẢN MÌNH ỨNG DỤNG VÀO CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY NHƯ THẾ NÀO

Với các thiết bị Tuya, người dùng có thể dùng phần mềm Smart Life để quản lý tất cả thiết bị và tạo ra vô vàn các kịch bản thông minh với nhiều điều kiện lồng ghép với nhau.
Lúc đầu cấu hình sẽ khá mệt nhất là với ai chưa quen, nhưng cấu hình xong rồi thì cứ thế mà chạy rất sướng.

1. Đi ra khỏi nhà:
  • Tạo kịch bản có tên là Go out, gán các hành động tương ứng khi thực thi câu lệnh: tắt toàn bộ công tắc trong nhà và các ổ cắm có các thiết bị dễ cháy nổ như cáp sạc hoặc ấm đun siêu tốc, tắt toàn bộ các thiết bị có thể điều khiển được qua bộ hồng ngoại thông minh.
  • Gán kịch bản Go out vào Siri
>> Kết quả đạt được: Khi ra khỏi nhà chỉ việc Hey Siri ! Go out là tất cả thiết bị trong nhà tắt hết. An tâm !

2. Về nhà:
  • Tạo kịch bản tự động như sau:
  • Mình khai báo vân tay 2 vợ chồng vào khóa cửa tương ứng với 2 user. Khi vợ chồng mình mở cửa sẽ kích hoạt: đèn phòng khách + đèn bếp, quạt hút các toilet, công tắc máy nước nóng. Mở nguồn tất cả ổ cắm điện trong nhà.
  • Khởi động timer đếm thời gian cho công tắc máy nước nóng, chỉ đun trong vòng 60p kể từ khi mở sẽ tự tắt
>> Kết quả đạt được: Khi về đến nhà mở cửa là nhà cửa sáng trưng, ổ cắm các thiết bị có nguồn sẵn sàng sử dụng, quạt toilet tự chạy để đảm bảo nhà vệ sinh thông thoáng, nước nóng sẵn sàng để vào tắm và cũng tự ngắt không sợ quên !

3. Giải trí:
  • Tạo kịch bản có tên Relax on và Relax off, gán các hành động tương ứng:
  • Relax on: Mở TV, mở hệ thống âm thanh bằng bộ hồng ngoại, mở đèn vàng của quạt trần và tắt đèn chính, mở máy lạnh.
  • Relax off: Ngược lại của Relax on
  • Gán 2 kịch bản trên vào Siri
>> Kết quả đạt được: Khi cần giải trí chỉ việc gọi Relax on là sẵn sàng thư giãn, xong thì kêu nó Relax off !

4.Đi ngủ:
  • Tạo kịch bản có tên Go to sleep, bao gồm: tắt toàn bộ công tắc trong nhà, tắt các ổ cắm không cần thiết có thể gây cháy nổ, tắt máy lạnh phòng khách, mở ổ cắm nguồn đèn ngủ, chuyển máy lạnh và quạt phòng ngủ sang chế độ phù hợp.
  • Gán kịch bản vào Siri
>> Kết quả đạt được: Lên giường thoải mái rồi chỉ việc gọi Go to sleep là có thể kéo chăn lên ngủ, không cần phải đi lòng vòng xem có quên sót thứ gì không.

5.Trong lúc ngủ:
  • Tạo kịch bản tự động như sau:
  • Máy lạnh khi bắt đầu ngủ sẽ set ở 28 độ, quạt auto, chế độ cold. Cấu hình lúc 2h sáng tự kiểm tra nhiệt kế trong phòng ngủ, nếu nhiệt độ phòng thấp hơn 27 độ thì chuyển về chế độ sleep, quạt cũng cho chuyển về mức số nhỏ hơn.
  • Nếu nhiệt độ từ 27 độ trở lên thì bỏ qua không thay đổi gì
>> Kết quả đạt được: Đảm bảo khi ngủ không bị quá lạnh.

6. Thức dậy:
  • Tạo kịch bản tự động như sau:
  • 5h45 tự mở đèn trần vàng nhẹ để không gây giật mình đột ngột do ánh sáng thay đổi quá nhanh. Tắt ổ cắm đèn ngủ
  • 6h00 tự mở đèn chính của phòng, tắt đèn vàng
>> Kết quả đạt được: Giúp dễ tỉnh hơn.

7. Khóa van nước tự động:
  • Tạo kịch bản tự động: Khi cảm biến nước dưới chân máy lọc nước nhận diện có nước sẽ kích tín hiệu về van cấp nước tự động để tự đóng nguồn cấp.
>> Kết quả đạt được: Tránh trường hợp áp lực nước quá mạnh làm bung hoặc rò đường nước cấp cho máy lọc. Đã có trường hợp nước tràn ra ngập nhà vì cả nhà đều ngủ hoặc đi ra ngoài. Nhà mình sàn gỗ mà ngập kiểu này thì xác định bóc hết lên làm lại.

8. Ngoài ra mình còn set một số kịch bản sau:
  • Gán kịch bản Go out cho 1 nút công tắc gần cửa, khi ra ngoài có thể gọi qua Siri hoặc nhấn nút này là sẽ chạy kịch bản Go out ở trên >> 1 nút tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà.
  • Khi mở đèn toilet quạt toilet sẽ tự mở và ngược lại tắt đèn quạt toilet sẽ tự tắt, nhưng khi cần có thể mở riêng quạt toilet mà không cần đèn (như trường hợp khi về nhà). Cái này do mình tách riêng 2 công tắc, nhiều nhà sẽ gộp làm một.
  • Gán timer cho đèn + quạt toilet, dù mở bằng tự động hay chủ động cứ 30 phút sẽ tự tắt. chuẩn bị lắp thêm bộ phát hiện chuyển động để mỗi lần phát hiện nó sẽ kích công tắc toilet >> mở thêm 15 phút, tránh tình trạng gần hết giờ nhưng có người vào dùng bị tự tắt.
  • Gán timer cho công tắc máy nước nóng, dù mở bằng tự động hay mở chủ động bằng tay thì cứ chạy 60 phút sẽ tự tắt.
  • Tạo kịch bản nếu nhiệt kế phòng khách báo trên 32 độ sẽ tự động mở máy lạnh. Trường hợp nếu không có người ở nhà (gọi lệnh Go out) thì ổ cắm cho bộ hồng ngoại sẽ bị tắt nguồn > không hoạt động > không tự mở được máy lạnh khi không có người.
  • Khi có người cần vào nhà nhưng không có vân tay hoặc thẻ từ, mình dùng Smart Life tạo pass ảo tạm thời hoặc mở trực tiếp từ xa cho người ấy vào, mở nguồn các ổ cắm để họ cần có thể sử dụng. Khi người đó về lại chạy lệnh Go out để tắt hết
Hiện với các kịch bản trên, mình cảm thấy việc sử dụng rất tự nhiên và thoải mái, giúp mình giảm rất nhiều các thao tác diễn ra hằng ngày với các thiết bị điện và công nghệ. Chi tiết về cách cấu hình nếu anh em có hứng thú mình sẽ viết riêng một bài khác về phần mềm Smart Life.

Anh em có ứng dụng thiết bị smarthome vào cuộc sống không, nếu có hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm với mọi người
Thím cho xin thông tin cái cảm biến nước.
 
Full wifi thì bị gì thế bác, mình dùng ổn áp gần cả 2 năm rồi.
Wifi mà router hơi kém, nhiều thiết bị rất dễ mất kết nối.
Nhà một mặt sàn với nhỏ hoặc mesh thì không sao, nhà rộng chỗ nào sóng hơi yếu là biết nhau ngay.
Zigbee nó cực kỳ ổn định, thậm chí thiết bị chúng nó còn link nhau được để tăng khoảng cách, con router wifi cũng đỡ phải gánh tải, có điện lại khởi động cũng rất nhanh.
Dĩ nhiên là wifi mà thiết bị tốt thì cũng không làm sao cả. ^^
 
xài bực chết mịa. đi đâu cũng phải mang điện thoại theo... còn k mang thì khác gì xài như bth đâu. theo tôi thấy cb- ổ cắm. theo dõi thiết bị + có tắt khi đi xa mà quên thôi.
Bác gắn thêm con loa thông minh :v e toàn ra lệnh giọng nói cho nhanh
 
xài bực chết mịa. đi đâu cũng phải mang điện thoại theo... còn k mang thì khác gì xài như bth đâu. theo tôi thấy cb- ổ cắm. theo dõi thiết bị + có tắt khi đi xa mà quên thôi.
Nó hỗ trợ cả điều khiển qua đt và tắt mở trực tiếp trên thiết bị mà thím, chưa hiểu tại sao thím luôn phải mang đt theo để điều khiển :D
 
Vậy thay vì rủi ro 1 thiết bị giờ thành mấy chục thiết bị
Nhà có hệ thống CB rồi thím, từng khu vực có chia từng cụm cho các thiết bị tải thấp - tải cao và CB tổng cho cả nhà. Chập chạm gì là nó sụp ngay thôi.
 
Nó hỗ trợ cả điều khiển qua đt và tắt mở trực tiếp trên thiết bị mà thím, chưa hiểu tại sao thím luôn phải mang đt theo để điều khiển :D
thì k mang đth khác gì bình thường đâu. mở công tắc cho nhanh
 
Wifi mà router hơi kém, nhiều thiết bị rất dễ mất kết nối.
Nhà một mặt sàn với nhỏ hoặc mesh thì không sao, nhà rộng chỗ nào sóng hơi yếu là biết nhau ngay.
Zigbee nó cực kỳ ổn định, thậm chí thiết bị chúng nó còn link nhau được để tăng khoảng cách, con router wifi cũng đỡ phải gánh tải, có điện lại khởi động cũng rất nhanh.
Dĩ nhiên là wifi mà thiết bị tốt thì cũng không làm sao cả. ^^
Zigbee nó cũng có xuyên thấu tốt đâu thím, nhà mà ngóc ngách quá cũng phải lắp các con Zigbee Repeater ấy chứ. Nhà bạn mình dùng Zigbee nên mình biết.

Nhà mình thì đồ chơi triển khai đầy đủ rồi, router Mikrotik 4011 (hơi đao to búa lớn nhưng của nhà trồng được nên cứ dùng thôi :D) , cáp AMP CAT6, AP thì toàn bộ nhà phủ Aruba 225 chạy roaming (đi dây tới từng con chứ không chơi mesh nên bao ổn định).
Sóng sánh ngon lành tới từng ngóc ngách nên cứ Wifi mà táng cho khỏe.

Cơ bản dùng chưa bao giờ bị vấn đề gì nên có thể anh em nào dùng smarthome wifi chập chờn là do hạ tầng mạng chưa đầu tư đủ thôi.
 
5.Trong lúc ngủ:
  • Tạo kịch bản tự động như sau:
  • Máy lạnh khi bắt đầu ngủ sẽ set ở 28 độ, quạt auto, chế độ cold. Cấu hình lúc 2h sáng tự kiểm tra nhiệt kế trong phòng ngủ, nếu nhiệt độ phòng thấp hơn 27 độ thì chuyển về chế độ sleep, quạt cũng cho chuyển về mức số nhỏ hơn.
  • Nếu nhiệt độ từ 27 độ trở lên thì bỏ qua không thay đổi gì
>> Kết quả đạt được: Đảm bảo khi ngủ không bị quá lạnh.
Bác cho em tên các thiết bị phần cứng để xử lý việc đo,nhiệ độ, tắt bật, tăng giảm điều hòa được không ạ?
 
Bác cho em tên các thiết bị phần cứng để xử lý việc đo,nhiệ độ, tắt bật, tăng giảm điều hòa được không ạ?
1. Các thiết bị cần: Nhiệt ẩm kế, bộ khiển IR
2. Cách cấu hình:
  • Bạn cho bộ IR học profile điều khiển máy lạnh của bạn bao gồm các thông số bạn muốn như nhiệt độ, hướng gió, chế độ. VD mình set profile bao gồm nhiệt độ 28 độ, chế độ sleep, hướng gió thổi ra khỏi vị trí giường
  • Bạn set một kịch bản hẹn giờ:
Thời gian chạy kịch bản: 2h sáng
Điều kiện hoạt động: Kiểm tra nhiệt độ phòng nếu đang dưới 27 độ thì kích chạy profile máy lạnh trên. Còn không dưới 27 thì bỏ qua
Hệ thống sẽ kiểm tra nhiệt độ mà nhiệt ẩm kế đo được, nếu đạt điều kiện thì nó sẽ kích bộ IR chạy profile trên để khiển máy lạnh.

Bạn có thể tự nghĩ ra các kịch bản khác như chạy kiểm tra nhiều lần ở nhiều mốc thời gian hoặc cấu hình profile theo thói quen sinh hoạt của bạn,
 
1. Các thiết bị cần: Nhiệt ẩm kế, bộ khiển IR
2. Cách cấu hình:
  • Bạn cho bộ IR học profile điều khiển máy lạnh của bạn bao gồm các thông số bạn muốn như nhiệt độ, hướng gió, chế độ. VD mình set profile bao gồm nhiệt độ 28 độ, chế độ sleep, hướng gió thổi ra khỏi vị trí giường
  • Bạn set một kịch bản hẹn giờ:


Bạn có thể tự nghĩ ra các kịch bản khác như chạy kiểm tra nhiều lần ở nhiều mốc thời gian hoặc cấu hình profile theo thói quen sinh hoạt của bạn,
Con ẩm kế và con IR có phải cùng một hãng không bác? Tuya?
Bác có link shopee cho em thì tốt quá.
 
Zigbee nó cũng có xuyên thấu tốt đâu thím, nhà mà ngóc ngách quá cũng phải lắp các con Zigbee Repeater ấy chứ. Nhà bạn mình dùng Zigbee nên mình biết.

Nhà mình thì đồ chơi triển khai đầy đủ rồi, router Mikrotik 4011 (hơi đao to búa lớn nhưng của nhà trồng được nên cứ dùng thôi :D) , cáp AMP CAT6, AP thì toàn bộ nhà phủ Aruba 225 chạy roaming (đi dây tới từng con chứ không chơi mesh nên bao ổn định).
Sóng sánh ngon lành tới từng ngóc ngách nên cứ Wifi mà táng cho khỏe.

Cơ bản dùng chưa bao giờ bị vấn đề gì nên có thể anh em nào dùng smarthome wifi chập chờn là do hạ tầng mạng chưa đầu tư đủ thôi.
Cảm biến wifi như cảm biến cửa, cháy mau hết pin hơn . Của bạn pin đc bao lâu
 
Cảm biến wifi như cảm biến cửa, cháy mau hết pin hơn . Của bạn pin đc bao lâu
Cửa mình không dùng cảm biến, mà dùng chính khóa vân tay để log. Nếu cửa cố tình bị mở không phải bởi vân tay mình hoặc vợ thì nó sẽ báo về đt.
Báo cháy mình chưa lắp vì đã có hệ thống của chung cư rồi.

Hiện trong hệ smarthome mình có 2 thứ dùng pin là khóa vân tay và nhiệt ẩm kế. Khóa vân tay thì khoảng 7-8 tháng thay pin 1 lần với tần suất 4-5 lần mở mỗi ngày, nhiệt ẩm kế từ 5-6 tháng. Mức này mình nghĩ là ổn.
Và khi pin sắp hết nó sẽ cảnh báo bên app nên cũng không lo.
 
Back
Top