• Trưa nay Shopee có tí mã 5/5

thảo luận Mình đã ứng dụng thiết bị Smarthome như thế nào để giúp cuộc sống cảm thấy thoải mái hơn

Raziel

Senior Member
Tự nhiên hôm nay nổi hứng, muốn viết bài chia sẻ về hệ thống smarthome mình đang dùng. Từ lúc sử dụng thiết bị thông minh, mình cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn, tận hưởng hơn.

Vậy mình đã dùng gì và các kịch bản sử dụng ra sao, mời anh em xem thử nhé

CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG:

Hiện nay có rất nhiều hãng làm thiết bị smarthome với nhiều mức giá và chức năng. Trong đó mình thấy có hãng Tuya được anh em sử dụng nhiều và độ ổn định được người dùng đánh giá tốt, do đó toàn bộ thiết bị trong nhà mình đều dùng của hãng cho đồng bộ.
Các thiết bị smarthome được chia làm 2 loại dùng 2 sóng khác nhau là sóng Wifi và sóng Zigbee, mỗi loại đều có ưu điểm riêng. Do bên mình đã phủ roaming sóng Wifi nguyên nhà nên dùng loại Wifi để đỡ mất công phải lắp thêm các đầu phát sóng Zigbee.

Các thiết bị mình đã setup:

1. Công tắc thông minh:

Đây là thiết bị smarthome được dùng nhiều nhất trong nhà mình bên cạnh các ổ cắm thông minh. Các công tắc này có nhiều loại từ 1 đến 4 nút bấm để có thể áp dụng cho nhiều nhu cầu. Mình dùng cả loại công tắc chịu tải cao cho máy nước nóng.
Với công tắc này, bạn có thể điều khiển bật tắt từng công tắc, hoặc lên kịch bản để kết hợp các công tắc lại với nhau.
Lưu ý với hàng Tuya, bạn cần có dây nguội để cấp nguồn cho công tắc nhé. Đây là một trở ngại hơi căng với những ngôi nhà không dự kiến triển khai smarthome từ ban đầu, do với công tắc thường thì người ta chỉ cấp dây nóng cho nó mà thôi.

2. Ổ cắm thông minh:
image.png

Tương tự công tắc thông minh, ổ cắm cũng được mình trang bị khá nhiều trong nhà mình. Mục đích kiểm soát các thiết bị có thể gây cháy nổ khi ra khỏi nhà mà không cần phải rút ra cắm vào rất mất công.

3. Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm thông minh:
image.png

Mục đích đo nhiệt độ trong các khu vực của nhà để lên các kịch bản cho các thiết bị thông minh khác hoạt động.
Mình đặt 4 cái cho 4 nơi: Phòng khách và 3 phòng ngủ

4. Điều khiển hồng ngoại thông minh:
image.png

Để điều khiển các thiết bị không thông minh khác như quạt hoặc thông minh nhưng không nằm trong hệ sinh thái Tuya như TV, máy lạnh. Thiết bị này có chức năng học được lệnh từ remote gốc nên dù hãng nào cũng vẫn chơi tốt.
Cũng đặt cho 4 nơi như cảm biến nhiệt độ.

5. Khóa cửa vân tay thông minh:

Về cơ bản nó cũng như các khóa của vân tay khác, hỗ trợ vân tay - thẻ từ - passcode - khóa cơ. Nhưng vì nằm trong hệ sinh thái Tuya nên mình có thể tận dụng nó để làm điều kiện cho các kịch bản vận hành khác.

6. Cảm biến nước thông minh:
1686564118023.png

Khi nhận biết có nước, sẽ kích tín hiệu để xử lý các kịch bản phản ứng

7. Van cấp nước thông minh:
1686564197219.png

Dùng lắp cho đường cấp nước móc lọc nước. Trường hợp hở đường ống cấp vào máy do áp lực cao, cảm biến nước bên trên sẽ kích cho van này đóng lại.

CÁC KỊCH BẢN MÌNH ỨNG DỤNG VÀO CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY NHƯ THẾ NÀO

Với các thiết bị Tuya, người dùng có thể dùng phần mềm Smart Life để quản lý tất cả thiết bị và tạo ra vô vàn các kịch bản thông minh với nhiều điều kiện lồng ghép với nhau.
Lúc đầu cấu hình sẽ khá mệt nhất là với ai chưa quen, nhưng cấu hình xong rồi thì cứ thế mà chạy rất sướng.

1. Đi ra khỏi nhà:
  • Tạo kịch bản có tên là Go out, gán các hành động tương ứng khi thực thi câu lệnh: tắt toàn bộ công tắc trong nhà và các ổ cắm có các thiết bị dễ cháy nổ như cáp sạc hoặc ấm đun siêu tốc, tắt toàn bộ các thiết bị có thể điều khiển được qua bộ hồng ngoại thông minh.
  • Gán kịch bản Go out vào Siri
>> Kết quả đạt được: Khi ra khỏi nhà chỉ việc Hey Siri ! Go out là tất cả thiết bị trong nhà tắt hết. An tâm !

2. Về nhà:
  • Tạo kịch bản tự động như sau:
  • Mình khai báo vân tay 2 vợ chồng vào khóa cửa tương ứng với 2 user. Khi vợ chồng mình mở cửa sẽ kích hoạt: đèn phòng khách + đèn bếp, quạt hút các toilet, công tắc máy nước nóng. Mở nguồn tất cả ổ cắm điện trong nhà.
  • Khởi động timer đếm thời gian cho công tắc máy nước nóng, chỉ đun trong vòng 60p kể từ khi mở sẽ tự tắt
>> Kết quả đạt được: Khi về đến nhà mở cửa là nhà cửa sáng trưng, ổ cắm các thiết bị có nguồn sẵn sàng sử dụng, quạt toilet tự chạy để đảm bảo nhà vệ sinh thông thoáng, nước nóng sẵn sàng để vào tắm và cũng tự ngắt không sợ quên !

3. Giải trí:
  • Tạo kịch bản có tên Relax on và Relax off, gán các hành động tương ứng:
  • Relax on: Mở TV, mở hệ thống âm thanh bằng bộ hồng ngoại, mở đèn vàng của quạt trần và tắt đèn chính, mở máy lạnh.
  • Relax off: Ngược lại của Relax on
  • Gán 2 kịch bản trên vào Siri
>> Kết quả đạt được: Khi cần giải trí chỉ việc gọi Relax on là sẵn sàng thư giãn, xong thì kêu nó Relax off !

4.Đi ngủ:
  • Tạo kịch bản có tên Go to sleep, bao gồm: tắt toàn bộ công tắc trong nhà, tắt các ổ cắm không cần thiết có thể gây cháy nổ, tắt máy lạnh phòng khách, mở ổ cắm nguồn đèn ngủ, chuyển máy lạnh và quạt phòng ngủ sang chế độ phù hợp.
  • Gán kịch bản vào Siri
>> Kết quả đạt được: Lên giường thoải mái rồi chỉ việc gọi Go to sleep là có thể kéo chăn lên ngủ, không cần phải đi lòng vòng xem có quên sót thứ gì không.

5.Trong lúc ngủ:
  • Tạo kịch bản tự động như sau:
  • Máy lạnh khi bắt đầu ngủ sẽ set ở 28 độ, quạt auto, chế độ cold. Cấu hình lúc 2h sáng tự kiểm tra nhiệt kế trong phòng ngủ, nếu nhiệt độ phòng thấp hơn 27 độ thì chuyển về chế độ sleep, quạt cũng cho chuyển về mức số nhỏ hơn.
  • Nếu nhiệt độ từ 27 độ trở lên thì bỏ qua không thay đổi gì
>> Kết quả đạt được: Đảm bảo khi ngủ không bị quá lạnh.

6. Thức dậy:
  • Tạo kịch bản tự động như sau:
  • 5h45 tự mở đèn trần vàng nhẹ để không gây giật mình đột ngột do ánh sáng thay đổi quá nhanh. Tắt ổ cắm đèn ngủ
  • 6h00 tự mở đèn chính của phòng, tắt đèn vàng
>> Kết quả đạt được: Giúp dễ tỉnh hơn.

7. Khóa van nước tự động:
  • Tạo kịch bản tự động: Khi cảm biến nước dưới chân máy lọc nước nhận diện có nước sẽ kích tín hiệu về van cấp nước tự động để tự đóng nguồn cấp.
>> Kết quả đạt được: Tránh trường hợp áp lực nước quá mạnh làm bung hoặc rò đường nước cấp cho máy lọc. Đã có trường hợp nước tràn ra ngập nhà vì cả nhà đều ngủ hoặc đi ra ngoài. Nhà mình sàn gỗ mà ngập kiểu này thì xác định bóc hết lên làm lại.

8. Ngoài ra mình còn set một số kịch bản sau:
  • Gán kịch bản Go out cho 1 nút công tắc gần cửa, khi ra ngoài có thể gọi qua Siri hoặc nhấn nút này là sẽ chạy kịch bản Go out ở trên >> 1 nút tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà.
  • Khi mở đèn toilet quạt toilet sẽ tự mở và ngược lại tắt đèn quạt toilet sẽ tự tắt, nhưng khi cần có thể mở riêng quạt toilet mà không cần đèn (như trường hợp khi về nhà). Cái này do mình tách riêng 2 công tắc, nhiều nhà sẽ gộp làm một.
  • Gán timer cho đèn + quạt toilet, dù mở bằng tự động hay chủ động cứ 30 phút sẽ tự tắt. chuẩn bị lắp thêm bộ phát hiện chuyển động để mỗi lần phát hiện nó sẽ kích công tắc toilet >> mở thêm 15 phút, tránh tình trạng gần hết giờ nhưng có người vào dùng bị tự tắt.
  • Gán timer cho công tắc máy nước nóng, dù mở bằng tự động hay mở chủ động bằng tay thì cứ chạy 60 phút sẽ tự tắt.
  • Tạo kịch bản nếu nhiệt kế phòng khách báo trên 32 độ sẽ tự động mở máy lạnh. Trường hợp nếu không có người ở nhà (gọi lệnh Go out) thì ổ cắm cho bộ hồng ngoại sẽ bị tắt nguồn > không hoạt động > không tự mở được máy lạnh khi không có người.
  • Khi có người cần vào nhà nhưng không có vân tay hoặc thẻ từ, mình dùng Smart Life tạo pass ảo tạm thời hoặc mở trực tiếp từ xa cho người ấy vào, mở nguồn các ổ cắm để họ cần có thể sử dụng. Khi người đó về lại chạy lệnh Go out để tắt hết
Hiện với các kịch bản trên, mình cảm thấy việc sử dụng rất tự nhiên và thoải mái, giúp mình giảm rất nhiều các thao tác diễn ra hằng ngày với các thiết bị điện và công nghệ. Chi tiết về cách cấu hình nếu anh em có hứng thú mình sẽ viết riêng một bài khác về phần mềm Smart Life.

Anh em có ứng dụng thiết bị smarthome vào cuộc sống không, nếu có hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm với mọi người nhé.
 
Last edited:
Sẵn tiện các bác cho e hỏi là có bộ học lệnh RF nào ổn định k ạ? Bộ này nhiễu quá. Cứ miss hoài
9hzb6p8.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Mình dùng smartag của samsung và nút zigbee của xiaomi để chạy action, camera để nhận diện tự động. Sau khi dùng cả tá nền tảng thì nhận xét toàn là thứ vô dụng nhất là đám home mini, nest hub.
Cuối cùng thoả mãn với adb server với action qua code node js để đẩy input touch x y đều khiển đống app theo ý mình.
Nhu cầu tắt bật thì dễ chứ không đủ

Vài script của mình
Vị trí điện thoại cách nhà dưới 100m, smarthing tag press > mở cữa cuốn, chuyển vị trí smarthing về home, bật đèn và tắt camera bảo mật trên mi home, chạy action mi home gồm đèn, quạt...

Smarthing tag long press, chạy scenes go out, bật camera trên mi home

Camera mi phát hiện người chuyển động > bật quạt, bật đèn đẩy cảnh báo đến điện thoại

Nút zigbee phòng làm việc bấm, chạy wol mở pc bật đèn và quạt phòng làm việc, bật camera các phòng còn lại on...

Vài cái tự động nội suy như 6h sáng tắt đèn ngủ, lọc không khí. Hay cảm biến nhiệt, khói thì không cần sự kiện chéo thì dễ.
Bọn smarthome đẻ ra đủ thể loại. Mi nội địa, mi wuốc tế, smarthing, đám google home hub, đám nest, mỗi đứa mỗi kiểu, đám appl* alexa siêu chậm :) chả link được với nhau
 
Last edited:
Mình dùng smartag của samsung và nút zigbee của xiaomi để chạy action, camera để nhận diện tự động. Sau khi dùng cả tá nền tảng thì nhận xét toàn là thứ vô dụng nhất là đám home mini, nest hub.
Cuối cùng thoả mãn với adb server với action qua code node js để đẩy input touch x y đều khiển đống app.
Nhu cầu tắt bật thì dễ chứ không đủ

Vài script của mình
Vị trí điện thoại cách nhà dưới 100m, smarthing tag press > mở cữa cuốn, chuyển vị trí smarthing về home, bật đèn và tắt camera bảo mật trên mi home, chạy action mi home gồm đèn, quạt...

Smarthing tag long press, chạy scenes go out, bật camera trên mi home

Camera mi phát hiện người chuyển động > bật quạt, bật đèn đẩy cảnh báo đến điện thoại

Nút zigbee phòng làm việc bấm, chạy wol mở pc bật đèn và quạt phòng làm việc, bật camera các phòng còn lại on...

Rất rất nhiều...
Smarthome trên cái Apple Home với Siri ng* học đó. Gắn công tắc cơ còn đã tay hơn.
Em Smart Life nó cũng có chạy ngữ cảnh theo vị trí, có thể set bán kính quanh nhà bao nhiêu tùy thích. Ra khỏi hoặc đi vào bán kính đó sẽ kích kịch bản tương ứng.
Nhưng do mình hạn chế việc cung cấp location cho mấy anh app nên không chơi kiểu này :D
 
Em Smart Life nó cũng có chạy ngữ cảnh theo vị trí, có thể set bán kính quanh nhà bao nhiêu tùy thích. Ra khỏi hoặc đi vào bán kính đó sẽ kích kịch bản tương ứng.
Nhưng do mình hạn chế việc cung cấp location cho mấy anh app nên không chơi kiểu này :D
mất net hay net chập chờn, tụi smart wifi có chạy được không bác, chứ mình thấy là mấy cái smart wifi chạy schedule time mất net cái là chạy cà giựt liền.
 
mất net hay net chập chờn, tụi smart wifi có chạy được không bác, chứ mình thấy là mấy cái smart wifi chạy schedule time mất net cái là chạy cà giựt liền.
Loại mình đang dùng nó dựa hoàn toàn vào cloud nên mất internet là phế bác :D
Nhưng mình chơi load balance 1 đường VNPT 1 đường Viettel, AP cũng dùng Aruba nên trộm vía ổn định chưa bị bao giờ.

Nếu bác lo vấn đề internet thì chơi loại dùng sóng Zigbee, bọn nó dùng local controller đặt tại nhà mình luôn nên không lệ thuộc internet.
 
Đã IOT mà "mất net hay net chập chờn" nghe hơi sai sai. Trừ cữa cuốn cần pin dự phòng, với khóa vật lý ra, đa số đều kết nối internet. Nên bỏ ý định dùng Smarthome nếu không có mạng ngon lành
Đám zigbee tuy ngon nhưng giá cao và sóng không bằng BLE Mesh. Mà BLE Mesh vẫn cần internet
 
Đã IOT mà "mất net hay net chập chờn" nghe hơi sai sai. Trừ cữa cuốn cần pin dự phòng, với khóa vật lý ra, đa số đều kết nối internet. Nên bỏ ý định dùng Smarthome nếu không có mạng ngon lành
Đám zigbee tuy ngon nhưng giá cao và sóng không bằng BLE Mesh. Mà BLE Mesh vẫn cần internet
Đúng rồi bác, với local controller thì ưu điểm là vẫn có thể chạy các tác vụ tự động khi internet có vấn đề thôi chứ đã gọi là smart thì không thể thiếu internet được. Vì nó còn phục vụ cho quá nhiều kịch bản khác cần kích hoạt từ xa :D
 
Đúng rồi bác, với local controller thì ưu điểm là vẫn có thể chạy các tác vụ tự động khi internet có vấn đề thôi chứ đã gọi là smart thì không thể thiếu internet được. Vì nó còn phục vụ cho quá nhiều kịch bản khác cần kích hoạt từ xa :D
E nhà 2 hệ tuya vs sonoff. Sonoff gần đây ra ihost controler local. E vẫn thích local hơn, mình tự chủ tất cả, và trong điều kiện internet vn thì e ưu tiên local hơn.
 
E nhà 2 hệ tuya vs sonoff. Sonoff gần đây ra ihost controler local. E vẫn thích local hơn, mình tự chủ tất cả, và trong điều kiện internet vn thì e ưu tiên local hơn.
Mình cũng từng tham khảo Sonoff, nhưng hệ sinh thái nó nhỏ quá bác. Tuya thì nó đa dạng, trên trời dưới biển gần như thứ gì nó cũng có smart nên mình chọn nó để có thể đồng bộ được toàn bộ nhà.
 
Mình cũng từng tham khảo Sonoff, nhưng hệ sinh thái nó nhỏ quá bác. Tuya thì nó đa dạng, trên trời dưới biển gần như thứ gì nó cũng có smart nên mình chọn nó để có thể đồng bộ được toàn bộ nhà.
đúng bác, sonoff không đa dạng như tuya, nhưng cái e thấy là chất lượng build ngon hơn tuya. e thì chỉ cần 1 cái controler local như homeassistant, nhưng đơn giản thiết lập hơn chút là ok. tất cả thiết lập đều nằm trên nó, không phụ thuộc vào server của hãng, vẫn control được từ net.
e thì cũng không tự động hóa gì nhiều ở nhà hết, chủ yếu bật tắt mấy cái đèn theo lịch, tự động mở đèn khi vào phòng rồi thôi. nói chung là cũng chỉ sơ sơ trong automation smarthome thôi.
 
nhà mình đang làm nhà, cũng làm dự phòng dây nối đất với mạng chạy quanh nhà. Hôm có nói vs ông thợ điện là sau này có thể sẽ triển khai smhome, ông ấy hỏi lại 1 câu làm mình cứ suy nghĩ mãi. So với mấy action bật tắt đèn hay điều hoà đơn giản của e, liệu nó có thực sự cần thiết không?
 
nhà mình đang làm nhà, cũng làm dự phòng dây nối đất với mạng chạy quanh nhà. Hôm có nói vs ông thợ điện là sau này có thể sẽ triển khai smhome, ông ấy hỏi lại 1 câu làm mình cứ suy nghĩ mãi. So với mấy action bật tắt đèn hay điều hoà đơn giản của e, liệu nó có thực sự cần thiết không?
Các kịch bản mình đang dùng là các nhu cầu theo mình diễn ra hằng ngày với hầu hết gia đình.
Nên nếu bạn đọc mà thấy các kịch bản đó hợp lý và cần thiết với bạn thì nên làm smarthome, còn không thì bỏ qua.
Lăn tăn lời ông thợ điện làm gì, nhiều khi ổng còn không biết smarthome nó làm được tới đâu mà chỉ nghĩ tắt mở được từng cái thôi.
P/s: nếu là mình thì dù chưa lắp smarthome mình vẫn sẽ đi dây chờ sẵn. Phát sinh thêm chẳng bao nhiêu mà sau này đến lúc cần lại giá như ...

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top