Mới sửa xong cái nhà mà gặp quá nhiều bực mình, chia sẻ cho ae để tránh

Hic chắc sửa giống nhà nứt, vách nứt bị thấm quá, đó là đục theo mép đó, rồi trét hồ dầu vô.
Cái nầy do thợ điện/ nước. Tô xong, cắt, muốn trét lại phải làm kỹ - mà thợ bê ko chịu làm đâu , thợd diện ko chuyên - lại thường dù biết vẫn làm ẩu thì chỉ hại mình. Vì muốn làm tốt là phải tạt hồ dầu vào đó trước, rồi mới trét lại,mà trét lại xi măng pha phải tỷ lệ cao hơn bình thường , tức anh thợ điện ko thể lấy xi măng thợ bê đang bê vào trét đại được.
Sau nầy có keo trét hở gì đó không biết được không ?
Nói chung cứ hỏi thử thầu nếu còn đang làm xem cách xử lý, và yêu cầu cam kết xem !! Nếu thuê trọn gói thì bắt thầu sửa. Còn điện nước kêu ngoài, thì nhờ thầu sửa, hỏi tính công trả luôn - thêm tầm 2 ngày công thợ thôi (tầm 500-700k). Cứ hỏi và nói sửa trả thêm tiền - chứ kêu làm ko họ tốn công = tốn tiền = họ làm ẩu cho qua vì lỗi ko phải của họ.
Toàn bộ thợ là của thầu hết anh ơi, thằng thợ điện nó làm ẩu quá trời, nó cắt ra xong rồi lấy hồ rất lỏng hất vào chứ chả có ép dính như thợ tô nữa. Đáng lẽ phải cắt từ lúc chưa tô, đằng này đã tô rồi cắt ra mà trét lại ko kỹ nữa, nếu kỹ thì tôi nghỉ phải đóng lưới mắt cáo như anh @GAT-X303 Aegis tư vấn
zp6eTXS.png


Ko biết giờ đục ra tạt hồ dầu kỹ rồi trét lại nó có bị nứt nữa ko anh, tụi này khôn lắm bảo trả tiền hết sau khi làm xong, may là tôi xin hẹn chưa có tiền thì 1 tháng nó lòi ra toàn bộ vết nứt đi điện luôn. Bây giờ kêu nó làm tiếp thì phải giam tiền tiếp, đợi 1 tháng ko bị nứt mới trả hết, mà sợ 2 tháng nó mới ra vết nứt thì toang luôn bác ơi
Sav7b7X.png
 
Toàn bộ thợ là của thầu hết anh ơi, thằng thợ điện nó làm ẩu quá trời, nó cắt ra xong rồi lấy hồ rất lỏng hất vào chứ chả có ép dính như thợ tô nữa. Đáng lẽ phải cắt từ lúc chưa tô, đằng này đã tô rồi cắt ra mà trét lại ko kỹ nữa, nếu kỹ thì tôi nghỉ phải đóng lưới mắt cáo như anh @GAT-X303 Aegis tư vấn
zp6eTXS.png


Ko biết giờ đục ra tạt hồ dầu kỹ rồi trét lại nó có bị nứt nữa ko anh, tụi này khôn lắm bảo trả tiền hết sau khi làm xong, may là tôi xin hẹn chưa có tiền thì 1 tháng nó lòi ra toàn bộ vết nứt đi điện luôn. Bây giờ kêu nó làm tiếp thì phải giam tiền tiếp, đợi 1 tháng ko bị nứt mới trả hết, mà sợ 2 tháng nó mới ra vết nứt thì toang luôn bác ơi
Sav7b7X.png
1 Cmt trên mình trả lời 1 fen nào đó : có nói đi xem các nhà thầu làm rồi đó, lúc đó mình học thêm 2 bài học
  • làm HD kỹ + xem phí thuế XD ai chịu ? để hoàn công
  • và giữ 1 khoản nhỏ làm phí Bảo hành, chia ra chi trả 3 kỳ, khoản đó 1 tháng , 3 tháng , 6 tháng: tổng cũng chỉ 30tr thôi, kỳ cuối còn có 6tr.
Nên giờ nhà bạn bị rồi, kêu Bảo hành rất khó, họ làm ẩu thì chắc giờ trốn luôn. Nên kiếm sửa thôi.
  • Bạn thử ra cửa hàng coi có keo trét vết nứt (hỏi cửa hàng), mua về trét vài chỗ xem sao ?
  • Vì nứt trong nhà có thể xử lý nhẹ hơn. Cách trét hồ dầu , xi măng pha ít cát hay xi măng nguyên giờ mình nhớ kỹ là làm ngoài, sợ thấm.
  • Còn nếu vết nứt rất nhỏ, tạm thời chấp nhận sống chung luôn với nó trong 2-3 năm. Sau đó bê sơn lại nguyên nhà là hết. Thật ra nhà làm kỹ mấy sau 3-5 năm sẽ nứt răn nhẹ ít hay nhiều tuỳ thợ làm ẩu nhiều ít. Lúc nầy chỉ cần bê trét che lại, sơn lại là hết.
Nhưng đúng là rất khó chịu khi nhà mới xây đã có vết chân chim, nứt nhẹ. Nên mua keo về trét, hay tự mua bột trét về pha nước trét lên, rồi đợi 2-3 ngày khô hẳn. Lúc đó nếu còn sơn cũ thì tự mua cọ hay cây lăn lăn chồng lên.
- Ah nhắc vụ nầy thêm ý nữa : sơn nhà xong đa phần dư sơn, để dành lại để đó, để các thợ khác làm có trầy sước tường thì bê lại hết luôn. Ví dụ như khiêng tủ thờ, bàn ghế, cửa ...sài gỗ tốt thì vừa to vừa nặng - khiêng tới lui dễ trầy lắm.
Nên bạn xem tự sơn được ko ? ko được kiếm thợ hay hỏi đội bê mướn 1 người làm.
 
Nên giờ nhà bạn bị rồi, kêu Bảo hành rất khó, họ làm ẩu thì chắc giờ trốn luôn. Nên kiếm sửa thôi.
  • Bạn thử ra cửa hàng coi có keo trét vết nứt (hỏi cửa hàng), mua về trét vài chỗ xem sao ?
  • Vì nứt trong nhà có thể xử lý nhẹ hơn. Cách trét hồ dầu , xi măng pha ít cát hay xi măng nguyên giờ mình nhớ kỹ là làm ngoài, sợ thấm.
  • Còn nếu vết nứt rất nhỏ, tạm thời chấp nhận sống chung luôn với nó trong 2-3 năm. Sau đó bê sơn lại nguyên nhà là hết. Thật ra nhà làm kỹ mấy sau 3-5 năm sẽ nứt răn nhẹ ít hay nhiều tuỳ thợ làm ẩu nhiều ít. Lúc nầy chỉ cần bê trét che lại, sơn lại là hết.
Nhưng đúng là rất khó chịu khi nhà mới xây đã có vết chân chim, nứt nhẹ. Nên mua keo về trét, hay tự mua bột trét về pha nước trét lên, rồi đợi 2-3 ngày khô hẳn. Lúc đó nếu còn sơn cũ thì tự mua cọ hay cây lăn lăn chồng lên.
- Ah nhắc vụ nầy thêm ý nữa : sơn nhà xong đa phần dư sơn, để dành lại để đó, để các thợ khác làm có trầy sước tường thì bê lại hết luôn. Ví dụ như khiêng tủ thờ, bàn ghế, cửa ...sài gỗ tốt thì vừa to vừa nặng - khiêng tới lui dễ trầy lắm.
Nên bạn xem tự sơn được ko ? ko được kiếm thợ hay hỏi đội bê mướn 1 người làm.
Làm vậy ko ăn thua đâu fen. Trc nhà tôi cho thợ đục nhẹ các vết nứt rồi đánh bả xong sơn lại mà ko ăn thua, 1 tg ngắn sau là nó lại nứt đúng cái chỗ đấy.
 
Làm vậy ko ăn thua đâu fen. Trc nhà tôi cho thợ đục nhẹ các vết nứt rồi đánh bả xong sơn lại mà ko ăn thua, 1 tg ngắn sau là nó lại nứt đúng cái chỗ đấy.
Thời gian là bao lâu fen.
Tại mình ko bị dạng nầy nên ko có kinh nghiệm.
Vì dạng fen nói là nứt chưa ổn định, tức đang nứt trét xong, thời gian sau nó nứt ra nữa nên bị thấy tiếp. Nên cần biết thời gian của fen bị lần đầu và lần sau.
Như mình nói cmt trên "Còn nếu vết nứt rất nhỏ, tạm thời chấp nhận sống chung luôn với nó trong 2-3 năm." Đây là cách tốt nhất, nhưng nhà mới mà thấy nứt rất khó chịu, nếu trét xong hơn năm sau mới thấy bị lại thì đc rồi. Dạng tạm chấp nhận, sau 2-3 năm trét bê lại hết thì ổn. Còn trét xong 2-3 tháng bị thì mới ko ổn. Đây là chửa cháy.
 
Last edited:
Thời gian là bao lâu fen.
Tại mình ko bị dạng nầy nên ko có kinh nghiệm.
Vì dạng gen nói là nứt chưa ổn định, tức đang nứt trét xong, thời gian sau nó nứt ra nữa nên bị thấy tiếp. Nên cần biết thời gian của fen bị lần đầu và lần sau.
Như mình nói cmt trên "Còn nếu vết nứt rất nhỏ, tạm thời chấp nhận sống chung luôn với nó trong 2-3 năm." Đây là cách tốt nhất, nhưng nhà mói mà thấy nứt rất khó chịu, nếu trét xong hơn năm sau mới thấy bị lại thì đc rồi. Dạng tạm chấp nhận, sau 2-3 năm trét bê lại hết thì ổn. Còn trét xong 2-3 tháng bị thì mới ko ổn. Đây là chửa cháy.
Tầm chưa đc 1 tháng là nó lại nứt đúng chỗ cũ ấy fen. Nứt toàn vết chân chim tầm 1mm nhưng nó lan dần khắp tường. Cuối cùng m phải chịu để bọn thi công dùng giấy dán tường lại (chi phí bọn nó bỏ) vì lúc đó nhà dọn về ở rồi, ko thể đục phá tường ra sửa chuẩn chỉnh đc.

Mà đcm bọn thợ xây lúc đấy cno còn đổ tại nứt do sơn, bả dởm (mặc dù dởm thật) nhưng sau đấy đục hết lớp bả ra mới phát hiện là nứt từ lớp vữa trát cmnr.
 
Tầm chưa đc 1 tháng là nó lại nứt đúng chỗ cũ ấy fen. Nứt toàn vết chân chim tầm 1mm nhưng nó lan dần khắp tường. Cuối cùng m phải chịu để bọn thi công dùng giấy dán tường lại (chi phí bọn nó bỏ) vì lúc đó nhà dọn về ở rồi, ko thể đục phá tường ra sửa chuẩn chỉnh đc.

Mà đcm bọn thợ xây lúc đấy cno còn đổ tại nứt do sơn, bả dởm (mặc dù dởm thật) nhưng sau đấy đục hết lớp bả ra mới phát hiện là nứt từ lớp vữa trát cmnr.
hic vậy thì hết biết rồi.
Mấy cái linh tinh nầy để lại hậu quả ghê ghớm. Nên cất nhà phải ráng học hỏi rồi theo tự giám sát ngoài mướn KS giám sát sơ. Chứ có tiền mướn TVGS theo suốt thì ngon, mà ko là đại gia để chơi thế. Cất 3 cái nhà, lần nào xong cũng nợ hay hết sạch tiền dù dự trù gấp rưỡi rồi ấy.
 
Last edited:
lúc chát cửa sổ nhất định bảo thợ đánh hơi dốc ra ngoài + phải có hèm 2 bên và dưới, vì nếu nhà đầu gió bão kiều gì cũng bị tràn nước bị thổi luồn ngược qua khe cửa vào nhà ướt hết sàn, nếu đánh dốc ra ngoài thì nó có tràn vào sẽ ngấm qua khe hèm ra ngoài, bọn thiết kế chắc đéo gì biết cái này
hehe
cửa nhôm kính tưởng hoàn hảo nhưng ko hoàn hảo đâu
Thím có lòng tốt chụp hình minh hoạ được không ?
Mình nghĩ mãi không ra hèm là gì á.
:angry::angry:
 
Thím có lòng tốt chụp hình minh hoạ được không ?
Mình nghĩ mãi không ra hèm là gì á.
:angry::angry:
cái đó là phần giật xuống cấp của cửa sổ, thường là rộng 6cm để vừa hộc nhôm kính.
Còn bề mặt cạch cửa sổ thì phải hơi dốc ra ngoài, nhỡ cửa sổ bị lùa nước vào thì nó ngấm qua hộc cửa thoát ra ngoài, thợ vườn mà hay ăn bớt công thì cứ chát ào ào sẽ bỏ qua khâu đánh dốc cửa sổ

mấy nhà cao tầng hoặc chung cư gặp bão lớn mà làm ẩu hầu hết dính đòn nước tràn vào nhà,
giải pháp 2 khắc phục là mua cái nẹp cao su hoặc silicon về dán vào cạnh cửa sổ để ngăn nước chảy ngược vào nhà
 
Tầm chưa đc 1 tháng là nó lại nứt đúng chỗ cũ ấy fen. Nứt toàn vết chân chim tầm 1mm nhưng nó lan dần khắp tường. Cuối cùng m phải chịu để bọn thi công dùng giấy dán tường lại (chi phí bọn nó bỏ) vì lúc đó nhà dọn về ở rồi, ko thể đục phá tường ra sửa chuẩn chỉnh đc.

Mà đcm bọn thợ xây lúc đấy cno còn đổ tại nứt do sơn, bả dởm (mặc dù dởm thật) nhưng sau đấy đục hết lớp bả ra mới phát hiện là nứt từ lớp vữa trát cmnr.
Nứt thì vữa trát chứ bã có dởm cũng ko nứt đâu bác ơi :embarrassed:
 
Lời khuyên
Tìm mấy anh em cty trẻ trẻ mà làm.
Làm với mấy đội già oải lắm.
Thuê tvgs thì tìm người đã đi thi công chứ mấy ông thiết kế ra giám sát cùn ko đc việc mấy.
Danh mục vật tư rõ ràng.
Chìa khóa trao tay, giữ bảo hành. Hư thì sửa, đền.
Quan trọng: tiền nào của nấy.
Mấy ông cứ thấy tiền trên m2 rẻ là ưng thì tạch.
Lắm ông PM mà xây cái nhà mình còn nứt :D:D:D

Sent from CCCC using vozFApp
 
Lời khuyên
Tìm mấy anh em cty trẻ trẻ mà làm.
Làm với mấy đội già oải lắm.
Thuê tvgs thì tìm người đã đi thi công chứ mấy ông thiết kế ra giám sát cùn ko đc việc mấy.
Danh mục vật tư rõ ràng.
Chìa khóa trao tay, giữ bảo hành. Hư thì sửa, đền.
Quan trọng: tiền nào của nấy.
Mấy ông cứ thấy tiền trên m2 rẻ là ưng thì tạch.
Lắm ông PM mà xây cái nhà mình còn nứt :D:D:D

Sent from CCCC using vozFApp
Nứt kiểu vết chân chim 1mm đúng ko anh, nứt phần tô hay nứt cả gạch xây bên trong
JfEFzyq.png
 
oBhC7ay.jpg


Tôi dính quả tường này đây, cay đéo chịu được. Gạch mosaic này ông thầu nhà mình không có kinh nghiệm nên thuê bên khác, thằng thầu khác vào nói chắc nịch cái này khó blah bloh anh xin em 1,5tr. Đến lúc làm thì hôm đấy mình có việc nên đi vắng buổi sáng, 3h chiều về đã thấy lát xong cmnr. Về nói chuyện với ông thợ quen thì bảo thằng kia nó kể là chưa lát gạch này bao giờ. Đm

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mình mới sửa xong cái nhà ngay trước khi bùng dịch. Do lần đầu làm nhà ko có kinh nghiệm nên gặp rất nhiều vấn đề bực mình từ các đơn vị thi công. Dạo này giãn cách ở nhà rảnh nên mình ngồi tổng hợp lại các vấn đề đã gặp phải. Ae nào làm nhà lần đầu thì nên đọc qua để tránh. Đời người chả mấy khi đc làm nhà, đừng để làm xong ức chế nhiều hơn vui mừng như mình. Bài viết có tổng hợp 1 số ý kiến đóng góp của ae trong thớt.

Đầu tiên là về vấn đề hợp đồng. Bên thi công mình đc người quen giới thiệu nên thuê trọn gói từ thiết kế đến nội thất, cũng ko tìm hiểu nhiều nên phát sinh một số vấn đề, đúc kết lại có 1 số cái ae cần lưu ý khi làm hợp đồng:
  1. Bắt buộc có giám sát thi công riêng các hạng mục: thô, điện nước, nội thất: nhà mình lúc làm thì chỉ có đúng 1 GSTC xây thô. Phần điện, nc, nội thất ... ngoài thợ ra ko có 1 GSTC nào khác dẫn đến việc thợ làm láo, ẩu, khi bị phát hiện ra lại mất thêm công sửa lại, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình
  2. GSTC phải là Kỹ sư có bằng cấp, đc đào tạo qua trường lớp, tránh các trường hợp làm lâu lên lão làng, ko được đào tạo bài bản: GSTC cho nhà mình lúc làm các vấn đề đơn giản thì cũng ok nhưng gặp các vấn đề phức tạp như chống thấm thì xử lý lúng túng, không có phương án tối ưu, ko dứt điểm. Mình nghĩ nên chọn các kỹ sư đc đào tạo qua trường lớp đàng hoàng thì tốt hơn.
  3. GSTC phải có mặt tại công trình khi thi công để chỉ đạo thợ. Không chấp nhận việc 1 GSTC chạy quá nhiều công trình, mỗi công trình đến ngó qua 1 ít, ko đảm bảo chất lượng thi công: GSTC cho nhà mình ko thường xuyên ở công trình. Thường thì đến 1 lần vào buổi sáng để bố trí thợ làm và lâu lâu mới qua kiểm tra. Trong lúc thợ làm thì ko ai giám sát, dẫn đến Thợ làm lỗi, sau bị phát hiện ra lại mất tg sửa. Nhà anh mình cũng sửa cùng, mình để ý thì thấy GSTC bên đấy thường xuyên có mặt ở công trình, thợ làm cũng chuẩn, ít lỗi hơn.
  4. GSTC phải đảm bảo chất lượng công trình ko còn lỗi gì nghiêm trọng khi chốt bàn giao cho KH. Nếu có lỗi hoặc vấn đề gì thì bên thi công phải chịu chi phí khắc phục: do GSTC ko sát sao nên khi bàn giao phát hiện rất nhiều lỗi, đặc biệt ở phần điện, nước, cái này sẽ nói rõ hơn ở các phần sau. Được cái là bên thi công cũng fair, chịu nhận lỗi và chịu sửa. Tuy nhiên nếu sát sao hơn ngay từ đầu để ko phát sinh lỗi thì tốt hơn.
  5. Thời hạn bàn giao công trình bao gồm thô, điện nước, nội thất ... rõ ràng. Bắt buộc phải phạt tiền nếu chậm bàn giao: ae làm hợp đồng phải lưu ý phần này. Mình gặp rất nhiều bực mình ở phần nội thất. Lúc đầu hẹn mình là 1 tuần xong nhưng thực tế là dây dưa đến hơn tháng vẫn chưa hoàn thành. Thậm chí đến lúc nhà mình dọn về ở rồi vẫn chưa lắp hết đồ gỗ. Thợ làm ko có giám sát nên lỗi nhiều, lắp 1 hôm thì mất 2 hôm sửa. May mà vẫn xong đc trc khi bùng dịch. Thợ điện nước thì siêu vip, mấy lần hẹn xong ko thèm đến làm, mất tích luôn, báo hại mất nguyên ngày chơi không, ko làm đc gì. Chưa kể có 1 số hạng mục phải chờ điện nước làm xong mới làm đc nên kéo lùi tiến độ rất khó chịu.
  6. Không thanh toán hết tiền, giữ lại 1 phần để đề phòng bên thi công nhận hết tiền thì làm việc thiếu trách nhiệm, ko bảo hành đúng theo hợp đồng: cái này cũng nhiều người nói rồi nên mình k nói thêm. Ae cứ chừa lại tầm 10-15tr, về ở tầm 2-3 tháng ko gặp lỗi gì nghiêm trọng thì thanh toán nốt.
Tiếp theo đến phần xây thô. Phần thô nhà mình thì có GSTC nên đến g ko gặp nhiều lỗi gây bực mình. Tuy nhiên ae cũng cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
  1. Trát và chống thấm kỹ các đường ống điều hoà, đường điện đi từ ngoài vào: nhà mình bị nước mưa thấm vào tường qua đường này. Do thợ điện, thợ điều hoà đục xong trát ko kỹ, GSTC cũng ko để ý nên đến lúc về ở gặp trận mưa to mới phát hiện ra. Rất bực mình vì GSTC ko kiểm tra kỹ trc khi bàn giao, mất tg sửa lại.
  2. Kiểm tra kỹ độ dốc sàn nhà vệ sinh và tốc độ thoát nước: ae khi nhận bàn giao nên kiểm tra kỹ nhà vệ sinh. Nhà mình lúc về ở thấy thoát nước hơi chậm nhưng cũng tạm chấp nhận đc.
  3. Kiểm tra kỹ khả năng thoát nước ở ban công, sân thượng, mái nhà, mái tôn và các vị trí cần thiết: như ở trên. Nhà mình lúc về ở, dọn dẹp mới biết cái thoát sàn ban công ko hiểu sao ko thoát đc. Lại phải chờ thợ đến sửa. Phát hiện ra ngay lúc bàn giao thì đã bắt sửa luôn rồi.
  4. Những ngày trời mưa to, nên kiểm tra lại 1 loạt tường, sàn xem có bị thấm từ ngoài vào ko: nhà mình bị nước thấm vào qua đường ống điều hoà như đã nói ở trên. Ae cũng nên kiểm tra một vòng nhà xem có chỗ nào bị thấm ko để sửa.
  5. Yêu cầu bên thi công đảm bảo chất lượng lớp trát tường: nhà mình về ở đc 1 tháng thì thấy tường bắt đầu xuất hiện các vết nứt, càng ngày càng nứt nhiều và to. Ko hiểu tay nghề thợ tnao mà trát tường mới ở đc 1 tháng đã nứt. Bên thi công thì bảo nứt là chuyện bình thường, do dùng bột bả dởm nên ko che đc nứt. Ae nào làm xây dựng có thể confrim vụ này ko?
  6. Khi kiểm tra tường sau trát bằng cách rọi đèn, mua cái đèn pin soi trên tường, soi chéo, chỗ nào lồi lõm là phát hiện ra ngay(cái này hình như có máy đo bằng laze).
  7. Kiểm tra kỹ nền nhà sau khi cán có bằng phẳng hay không. Cái này có máy đo, check bằng mắt thường đc.
  8. Khi lát gạch phải giao kèo với nhà thầu là gạch bị bộp thì nhà thầu phải bỏ tiền ra đền, hoặc có thể du di 5% số lượng gạch lát, gạch khô rồi mà thấy bộp là bắt gỡ ra lát lại: bị bộp là nó bị rỗng phái dưới viên gạch, thợ pha hồ dầu quá lỏng hoặc không trét đều viên gạch. Thả viên bị ve hoặc gõ xống là nó kêu bộp bộp liền.
  9. Lúc chà ron phần lát lạch ốp nhà vệ sinh, nhớ nói thợ vệ sinh phần xi măng chà ron bị lem: lúc mới thì những chổ này màu trắng, vài năm chỗ đó nó ố vàng, mình phải lấy giấy nhám đi chà lại.
  10. Khi tô/trát tường xong phải lấy thước đo lại: nếu trát sai thì lát gạch nền sẽ không thẳng hàng, lúc đó phải xử lý lại tường, mất thời gian.
  11. Khi thợ điện hoặc thợ nước cắt gạch đi ống thì phải tô kết hợp đóng lưới mắt cáo để tránh bị nứt sau này: Những vị trí dầm ngang để xây tường phía trên, thì cũng phải đóng lưới mắt cáo trước khi tô/trát.
Tiếp theo là phần sơn bả. Phần này cũng do ngu tham rẻ, đi tin thuê người quen làm nên ăn 1 đống cục tức. Ae làm nhà phải lưu ý kỹ:
  1. Tuyệt đối ko dùng bột bả dởm và sơn cỏ. Chỉ dùng sơn thương hiệu được đảm bảo như Dulux, Jotun ...: mình bị người quen mời dùng cái sơn cỏ win win gì đấy. Một phần cũng do ngu tham rẻ nên ăn quả đắng. Cái sơn với bột bả của bọn này nó dởm thôi rồi. Sơn lên mới phát hiện ra là lớp sơn rất tệ, bề mặt sơn xấu, rất dễ bong tróc, nứt. Tường nhà mình dán hờ cái băng dính(loại băng dính che sơn dành cho mô hình) lên, miết nhẹ xong bóc ra là đi luôn cả mảng sơn. Ý kiến thì ông người quen kêu là tường bả rồi nó thế nhưng mình đi check tường một số nhà khác thì ko hề như vậy, ít ra là ko đến mức dán cái băng dính lên bóc ra đã tróc. Có ae nào làm xây dựng có thể confrim vấn đề này ko?
  2. Kiểm tra tường đủ độ ẩm mới đc sơn: ông người quen đã bán sơn dởm còn thuê đc đội thợ cũng dởm. Cno ko thèm đo độ ẩm mà cứ thế phệt sơn lên. Sau này mình mới biết là trc khi sơn phải đo độ ẩm tường, đủ độ ẩm mới đc sơn để đảm bảo chất lượng.
  3. Yêu cầu bả đủ lớp, đảm bảo tường sau khi xả phẳng và khô hoàn toàn mới sơn tiếp: hậu quả của việc thuê thợ dởm. Cno bả láo kinh khủng. Mình đi check thấy lỗi be bét, tường chỗ lồi chỗ lõm ko bằng phẳng. Lại mất thêm bao nhiêu thời gian bắt cno sửa lại.
  4. Sơn đủ lớp, đều màu, chỗ nào màu loang lổ thì yêu cầu sơn kỹ lại: ae check kỹ, chỗ nào xấu là bắt sơn lại ngay. Đội thợ sơn nhà mình cảm giác nó sơn ko đủ lớp, màu loang lổ ko đều, cũng phải bắt sơn kỹ lại, rất bực mình vì mất thời gian.
  5. Các chỗ 2 màu sơn tiếp giáp nhau phải dùng băng dính che sơn để đường sơn thẳng, đẹp, không bị lem nhem: thợ ko biết cách làm. Các chỗ 2 màu tiếp giáp nhìn ko thẳng thớm rất khó chịu. Góp ý thì ông người quen k chịu sửa. Đúng ngu lâu dây vào người quen, chuốc cục tức.
  6. Bề mặt sơn sau khi khô phải phẳng, mịn, không bị vón cục, chảy. Chỗ nào lỗi yêu cầu sơn lại: tường nhà mình sơn xong có hiện tượng ko phẳng, mịn, thậm chí có 1 số chỗ thấy nguyên các giọt sơn chảy, vón cục. Ý kiến thì thợ bảo chờ 1 tuần khô hoàn toàn sẽ hết. Chờ hẳn 2 tuần vẫn y như cũ. Mình phải đi mấy nhà, chụp lại hết ảnh tường đem ra làm bằng chứng mới chịu nhận lỗi rồi sơn lại. Mà mang tiếng sơn lại nhìn cũng chẳng khá hơn đc bao nhiêu. Lại bực mình vì do thợ làm ko chuẩn nên mất thêm rất nhiều thời gian.
  7. Những vị trí gần ổ điện dùng con lăn nhỏ để sơn cho mịn và đẹp, ko dùng chổi sẽ để lại vết rất xấu:nhà mình những chỗ ổ điện sơn toàn để lại vệt chổi. Sau hỏi mới biết có con lăn cỡ nhỏ hơn, sơn lên đẹp hơn.
  8. Sơn lớp cuối cùng sau khi lắp xong toàn bộ đồ nội thất: khi lắp đồ gỗ kiểu gì cũng gây xước sẹo, bẩn lớp sơn tường. Nên chừa 1 lớp sơn cuối để fix những chỗ này.
  9. Những chỗ tường bị tủ che thì ko cần bả nhưng bắt buộc phải sơn kỹ 1-2 lớp sơn lót chống thấm:
  10. Sơn bả trần thạch cao phải dán kỹ lưới chống nứt: cái này ae nhớ dặn thợ lúc làm trần. Nhà mình bị nứt 1 số chỗ trên trần. G nhìn quen rồi cũng chán chả muốn sửa.
  11. Khi sơn tường phải bắt thợ sơn trải bạt, che chắn các phần đã làm (cửa, tay vịn cầu thang,...) những phần này mà dính sơn thì không chà ra được
Tiếp theo là phần điện:
  1. Dây điện, thiết bị điện bắt buộc phải dùng loại chất lượng tốt: dây đi âm tường nên ko đc tiếc tiền mua dây dởm, sau lỡ cháy nổ gì thì tiền sửa quá tiền dây
  2. Đi dây gọn gàng, đi ống âm tường: cái này thì giờ ai cũng đi dây âm tường rồi nhưng vẫn nên dặn thợ kỹ. Đặc biệt những chỗ tường đục ra để đi dây phải dùng lưới ốp lên khi trát lại.
  3. Khu vực tivi nên đi ống âm tường, luồn xuống dưới ổ cắm qua kệ tivi để sau này cắm dây ko bị lộ: nhà mình ko làm cái này do kts ko tư vấn. Giờ bị lộ dây tivi trông ko đẹp lắm. Xem trên youtube thì có ng chỉ cách này. Ae nên xem xét làm vì cũng ko tốn kém nhiều mà lại đẹp.
  4. Các thiết bị như điều hoà, bình nóng lạnh, đèn sưởi, bếp từ ... bắt buộc phải có aptomat riêng và phải tự kiểm tra khi thi công xong, đề phòng thợ lắp ko chuẩn: thợ mình lúc đầu còn cắt bớt aptomat, đấu chung cả đèn sưởi với bình nóng lạnh, mình phải bắt chia riêng hết ra. Lúc nghiệm thu ae nhớ kiểm tra từng aptomat 1 xem đấu có chuẩn ko.
  5. Ổ điện trong nhà vệ sinh phải là loại có nắp: hạn chế nước bắn vào
  6. Bấm hết các đầu dây mạng: thợ làm cho nhà mình đi dây xong ko bấm đầu mạng. Cuối cùng phải gọi nhân viên fpt đến bấm cho. Ae lúc nghiệm thu nhớ check cái này, chưa bấm thì yêu cầu bấm đủ các dây vì tiền mình trả phần điện nc là có cả cái này rồi.
  7. Nhà có trẻ con thì đặt công tắc điện lên cao 1 chút cho khỏi nghịch:cái này Ko biết có vi phạm quy tắc thiết kế gì ko. Nhà mình đặt hơi thấp nên thằng ku con suốt ngày với tay lên bật tắt, cũng nguy hiểm.
  8. Quạt hút mùi bắt buộc phải lắp ống bạc thông ra bên ngoài: nhà mình chỉ có máy hút mùi là có ống thông ra ngoài, nhà vệ sinh thì thợ nó bảo k cần lắp; cho thông qua trần thạch cao ra ngoài là đc. Hiện tại thì chưa thấy lỗi gì nhưng ae làm nhà thì nên cho thợ làm chuẩn tốt hơn.
  9. Ống bạc phải lắp trước khi đóng trần thạch cao: cái này là thể hiện sự vô trách nhiệm của thợ. Cno ko đi trước đường ống hút mùi, GSTC ko có mà mình cũng ko để ý nên cho đóng trần thạch cao. Đến hôm lắp máy hút mùi phải loay hoay nửa ngày mới chắp vá đc cái đường hút mùi.
  10. Đầu ra của hút mùi phải lắp ống úp xuống tránh nước mưa bắn vào hoặc có nắp che đường ống: lại 1 pha vô trách nhiệm của thợ. Cái chỗ đầu ra ống hút mùi lúc đầu thợ nó lắp cái ống này: View attachment 759382mình mới chửi cho là lắp tnay trời mưa nước nó chảy vào nhà à? thì cno mới đổi sang loại này: View attachment 759381. Cũng tạm chấp nhận được, sau này mới biết có loại này: View attachment 759384 nhìn đẹp và an toàn hơn.
  11. Đầu vào của dây điện nguồn, dây mạng phải được bịt kín và chống thấm cẩn thận: như đã nêu ở phần thô. Phải chống thấm cẩn thận đề phòng nc mưa ngấm vào tường qua lối này.
  12. Phải có dây mồi trước khi đóng trần thạch cao để sau còn kéo dây mạng, dây truyền hình cáp ... vào nhà. Nếu ko có dây mồi thì rất khó hoặc ko thể kéo dây vào nhà: nhà mình thì thợ ko làm dây mồi để kéo dây cáp mạng từ ngoài vào chỗ modem. Thợ mạng đến lắc đầu bó tay ko kéo dây đc. Cuối cùng phải mất tg gọi người đến đi cái dây mồi. Cũng may là cuối cùng cũng xử lý đc. Ae nhớ check cái này trc khi đóng trần thạch cao. Đóng trần xong thì rất khó xử lý mấy vấn đề dây nhợ.
  13. Tính toán lắp thêm một số đầu dây và công tắc, ổ cắm chờ như quạt trần, đèn chùm, đèn led, đèn sưởi, đèn gương, camera... để lắp sau nếu cần: cái này thì KTS cũng sẽ tự thiết kế dây phòng hờ nhưng ae cũng nên dặn lại cho chắc.
  14. Các đầu dây chờ phải đủ 2 dây nóng-mát và phải bọc băng dính cẩn thận: nhà mình thợ nó bọc băng dính điện dây chờ rất qua loa, mình phải tự bọc lại hết cho chắc ăn. Có cái đầu dây chờ lắp đèn sưởi thì thấy mỗi dây nóng, dây mát k biết nó để đâu. Ae nghiệm thu nhớ check xem nó có để đủ dây ko.
  15. Móc treo quạt trần phải bắt thật chắc: bắt hờ lỡ sau rơi quạt thì toi. Ae nhớ check chỗ này.
  16. Hạn chế lắp ổ điện dưới sàn nhà, nếu lắp thì phải có aptomat riêng để ngắt điện khi cần: nhà mình có 1 ổ cắm dưới sàn. 1 ngày đẹp trời bị vỡ ống nc đúng lúc đi vắng, nc chảy khắp nhà. Rất may là mình đã tắt aptomat của ổ dưới sàn trước khi đi.
  17. Mặt công tắc, ổ cắm phải lắp vuông vắn, thẳng hàng, ko xô lệch gây mất thẩm mỹ: thợ hay làm qua loa mấy cái này cho nhanh xong việc, ae nhớ để ý dặn lắp cho ngay ngắn, gọn gàng. Lắp xô lệch nhìn xấu lắm
  18. Điều hoà, máy lọc nước nên lắp thợ của siêu thị sau này gặp vấn đề dễ bảo hành: mình lại tham rẻ thuê lắp ngoài, cuối cùng có vấn đề về bảo hành thì gọi thợ ngoài ko đc, thợ siêu thị thì bảo do thuê lắp ngoài nên nếu muốn bảo hành phải tự trả phí nếu lỗi ở khâu lắp đặt.
  19. Phải để thừa một phần trần trên nhà vệ sinh để đặt máy nóng lạnh, quạt thông gió trong phòng tắm ( làm thế này khiến phòng tắm trông thẩm mỹ với đẹp hơn chứ ko có cái cục nóng lạnh to bổ chảng trong phòng tắm vừa mất mỹ quan vừa nguy hiểm khi có trục trặc.
Tiếp theo là phần nước. Ở phần này mình nói rõ hơn 1 chút. Nhà mình xây 1 mặt bằng 95m2. Bố trí như chung cư. Tầng 2 mình sửa để ở, tầng 3,4 cho thuê. Bồn nước đặt trên sân thượng. Ống cấp nối từ sân thượng xuống dưới vào khu bếp, sau đó đi ống nước trên trần thạch cao xuyên qua phòng khách, nối vào nhà vệ sinh phòng ngủ master. Cá nhân mình thấy chạy ống nước ngay trên đầu thế có tý nguy hiểm. Nhỡ sau này ống nước bị làm sao thì chỉ có nước bóc luôn cả trần thạch cao ra sửa, tốn 1 đống tiền. Ae nào làm xây dựng cho mình hỏi là thi công đường nước như vậy là có đúng ko?
  1. Hàn ống nhiệt cẩn thận: đội thợ đầu tiên hàn ống nhiều chỗ mình thấy rất cẩu thả, nhìn thôi đã thấy ko đc chắc chắn. Ae nên kiểm tra kỹ các mối hàn. Chỗ nào thấy k ổn thì trao đổi với GSTC, lỗi thì bắt làm lại.
  2. Bắt ống chắc chắn, cố định: đường ống bên ngoài phải bắt chắc chắn vào tường bằng đai inox. Nhà mình lúc đầu thợ ko thèm bắt đai vào tường để nguyên đường ống cấp từ trên sân thượng xuống tầng 2 mà ko có gì cố định ống lại. Mình nói mãi mới chịu làm.
  3. Ngoài van tổng, bếp, nhà vệ sinh phải có van khoá riêng, phải kiểm tra kỹ khi nghiệm thu: nhà mình lúc đầu bị thợ ăn bớt van khoá nước ở 2 nhà vệ sinh, sau mình check ko có, lại phải bắt bổ sung. Van tổng thì lúc đầu cno đấu láo, khoá van rồi mà mở nước vẫn chảy tung toé. May mình để ý kiểm tra ko thì chết nhục với mấy bố thợ. Ae khi nghiệm thu nhớ khoá từng van lại rồi mở nước xem thợ nó có đấu vớ vẩn ko.
  4. Van khoá phải ở vị trí dễ nhìn, dễ thao tác, không bị khuất: van khoá chỗ bồn rửa nhà mình lúc đầu ko tính nên lúc lắp chậu rửa vào bị cái xiphong nó che khuất, mỗi lần muốn vặn phải luồn tay hơi khó chịu. Van nhà vệ sinh thì lại đặt hơi cao, muốn vặn phải đứng lên ghế nhựa. Nếu đc thì ae nên bảo KTS tính toán vị trí đặt van khoá nước cho thuận tiện, ko bị khuất, dễ thao tác
  5. Bồn cầu bố trí đủ không gian để tiện việc sửa chữa, ko lắp quá sát tường, sát tủ: bồn cầu nhà mình lắp hơi sát tường với sát tủ dưới lavabo, khoảng trống còn thừa g hơi hẹp, sợ sau này sẽ khó sửa chữa vì diện tích bé quá, khó xoay trở. Ae nên bố trí khoảng cách giữa bồn cầu với các thành phần khác hợp lý để sau này có sửa chữa gì thì thợ sẽ dễ thao tác hơn.
  6. Bồn rửa, lavabo phải lắp vuông vắn, thẳng thớm, đi keo vừa đủ, tránh lem nhem: thợ làm việc kiểu chỉ muốn xong nhanh để té đi chỗ khác nên ko hề để ý đến thẩm mỹ. Cả 2 lavabo trong nhà vệ sinh đều bị đặt lệch, đi keo thì lem nhem làm mình phải tự lấy dao trổ đi cạo cho sạch.
  7. Kiểm tra kỹ các đường cấp, thoát nước ở bồn rửa, lavabo, bình nóng lạnh xem có bị rò rỉ nước ko: thợ làm xong mình ktra thì bị rỉ nước ở xiphong chỗ lavabo cả 2 nhà vệ sinh, dây cấp nước bình nóng lạnh với dây cấp bồn rửa. Ae nghiệm thu nhớ ktra kỹ phần này và bắt sửa ngay trc khi dọn về ở.
  8. Khi thử đường ống nước nói bên nhà thầu thử bằng máy áp lực, nếu có chỗ bị xì thì quá trình thử sẽ bị tuột áp.
Cuối cùng là phần nội thất. Phần này thì nhìn đc bằng mắt, sờ đc bằng tay hết nên ae cứ đối chiếu đúng bản thiết kế mà check. Chỗ nào sai thì báo KTS hoặc GSTC sửa luôn. Quan trọng nhất là phải có hợp đồng cam kết và phạt chậm tiến độ. Trường hợp như nhà mình ko cam kết gì nên bị chơi cho rất ức chế: ban đầu cam kết là 1 tuần lắp xong đồ gỗ nhưng thực tế hơn 1 tháng rồi đến tận lúc dọn về ở vẫn chưa xong. Nguyên nhân là một số vấn đề sau:
  1. Thời gian làm việc của thợ sáng từ 9g30 đến 12g. Nghỉ trưa đến 2g làm tiếp đến đúng 5g là nghỉ. Lý do là thợ ở xa nên ko đến sớm đc
  2. Với thời gian làm việc như trên nhưng bố trí rất ít thợ. Hầu như mỗi ngày chỉ có 1-2 thợ đến làm. Mình ý kiến mãi mới tăng số lượng thợ lên nhưng tiến độ vẫn như rùa.
  3. Ko có giám sát nên thợ làm lỗi, mất rất nhiều thời gian để sửa. Như hôm lắp tủ bếp có đúng 1 thợ đến làm(khung tủ lắp từ hôm trc, thợ chỉ đến lắp cánh tủ và phụ kiện): làm đủng đỉnh đến hết ngày chưa xong. Hôm sau thợ khác đến kiểm tra thấy bị lỗi, lại mất nguyên ngày để dọn lại shit của ông kia thải ra.
  4. Cũng do ko giám sát nên thợ làm ko thèm để ý đến thẩm mỹ, chỉ biết lắp xong là xong, nhìn cánh tủ thì lệch lên xuống. Cửa thông phòng thì lắp xệ cả bản lề. Mình ý kiến thì cãi là chỉ làm đc thế thôi. Mà 2 ông thợ, 1 ông là thợ chính, 1 ông là tổ trưởng, tay nghề chắc chắn ko kém, rõ ràng biết có thể sửa đc nhưng vẫn lì cãi cố để trốn việc. Hôm sau phải gọi cả KTS lẫn chủ xưởng gỗ lên 3 mặt 1 lời mới chịu sửa.
  5. Mặt đá bàn bếp ae nên chọn loại tốt nhé. Đừng tiếc tiền dùng loại rẻ. Đá loại rẻ nó ko bền, ko chịu đc lực băm, chặt và dễ bị ố, bẩn.
Thêm 1 kinh nghiệm nữa là khi mua điều hoà, máy lọc nước thì ae nên để thợ của siêu thị lắp. Mặc dù giá cao hơn nhưng sẽ đc bảo hành cả khâu lắp đặt. Thợ ngoài mình tiếp xúc 2 lần thì thấy tay nghề ko đc tốt, lắp toàn bị lỗi. Như lần này mình tham rẻ thuê thợ ngoài và nhận ngay trái đắng.
  1. Quả đắng đầu tiên là thuê thợ ngoài thì sẽ ko đc siêu thị bảo hành khâu lắp đặt, mỗi lần có vấn đề thì việc bảo hành bị đá qua đá lại rất mất công. Lắp thợ siêu thị giá cao hơn nhưng nhẹ đầu đc cái khâu bảo hành.
  2. Quả đắng thứ 2 là thợ ngoài tay nghề rất kém. Thợ lắp đh cho nhà mình thậm chí còn lắp sai lỗi sơ đẳng là lắp đường thoát nước ko đủ độ dốc khiến nước ko thoát đc, trào ngược ra. Thợ siêu thị đến bảo hành còn phải chửi cho bảo là: "thề với anh e chưa thấy thằng thợ điều hoà nào lắp ngu tnay". Nói chung mình tiếp xúc với thợ điện lạnh thuê ngoài mấy lần và chưa bao g thấy cno làm ăn tử tế cả. Có thể mình xui, gặp toàn phải thợ dởm nhưng ae cũng nên cân nhắc trc khi thuê thợ ngoài.
  3. Quả đắng thứ 3 cũng là quả đắng nhất là cái máy lọc nước. Máy này là đội điện nước thi công nhà lắp. Lắp xong về ở đc đúng 1 hôm, đúng đêm hôm sau mình về quê ko có nhà thì cái cục nối với dây cấp nước(ko biết tên, sẽ google sau) bị vỡ, nước chảy lênh láng khắp nhà. Sàn gỗ, đồ gỗ bị ngâm cả đêm. Chi phí sửa sang lại hết 2 chục tr mà ko đẹp đc như trc nữa vì phải dặm vá. Quy trách nhiệm thì bên lắp đổ tại máy dởm, đầu nối dây cấp dởm. Mình thì vẫn nghi do thợ làm lỗi(do theo dõi 1 tg mình thấy ý thức làm việc của thợ rất kém, chuyên môn làm qua quít cho nhanh để té, có 1 lần có việc quan trọng, hẹn trc 1 hôm ok rồi mà cả ngày hôm sau nó k thèm qua làm, mình gọi điện chửi cho 1 trận, ko biết có phải nó cố tình chơi mình ko), vặn quá tay khiến đầu nối bị nứt, sau 1 tg mới vỡ. Vụ này ko tra ra đc nguyên nhân là đồ dởm hay thợ dởm. Cuối cùng mình phải gánh chịu hết chi phí khắc phục. Bên nội thất cũng có hỗ trợ giá vốn làm lại sàn gỗ nhưng cũng chả đáng bao nhiêu. (Update vụ máy lọc nước: đã có 1 bạn cùng cảnh ngộ vào confrim, khả năng là do đồ đi kèm của hãng quá dởm, mỏng, thợ siết ko quen tay nên mới bị vỡ)
Tiếp đến là vấn đề lựa chọn chỗ mua các thiết bị điện. Nhà mình gặp phốt với 2 thứ là máy lọc nước và điều hoà. Từ trước mình chuyên mua đồ ở ĐMX và rất hài lòng. Đợt làm nhà này do chi phí đội lên và muốn tiết kiệm nên mình đã chọn mua đồ ở Media Mart do giá rẻ hơn. Vì tham rẻ nên mình đã trả giá rất đắt.
  1. Đầu tiên là điều hoà. Mình có mua 1 cái điều hoà 21k ở Media Mart Lê Văn Lương. Sau khi lắp đặt và sử dụng 1 tg thì đh bị chảy nc như mình đã nói ở trên. Thợ hãng đến check bh điện tử thì phát hiện ra điều hoà đã hết bảo hành từ tháng 3 năm nay trong khi mình mới mua ngày 15 tháng 4. Trong hoá đơn vẫn còn ghi là bảo hành 2 năm. Thế mới biết bọn Media Mart này khốn nạn đến mức bán cả hàng hết bảo hành cho khách. Mình gọi điện lên chỗ bán thì cno dây dưa mấy hôm mới cho mình câu trả lời là do sản phẩm lưu kho quá lâu nên kế toán đã kích hoạt bảo hành trước. Dù đã hết bảo hành hãng nhưng bên siêu thị vẫn sẽ bảo hành trách nhiệm đủ 2 năm. Cái này thì mình cóc tin. Coi như gặp xui mua phải cái đh cũ giá like new. Lần đầu tiên cũng là lần cuối mua đồ của bọn Media Mart này.
  2. Thứ 2 là cái máy lọc nước. Như mình đã nói ở trên. Đến g vẫn ko xác định đc có phải do thiết bị dởm nên ống nước mới bị vỡ ko nhưng dùng đc khoảng 1 tháng thì máy lại hỏng và phải gọi bảo hành. May lần này nó ko bán cho mình hàng hết bảo hành nên vẫn đc hãng sửa cho free.(Update vụ máy lọc nước: đã có 1 bạn cùng cảnh ngộ vào confrim, khả năng là do đồ đi kèm của hãng quá dởm, mỏng, thợ siết ko quen tay nên mới bị vỡ)
Nói chung mua hàng ở đâu là tuỳ ae quyết định. Số mình cũng đen nhưng tội lớn nhất vẫn là do tham rẻ. Từ g cạch mặt bọn Media Mart. Sang ĐMX mua đắt hơn tý mà yên tâm.
Bác tâm huyết quá, sắp xây nên đọc lại vẫn bổ ích như xưa:byebye::byebye::byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nứt do lún kết cấu, mà lún thì sẽ nứt đó là nguyên nhân và hậu quả.
Do vậy muốn không nứt thì phải không cho lún hoặc chờ lún.
Nhà muốn xây phải nhanh tiến độ gấp rút mà móng không chắc thì chắn chắn sẽ lún và nứt có thể ở năm đầu hoặc năm thứ hai hay thứ ba.
Để khắc phục nứt chân chim thì móng phải chắc và lún đều ngoài ra thi công chậm cũng là cách khác phục hiện tượng nứt, do thi công chậm có thời gian để chờ lún đến khi đã lún hết hoặc gần hết rồi thì trát tường đảm bảo rằng tường sẽ không bị nứt vì có lún đâu mà nứt.
Còn khi đã nứt thì trừ khi nó đã hết lún rồi thì nứt sẽ không còn còn lún là còn nứt do vậy có thể đã vá lại ngon lành nhưng thời gian sau lại xé ra vì vẫn còn lún.
 
Back
Top