Mở vựa phế liệu, chia sẻ kinh nghiệm hái ra tiền

minh241220

Senior Member
Trước đây nhà em cũng làm vựa phế liệu phổ thông. Một thời gian sau nhà em dần chuyển qua phế liệu máy cơ khí tại làng Quan Độ, Bắc Ninh. Với kinh nghiệm hạn chế học mót được từ gia đình, em xin chia sẻ lại cho các bác những điều thú vị về nghề đồng nát, một số cơ hội kinh doanh anh em có thể nhảy vào, và một số ngành nghề khác nếu trong tầm hiểu biết của em.

Level 1: Thu mua phế liệu nhỏ lẻ
Là những người thu mua phế liệu, đồ dùng cũ hỏng rồi bán lại cho các vựa phế liệu. Công việc đơn giản là thu gom phế liệu từ nhà dân, đồ bỏ đi rồi bán lại cho vựa phế liệu.
Thu nhập của nghề này trải dài từ đủ sống -> trung bình khá do đa phần giá thu mua cực kỳ rẻ, người dân không biết giá trị của món đồ mình định bán.
Nếu thu mua được vựa lớn giá tốt hoặc tích luỹ đủ tiền thì có thể chuyển qua level 2 hoặc 3.

Level 2: Cò - hoa tiêu phế liệu
Hoa tiêu thường là tài xế lái xe tải, đi rong ruổi khắp từ bắc vào nam. Nghề này yêu cầu những người đã có kinh nghiệm, đánh giá được sơ bộ giá trị lô hàng phế. Do không đủ vốn hoặc rủi ro cao nên họ sẽ không tự xử lý lô hàng. Thay vào đó hoa tiêu sẽ thông tin tới các vựa phế liệu, ăn chênh hoặc nhận tiền công đã thoả thuận từ trước. Thu nhập có thể từ 5, 10tr đến cả vài trăm triệu 1 lần giới thiệu tuỳ vào giá trị lô hàng hay hợp đồng :D
Hoặc đơn giản hơn như cò ở làng em, khi các bác chở phế liệu đến sẽ được cò dẫn đến vựa phế. mỗi lần như vậy có thể kiếm 500-1tr. Rất nhiều người lớn tuổi ở làng em 1 ngày có thể kiếm từ 1-3tr là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc nhảy vào làm cò không phải là dễ, ngoài mối quan hệ với chủ vựa thì còn cần là người có uy tín và có mối sẵn từ trước.

Level 3: Vựa phế liệu nhỏ (sắt - đồng - giấy - nilong)
Vựa phế liệu hay còn gọi là đại lý phế liệu, công việc chính là thu mua những đồ có thể tái chế như sắt, đồng, nhôm, nhựa, giấy, bì rách từ những người thu mua phế liệu. Để học được nghề này không hề dễ, vừa phải tạo được mối quan hệ với người thu mua phế liệu và cò, vừa phải biết tính toán và có đạo đức nghề nghiệp. Một số kinh nghiệm anh em nên thể tham khảo trước khi bắt đầu mở vựa đồng nát như sau:
3.1. Học cách phân loại đồ dùng tái chế
Phần này là cực kỳ phức tạp, không phải ngày 1 ngày 2 là có thể học được. Một số nơi phần phân loại này sẽ được các cô thu mua phân loại từ trước, nhưng ở khu em các vựa sẽ có công nhân phân loại cùng các cô luôn để thu mua được với mức giá thấp hơn :D
Nhựa cứng, nhựa mềm và nhựa dẻo đều phải để riêng. VD vỏ chai lavie là nhựa mềm, nắp chai là nhựa cứng, dép thì lại là là nhựa dẻo, giá mỗi loại nhựa sẽ khác nhau nên phải phân loại riêng. Một quyển vở cũ phải loại bọc nilong vứt đi vì vựa không ai tái chế bọc nilong, bìa vở để riêng để đem bán bìa, rồi giấy bên trong lại thuộc loại giấy trắng, giá giấy trắng cao hơn giá bìa. Về sắt, cơ bản phải phân biệt được sắt với gang, gang sẽ đắt hơn sắt, người chưa có kinh nghiệm sẽ dùng nam châm để thử, nhưng người làm lâu nhìn qua là phân biệt được luôn. Rồi đồng cũng nhiều loại vô cùng, đồng đỏ, đồng đen, đồng vàng, VD một cuộn dây điện khi đem đến, các cô công nhân sẽ phải kéo đinh hoặc dùng dao ngồi tước hết phần cao su bên ngoài vứt đi và chỉ lấy lõi đồng bên trong. Giá mỗi loại đồng lại càng khác nhau nữa, đồng đen đắt nhất, sau đó là đồng đỏ và đồng vàng. Còn lông vịt và lông ngan nữa, dòng này cần các cô đồng nát rửa lại rồi phơi mấy nắng cho khô thì vựa mới thu mua, bán ướt sẽ không được giá. Lông trắng bán đắt hơn lông đen, và tuyệt nhiên không thu mua lông gà. Có những công ty chuyên thu mua lông làm áo choàng lông thú, túi xách doanh thu lên đến cả trăm tỷ 1 năm. Giá lông rất đắt, có những loại hơn trăm nghìn một kg, đắt hơn mấy lần thịt vịt luôn :D
Đấy là những món cơ bản nhất, còn hằng hà sa số những bì, bao, giấy, nhôm, chì, linh kiện khác mà các bác cần nắm được, không phải đơn thuần chỉ là mua đi bán lại đâu. Bác nào định bỏ học làm món này thì xin mời học thêm môn tính nhẩm, mỗi người 10, 20kg mỗi loại dài như bill siêu thị mà bấm máy tính thì mất khách hết :D
3.2. Học cách đối nhân xử thế, đạo đức nghề nghiệp
Trong nghề này luôn có luật ngầm, để làm ăn lâu dài và ổn định thì dù mua hay bán đều phải theo giá hôm trước khi giá giảm. VD nếu hôm nay giá thu mua giảm đi so với hôm trước, thì khi mua bán các vựa đều sẽ cân theo giá như cũ. Sau đó vựa mới thông báo việc giảm giá cho họ để bắt đầu điểu chỉnh vào ngày mai chứ không được giảm giá trực tiếp vào hôm đó luôn.
Ngoài ra, trong nghề các vựa cũng sẽ chuẩn bị sẵn nước chanh, trà và hoa quả. Một số nhà sẽ có võng hay chỗ nghỉ ngơi, nhà nào càng tiếp đãi tốt thì càng có nhiều khách hơn nữa (giống như các trạm dừng nghỉ tiếp đãi lái xe vậy). Vì các cô làm nghề thu mua rất vất vả, đặc biệt là vào mùa hè hay mùa mưa, không phải hôm nào cũng có thể đi lượm đồ nên nếu chủ vựa cần công nhân phân loại hay cửu vận thì sẽ ưu tiên các cô hơn.
3.3. Các lưu ý khác
Nghề này vựa ăn chênh rất ít, thường là dưới 1000/kg. Tuy nhiên 1 ngày 1 vựa có thể bán hàng tấn hàng, vựa lớn xuất đi vài chục, vài trăm tấn là bình thường. Cái kiếm ăn của nghề này nằm ở chỗ vòng xoay cực kỳ lớn, xoay vòng vốn trong ngày nên thu nhập theo tháng cực cao khi so với các ngành nghề khác. Nghề này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung, chính là từ các cò hay người thu mua trong khu vực, càng nhiều thì doanh thu càng lớn.
Một số bác sẽ thắc mắc tại sao không ôm hàng chờ tăng giá? Thứ nhất là không có vốn, thứ 2 là không có kho, nên đa phần các vựa thu mua về bán phế liệu ngay, chỉ một số hàng khó bán hoặc chưa phân loại mới tồn lại được thôi :D

Level 4: Vựa phế máy xây dựng, máy cơ khí
Thực chất nhóm này là 1 dạng nâng cấp của vựa phế liệu level 3, thay vì nhập sắt đồng nhôm thì họ săn lô, đấu thầu phế liệu cũ giá trị cao. Thay vì chỉ mở nhỏ lẻ hoặc hộ kinh doanh thì đa phần các vựa phế lớn đều thành lập hộ kinh doanh hoặc mở công ty để phục vụ cho việc xuất hoá đơn. Cụ thể ở đây có 2 đại diện tiêu biểu nhất là làng Quan Độ - Bắc Ninh: Chuyên phế máy cơ khí, làng Tề Lỗ - Vĩnh Phúc: Chuyên phế máy xây dựng. Do không có kinh nghiệm ở Vĩnh Phúc nên em sẽ chia sẻ các bác về làng Quan Độ - Bắc Ninh.
Có thể các bác chưa biết, máy xây dựng và máy cơ khí chính xác đều có giá trị rất cao. Từ vài trăm triệu máy nhỏ cho đến hàng tỷ đồng, chục tỷ đồng như máy tại các mỏ, máy sản xuất khuân. Do tại Việt Nam đa số công ty xây dựng, xưởng cơ khí nhỏ yêu cầu không cao và không đủ vốn nên thường tận dụng những máy móc thiết bị cũ, còn dùng tốt, giá thành rẻ. Nguợc lại, các công ty nước ngoài, công ty khuân mẫu lại yêu cầu chất lượng và độ chính xác cực kỳ cao. Ngay khi hết giá trị khấu hao, họ thường đầu tư máy mới và thanh lý lô máy cũ. Đây chính là điểm mấu chốt ăn tiền của các làng nghề, mua của người chán, bán cho người cần.
Dưới đây là tổng quan cách thức hoạt động của vựa:
4.1: Tìm nguồn hàng
Trước đây các nhà đều tự thân vận động tìm mối, con trai đủ 16 tuổi đều được cho lái xe tải để thu mua những nơi thanh lý máy móc, thiết bị. Hiện tại các nhà đã chuyển qua xây dựng mạng lưới hoa tiêu để báo thông tin. Một số lô hàng lớn sẽ có nhiều nhà hùm vốn để giảm thiểu rủi ro.
Hiện nay có rất nhiều nhóm thanh lý phế nhưng đa phần chỉ là những lô nhỏ, những lô lớn đều cần có mạng lưới thông tin hết :D
4.2: Đánh giá lô phế
Do đặc thù cạnh tranh cao nên yêu cầu người làm có kiến thức, kinh nghiệm khi đánh giá lô hàng. Thường bước này ngay khi hoa tiêu nhìn vào 1 con máy, 1 con xe hay 1 cái tàu đều phải ước lượng được giá trị của lô hàng để tránh mua hớ. Việc đặt vấn đề và trả giá cũng cần phải nhanh chóng, luôn luôn trả giá thấp hơn giá mong muốn rồi deal dần lên :D
4.3: Xử lý lô hàng
  • Với những lô lớn, vựa có thể quyết định bán ngay cho những nhà chuyên làm tái chế. VD 1 lô 30 tỷ về bán lại ngay thu về 3 tỷ.
  • Với những lô vựa có thể xử lý được, hàng sẽ được phân làm 2 loại:
  • Máy móc thiết bị còn tốt: sẽ được lau chùi sửa chữa đem bán
  • Máy móc không tận dụng được sẽ bị dỡ ra rồi lọc linh kiện còn tận dụng được
  • Các phần còn lại sẽ được bán phế cho các vựa phế liệu xử lý nốt
  • Linh kiện còn tận dụng được sẽ bán buôn cho các tay buôn
Level 5: Nhà máy/Xưởng tái chế - Công ty XNK/Bãi máy cũ - Các dự án khác

Theo kinh nghiệm trong làng em, sau 1 thời gian tích luỹ đủ vốn và khách hàng, một số nhà sẽ thành lập Công ty với tỷ lệ thành công cao hơn rất nhiều so với việc tay bo đi vào thành lập Công ty. Ngành sản xuất đòi hỏi vốn, kinh nghiệm nên rất mong đây sẽ là 1 hướng đi khác để các bác tham khảo.

Một số nhà có nhiều máy cơ khí, máy xây dựng sẽ tách ra chỉ chuyên làm thương mại máy cơ khí, máy xây dựng. Một số nhà vẫn chuyên bán và cho thuê máy cũ, nhưng mở rộng qua đấu thầu mua máy cũ từ Nhật, Hàn về cải biên, bán lại. Một số nhà khác hợp tác với thương hiệu máy từ Trung Quốc, chuyển qua đại lý bán máy chính hãng với vài chục nhân sự. Vào giai đoạn vốn yêu cầu là rất cao, trong khi biên lợi nhuận lại giảm đi đáng kể. Dưới đây là khoảng biên lợi nhuận (GPM) 1 số ngành nghề phổ biến mà các bác có thể cân nhắc trước khi vào ngành
  • Thương mại máy xây dựng/máy cơ khí: 5-10%
  • Vận tải máy móc thiết bị: 20-25%
  • Cho thuê máy xây dựng: 15-20-26%

Ngoài ra, cũng sẽ có rất rất nhiều cơ hội để phát triển ngành sản xuất khi có đủ vốn và thị trường. Tại Bắc Ninh rất nhiều nhà máy, công ty xuất phát điểm từ các vựa phế liệu Đơn giản nhất là tận dụng máy móc thiết bị cũ tự mở xưởng cơ khí, nhỏ thì gia công cơ khí trong khu vực, lớn hơn thì có thể làm vendor gia công linh kiện cho các công ty trong nước hoặc nước ngoài. Bao bì, nilong, nhựa cũng được nhiều gia đình ở làng em lựa chọn. Biên lợi nhuận (GPM) chi tiết như sau:
  • Gia công cơ khí: 20-25%
  • Cơ khí chính xác: 10-15%
  • Sản xuất khác: khoảng 10%

Một số nhà nhảy thẳng từ level 3 qua xưởng tái chế giấy kraft, nhựa kiếm cũng rất khá. Một số khác lại chọn thương mại sắt thép, vận tải, nhà hàng, khách sạn làm trọng tâm. Hoặc nếu may mắn hơn 1 số nhà sẽ nhảy được qua làm khai thác hay công ty môi trường, tuy nhiên để lọt vào làm 2 mảng này ngoài vốn ra thì còn yêu cầu nhiều thứ khác :D


Đánh giá chung về ngành phế liệu
Giàu - Vất - Bẩn :D

Các bác có câu hỏi gì cứ hỏi bên dưới, rảnh em sẽ chia sẻ thêm về cơ hội kinh doanh, một số ngành nghề sản xuất khác để các bác quyết định dấn thân vào con đường này :D

Trên đây là tổng quan về ngành phế liệu, phần sau em sẽ chia sẻ 1 số ngách mà các bác có thể nhảy vào kiếm chác nhé ạ :D
 
Last edited:
Do là lần đầu post bài chia sẻ kinh nghiệm, lại không được post vào chia sẻ kinh nghiệm, nên nếu có sai sót nhờ admin chuyển bài giúp em ạ

Trước đây nhà em cũng làm vựa phế liệu phổ thông. Một thời gian sau nhà em dần chuyển qua phế liệu máy cơ khí tại làng Quan Độ, Bắc Ninh. Với kinh nghiệm hạn chế học mót được từ gia đình, em xin chia sẻ lại cho các bác những điều thú vị về nghề đồng nát, một số cơ hội kinh doanh anh em có thể nhảy vào, và một số ngành nghề khác nếu trong tầm hiểu biết của em.

Level 1: Thu mua phế liệu nhỏ lẻ
Là những người thu mua phế liệu, đồ dùng cũ hỏng rồi bán lại cho các vựa phế liệu. Công việc đơn giản là thu gom phế liệu từ nhà dân, đồ bỏ đi rồi bán lại cho vựa phế liệu.
Thu nhập của nghề này trải dài từ đủ sống -> trung bình khá do đa phần giá thu mua cực kỳ rẻ, người dân không biết giá trị của món đồ mình định bán.
Nếu thu mua được vựa lớn giá tốt hoặc tích luỹ đủ tiền thì có thể chuyển qua level 2 hoặc 3.

Level 2: Cò - hoa tiêu phế liệu
Hoa tiêu thường là tài xế lái xe tải, đi rong ruổi khắp từ bắc vào nam. Nghề này yêu cầu những người đã có kinh nghiệm, đánh giá được sơ bộ giá trị lô hàng phế. Do không đủ vốn hoặc rủi ro cao nên họ sẽ không tự xử lý lô hàng. Thay vào đó hoa tiêu sẽ thông tin tới các vựa phế liệu, ăn chênh hoặc nhận tiền công đã thoả thuận từ trước. Thu nhập có thể từ 5, 10tr đến cả vài trăm triệu 1 lần giới thiệu tuỳ vào giá trị lô hàng hay hợp đồng :D
Hoặc đơn giản hơn như cò ở làng em, khi các bác chở phế liệu đến sẽ được cò dẫn đến vựa phế. mỗi lần như vậy có thể kiếm 500-1tr. Rất nhiều người lớn tuổi ở làng em 1 ngày có thể kiếm từ 1-3tr là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc nhảy vào làm cò không phải là dễ, ngoài mối quan hệ với chủ vựa thì còn cần là người có uy tín và có mối sẵn từ trước.

Level 3: Vựa phế liệu nhỏ (sắt - đồng - giấy - nilong)
Vựa phế liệu hay còn gọi là đại lý phế liệu, công việc chính là thu mua những đồ có thể tái chế như sắt, đồng, nhôm, nhựa, giấy, bì rách từ những người thu mua phế liệu. Để học được nghề này không hề dễ, vừa phải tạo được mối quan hệ với người thu mua phế liệu và cò, vừa phải biết tính toán và có đạo đức nghề nghiệp. Một số kinh nghiệm anh em nên thể tham khảo trước khi bắt đầu mở vựa đồng nát như sau:
3.1. Học cách phân loại đồ dùng tái chế
Phần này là cực kỳ phức tạp, không phải ngày 1 ngày 2 là có thể học được. Một số nơi phần phân loại này sẽ được các cô thu mua phân loại từ trước, nhưng ở khu em các vựa sẽ có công nhân phân loại cùng các cô luôn để thu mua được với mức giá thấp hơn :D
Nhựa cứng, nhựa mềm và nhựa dẻo đều phải để riêng. VD vỏ chai lavie là nhựa mềm, nắp chai là nhựa cứng, dép thì lại là là nhựa dẻo, giá mỗi loại nhựa sẽ khác nhau nên phải phân loại riêng. Một quyển vở cũ phải loại bọc nilong vứt đi vì vựa không ai tái chế bọc nilong, bìa vở để riêng để đem bán bìa, rồi giấy bên trong lại thuộc loại giấy trắng, giá giấy trắng cao hơn giá bìa. Về sắt, cơ bản phải phân biệt được sắt với gang, gang sẽ đắt hơn sắt, người chưa có kinh nghiệm sẽ dùng nam châm để thử, nhưng người làm lâu nhìn qua là phân biệt được luôn. Rồi đồng cũng nhiều loại vô cùng, đồng đỏ, đồng đen, đồng vàng, VD một cuộn dây điện khi đem đến, các cô công nhân sẽ phải kéo đinh hoặc dùng dao ngồi tước hết phần cao su bên ngoài vứt đi và chỉ lấy lõi đồng bên trong. Giá mỗi loại đồng lại càng khác nhau nữa, đồng đen đắt nhất, sau đó là đồng đỏ và đồng vàng. Còn lông vịt và lông ngan nữa, dòng này cần các cô đồng nát rửa lại rồi phơi mấy nắng cho khô thì vựa mới thu mua, bán ướt sẽ không được giá. Lông trắng bán đắt hơn lông đen, và tuyệt nhiên không thu mua lông gà. Có những công ty chuyên thu mua lông làm áo choàng lông thú, túi xách doanh thu lên đến cả trăm tỷ 1 năm. Giá lông rất đắt, có những loại hơn trăm nghìn một kg, đắt hơn mấy lần thịt vịt luôn :D
Đấy là những món cơ bản nhất, còn hằng hà sa số những bì, bao, giấy, nhôm, chì, linh kiện khác mà các bác cần nắm được, không phải đơn thuần chỉ là mua đi bán lại đâu. Bác nào định bỏ học làm món này thì xin mời học thêm môn tính nhẩm, mỗi người 10, 20kg mỗi loại dài như bill siêu thị mà bấm máy tính thì mất khách hết :D
3.2. Học cách đối nhân xử thế, đạo đức nghề nghiệp
Trong nghề này luôn có luật ngầm, để làm ăn lâu dài và ổn định thì dù mua hay bán đều phải theo giá hôm trước khi giá giảm. VD nếu hôm nay giá thu mua giảm đi so với hôm trước, thì khi mua bán các vựa đều sẽ cân theo giá như cũ. Sau đó vựa mới thông báo việc giảm giá cho họ để bắt đầu điểu chỉnh vào ngày mai chứ không được giảm giá trực tiếp vào hôm đó luôn.
Ngoài ra, trong nghề các vựa cũng sẽ chuẩn bị sẵn nước chanh, trà và hoa quả. Một số nhà sẽ có võng hay chỗ nghỉ ngơi, nhà nào càng tiếp đãi tốt thì càng có nhiều khách hơn nữa (giống như các trạm dừng nghỉ tiếp đãi lái xe vậy). Vì các cô làm nghề thu mua rất vất vả, đặc biệt là vào mùa hè hay mùa mưa, không phải hôm nào cũng có thể đi lượm đồ nên nếu chủ vựa cần công nhân phân loại hay cửu vận thì sẽ ưu tiên các cô hơn.
3.3. Các lưu ý khác
Nghề này vựa ăn chênh rất ít, thường là dưới 1000/kg. Tuy nhiên 1 ngày 1 vựa có thể bán hàng tấn hàng, vựa lớn xuất đi vài chục, vài trăm tấn là bình thường. Cái kiếm ăn của nghề này nằm ở chỗ vòng xoay cực kỳ lớn, xoay vòng vốn trong ngày nên thu nhập theo tháng cực cao khi so với các ngành nghề khác. Nghề này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung, chính là từ các cò hay người thu mua trong khu vực, càng nhiều thì doanh thu càng lớn.
Một số bác sẽ thắc mắc tại sao không ôm hàng chờ tăng giá? Thứ nhất là không có vốn, thứ 2 là không có kho, nên đa phần các vựa thu mua về bán phế liệu ngay, chỉ một số hàng khó bán hoặc chưa phân loại mới tồn lại được thôi :D

Level 4: Vựa phế máy xây dựng, máy cơ khí
Thực chất nhóm này là 1 dạng nâng cấp của vựa phế liệu level 3, thay vì nhập sắt đồng nhôm thì họ săn lô, đấu thầu phế liệu cũ giá trị cao. Thay vì chỉ mở nhỏ lẻ hoặc hộ kinh doanh thì đa phần các vựa phế lớn đều thành lập hộ kinh doanh hoặc mở công ty để phục vụ cho việc xuất hoá đơn. Cụ thể ở đây có 2 đại diện tiêu biểu nhất là làng Quan Độ - Bắc Ninh: Chuyên phế máy cơ khí, làng Tề Lỗ - Vĩnh Phúc: Chuyên phế máy xây dựng. Do không có kinh nghiệm ở Vĩnh Phúc nên em sẽ chia sẻ các bác về làng Quan Độ - Bắc Ninh.
Có thể các bác chưa biết, máy xây dựng và máy cơ khí chính xác đều có giá trị rất cao. Từ vài trăm triệu máy nhỏ cho đến hàng tỷ đồng, chục tỷ đồng như máy tại các mỏ, máy sản xuất khuân. Do tại Việt Nam đa số công ty xây dựng, xưởng cơ khí nhỏ yêu cầu không cao và không đủ vốn nên thường tận dụng những máy móc thiết bị cũ, còn dùng tốt, giá thành rẻ. Nguợc lại, các công ty nước ngoài, công ty khuân mẫu lại yêu cầu chất lượng và độ chính xác cực kỳ cao. Ngay khi hết giá trị khấu hao, họ thường đầu tư máy mới và thanh lý lô máy cũ. Đây chính là điểm mấu chốt ăn tiền của các làng nghề, mua của người chán, bán cho người cần.
Dưới đây là tổng quan cách thức hoạt động của vựa:
4.1: Tìm nguồn hàng
Trước đây các nhà đều tự thân vận động tìm mối, con trai đủ 16 tuổi đều được cho lái xe tải để thu mua những nơi thanh lý máy móc, thiết bị. Hiện tại các nhà đã chuyển qua xây dựng mạng lưới hoa tiêu để báo thông tin. Một số lô hàng lớn sẽ có nhiều nhà hùm vốn để giảm thiểu rủi ro.
Hiện nay có rất nhiều nhóm thanh lý phế nhưng đa phần chỉ là những lô nhỏ, những lô lớn đều cần có mạng lưới thông tin hết :D
4.2: Đánh giá lô phế
Do đặc thù cạnh tranh cao nên yêu cầu người làm có kiến thức, kinh nghiệm khi đánh giá lô hàng. Thường bước này ngay khi hoa tiêu nhìn vào 1 con máy, 1 con xe hay 1 cái tàu đều phải ước lượng được giá trị của lô hàng để tránh mua hớ. Việc đặt vấn đề và trả giá cũng cần phải nhanh chóng, luôn luôn trả giá thấp hơn giá mong muốn rồi deal dần lên :D
4.3: Xử lý lô hàng
  • Với những lô lớn, vựa có thể quyết định bán ngay cho những nhà chuyên làm tái chế. VD 1 lô 30 tỷ về bán lại ngay thu về 3 tỷ.
  • Với những lô vựa có thể xử lý được, hàng sẽ được phân làm 2 loại:
  • Máy móc thiết bị còn tốt: sẽ được lau chùi sửa chữa đem bán
  • Máy móc không tận dụng được sẽ bị dỡ ra rồi lọc linh kiện còn tận dụng được
  • Các phần còn lại sẽ được bán phế cho các vựa phế liệu xử lý nốt
  • Linh kiện còn tận dụng được sẽ bán buôn cho các tay buôn

Đánh giá chung về ngành phế liệu
Giàu - Vất - Bẩn :D

Các bác có câu hỏi gì cứ hỏi bên dưới, rảnh em sẽ chia sẻ thêm về cơ hội kinh doanh, một số ngành nghề sản xuất khác để các bác quyết định dấn thân vào con đường này :D
Năm 201x ( x tiểu học) mình tham gia clb Vovinam Quận 8, học chung 1 anh làm phân loại phế liệu, bạn chung ngành của ông chủ vựa vỡ nợ hơn 2 tỏi rồi thêm vấn đề gì nữa nên treo cổ, reset game luôn. Còn người quen mình làm ngành này cũng có ăn, ổng ít khi trực tiếp thu mua, có bà vợ làm thay mà vợ ổng bị nhiễm độc hay gì đó, nghe nói bệnh chứ không biết bệnh gì, ông chú ấy cũng sống đàng hoàng, thương vợ, chẳng qua bà cô tham công tiếc việc.
 
Năm 201x ( x tiểu học) mình tham gia clb Vovinam Quận 8, học chung 1 anh làm phân loại phế liệu, bạn chung ngành của ông chủ vựa vỡ nợ hơn 2 tỏi rồi thêm vấn đề gì nữa nên treo cổ, reset game luôn. Còn người quen mình làm ngành này cũng có ăn, ổng ít khi trực tiếp thu mua, có bà vợ làm thay mà vợ ổng bị nhiễm độc hay gì đó, nghe nói bệnh chứ không biết bệnh gì, ông chú ấy cũng sống đàng hoàng, thương vợ, chẳng qua bà cô tham công tiếc việc.
Nghề này tưởng ngon nhảy vào dễ phá sản lắm bác, không có kinh nghiệm với cả dòng tiền xoay chậm là toi ngay :D
 
Một số con ảnh cho các bác dễ hình dung :D
1111.jpg

3333.jpg
 
Một số con ảnh cho các bác dễ hình dung :D
View attachment 2381454
View attachment 2381455
Kho này đã phân loại rồi, người quen mình thu gom bao theo kg sắt, giấy carton, đồ nhựa lẫn dầu mở, nước rỉ sét, đinh vít rất lộn xộn, nhôm thải nén thành bao rồi vứt lên xe tải cho chỗ khác làm lại công đoạn ấy. Bảo 2 chỗ cách nhau có mấy cây số mà giá thu chênh lệch thì có rất nhiều yếu tố cấu thành nên chuyện ấy. Ắc quy có chì bên trong đấy, muốn húp hết cứ đem ra đốt đúc thỏi bán, ngộ độc cũng cấm kêu, chỗ mình thỉnh thoảng có người đốt vỏ xe lấy dầu công nghiệp.
 
Kho này đã phân loại rồi, người quen mình thu gom bao theo kg sắt, giấy carton, đồ nhựa lẫn dầu mở, nước rỉ sét, đinh vít rất lộn xộn, nhôm thải nén thành bao rồi vứt lên xe tải cho chỗ khác làm lại công đoạn ấy. Bảo 2 chỗ cách nhau có mấy cây số mà giá thu chênh lệch thì có rất nhiều yếu tố cấu thành nên chuyện ấy. Ắc quy có chì bên trong đấy, muốn húp hết cứ đem ra đốt đúc thỏi bán, ngộ độc cũng cấm kêu, chỗ mình thỉnh thoảng có người đốt vỏ xe lấy dầu công nghiệp.
Vậy người quen của bác là mở vựa nhỏ lẻ rồi. Chỗ của em làm cao cấp hơn, không độc hại xíu nào vì chủ yếu là linh kiện máy thôi. Những nhà làm vựa phế liệu khác thì chủ yếu công nhân độc hại lắm :D
 
Cho hỏi tỷ lệ mắc bệnh ở làng thớt.
Dầu nhớt thải, nước bình acquy, chì thải đi đâu ngấm đất, đổ sông hay bán.
Ve chai thủy tinh chưa thấy nhắc đến
Làng em không xử lý dầu thải, acquy, chì thải gì hết, ve chai thuỷ tinh cũng không luôn. Làng em nó vượt cấp độ đấy rồi, 1 lô hàng tiền tỷ - chục tỷ nên không còn xử lý rác thải như các vựa kia nữa. Hiện tại làng em nhập cả dây chuyền máy về rã ra thôi :D.
Các làng xử lý phế liệu như bác kể trên thì ra sông, ra hồ hết, rác không xử lý được thì chất đống thành núi, thành đường, đi trên rác luôn. Bệnh tật thì cũng không đến chủ vì chủ đi ở nơi khác hết, công nhân bị bệnh cũng không ai quan tâm vì lương trả cũng ác.
ban 1111.jpg
 
Cho hỏi tỷ lệ mắc bệnh ở làng thớt.
Dầu nhớt thải, nước bình acquy, chì thải đi đâu ngấm đất, đổ sông hay bán.
Ve chai thủy tinh chưa thấy nhắc đến
Nhiều loại bẩn như thế này nhiều vựa không nhận đâu bác, hàng này sẽ có mối thu mua từ đầu làng, gom 1 hôm rồi chở thẳng về các cơ sở xử lý riêng ở Hưng Yên, Hà Nam. Những điểm cuối đấy sẽ là nơi ô nhiễm kinh khủng nhất. Điển hình như khu trên :(
 
Do là lần đầu post bài chia sẻ kinh nghiệm, lại không được post vào chia sẻ kinh nghiệm, nên nếu có sai sót nhờ admin chuyển bài giúp em ạ

Trước đây nhà em cũng làm vựa phế liệu phổ thông. Một thời gian sau nhà em dần chuyển qua phế liệu máy cơ khí tại làng Quan Độ, Bắc Ninh. Với kinh nghiệm hạn chế học mót được từ gia đình, em xin chia sẻ lại cho các bác những điều thú vị về nghề đồng nát, một số cơ hội kinh doanh anh em có thể nhảy vào, và một số ngành nghề khác nếu trong tầm hiểu biết của em.

Level 1: Thu mua phế liệu nhỏ lẻ
Là những người thu mua phế liệu, đồ dùng cũ hỏng rồi bán lại cho các vựa phế liệu. Công việc đơn giản là thu gom phế liệu từ nhà dân, đồ bỏ đi rồi bán lại cho vựa phế liệu.
Thu nhập của nghề này trải dài từ đủ sống -> trung bình khá do đa phần giá thu mua cực kỳ rẻ, người dân không biết giá trị của món đồ mình định bán.
Nếu thu mua được vựa lớn giá tốt hoặc tích luỹ đủ tiền thì có thể chuyển qua level 2 hoặc 3.

Level 2: Cò - hoa tiêu phế liệu
Hoa tiêu thường là tài xế lái xe tải, đi rong ruổi khắp từ bắc vào nam. Nghề này yêu cầu những người đã có kinh nghiệm, đánh giá được sơ bộ giá trị lô hàng phế. Do không đủ vốn hoặc rủi ro cao nên họ sẽ không tự xử lý lô hàng. Thay vào đó hoa tiêu sẽ thông tin tới các vựa phế liệu, ăn chênh hoặc nhận tiền công đã thoả thuận từ trước. Thu nhập có thể từ 5, 10tr đến cả vài trăm triệu 1 lần giới thiệu tuỳ vào giá trị lô hàng hay hợp đồng :D
Hoặc đơn giản hơn như cò ở làng em, khi các bác chở phế liệu đến sẽ được cò dẫn đến vựa phế. mỗi lần như vậy có thể kiếm 500-1tr. Rất nhiều người lớn tuổi ở làng em 1 ngày có thể kiếm từ 1-3tr là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc nhảy vào làm cò không phải là dễ, ngoài mối quan hệ với chủ vựa thì còn cần là người có uy tín và có mối sẵn từ trước.

Level 3: Vựa phế liệu nhỏ (sắt - đồng - giấy - nilong)
Vựa phế liệu hay còn gọi là đại lý phế liệu, công việc chính là thu mua những đồ có thể tái chế như sắt, đồng, nhôm, nhựa, giấy, bì rách từ những người thu mua phế liệu. Để học được nghề này không hề dễ, vừa phải tạo được mối quan hệ với người thu mua phế liệu và cò, vừa phải biết tính toán và có đạo đức nghề nghiệp. Một số kinh nghiệm anh em nên thể tham khảo trước khi bắt đầu mở vựa đồng nát như sau:
3.1. Học cách phân loại đồ dùng tái chế
Phần này là cực kỳ phức tạp, không phải ngày 1 ngày 2 là có thể học được. Một số nơi phần phân loại này sẽ được các cô thu mua phân loại từ trước, nhưng ở khu em các vựa sẽ có công nhân phân loại cùng các cô luôn để thu mua được với mức giá thấp hơn :D
Nhựa cứng, nhựa mềm và nhựa dẻo đều phải để riêng. VD vỏ chai lavie là nhựa mềm, nắp chai là nhựa cứng, dép thì lại là là nhựa dẻo, giá mỗi loại nhựa sẽ khác nhau nên phải phân loại riêng. Một quyển vở cũ phải loại bọc nilong vứt đi vì vựa không ai tái chế bọc nilong, bìa vở để riêng để đem bán bìa, rồi giấy bên trong lại thuộc loại giấy trắng, giá giấy trắng cao hơn giá bìa. Về sắt, cơ bản phải phân biệt được sắt với gang, gang sẽ đắt hơn sắt, người chưa có kinh nghiệm sẽ dùng nam châm để thử, nhưng người làm lâu nhìn qua là phân biệt được luôn. Rồi đồng cũng nhiều loại vô cùng, đồng đỏ, đồng đen, đồng vàng, VD một cuộn dây điện khi đem đến, các cô công nhân sẽ phải kéo đinh hoặc dùng dao ngồi tước hết phần cao su bên ngoài vứt đi và chỉ lấy lõi đồng bên trong. Giá mỗi loại đồng lại càng khác nhau nữa, đồng đen đắt nhất, sau đó là đồng đỏ và đồng vàng. Còn lông vịt và lông ngan nữa, dòng này cần các cô đồng nát rửa lại rồi phơi mấy nắng cho khô thì vựa mới thu mua, bán ướt sẽ không được giá. Lông trắng bán đắt hơn lông đen, và tuyệt nhiên không thu mua lông gà. Có những công ty chuyên thu mua lông làm áo choàng lông thú, túi xách doanh thu lên đến cả trăm tỷ 1 năm. Giá lông rất đắt, có những loại hơn trăm nghìn một kg, đắt hơn mấy lần thịt vịt luôn :D
Đấy là những món cơ bản nhất, còn hằng hà sa số những bì, bao, giấy, nhôm, chì, linh kiện khác mà các bác cần nắm được, không phải đơn thuần chỉ là mua đi bán lại đâu. Bác nào định bỏ học làm món này thì xin mời học thêm môn tính nhẩm, mỗi người 10, 20kg mỗi loại dài như bill siêu thị mà bấm máy tính thì mất khách hết :D
3.2. Học cách đối nhân xử thế, đạo đức nghề nghiệp
Trong nghề này luôn có luật ngầm, để làm ăn lâu dài và ổn định thì dù mua hay bán đều phải theo giá hôm trước khi giá giảm. VD nếu hôm nay giá thu mua giảm đi so với hôm trước, thì khi mua bán các vựa đều sẽ cân theo giá như cũ. Sau đó vựa mới thông báo việc giảm giá cho họ để bắt đầu điểu chỉnh vào ngày mai chứ không được giảm giá trực tiếp vào hôm đó luôn.
Ngoài ra, trong nghề các vựa cũng sẽ chuẩn bị sẵn nước chanh, trà và hoa quả. Một số nhà sẽ có võng hay chỗ nghỉ ngơi, nhà nào càng tiếp đãi tốt thì càng có nhiều khách hơn nữa (giống như các trạm dừng nghỉ tiếp đãi lái xe vậy). Vì các cô làm nghề thu mua rất vất vả, đặc biệt là vào mùa hè hay mùa mưa, không phải hôm nào cũng có thể đi lượm đồ nên nếu chủ vựa cần công nhân phân loại hay cửu vận thì sẽ ưu tiên các cô hơn.
3.3. Các lưu ý khác
Nghề này vựa ăn chênh rất ít, thường là dưới 1000/kg. Tuy nhiên 1 ngày 1 vựa có thể bán hàng tấn hàng, vựa lớn xuất đi vài chục, vài trăm tấn là bình thường. Cái kiếm ăn của nghề này nằm ở chỗ vòng xoay cực kỳ lớn, xoay vòng vốn trong ngày nên thu nhập theo tháng cực cao khi so với các ngành nghề khác. Nghề này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung, chính là từ các cò hay người thu mua trong khu vực, càng nhiều thì doanh thu càng lớn.
Một số bác sẽ thắc mắc tại sao không ôm hàng chờ tăng giá? Thứ nhất là không có vốn, thứ 2 là không có kho, nên đa phần các vựa thu mua về bán phế liệu ngay, chỉ một số hàng khó bán hoặc chưa phân loại mới tồn lại được thôi :D

Level 4: Vựa phế máy xây dựng, máy cơ khí
Thực chất nhóm này là 1 dạng nâng cấp của vựa phế liệu level 3, thay vì nhập sắt đồng nhôm thì họ săn lô, đấu thầu phế liệu cũ giá trị cao. Thay vì chỉ mở nhỏ lẻ hoặc hộ kinh doanh thì đa phần các vựa phế lớn đều thành lập hộ kinh doanh hoặc mở công ty để phục vụ cho việc xuất hoá đơn. Cụ thể ở đây có 2 đại diện tiêu biểu nhất là làng Quan Độ - Bắc Ninh: Chuyên phế máy cơ khí, làng Tề Lỗ - Vĩnh Phúc: Chuyên phế máy xây dựng. Do không có kinh nghiệm ở Vĩnh Phúc nên em sẽ chia sẻ các bác về làng Quan Độ - Bắc Ninh.
Có thể các bác chưa biết, máy xây dựng và máy cơ khí chính xác đều có giá trị rất cao. Từ vài trăm triệu máy nhỏ cho đến hàng tỷ đồng, chục tỷ đồng như máy tại các mỏ, máy sản xuất khuân. Do tại Việt Nam đa số công ty xây dựng, xưởng cơ khí nhỏ yêu cầu không cao và không đủ vốn nên thường tận dụng những máy móc thiết bị cũ, còn dùng tốt, giá thành rẻ. Nguợc lại, các công ty nước ngoài, công ty khuân mẫu lại yêu cầu chất lượng và độ chính xác cực kỳ cao. Ngay khi hết giá trị khấu hao, họ thường đầu tư máy mới và thanh lý lô máy cũ. Đây chính là điểm mấu chốt ăn tiền của các làng nghề, mua của người chán, bán cho người cần.
Dưới đây là tổng quan cách thức hoạt động của vựa:
4.1: Tìm nguồn hàng
Trước đây các nhà đều tự thân vận động tìm mối, con trai đủ 16 tuổi đều được cho lái xe tải để thu mua những nơi thanh lý máy móc, thiết bị. Hiện tại các nhà đã chuyển qua xây dựng mạng lưới hoa tiêu để báo thông tin. Một số lô hàng lớn sẽ có nhiều nhà hùm vốn để giảm thiểu rủi ro.
Hiện nay có rất nhiều nhóm thanh lý phế nhưng đa phần chỉ là những lô nhỏ, những lô lớn đều cần có mạng lưới thông tin hết :D
4.2: Đánh giá lô phế
Do đặc thù cạnh tranh cao nên yêu cầu người làm có kiến thức, kinh nghiệm khi đánh giá lô hàng. Thường bước này ngay khi hoa tiêu nhìn vào 1 con máy, 1 con xe hay 1 cái tàu đều phải ước lượng được giá trị của lô hàng để tránh mua hớ. Việc đặt vấn đề và trả giá cũng cần phải nhanh chóng, luôn luôn trả giá thấp hơn giá mong muốn rồi deal dần lên :D
4.3: Xử lý lô hàng
  • Với những lô lớn, vựa có thể quyết định bán ngay cho những nhà chuyên làm tái chế. VD 1 lô 30 tỷ về bán lại ngay thu về 3 tỷ.
  • Với những lô vựa có thể xử lý được, hàng sẽ được phân làm 2 loại:
  • Máy móc thiết bị còn tốt: sẽ được lau chùi sửa chữa đem bán
  • Máy móc không tận dụng được sẽ bị dỡ ra rồi lọc linh kiện còn tận dụng được
  • Các phần còn lại sẽ được bán phế cho các vựa phế liệu xử lý nốt
  • Linh kiện còn tận dụng được sẽ bán buôn cho các tay buôn

Đánh giá chung về ngành phế liệu
Giàu - Vất - Bẩn :D

Các bác có câu hỏi gì cứ hỏi bên dưới, rảnh em sẽ chia sẻ thêm về cơ hội kinh doanh, một số ngành nghề sản xuất khác để các bác quyết định dấn thân vào con đường này :D
Mình có 1 thời gian rã máy phế liệu. Cái này cần vốn dày, không thì nhanh reset lắm. :shame:
 
Mình có 1 thời gian rã máy phế liệu. Cái này cần vốn dày, không thì nhanh reset lắm. :shame:
Chuẩn rồi bác ơi, vậy nên ae thấy ngon nhảy vào là chết. Phải đi từng nấc mới làm nổi. 1 kho hàng cả vài tỷ bạc nằm chôn nửa năm trời, vay mượn là chết. Nhiều lúc phải bán lỗ hoặc hoà giá để có tiền xoay :D
Nhưng cũng chính vì thế mới hình thành làng nghề, ae đùm bọc nhau và hốt bạc :D
 
Quê mình sát Tề Lỗ, đúng là toàn nhà giàu mới nổi thật. Bạn bè cùng tuổi mình con trai hết c3 thì không đi học đh, ở nhà học lái xe xong buôn bán với bố mẹ, 20 21t là lấy vợ, thằng nào thằng nấy cũng lái ê tô trông vip phết. Mình học hành cày cuốc cả đời có khi không bằng nhà họ làm một vố lớn :big_smile: . Nma thôi kệ, thuân theo xã hội phân công thôi
 
Quê mình sát Tề Lỗ, đúng là toàn nhà giàu mới nổi thật. Bạn bè cùng tuổi mình con trai hết c3 thì không đi học đh, ở nhà học lái xe xong buôn bán với bố mẹ, 20 21t là lấy vợ, thằng nào thằng nấy cũng lái ê tô trông vip phết. Mình học hành cày cuốc cả đời có khi không bằng nhà họ làm một vố lớn :big_smile: . Nma thôi kệ, thuân theo xã hội phân công thôi
Nhìn qua lô xe xếp 2 lề đường là thấy giàu rồi bác nhỉ. Vẫn là phi thương bất phú thôi. Nhưng giờ gu mua hàng cũng chuyển qua máy nhật hàn cả rồi nên các mối nhỏ kiếm ăn cũng khó hơn, không còn huy hoàng như ngày xưa nữa
 
Nhìn qua lô xe xếp 2 lề đường là thấy giàu rồi bác nhỉ. Vẫn là phi thương bất phú thôi. Nhưng giờ gu mua hàng cũng chuyển qua máy nhật hàn cả rồi nên các mối nhỏ kiếm ăn cũng khó hơn, không còn huy hoàng như ngày xưa nữa
mình nghĩ cái gì cũng có thời thôi. Xã mình sát bên cũng làm làng nghề đồ gỗ, dám cá là 50% nguồn cung giường tủ khắp miền bắc đến từ quê mình. Ngày xưa buôn gỗ kiếm lắm, 5m là 1 nhà bán nội thất, gỗ thô chất đống quanh làng, người huyện xung quanh đến chỗ mình làm thuê thợ mộc đánh giấy giáp cũng đủ nuôi gia đình.
Nhưng giờ thì hết rồi, kinh tế khó khăn, đói mốc mỏ đóng lán đóng xưởng gần hết
 
mình nghĩ cái gì cũng có thời thôi. Xã mình sát bên cũng làm làng nghề đồ gỗ, dám cá là 50% nguồn cung giường tủ khắp miền bắc đến từ quê mình. Ngày xưa buôn gỗ kiếm lắm, 5m là 1 nhà bán nội thất, gỗ thô chất đống quanh làng, người huyện xung quanh đến chỗ mình làm thuê thợ mộc đánh giấy giáp cũng đủ nuôi gia đình.
Nhưng giờ thì hết rồi, kinh tế khó khăn, đói mốc mỏ đóng lán đóng xưởng gần hết
Đồng Kỵ chỗ em y thế đó bác. Trước dân buôn Trung Quốc qua nhập, nhà nào cũng phất. Giờ thì đói ăn do Trung Quốc không qua nữa, nhưng dân ở đây cũng sắm rất nhiều sổ đỏ, kịp đầu tư rất nhiều nhà nghỉ khách sạn, con cái du học nhiều lắm :D
Đôi khi vài năm phất thay đổi cả cuộc đời
 
Quê vợ Tề Lỗ. Nhà lúc nào cũng chỉ chừa đc 1 lối đi bé tí, sắt thép chất kín sân ko còn chỗ mà thở. Dàn xe mua về phải vứt hết ngoài đường ngoài đồng. Camera gắn khắp nơi mà vài ngày lại 1 vụ trộm. Hôm trc bế bé con đi vào nhà mà trượt chân tí sml vào đống sắt
KTCZqba.gif
 
Do là lần đầu post bài chia sẻ kinh nghiệm, lại không được post vào chia sẻ kinh nghiệm, nên nếu có sai sót nhờ admin chuyển bài giúp em ạ

Trước đây nhà em cũng làm vựa phế liệu phổ thông. Một thời gian sau nhà em dần chuyển qua phế liệu máy cơ khí tại làng Quan Độ, Bắc Ninh. Với kinh nghiệm hạn chế học mót được từ gia đình, em xin chia sẻ lại cho các bác những điều thú vị về nghề đồng nát, một số cơ hội kinh doanh anh em có thể nhảy vào, và một số ngành nghề khác nếu trong tầm hiểu biết của em.

Level 1: Thu mua phế liệu nhỏ lẻ
Là những người thu mua phế liệu, đồ dùng cũ hỏng rồi bán lại cho các vựa phế liệu. Công việc đơn giản là thu gom phế liệu từ nhà dân, đồ bỏ đi rồi bán lại cho vựa phế liệu.
Thu nhập của nghề này trải dài từ đủ sống -> trung bình khá do đa phần giá thu mua cực kỳ rẻ, người dân không biết giá trị của món đồ mình định bán.
Nếu thu mua được vựa lớn giá tốt hoặc tích luỹ đủ tiền thì có thể chuyển qua level 2 hoặc 3.

Level 2: Cò - hoa tiêu phế liệu
Hoa tiêu thường là tài xế lái xe tải, đi rong ruổi khắp từ bắc vào nam. Nghề này yêu cầu những người đã có kinh nghiệm, đánh giá được sơ bộ giá trị lô hàng phế. Do không đủ vốn hoặc rủi ro cao nên họ sẽ không tự xử lý lô hàng. Thay vào đó hoa tiêu sẽ thông tin tới các vựa phế liệu, ăn chênh hoặc nhận tiền công đã thoả thuận từ trước. Thu nhập có thể từ 5, 10tr đến cả vài trăm triệu 1 lần giới thiệu tuỳ vào giá trị lô hàng hay hợp đồng :D
Hoặc đơn giản hơn như cò ở làng em, khi các bác chở phế liệu đến sẽ được cò dẫn đến vựa phế. mỗi lần như vậy có thể kiếm 500-1tr. Rất nhiều người lớn tuổi ở làng em 1 ngày có thể kiếm từ 1-3tr là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc nhảy vào làm cò không phải là dễ, ngoài mối quan hệ với chủ vựa thì còn cần là người có uy tín và có mối sẵn từ trước.

Level 3: Vựa phế liệu nhỏ (sắt - đồng - giấy - nilong)
Vựa phế liệu hay còn gọi là đại lý phế liệu, công việc chính là thu mua những đồ có thể tái chế như sắt, đồng, nhôm, nhựa, giấy, bì rách từ những người thu mua phế liệu. Để học được nghề này không hề dễ, vừa phải tạo được mối quan hệ với người thu mua phế liệu và cò, vừa phải biết tính toán và có đạo đức nghề nghiệp. Một số kinh nghiệm anh em nên thể tham khảo trước khi bắt đầu mở vựa đồng nát như sau:
3.1. Học cách phân loại đồ dùng tái chế
Phần này là cực kỳ phức tạp, không phải ngày 1 ngày 2 là có thể học được. Một số nơi phần phân loại này sẽ được các cô thu mua phân loại từ trước, nhưng ở khu em các vựa sẽ có công nhân phân loại cùng các cô luôn để thu mua được với mức giá thấp hơn :D
Nhựa cứng, nhựa mềm và nhựa dẻo đều phải để riêng. VD vỏ chai lavie là nhựa mềm, nắp chai là nhựa cứng, dép thì lại là là nhựa dẻo, giá mỗi loại nhựa sẽ khác nhau nên phải phân loại riêng. Một quyển vở cũ phải loại bọc nilong vứt đi vì vựa không ai tái chế bọc nilong, bìa vở để riêng để đem bán bìa, rồi giấy bên trong lại thuộc loại giấy trắng, giá giấy trắng cao hơn giá bìa. Về sắt, cơ bản phải phân biệt được sắt với gang, gang sẽ đắt hơn sắt, người chưa có kinh nghiệm sẽ dùng nam châm để thử, nhưng người làm lâu nhìn qua là phân biệt được luôn. Rồi đồng cũng nhiều loại vô cùng, đồng đỏ, đồng đen, đồng vàng, VD một cuộn dây điện khi đem đến, các cô công nhân sẽ phải kéo đinh hoặc dùng dao ngồi tước hết phần cao su bên ngoài vứt đi và chỉ lấy lõi đồng bên trong. Giá mỗi loại đồng lại càng khác nhau nữa, đồng đen đắt nhất, sau đó là đồng đỏ và đồng vàng. Còn lông vịt và lông ngan nữa, dòng này cần các cô đồng nát rửa lại rồi phơi mấy nắng cho khô thì vựa mới thu mua, bán ướt sẽ không được giá. Lông trắng bán đắt hơn lông đen, và tuyệt nhiên không thu mua lông gà. Có những công ty chuyên thu mua lông làm áo choàng lông thú, túi xách doanh thu lên đến cả trăm tỷ 1 năm. Giá lông rất đắt, có những loại hơn trăm nghìn một kg, đắt hơn mấy lần thịt vịt luôn :D
Đấy là những món cơ bản nhất, còn hằng hà sa số những bì, bao, giấy, nhôm, chì, linh kiện khác mà các bác cần nắm được, không phải đơn thuần chỉ là mua đi bán lại đâu. Bác nào định bỏ học làm món này thì xin mời học thêm môn tính nhẩm, mỗi người 10, 20kg mỗi loại dài như bill siêu thị mà bấm máy tính thì mất khách hết :D
3.2. Học cách đối nhân xử thế, đạo đức nghề nghiệp
Trong nghề này luôn có luật ngầm, để làm ăn lâu dài và ổn định thì dù mua hay bán đều phải theo giá hôm trước khi giá giảm. VD nếu hôm nay giá thu mua giảm đi so với hôm trước, thì khi mua bán các vựa đều sẽ cân theo giá như cũ. Sau đó vựa mới thông báo việc giảm giá cho họ để bắt đầu điểu chỉnh vào ngày mai chứ không được giảm giá trực tiếp vào hôm đó luôn.
Ngoài ra, trong nghề các vựa cũng sẽ chuẩn bị sẵn nước chanh, trà và hoa quả. Một số nhà sẽ có võng hay chỗ nghỉ ngơi, nhà nào càng tiếp đãi tốt thì càng có nhiều khách hơn nữa (giống như các trạm dừng nghỉ tiếp đãi lái xe vậy). Vì các cô làm nghề thu mua rất vất vả, đặc biệt là vào mùa hè hay mùa mưa, không phải hôm nào cũng có thể đi lượm đồ nên nếu chủ vựa cần công nhân phân loại hay cửu vận thì sẽ ưu tiên các cô hơn.
3.3. Các lưu ý khác
Nghề này vựa ăn chênh rất ít, thường là dưới 1000/kg. Tuy nhiên 1 ngày 1 vựa có thể bán hàng tấn hàng, vựa lớn xuất đi vài chục, vài trăm tấn là bình thường. Cái kiếm ăn của nghề này nằm ở chỗ vòng xoay cực kỳ lớn, xoay vòng vốn trong ngày nên thu nhập theo tháng cực cao khi so với các ngành nghề khác. Nghề này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung, chính là từ các cò hay người thu mua trong khu vực, càng nhiều thì doanh thu càng lớn.
Một số bác sẽ thắc mắc tại sao không ôm hàng chờ tăng giá? Thứ nhất là không có vốn, thứ 2 là không có kho, nên đa phần các vựa thu mua về bán phế liệu ngay, chỉ một số hàng khó bán hoặc chưa phân loại mới tồn lại được thôi :D

Level 4: Vựa phế máy xây dựng, máy cơ khí
Thực chất nhóm này là 1 dạng nâng cấp của vựa phế liệu level 3, thay vì nhập sắt đồng nhôm thì họ săn lô, đấu thầu phế liệu cũ giá trị cao. Thay vì chỉ mở nhỏ lẻ hoặc hộ kinh doanh thì đa phần các vựa phế lớn đều thành lập hộ kinh doanh hoặc mở công ty để phục vụ cho việc xuất hoá đơn. Cụ thể ở đây có 2 đại diện tiêu biểu nhất là làng Quan Độ - Bắc Ninh: Chuyên phế máy cơ khí, làng Tề Lỗ - Vĩnh Phúc: Chuyên phế máy xây dựng. Do không có kinh nghiệm ở Vĩnh Phúc nên em sẽ chia sẻ các bác về làng Quan Độ - Bắc Ninh.
Có thể các bác chưa biết, máy xây dựng và máy cơ khí chính xác đều có giá trị rất cao. Từ vài trăm triệu máy nhỏ cho đến hàng tỷ đồng, chục tỷ đồng như máy tại các mỏ, máy sản xuất khuân. Do tại Việt Nam đa số công ty xây dựng, xưởng cơ khí nhỏ yêu cầu không cao và không đủ vốn nên thường tận dụng những máy móc thiết bị cũ, còn dùng tốt, giá thành rẻ. Nguợc lại, các công ty nước ngoài, công ty khuân mẫu lại yêu cầu chất lượng và độ chính xác cực kỳ cao. Ngay khi hết giá trị khấu hao, họ thường đầu tư máy mới và thanh lý lô máy cũ. Đây chính là điểm mấu chốt ăn tiền của các làng nghề, mua của người chán, bán cho người cần.
Dưới đây là tổng quan cách thức hoạt động của vựa:
4.1: Tìm nguồn hàng
Trước đây các nhà đều tự thân vận động tìm mối, con trai đủ 16 tuổi đều được cho lái xe tải để thu mua những nơi thanh lý máy móc, thiết bị. Hiện tại các nhà đã chuyển qua xây dựng mạng lưới hoa tiêu để báo thông tin. Một số lô hàng lớn sẽ có nhiều nhà hùm vốn để giảm thiểu rủi ro.
Hiện nay có rất nhiều nhóm thanh lý phế nhưng đa phần chỉ là những lô nhỏ, những lô lớn đều cần có mạng lưới thông tin hết :D
4.2: Đánh giá lô phế
Do đặc thù cạnh tranh cao nên yêu cầu người làm có kiến thức, kinh nghiệm khi đánh giá lô hàng. Thường bước này ngay khi hoa tiêu nhìn vào 1 con máy, 1 con xe hay 1 cái tàu đều phải ước lượng được giá trị của lô hàng để tránh mua hớ. Việc đặt vấn đề và trả giá cũng cần phải nhanh chóng, luôn luôn trả giá thấp hơn giá mong muốn rồi deal dần lên :D
4.3: Xử lý lô hàng
  • Với những lô lớn, vựa có thể quyết định bán ngay cho những nhà chuyên làm tái chế. VD 1 lô 30 tỷ về bán lại ngay thu về 3 tỷ.
  • Với những lô vựa có thể xử lý được, hàng sẽ được phân làm 2 loại:
  • Máy móc thiết bị còn tốt: sẽ được lau chùi sửa chữa đem bán
  • Máy móc không tận dụng được sẽ bị dỡ ra rồi lọc linh kiện còn tận dụng được
  • Các phần còn lại sẽ được bán phế cho các vựa phế liệu xử lý nốt
  • Linh kiện còn tận dụng được sẽ bán buôn cho các tay buôn

Đánh giá chung về ngành phế liệu
Giàu - Vất - Bẩn :D

Các bác có câu hỏi gì cứ hỏi bên dưới, rảnh em sẽ chia sẻ thêm về cơ hội kinh doanh, một số ngành nghề sản xuất khác để các bác quyết định dấn thân vào con đường này :D
Cảm ơn thớt, nếu muốn làm Level 3 thì vốn liếng ban đầu bao nhiêu? Có thể một phát tay ngang thuê cái mặt bằng rồi nhảy vào được không?
 
Back
Top