Một bữa nhậu

Lời nói đầu :

Trích :
"Cuộc nhậu của đàn ông luôn là 1 sàn đấu của những kẻ thích so kè hơn thua với năng lực và kinh tế cùng địa vị của họ. Trên bàn chỉ 4 ly bia, có ly đầy, ly vơi, nhưng sự hiếu thắng của đàn ông luôn luôn ngang ngửa nhau. Họ so kè bằng mọi thứ họ có, và sẵn sàng kích động hoặc dìm 1 đối tượng mà họ nghĩ họ có thể lật đổ hoàn toàn bằng thân thế của mình..."

Tôi viết truyện ngắn này dành cho những ai đang hay đã hoặc sắp lập gia đình. Câu chuyện hoàn toàn không dành cho tuổi mộng mơ, yêu thích sự lãng mạn mà nó đi thẳng vào tâm can và bóc trần góc tối của mỗi nhân vật, dĩ nhiên vì thế nên có phần ảm đạm. Tôi mong rằng quý độc giả voz hãy cân nhắc trước khi đọc.
Hôn nhân thực sự là 1 màn sương quyến rũ. Nhưng đằng sau màn sương của hôn nhân là gì thì không ai tự nhận rằng mình biết rõ, đó có thể là 1 sự huyền ảo đẹp đẽ hoặc góc tối tăm mà thường người ta không ai dám nghĩ đến. Mọi người thường nghĩ đến những điều tốt đẹp trước mắt, và bỏ lại sau lưng những trăn trở những lo toan, hay những khác biệt của nhau và cả phần "Chấp nhận" để được sánh bước với người kia vì lẽ đơn giản: "Tôi thực sự yêu người đó"
Hôn nhân luôn luôn tồn tại song song 2 mặt trái phải của nó. Cũng như đằng sau mỗi mảng đời của 1 người đều có những góc tối, những nặng nề sâu thẳm trong tâm can của họ. Đằng sau lưng của 1 người đàn ông ngoài sĩ diện của họ còn có cả những gánh nặng, trách nhiệm trên vai và cả nhu cầu bản thân. Đằng sau lưng người phụ nữ thì là miệng đời, sự đoan trang, sự phán xét cả những sự kiểm soát mà vô tình hay cố ý mà xã hội áp đặt lên vai họ.

Câu chuyện mà tôi sắp được mang ra với mọi người tôi không biết có thích hợp với số đông hay có thể tìm được một độc giả nào hay không ?! Nếu thực sự câu chuyện của tôi được theo dõi, tôi sẽ cố viết cho đến hồi kết...

Chúc các bạn đã và đang hay sắp sửa trên con đường hôn nhân luôn luôn hạnh phúc.

II. Truyện ngắn : Một bữa nhậu

CHƯƠNG 1
Một đám bạn già U40 quen biết với nhau từ thuở còn mặc quần xanh áo sơ mi trắng, ngồi mòn hết cả 3 năm trung học dưới mái trường năm nào nay giữa dòng đời xuôi ngược và nhờ sự kết nối của mạng In-tờ-net, họ lại có thể liên lạc lại với nhau.

Ngày đó mỗi người chia tay mái trường đều để lại cho nhau cái nick yahoo với đầy những biệt danh đầy chất sáng tạo và ngổ ngáo của tuổi thanh niên thời đó. Đứa thì chạy-xe-a-móc-thầm-khóc-trong-đêm (chayxe@thamkhoctrongdem), đứa thì lấy tên 1 lời bài hát đặt cả vào nickname như Anh-vẫn-mãi-là-người-em-yêu(anhvanmailanguoiemyeu), và đứa thì đặt những biệt danh tiếng Anh nghe có phần kinh dị như kiểu Vị-thần-bóng-đêm (DarkGod) ..v.v. Mỗi người mỗi 1 cách đặt biệt danh thư điện tử khác nhau, và mỗi người đều có 1 cuốn sổ danh bạ để về thêm lại hết tất cả địa chỉ đó vào tài khoản Yahoo của mình - Việc mà xưa kia chúng nó cũng chả bao giờ làm, hoặc có làm thì cũng chỉ kết bạn những đứa thân thiết trong lớp.

Phải khi gần xa nhau rồi chúng nó mới nghĩ tới việc nên thêm hết mọi người vào danh bạ để có gì liên lạc. Nhưng rồi sau đó cũng chẳng hề liên lạc với nhau khi ra phòng net. Và rồi cái gì đến thì cũng sẽ đến, mọi người dần xa nhau theo điều kiện kể cả tâm lý, địa lý và vật lý...

Vào 1 ngày nọ, mọi người đều được kết nối lại với nhau thông qua 1 trang facebook của Trường cũ, từ đó những cuộc hẹn và gặp gỡ mang tên “họp lớp” diễn ra, lúc đầu thì háo hức và thường xuyên, mỗi năm 4 lần, rồi mỗi năm 2 lần, rồi mỗi năm chả có lần nào. Họ cũng từ từ trưởng thành, có cuộc sống riêng, có nỗi lo riêng, vì thế nếu thực sự không có 1 điểm chung nào để kết nối như sở thích, công việc hoặc vị trí khoảng cách, thì 1 tập thể lớp 12A năm nào dần dần tan rã, có thể tan thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, hoặc có người dừng liên lạc vì liên lạc cũng chẳng để làm gì.

Và nhóm nhỏ trong câu chuyện này là 1 nhóm được tạo ra từ tập thể đó. Họ có 1 điểm chung là thích tụ họp, chuyện trò và nói về những vấn đề chính trị, kinh doanh hay xã hội. Họ không thích bị gò bó vào 1 tập thể lớn, để rồi chỉ vài câu xã giao hoặc vài câu ghẹo đùa, nơi mà sẽ có 1, 2 đứa nổi bật làm trò trong khi những đứa khác hùa theo và 1 nhóm nhỏ chả biết làm gì thì chỉ biết cười trừ rồi nhìn đồng hồ để canh giờ về.

Họ gồm 4 người cùng chung sở thích tuy rằng ngày còn đi học, họ chẳng hề thân thiết với nhau. 2 người trong nhóm cũng đã từng xảy ra va chạm tuổi học trò. Khi càng lớn, tư duy , môi trường càng phát triển, và họ dần dần tạo cho nhau những đặc điểm tính cách khác với cái thời nông nổi tuổi trẻ ngày xưa đi học. Và họ lại cùng ngồi với nhau sau bao lần họp lớp đó..

Họ gồm có Giang, là 1 nhân viên kinh doanh trong 1 công ty lớn chuyên về các đồ dùng chăm sóc cho bà mẹ và trẻ em. Giang nổi bật lên trong nhóm vì tính tình chịu khó, và 1 công việc trôi chảy. Từ ngày vào công ty làm cho đến nay, nguồn khách hàng của anh ổn định đến mức nhiều hôm anh chẳng cần làm gì, mà doanh số vẫn cứ chảy đều vào túi, và lương vẫn được chuyển khoản đầy đủ. Có thể nói được như anh ngày hôm nay là cả 1 niềm mơ ước của nhiều người. Làm gì trên đời này có chuyện nằm không vẫn có tiền xài chứ ? Và Giang là 1 người như thế. Anh đủ thông minh và mưu mẹo, cùng sự thực dụng của mình để có ngày hôm nay.

Tiếp đến là Tâm, Tâm được sinh ra trong 1 gia đình khá giả nhất nhì lớp thời đó, thời mà người ta đi học bằng xe đạp, Tâm đã có riêng cho mình 1 chiếc wave xịn xò trước ánh mắt thèm khát của lũ con trai thời đó. Tâm cũng là niềm hâm mộ của các bạn gái lúc bấy giờ, anh vừa đẹp trai, lại vừa con nhà giàu, bất kỳ 1 bạn gái nào cũng tơ tưởng ít nhất 1 lần về Tâm. Tâm chẳng có chỗ nào để chê, có chăng, những đứa chê là những đứa con gái mọt sách, coi trọng lý tưởng tri thức hơn lý tưởng vật chất, và đương nhiên, những đứa đó nhan sắc thường không sắc sảo, nên cũng chẳng là nỗi bận tâm của Tâm cho lắm. Anh thời đi học chỉ toàn đi chơi là chính, luôn đội sổ trước lớp, giờ kiểm tra thường quay bài của bạn, giờ ra về thường tụ tập tại quán bi-da, cà-phê nào đó để thưởng thức thú vui với những người bạn chung tầng với mình, không như lũ trẻ khác phải vội về nhà tắm rửa học bài, ngày mai còn thi cử hoặc kiểm tra miệng. Có là gì với Tâm khi người ta chuẩn bị học ngày học đêm để thi đại học, còn anh thì đã có tấm vé để đi du học chứ ? Và Tâm của 15 năm sau đã là 1 anh nhân viên ngân hàng, quần nhung áo lụa, nước hoa thơm phức, nhà anh vẫn có cơ ngơi, anh không phải lo lắng lắm về đời sống vật chất của mình. Tâm nổi bật lên trong nhóm là 1 thiếu gia, chịu chơi và chịu chi, Tâm lại có tính thương người và có phần nhạy cảm, vì vậy anh luôn hết mực hết lòng quan tâm hoặc lo lắng cho những anh em bạn bè nào thực sự cần đến anh.

Thiếu gia trong nhóm còn có cả Lâm, trái ngược với Tâm, Lâm là 1 người có ăn học đầy đủ, dù là con nhà giàu, bố làm hẳn chức cao trong trong môi trường chính trị, nhưng Lâm vẫn không sa đà vào các cuộc vui chơi như Tâm. Trong giờ học anh rất nghiêm túc, sau giờ về anh lại vội đi học thêm nơi này nơi khác. Vì anh sống khép kín nên thường rơi vào sự cô lập của lớp, anh không chịu chơi với ai nên cũng không ai muốn kết thân với anh. Nhiều đứa tỏ ra ganh ghét, nên hay đưa Lâm vào thế bị ăn hiếp và bắt nạt. Nhưng Lâm cũng mặc kệ, nhà anh cách trường chỉ 3 phút đi bộ, nhiều khi anh hiền tới mức lẳng lặng bỏ về và tự xa lánh mình với tập thể lớp. Nhưng sự thật rằng Lâm luôn đứng đầu sổ, anh đậu đại học Kinh Tế danh tiếng với mức điểm tối ưu. Nhờ gia thế của mình, Lâm giờ đây đã là giám đốc của 1 công ty xuất nhập khẩu, thu nhập cao, và có mối quan hệ cực kỳ rộng, anh thực sự là điểm sáng của nhóm nếu như trong lòng không có tính so đo. Là bậc thầy về kinh doanh và quản lý, Lâm luôn cân đối thiệt hơn trong tất cả mối quan hệ, đặt ra sự giới hạn trong từng mối quan hệ, khác với Tâm thật thà và nhiệt tình, Lâm có 1 bức tường vô hình để chúng bạn không tới gần anh được hơn nữa. Chỉ dừng lại 1 mức độ quan hệ vừa đủ bên ly bia cùng nhau, hoặc xã giao, hoặc có lợi ích gì đó, không hơn và cũng không kém.

Người cuối cùng trong nhóm lại là cựu thù của Lâm ngày xưa, với tính cách háo thắng và hào sảng của mình, Long có được khá nhiều bạn trong lớp. Người ta luôn thấy Long vào giờ ra chơi đang nói chuyện với bạn nào đó, ngồi tán dóc với hội nào đó, hoặc chơi trò gì đó, không bao giờ thấy anh ngồi 1 mình trong lớp trừ khi tối qua anh quên học bài và tiết sau là kiểm tra. Long là người có cá tính, nên cá tính đó khiến anh nổi bật trong từng cụm nhóm mà anh chơi cùng. Long lại có cái miệng hài hước, một lối nói chuyện không xàm nhưng rất đời. 1 lối đùa không mang tính bắt nạt nhưng lại mang tính chọc cười. Chính vì vậy Long quen khá nhiều bạn, lẫn trong lớp và ngoài lớp. Sự cá tính của Long có lần làm anh xảy ra va chạm với Lâm. Chỉ vì vài câu đùa mà Lâm khó chịu khi anh muốn kết thân kẻ khó gần nhất nhì trong lớp, thế là cả 2 xảy ra va chạm. Thắng thua không ai biết, cũng chẳng ai phân định vì mọi người đã ngăn cản kịp thời, tuy nhiên sau đó người ta không còn thấy Lâm và Long nói chuyện với nhau trong suốt 3 năm trung học.

Long lại là người có xuất thân cơ hàn nhất với 3 người bạn trên, anh đi học bằng chiếc xe đạp cũ từ cấp 2, anh đăng ký những lớp dạy thêm miễn phí dành cho học sinh yếu ở trường - dù lực học của anh là Khá - chỉ vì cha mẹ anh ngày đó không có tiền cho anh đi học thêm. Trái với bạn bè khác, vào năm lớp 12, Long tự học ở nhà. Ngoài 2 buổi dạy miễn phí ở trường, người ta thấy anh la cà ngoài nhà sách nhiều hơn là đi học thêm, hay đi chơi đâu đó - chỉ vì anh đứng đó chép sách vở về nhà học. Vì sự cơ hàn này nên càng ngày anh càng mất kết nối với những người bạn của mình, họ đi học nhiều hơn anh, họ ra căn tin nhấm nháp ly trà chanh trong khi anh phải ngồi ghế đá và uống nước lọc trong trường. Khi ra về họ hẹn nhau đi ăn chè, còn anh thì lặng thầm 1 mình về nhà. Sự phân cách gia cảnh làm khoản cách của Long với các bạn ngày càng xa, khi ai cũng trên con đường trường lớp đại học, thì anh lại học 1 trường cao đẳng cách nhà mình 40 phút đạp xe, cùng bộn bề những việc làm thêm vào buổi tối chỉ để giúp cho chính cuộc sống của anh đỡ vất vả hơn, thay vì xòe tay xin tiền mẹ hằng ngày khi đã qua 18 tuổi. Giờ đây Long nổi bật trong nhóm là 1 người vươn lên số phận, từ 1 kẻ có gia cảnh cơ hàn, nay anh có thể tự tay mở công ty, gầy dựng sự nghiệp và gia đình nhỏ của anh mà không cần bố mẹ anh giúp sức. Cá tính của anh ngày nào lại được tận dụng khi anh có 1 vai trò khác trong xã hội, vì vậy 3 người bạn trên và anh tự động kết thân với nhau vì họ cùng làm những ngành nghề có liên quan đến kinh doanh và tài chính, cùng với những suy nghĩ già dặn cùng nhau vì họ đã cùng có gia đình nhỏ.


Và họ, là những người cuối cùng của 1 tập thể lớp 12A năm nào vẫn còn duy trì 1 tháng gặp nhau 1 lần, bên ly bia, chuyện trò, tâm sự và tỉ tê với nhau về những khó khăn, hay thành tựu của cuộc đời, trong tổng cộng hơn 30 người đã không còn liên lạc nữa..

*
* *​

Chương 2
Mỗi lần tổ chức họp nhóm, là mỗi lần vất vả. Long, kẻ mạnh miệng nhất, luôn là người hỏi và đốc thúc những người còn lại bao giờ thì nhậu và tại sao lại không. Lâm là người điềm tĩnh tìm những quán mới mẻ cho anh em có dịp trải nghiệm và hưởng thụ. Tâm, người vô lo nhất trong đám thì gật đầu vô điều kiện mỗi khi tới dịp, và Giang, luôn cáo bận hoặc báo sẽ tới trễ dù ngày hẹn là cuối tuần hay đầu tuần.

Nhưng cuối cùng thì họ cũng ngồi với nhau, 1 tháng 1 lần !

Bình thường thì họ hay khoe về công việc vì ai cũng có những thành tựu riêng trong sự nghiệp, và khi có hơi men, người ta thường tô điểm những màu sắc tươi vui trong cuộc đời mình và nâng nó lên. Giang thì suốt ngày kêu gào công việc chán quá, toàn ngồi chơi uống cafe, rồi lên đơn cho công ty. Tâm thì kể về các mối quan hệ đại gia khi họ ký với anh toàn hợp đồng tiền tỷ, và anh đã xoay sở để quay các đại gia như chong chóng đó ra sao khi dẫn dắt họ đi đường vòng bằng hàng tá luật tài chính ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ - để thành công ký được hợp đồng vay tiền và bản thân anh cũng hưởng 1 chút lợi nhuận.

Tâm thì tỏ ra đàn anh vì đã là 1 ông lớn trong sự nghiệp, anh thường cho lời khuyên khi nói về việc kinh doanh và khéo léo khoe ngầm mình cũng quen biết với toàn đầu ngành của tất cả các ngành hay thương hiệu được đề cập trong câu chuyện.

Còn Long, anh chả khoe gì cả, anh hưởng ứng hoặc dừng sự hưng phấn của lũ bạn khi họ tô hồng các việc phức tạp bằng cảm nghĩ và thân thế cùng năng lực của họ.

Là 1 người ngập lặn dưới đáy xã hội và ra đời từ sớm, Long tự biết mọi thứ không có gì là dễ dàng như cái họ đang khoe khoang hay bĩu môi. Long thừa hiểu để làm được chuyện nào đó, anh phải luôn luôn có điều kiện cần và đủ. Thiếu 1 trong 2 sẽ dẫn đến thất bại nặng nề. Và cuộc sống không cho không ai cái gì, cũng không có ai tự thuần thục ở 1 kiến thức nào khi họ vừa mới tiếp cận.

Vì vậy, khi Giang bị Lâm chê rằng nghề mày có gì đâu, công ty đã có danh sách khách hàng, việc của mày là gọi và đến tận nơi mời chào sản phẩm. Không lẽ mời gọi 10 người không có 1 ai mua sản phẩm của công ty mày ? - Long liền bảo vệ rằng nếu chào 10 mà chỉ bán được 1 thì thằng Giang nó đã chẳng tồn tại trong 1 tập đoàn khắc nghiệt cả 8 năm qua.

Khi Lâm bị Tâm chê rằng gia thế của mày cỡ này ngồi làm giám đốc dễ không, giám đốc thì có phải làm gì đâu, có đi thị sát, có dầm mưa dãi nắng như cấp dưới ? Toàn ngồi máy lạnh mà nói như đúng rồi ! - Long cũng phản biện lại rằng Giám đốc chứ không phải là con bù nhìn, và để ngồi được ghế đó, chắc chắn nó phải có bãn lĩnh riêng, và những đánh đổi riêng!

Lâm cũng gật gù rằng nó đã phải đánh đổi được và mất trong suốt cả hành trình sự nghiệp, và mọi thứ không phải như cái bề ngoài mà nó đang có. Nó ước gì chỉ là 1 nhân viên quèn như thằng Giang, đủ số chỉ tiêu thì nhắm mắt ngủ, không phải bận tâm tới quá nhiều phòng ban, đối tác, và cả chỉ tiêu mà Hội đồng quản trị đưa xuống.

Giang cũng chẳng vừa, là thằng chung nghề “nhân viên kinh doanh” với Tâm, Giang không ít lần chê Tâm hời hợt, chê Tâm suy nghĩ đơn giản, mày tưởng mày có thể xoay mấy ông đại gia chi hợp đồng bảo hiểm để mày có hoa hồng là mày hay hả Tâm ? Họ cũng có lợi mà, không ít công ty mua bảo hiểm cháy nổ hay thiên tai thậm chí cả phá sản, chỉ để lấy được tiền bảo hiểm bù đắp, làm 1 bức tường dựa dẫm khi sự nghiệp trở nên tiêu tan. Vì vậy, Giang đánh giá việc mà Tâm làm cũng chẳng có gì đặc biệt, khách hàng của Tâm là những chủ doanh nghiệp to lớn, chắc chắn khi Tâm múa mép khua môi như thế họ cũng biết hắn ăn bao nhiêu tiền hoa hồng rồi. Việc còn lại của họ chỉ là tính toán sao cho phù hợp với các khoản bảo hiểm có lợi để họ mua kèm gói vay mà thôi! “Gặp tao, tao cũng vậy !” - Giang kết thúc. Và Long lại lên tiếng rằng nếu họ cần bảo hiểm thì tại sao phải nhờ Tâm họ mới mua ? Và nếu họ không chấp nhận mua thì họ sẽ không vay, mà không vay thì Tâm sẽ mất chỉ tiêu của mình, vậy tại sao Tâm có thể tồn tại được với nghề của nó mà lại vừa có thể bỏ túi riêng 1 khoản tiền không ít hằng tháng ? Chuyện đó không bao giờ là dễ dàng !

Cũng là 1 chủ doanh nghiệp tự thân, Long luôn hiểu doanh nghiệp nào cũng muốn bỏ ra chi phí thấp nhất và có được lợi nhuận cao nhất. Vậy nên anh biết chắc rằng, nếu họ không cần vay để đảo món nợ với lãi suất thấp hơn cả tiền mua bảo hiểm, thì họ cũng chả cần vay làm gì, và họ cần 1 nhân viên làm việc nhanh chóng, hỗ trợ họ tiếp cận gói vay trong thời gian ngắn nhất. Khi 1 doanh nghiệp đang trong tình huống cấp bách với những chi phí tới gần kề ngày đóng, hoặc tới hạn hoàn thành hợp đồng và chưa có nguồn vốn, thì bỏ ra thêm 1 ít tiền để mua thời gian cũng là 1 lợi thế. Dù sao bỏ ra vài chục triệu mà hoàn thành công việc cho doanh nghiệp họ đang cần, vẫn hơn tiêu tốn vài trăm triệu tới cả tỷ đồng để đền bù hợp đồng hoặc tiền lãi quá hạn.

Long luôn là kẻ tập trung vào vấn đề và nói rõ góc nhìn của anh, dựa vào trải nghiệm của anh và nhận xét 1 cách chặt chẽ. Anh không tự tôn bản thân quá mức nhưng cũng không tự ti thái quá. Anh luôn là người đứng giữa và phân xử các góc nhìn mà anh cho là sai đúng trong các câu chuyện được thảo luận trên bàn nhậu. Anh cũng không thường đưa ra lời khuyên cho bạn của mình, anh chỉ là góp phần vào buổi nói chuyện bằng cảm nghĩ của riêng anh, và phân tích mọi mặt xem ai đang nhìn nhận sai vấn đề, và đồng tình gật gù với những cái nhìn đúng.



Cuộc nhậu của đàn ông luôn là 1 sàn đấu của những kẻ thích so kè hơn thua với năng lực và kinh tế cùng địa vị của họ. Trên bàn chỉ 4 ly bia, có ly đầy, ly vơi, nhưng sự hiếu thắng của đàn ông luôn luôn ngang ngửa nhau. Họ so kè bằng mọi thứ họ có, và sẵn sàng kích động hoặc dìm 1 đối tượng mà họ nghĩ họ có thể lật đổ hoàn toàn bằng thân thế của mình. Long hiểu rõ điều đó, và anh không muốn nhóm bạn của anh tan rã. Chính vì vậy anh chọn cho mình 1 vai trò là người ghi nhận và đánh giá tình huống, là 1 trọng tài để 3 con gà chiến kia không so kè nhau đến mức thái quá, và khi các cuộc thảo luận so kè kết thúc, khi tới ngưỡng say sau 5 lon, chính là lúc những người đàn ông tâm sự về khó khăn, vất vả, và bộc bạch những góc tối của riêng mình. Đó cũng chính là lúc Long trải lòng thực sự, vì qua ngày mai, những kẻ say này chả ai nhớ câu chuyện của anh, mà anh, cũng chả nhớ rõ câu chuyện của họ. Mục đích cả 4 người là họ nhớ rằng có 3 người còn lại lắng nghe họ, họ cũng đã bộc bạch hết áp lực của họ bằng lời nói, nuốt bằng men say, và đó, đó là lý do người ta thường gọi “đi uống bia để xả stress”…

Chương 3
Lần này, họ lại hẹn hò với nhau để ngồi tán dóc truyện trò bên ly bia 1 lần nữa, nhưng có lẽ mọi thứ lại trở nên khác lạ. Bình thường Lâm luôn luôn là người tới sớm nhất, với phong thái của 1 giám đốc cấp cao, 1 kẻ kinh doanh trưởng thành, anh luôn tới sớm trong mọi cuộc họp mặt, các bạn anh đã quen với việc thấy Lâm tới sớm, bia đã được ướp lạnh, bàn đã có vài món nhắm, và các món khác đã chuẩn bị sẵn sau đó đang chờ mang lên. Người ta chỉ việc tới và bắt đầu cuộc chuyện trò ngay lập tức - khi hẹn với Lâm. Và bạn anh cũng vậy, họ chẳng cần phải dò menu để chọn món và hỏi từng người xem có ăn được món này không, hay chọn loại bia và chờ cho nó đã được ướp lạnh,vì Lâm đã chuẩn bị sẵn hết rồi !


Nhưng lần này, Long lại là người đến sớm nhất, Lâm ngỡ ngàng khi thấy Long đã đến trước mình, dưới sàn là 2 lon bia đã được bóp nhăn nhó nằm chỏng chơ, trên bàn là dĩa đậu phộng và ly bia đang dang dở của Long. Ánh mắt đăm chiêu, nhìn vào xa xăm dưới cặp mắt kính của Long, không khó nhận ra 1 áp lực rằng nay anh đang có tâm sự trong lòng và cực kỳ khó chịu. Long hút hết điếu này và mồi thêm điếu khác ngay lập tức, phớt lờ mọi câu nói xã giao của Lâm. Lâm chậm rãi chuẩn bị các món và chờ bạn bè đến, để mặc Long ngồi đăm chiêu 1 mình, chốc chốc lại 1 câu “Dô” như robot của Long làm Lâm giật bắn cả mình khi đang duyệt e-mail từ các phòng ban khác, trong khi đợi 2 người kia đến.

Tiếp đến là Tâm, Tâm trễ hơn vài phút, thấy Long đang thẩn thờ ngồi 1 góc, và dường như không quan tâm đến sự có mặt của mình, Tâm cũng rất khó chịu trong lòng. Tâm chọn cách ngồi kế Lâm, đối diện với Long, để không phải cảm thấy nỗi bức bối từ Long lan sang mình. Tâm và Lâm đổi chủ đề và nói chuyện cùng nhau, để mặc Long chìm trong mớ suy tư gì đó không ai hiểu rõ. Rồi tới lượt Giang đến, vẫn như mọi ngày là trễ hơn 30 phút, không còn chỗ nào khác để ngồi, thấy Long cũng đang đăm chiêu, Giang tưởng Long đang cãi nhau với 2 người bạn kia, nên đành ngồi xuống và giấu nỗi tò mò không biết chuyện gì đang xảy ra.

Sự im lặng của Long kết thúc bằng 1 cái huých vai của Giang : “Ê, có chuyện gì đó mày ?”

Long lắc đầu, nhìn 3 người bạn của mình đã đến từ lúc nào không hay, anh đứng lên và nói: “Tụi bay uống đi, tao đi rửa mặt cái rồi quay vô..”

Long bỏ đi trước sự ngỡ ngàng của 3 người bạn cũ, họ cũng chả hiểu có chuyện gì đang xảy ra với anh, và với kinh nghiệm thương trường của họ, gặn hỏi đi hỏi lại với 1 người là điều không hay và cũng không cần thiết. Tâm thì định bụng nếu Long còn bước ra với sự im lặng như thế thì anh sẽ nói Long nên về, hoặc anh sẽ bực bội mà ra về trước.

Long bước chậm rãi vào phòng vệ sinh và lòng đầy buồn bã. Anh ganh tị với bạn bè mình, khi anh thấy họ, anh chỉ thấy 3 người đàn ông thành đạt hơn anh, cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn anh. Họ hơn anh, lúc này, về mọi mặt!

Giang lấy vợ, vợ anh là 1 người phụ nữ chịu thương chịu khó gốc miền Tây, họ cùng làm nhân viên kinh doanh với nhau, và cả 2 tâm đầu ý hợp đến mức có thể khai thác được nguồn khách hàng mà họ có. Thay vì chỉ chào bán sản phẩm của công ty, thì họ nghĩ ra cách tự họ nhập thêm các sản phẩm bên ngoài khác, để bán kèm và chào mời kèm với sản phẩm của công ty chính. Như vậy, họ có thể điều khiển được nhiều chế độ khuyến mãi như mua 10 sản phẩm của công ty, họ sẽ tặng sản phẩm của chính họ, thế là khách hàng của họ vẫn có thể đảm bảo được chỉ tiêu trong tháng của họ, hoặc nếu thuận lợi hơn, họ có thể tăng doanh số các dòng sản phẩm của chính mình, và từ đó họ có thể tạo ra nhiều nguồn thu nhập và giảm thiểu khả năng thua lỗ.

Và họ đã thành công ! Họ bán được nhiều đến mức cả 2 cùng không có thời gian bán hàng cho công ty nữa. Nhưng sợ rủi ro, vợ của Giang hy sinh nghỉ làm ở công ty chính, và đứng quản lý các dòng sản phẩm của 2 vợ chồng họ, cùng các việc liên quan như nhập hàng thêm, giao hàng, hay mở rộng các kênh đại lý kinh doanh. Họ thật hạnh phúc - Long thầm nghĩ - nhìn cách vợ chồng Giang tâm đầu ý hợp và cùng nhau làm mọi việc thật là đáng ngưỡng mộ. Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn, và vợ chồng Giang là minh chứng cho câu nói đó !

Vợ Tâm thì lại là 1 cô gái có dung nhan sắc sảo, là niềm khát khao của bao gã đàn ông vây quanh cô. Cô lại là 1 nhân viên phụ trách khách hàng tại 1 ngân hàng lớn, trai tài và gái sắc thật xứng đôi vừa lứa quá. Họ đã có cùng với nhau 1 cô con gái nay gần 2 tuổi. Nhìn vợ chồng họ yêu thương nhau Long cũng thấy ghen tị. Nhiều lần họp nhóm mà Tâm đã quá say, thì các bạn của anh hay thấy hình ảnh vợ Tâm lên đón và chở anh về. Ai cũng bảo Tâm tốt số vì có vợ lo cho không thiếu 1 thứ gì. Gia cảnh nhà vợ Tâm thì lại rất môn đăng hộ đối với nhà Tâm. Vợ Tâm vừa được ba mẹ mua cho 1 căn nhà to tại nơi trung tâm của nội thành Sài Gòn. Họ chỉ trả giúp con gái 2 phần, còn 1 phần là của 2 vợ chồng cùng nhau vay ngân hàng để chi trả. Và vì họ làm trong ngành ngân hàng nên họ lại có 1 mức lãi suất vay hấp dẫn và thời gian cực kỳ dài. Tiền trả góp mua nhà của họ cũng chỉ bằng tiền thuê 1 căn nhà nhỏ hơn và không đáng kể so với mức tiền mà họ làm ra hằng tháng. Vừa có vợ đẹp, và lại giàu, và lại có học vấn kiến thức, Long luôn đánh giá Tâm là kẻ tốt số nhất mà anh biết .

Vợ Lâm cũng cùng ngành nghề quản trị kinh doanh với Lâm, nếu anh là Giám Đốc, thì cô vợ cũng chả vừa, cô lại là Trường phòng của 1 tập đoàn nổi tiếng khác. Cả 2 cùng ngang sức ngang tài long tranh hổ đấu, vì vậy họ cùng chung tần số với nhau, nể phục tài năng của nhau, mà nên đôi vợ chồng. Cả 2 cùng có chung 1 đứa con trai nay đã vào lớp 2. Thương vợ quán xuyến tập đoàn vất vả, Lâm đề xuất vợ hãy mở công ty riêng, và tận dụng các mối quan hệ của cả 2 để đi vào hoạt động suôn sẽ. Vợ Lâm đồng ý và bỏ đi danh vọng đang có để xây lại mọi thứ từ điểm khởi đầu, chỉ để cô có thời gian bên gia đình và con cái, để Lâm an tâm với sự nghiệp và vị trí đang có của mình. Nghe đâu 2 vợ chồng họ đã đầu tư 1 khoản tiền rất lớn để cô Vợ sỡ hữu và mở doanh nghiệp. Vì chồng cô đã nhận vị trí Giám đốc cho công ty hiện tại, nên anh nhường hết doanh nghiệp riêng cho vợ quán xuyến. Từ đó Lâm có thời gian tận hưởng bên gia đình,và các thú vui khác của anh. Cả 2 vợ chồng họ giờ đây đều là giám đốc của 2 doanh nghiệp khác nhau, nhưng lại bổ trợ cho sự nghiệp của từng người chứ không phải quan hệ cạnh tranh như người ta hay thấy ở thương trường.

Còn Long thì sao ? Anh đang ganh tỵ với 3 người bạn của anh, vì họ đã có 1 gia đình vững chãi, 1 kinh tế chắc chắn và 1 người vợ tâm đầu ý hợp bên họ. Và Long, Long lại thầm nhớ ánh mắt của 2 đứa con anh long lanh trong vắt nhìn anh khi chơi đùa với chúng, hay khi anh bên cạnh kể chuyện cho chúng nghe, và lúc đọng đầy nước mắt khi chúng ra sức cản anh không cho anh đi nhậu vào chiều nay, chỉ để ở nhà chơi cùng chúng..

Hất 1 dòng nước lạnh vào má, vào mặt, 1 dòng nước lạnh băng như lòng anh bây giờ, lạnh và vô tình, anh không biết có chút giọt nào dính trên cổ áo là giọt nước mắt của anh không ?! Anh rửa mặt thêm 1 lúc nữa, để soi gương cho mắt mình không còn đỏ, rồi anh bước ra.

Chúng bạn anh vẫn đang cười nói rôm rả, có lẽ đang kể chuyện gì đó vui thời đi học. Khi anh đến bước gần, chúng còn hô vang “1..2..3..Dô” rõ to. Chứng tỏ sự vắng mặt của Long đã làm cho không khí vui tươi hơn hẳn..



- Tao ly dị rồi tụi mày à !



Long ngồi xuống và lặng lẽ nói.

Nụ cười tươi tắn của các bạn anh sau khi cụng ly bia dần dần tan đi mất, 6 con mắt nhìn vào Long như không tin rằng chuyện gì đang diễn ra, họ có 1 chút nhăn nhó ở khóe mắt, họ không tin cái họ đang nghe lại là 1 sự thật. Hay thậm chí họ còn mơ hồ rằng chuyện ly dị này như 1 cơn dỗi giữa vợ và chồng, hoàn toàn không phải là chuyện thật sự.

3 người bạn của Long đặt ly bia xuống bàn, và nhìn anh chờ anh nói câu tiếp theo để tỏ tường sự việc, nhưng thoáng chốc, họ suy xét và cố nhớ lại xem hôn nhân của Long đã như thế nào ?..


Long là 1 người hạnh phúc với hôn nhân của chính mình !

Đúng vậy, họ không nghi ngờ gì về điều đó, họ thấy anh thường hay khoe vợ của anh trước mặt bạn bè, rằng vợ của anh là tuýp người phụ nữ Nữ công gia chánh, bếp núc và chăm sóc gia đình. Vợ của anh cũng không phải người giỏi kinh doanh, vợ của anh thích làm những việc văn phòng đã được chỉ bảo và sai khiến, đúng giờ và hết việc, vợ của anh về lại gia đình với chồng và con ngay tức khắc. Long từng được biết và nhớ đến như là 1 kinh tế chính trong nhà. Công việc và sự nghiệp của anh cũng là sự ghen tị trong lòng của 3 đứa còn lại, anh 1 mình gầy dựng sự nghiệp, mở công ty và chăm chỉ làm ăn, để rồi công ty đó đã giúp anh mua được 1 căn nhà lớn, tuy có hơi xa trung tâm. Và cũng công ty của chính Long đã mang lại cho anh sự êm ấm của gia đình, 1 người vợ biết nghe lời, 2 đứa con có nếp có tẻ và ngoan ngoãn. Long tự tổ chức đám cưới cho riêng anh mà không vay không mượn cũng không cần nhờ vả đến ai cả, lẫn cha mẹ anh. Trong khi 3 người bạn của Long đều có 2 gia đình 2 bên đứng sau và ra sức hỗ trợ, từ tiệc cưới đến nơi ăn và chốn ở.

Đã không ít hơn 1 lần, Long từng nói với các bạn bè của anh rằng anh không có nhu cầu để vợ anh đi kiếm tiền hay đi làm bên ngoài, nhưng cô ấy ở nhà thì tù túng, nên anh cho cô ấy đi làm để có bạn bè, có đồng nghiệp và cho cô ấy có được 1 vị trí trong xã hội, để cô thêm phần tự tin và vui vẻ. Cũng không ít lần 3 người bạn của anh mong ước rằng vợ của họ chỉ toàn tâm toàn ý lo cho họ và gia đình nhỏ, nhưng họ cũng không thể bắt vợ họ ở nhà và hy sinh tất cả mọi thứ vì họ được. Mỗi người trưởng thành đều phải biết tôn trọng khoảng không gian và ước mơ riêng của người khác.

Vì thế nhìn vào gia đình và sự gồng gánh của Long, các bạn anh thầm ganh tỵ với anh không ít. Cũng trong cuộc cãi vả mà những gia đình hay gặp phải, vợ của Long luôn luôn là 1 vị trí nhất định để so sánh với vợ họ, khi vợ họ nói lời cay đắng với họ.

Họ cũng muốn được như Long, gồng gánh cả gia đình, mạnh miệng với bất kỳ ai, tự đứng trên đôi chân của chính họ. Nhưng những gì họ có được ngày hôm nay là nhờ những dấu chân của 1 hoặc nhiều người khác, nên đôi khi họ chọn cách im lặng, hoặc phó mặc hoặc nhẫn nhịn khi có những tình huống tranh cãi với gia đình, vợ và gia đình vợ. Họ giấu nỗi niềm này trong lòng không 1 ai biết. Nhưng bản thân họ đều biết, cái gì họ đang có là cái mà họ đang đổi. Họ phải đánh đổi 1 số thứ, mới được những thứ ngày hôm nay.

Vì vậy sự tự do và bất cần của Long như 1 sức hút, khiến họ muốn trở thành như vậy, nhưng những đôi giày họ đang đi đang kìm chân họ lại.

Vậy nên sự tan vỡ của gia đình Long, thoáng chốc, cũng là niềm hả hê trong lòng của họ. Họ thấy rằng nhờ họ giữ đôi giày của mình trắng sạch, không vẫy vùng như Long hóa ra lại là 1 điều tốt. Gia đình họ còn đủ đầy, công việc vẫn nguyên vẹn, họ không mất gì cả..



Nhưng Long thì có !



- Vợ tao đã đưa đơn ly dị trên tòa, chắc 3 tháng nữa là xong. Gia đình tao coi như tan nát rồi..



- Thật không mày ? - Mà làm sao tụi bay ly dị ? - Hay là chỉ giận hờn thôi ?



- Còn 2 đứa nhỏ thì sao ? Tụi nó ở với ai ?


Các câu hỏi dồn dập vào đầu vào tim Long, tự Long cũng chỉ muốn chửi thề trong lòng, khi trách có 1 cô vợ quá phũ phàng và nhẫn tâm đến mức từ bỏ anh mà ra đi, xé tan gia đình anh thành 2 mảnh, cách ly 2 con anh mỗi đứa ở 1 nơi. Vì sao chứ ? Mọi chuyện như thế này là vì sao chứ ?

Vì cả 2 người họ không hợp nhau ! Chỉ vậy và như vậy ! Khi người ta không còn yêu nữa, và có 1 mối bận tâm khác bên ngoài, dù nhỏ, thì họ sẽ thủng thẳng bước ra đời bạn, 1 cách lạnh lùng. Không như khi còn yêu nhau quấn quít, 1 giây xa nhau đã nhớ đã nhung. Lòng phản trắc, sự trách cứ bạn đời, sự tủi thân cho thân phận mình, sự cố chấp trong suy nghĩ hoặc tiêu cực trong tư tưởng, có thể dễ dàng làm 2 người yêu nhau chết đi sống lại xa nhau 1 cách lạnh lùng !

Từ ngày vợ Long đi làm, cô đã có 1 tư tưởng khác, cô tiếp cận được 1 môi trường văn phòng xa hoa, phồn vinh. Nơi mọi thứ ngăn nắp gọn gàng, khác với căn bếp đầy dầu mỡ mà cô phải chui vào đó 3 lần mỗi ngày. Sự yên tĩnh vang lên tiếng cộc cạch từ bàn phím khác với tiếng réo tiếng khóc nhè của những đứa con nhõng nhẽo đòi mẹ. Cách nói chuyện trang trọng với khách hàng, cách lịch sự khi trò chuyện với đồng nghiệp, hay sự tươm tấp đến từng nếp gấp của quần áo, vẫn khác hẳn so với hình ảnh chồng cô mặc đồ tàn tàn và làm việc tại nhà hằng ngày. Lắm lúc Long chỉ mặc cái quần đùi để làm việc, khi nào cần đi ra ngoài tiếp khách hoặc chuẩn bị chào đón khách hàng về công ty, anh mới lên đồ sơ-vin. Trong mắt cô anh thật sự bừa bộn. Trái với giám đốc của công ty cô, lịch sự, hào hoa, ăn nói nhẹ nhàng, tử tế. Luôn chào đón các nhân viên nữ bằng 1 ánh nhìn trìu mến cùng 1 phong thái đĩnh đạc. Còn chồng cô ? Chồng cô dù sao cũng chỉ là 1 giám đốc tự thân, không qua trường lớp, công ty cũng chỉ có 1 vài nhân viên, phong cách tự do thái quá, lắm lúc cô không phân biệt được lúc nào chồng cô “ở nhà” và chồng cô “đang làm việc”. Vì công việc của chồng cô toàn làm việc từ xa qua khách hàng, đối tác, và mọi thứ tương tác bằng phần mềm máy tính và điện thoại. Cô cũng không rõ anh đang làm nghề gì. Chỉ thấy phong cách làm việc và kể cả bàn làm việc của anh là 1 mớ bừa bộn.

Anh quen cô khi cô vừa tốt nghiệp, cô chưa thực sự đi làm 1 ngày nào cả. Khi cô còn đang làm các công việc trái ngành và rãi CV đi khắp nơi thì anh cầu hôn. Về làm vợ và phụ với công việc của chồng chưa được thạo thì cô lại có thai, và sau đó là chuỗi ngày dài chăm sóc con và gia đình. Cô đã đẻ tận 2 đứa, và cô mất 5 năm cho lũ trẻ. Cô hay trêu rằng thanh xuân của cô tuy dài nhưng ngó lại cũng chỉ có đẻ cho anh.

Vì vậy khi cô được tiếp cận môi trường bên ngoài, văn hóa văn phòng, là 1 chuyện xa lạ, cô phải học cách làm quen và xuýt xoa mọi thứ. Tầm mắt của cô như được phóng xa hơn 4 bức tường bê tông trong phòng ngủ và bầu trời nhỏ hẹp trong con hẻm nhỏ trên ban công nhà. Trong lòng cô tích tụ mỗi nỗi ấm ức rằng sao cô không tiếp cận những thứ này sớm hơn? lẽ ra đời cô phải tốt hơn, gặp và lựa chọn nhiều đàn ông hơn, thế nhưng lại lựa phải Long - 1 gã bữa bãi thô kệch, mạnh bạo, và ăn mặc lếch thếch!

Long, ban đầu chỉ vì anh muốn cô đi làm để cô có cơ hội trải nghiệm, và biết được sức nặng của anh gánh vác hằng ngày, đồng thời có bạn bè đồng nghiệp để bầu bạn để có mối quan hệ lành mạnh, để có 1 vị trí riêng trong xã hội. Anh yêu vợ lắm, vì vợ tần tảo chăm sóc cơm ăn áo mặc cho anh suốt mấy năm qua. Khi con cái đã đủ cứng cáp đi nhà trẻ, anh mong cô được đi làm để không thua kém với bạn bè, và có sự tự tin nhất định của 1 người phụ nữ, 1 người mẹ.

Nhưng mọi thứ không như thứ anh muốn, cô tiêu tốn nhiều thời gian vào công ty, công việc của cô hơn. Nhiều bữa cơm vắng mặt cô và anh phải tự nấu, nhiều bữa 2 đứa trẻ hỏi mẹ đâu sao chưa về ? Ấy là vì mẹ còn bận đi dự tiệc tại công ty..

Sự khác biệt và khoảng cách thời gian đã làm họ xa cách ngày càng lớn. Bản thân Long thì nghĩ mình đã gồng gánh kinh tế rồi cớ sao vợ phải dốc hết sức lực và nhiệt tình làm gì, vì dù sao vợ anh có nghỉ làm thì kinh tế gia đình cũng chả có xi nhê gì cả!

Anh tự nâng tầm bản thân anh cao hơn vợ, và cho rằng việc của cô là chả quan trọng, tư tưởng, thời gian, sức khỏe và thậm chí cô phải làm anh vui để mai anh có sức đi làm kiếm tiền mới là điều quan trọng!

Vợ anh cũng cảm nhận được điều đó, và trong lòng cô ngày càng ấm ức, sự ấm ức đó càng ngày càng lớn khi cô nghĩ rằng chồng mình khinh rẻ cô, và đối chiếu với nhân quan bên ngoài, cô nghĩ bản thân cô cũng phải có quyền được tận hưởng thời gian của riêng cô với đồng nghiệp của cô, với sự nghiệp của cô. Lẽ ra cô phải đạt những điều này, trải nghiệm những điều này sớm hơn chứ không phải bó mình mấy năm trong 4 bức tường chỉ có đẻ và sữa, tã, bỉm.

Đây là lúc cô phải được sống với chính bản thân mình, sống với những thứ mà cô muốn vẫy vùng trong đại dương cuộc đời của chính cô mà không ai được ngăn cản !

2 người họ đều có lý lẽ riêng để cho rằng bản thân họ làm đúng.

Không ai biết, cũng không ai để ý rằng 2 đứa con thơ của họ vốn quen với sự có mặt của mẹ, nay lại dần quen với sự hiện diện của bố. Sự đợi chờ và nôn nao mẹ chúng nó về để chơi với chúng. Hay sự mong ước có đủ mặt cả cha lẫn mẹ chúng quây quần trong bữa cơm gia đình. Không ai nhận ra rằng chính 2 đứa con của họ cũng thiếu thốn tình cảm của 2 người. Ai cũng biện lý do công việc của họ là cần thiết, là quan trọng. Để rồi 1 trong 2 người - là Long, phải hy sinh thời gian của anh để bù đắp cho sự thiếu thốn thường xuyên mà mẹ nó để lại, những bữa cơm chiều mẹ chúng cũng đã không còn nấu nữa, thay bằng Long, giờ đây anh vừa cáng đáng nội trợ, chăm con chăm cái, vừa gánh vác kinh tế gia đình mà vợ anh chả mảy may thông cảm hay thương xót cho 3 cha con anh.

Với góc nhìn của vợ anh thì khác, cô cũng có công việc của riêng mình, cô cũng có sự nghiệp như anh đang có, cô đang từng bước trau dồi và tích lũy kinh nghiệm và kiến thức của bản thân. Đã nhiều năm cô tần tảo chăm con và anh, cô không than vãn miếng nào, sao giờ đây anh lấy quyền gì mà trách móc cô ?! Cô không muốn làm cô vợ ăn bám anh mãi nữa !

Và 2 đứa trẻ, từng bước từng bước làm quen với cuộc sống như thế, cả Long, thời gian anh làm việc ban chiều bị rút xuống để cáng đáng nội trợ chăm lo cho đứa nhỏ - thay bằng nhiều đêm làm việc khuya để bù lại khoản thời gian bị mất đi.

Thời điểm mà 2 đứa con anh ngủ, cũng là lúc vợ anh mệt nhoài và lăn ra say giấc. Đêm tối 2 vợ chồng Long cũng chẳng còn không gian riêng để tỉ tê tâm sự bên nhau. Khoảng cách họ càng xa, ấm ức họ càng lớn, tủi thân trong họ càng dâng cao, và chuyện gì đến, đã đến..

-*-​

Khi trong lòng cả 2 đang tồn tại 1 đốm lửa mập mờ của sự cay độc, của sự trách móc, của sự tiêu cực, của sự tủi thân, thì 1 cuộc cãi vả nhỏ cũng đủ làm bùng cháy lên thành 1 ngọn lửa to, nó đốt cháy tình yêu mà cả 2 từng có, nó đốt cháy những gì cả 2 từng gầy dựng, nó đốt cháy tương lai của lũ trẻ lớn lên sẽ thiếu cha hoặc thiếu mẹ, và nó đốt cháy hết tất cả, để lại 1 đốm tro tàn của của cuộc hôn nhân tan nát và rệu rã..

Long và cuộc hôn nhân của Long cũng như vậy. Họ đã cãi nhau, họ dâng tràng những trách móc và ấm ức bấy lâu, họ không thể có được cảm giác chịu đựng nhau thêm 1 ngày nào nữa. Và 1 trong số họ - là vợ Long - cảm thấy mình không đáng phải chịu đựng 1 cuộc sống tồi tệ như thế này, cảm thấy không muốn chung chăn chung gối hay đi cùng gã đàn ông gia trưởng kia nữa. Và cô quyết định 1 cách lạnh lùng và dứt khoát : LY DỊ !

Long đã cố cứu vãn, Long đã cố gắng thỏa hiệp với những mong muốn của vợ mình, để cô có thể cùng anh tồn tại chung trong 1 mái nhà với những tiêu chí dựa trên nhu cầu và mong muốn của 2 bên, để hiểu nhau hơn, để những gì cả 2 gầy dựng không tan vỡ, và nhất là, để 2 con của họ được lớn lên có đủ cha mẹ như bao người.

Nhưng không ! Dường như sự căm phẫn quá lớn trong bản thân vợ Long đã tới mức đỉnh điểm! Cô không hề thỏa hiệp, cô cũng không 1 chút động lòng, cô thậm chí còn tính toán về luật pháp, phân định tài sản, và cuộc sống hậu ly dị như thế nào ngay khi vừa tuyên bố chấm dứt với Long. Bằng chứng là sáng ngày hôm trước, cô đã soạn thảo 1 lá đơn đồng thuận ly hôn, ghi sẵn ra các kế hoạch, phân định sẵn tài sản, thậm chí cả chia con cái với anh.

Trước mắt Long, những gì anh làm ra đang sụp đổ từ từ, cộng thêm lá đơn ly dị rất chỉnh chu và bài bản, anh thật sự thất vọng về mình, về cuộc đời mình, về mọi thứ mà đang có. Sự tự tôn, tự tin của anh biến mất, thay vào đó là nỗi đau khổ tiếc nuối 10 năm đời sống vợ chồng, và sự lo lắng, sợ hãi khi nghĩ đến tương lai chính anh, 2 đứa con anh. Và cả nỗi đau mất con khi anh đọc rằng cô sẽ nuôi đứa con gái. Anh đau xót và oán hận, nỗi đau, sự thống khổ này không ai hiểu, và cũng không ai muốn trải qua.

Vì vậy ánh mắt đứa con gái khi nhìn anh bước ra khỏi nhà vào chiều nay, nó ám ảnh anh rất nhiều..

Rồi con sẽ không còn đứng ngay thềm nhà mà nhìn bố hằng ngày nữa..” - Suy nghĩ đó càng ám ảnh anh, day dứt, đau đớn..

Anh biết vì sao anh phải đi, vì nếu để lũ trẻ nhìn thấy bố nó xơ xác buồn hiu trong căn nhà đó thực sự là 1 áp lực to lớn với 2 đứa. Và vì anh cũng cần phải giải tỏa đầu óc của mình, tâm trạng của mình, anh không muốn tỉnh táo để nghĩ và lo lắng về tương lai phía sau, về nỗi đau mà anh phải chịu.

Cuộc nhậu này thực sự ý nghĩa, vì nếu không có nó, thì chỉ có đúng 1 mình anh trầm tư và đắm chìm trong bia rượu, cô độc và lặng lẽ, cùng những nỗi lòng không được giải tỏa..

Chương 4
- Tụi tao không hợp ! Và con vợ tao nó dứt khoát phải ly dị cho bằng được ! Nó nói nó không chịu nổi tao nữa !



Long đúc kết câu chuyện của mình bằng 1 câu ngắn gọn như vậy với lũ bạn của anh, pha 1 chút cay đắng trong giọng nói, mặt anh đã đỏ dần, không ai biết do anh tức tối hay vì do bia bắt đầu ngắm vào người.

3 người bạn anh chết trân, và họ hỏi dò để Long bộc bạch từng câu chuyện của mình, từng lý do làm gia đình họ chia tay, và những nỗi lo mà anh đang mắc phải…



- Ra tòa cần 4 tháng và 2 lần hòa giải lận mà, mày yên tâm đi, có khi tới lúc đó con vợ mày nó hết giận nó xé đơn bây giờ! Chả sao đâu! Đừng có quá lo lắng!



Tâm nói, sự vô lo của Tâm đã vẽ nên ấn tượng với những bạn bè anh từ xưa tới giờ, lẫn kiến thức vững vàng về luật tài chính của Tâm cũng không phải là điều làm mọi người bất ngờ, cái mọi người bất ngờ là :



- Sao mày biết ? Mày ly dị rồi hả ?



- Mày rành luật tài chính chứ đâu có rành luật hôn nhân mà nói như thần đó mày ?



Giang và Lâm cùng lên tiếng, pha 1 chút mỉa mai khi dồn vào Tâm. Tụi nó không tin cái thằng đội sổ nhất nhì lớp lại có thể nhớ nhiều luật đến vậy.



- Tao từng ly dị rồi chứ sao ?! Làm như tao không biết ! - Tâm nói, với vẻ bực bội pha chút tự hào khi phản ứng lại sự mỉa mai của 2 thằng bạn già.



Nhưng thay vì tìm lời phản ứng lại để dìm Tâm xuống như mọi lần, cả 3 đứa đều ngơ ngác vì 1 câu thú nhận mang tính “đột phá” này của nó. 1 thằng công tử như nó, đẹp trai như nó, dẻo mồm dẻo mép như nó, lại có thể làm phật ý cô vợ của nó tới mức phải đệ đơn ra tòa hay sao ? Thật là chuyện khó tin với 3 thằng còn lại ! Nếu như có đứa thứ 2 bị vợ bỏ sau Long, thì chắc chắn không ai nghĩ sẽ là thằng Tâm được !

Gia đình nó rất hạnh phúc, tháng vừa rồi mọi người còn thấy vợ nó ân cần dìu nó lên xe và chở nó về nhà như thế nào. Không thể nào có chuyện gia đình nó, hay nói đúng hơn, là hôn nhân của nó, có vấn đề !



- Mày tưởng con vợ tao nó hiền lắm hả ? Bề ngoài thôi con !



Tâm nói, và kể ra câu chuyện của mình 1 cách chậm rãi. Anh và cô tuy môn đăng hộ đối, tuy trai tài gái sắc bước chân đến với nhau, nhưng trong lòng vợ Tâm luôn coi thường chồng mình!

Vì sao? Vì ở tầm tuổi như anh, đồng nghiệp của cô đã lên chức làm ông này bà nọ, hay chí ít là Quản lý hay tệ hơn cũng đã làm Trưởng phòng rồi. Anh vẫn là 1 nhân viên kinh doanh hợp đồng vay từ ngày mà họ cưới, tới ngày họ có con, rồi tới ngày con họ lớn, Tâm vẫn dậm chân tại chỗ. Tâm là 1 công tử thiếu gia sống trong nhung lụa, và anh lại có phần đơn giản, anh nghĩ đối xử với người thế nào, thì người đối xử với anh thế ấy. Rất công bằng và sòng phẳng. Vì vậy tự dưng bây giờ anh đối xử tốt với vợ, với gia đình vợ nhưng vợ anh thì lại không thích làm dâu, thường hay gây sự với nhà chồng, cả bữa cơm cô dỗi cũng không xuống ăn cùng. Sống chung 1 nhà nhưng Tâm lại luôn đối đầu với việc mẹ chồng và nàng dâu hằng ngày. Mẹ Tâm là người của thế hệ cũ, mẹ Tâm muốn con mình được cung phụng hầu hạ, vợ Tâm là phụ nữ của thời đại, cô muốn mọi người đều bình đẳng.

Sự khác biệt tư tưởng thế hệ đã làm cho mâu thuẫn gia đình trong nhà Tâm tăng cao. Mẹ chồng và nàng dâu không ai nhường ai nửa bước. Tâm thì bị o bế đến mức nhu nhược không dám cãi lời của mẹ và cũng chả dám chiều ý của vợ. Sự nhẫn nhịn của anh càng dễ bộc phát khi anh thấy đồng nghiệp và thấy cả Long, có vợ chăm sóc, nghe lời, quan tâm đến nhà chồng, và vợ mình thì không. Điều đó dẫn đến những cuộc cãi vả không hồi kết giữa Tâm và vợ!

Trong mắt vợ Tâm, anh là người nhu nhược và thất bại, và vì anh hay so sánh cô và người khác, cũng như so đo nhà chồng và nhà vợ, thế nên cô càng nhìn anh bằng ánh mắt khinh thường, cô nhận xét anh là kẻ bạc nhược, tính toán !

Với Tâm, vợ anh là đứa hỗn hào, không tôn trọng văn hóa nề nếp của phụ nữ của người Việt, không chăm sóc gia đình chồng, ngoài cái đẹp ra khi cả 2 đang quần nhau cho thêm phần say đắm, anh chả hiểu nổi anh yêu cô ở 1 điểm gì khác ?!

Chuyện này càng lớn đến mức tới tai của gia đình vợ Tâm. Họ lo cho con gái bị bạc bãi, bị đối xử tồi tệ, không 1 ai yêu thương con gái họ, thế nên họ quyết định dồn tiền tiết kiệm để mua hẳn cho vợ Tâm 1 căn nhà riêng, làm cái cớ để cả 2 ở riêng, để bảo vệ sự bình yên cho con gái họ. Và họ cũng không ra mặt, nhưng Tâm biết, chính bố mẹ vợ là người sau lưng giật dây cho con gái họ nhẫn tâm từ chối phục vụ chu toàn cho gia đình Tâm. Trước mặt Tâm họ ra sức yêu chiều con rể. Sau lưng Tâm, họ thổi vào tai cô vợ anh bằng những lời phỉ báng gia đình chồng cô, bằng những cổ vũ khích lệ cô nên ở riêng, xa lánh nơi độc hại mang tên “nhà Chồng” càng sớm càng tốt !

Vì vậy mà ai cũng thấy tự dưng Tâm có thêm 1 cái nhà, lại là 1 nhà to, lại trong trung tâm thành phố !

Nhưng điều mà họ không thấy, rằng, chính sự giật dây của nhà vợ Tâm đã đẩy Tâm vào tình thế có nhà cũng như không, có tài sản chung nhưng lại không có gì!

Khi căn nhà được giao dịch và bắt đầu mua bán, cũng là lúc vợ Tâm yêu cầu anh ký 1 lá đơn Từ Chối tài sản , “Cái nhà này của ba mẹ em mua cho em, không phải của anh ! Vì vậy anh đừng tham!” - Cô vợ Tâm dằn trước 1 câu nói khích đểu anh - “Đứng tên giấy tờ nhà chỉ để hợp thức hóa vay ngân hàng, nhưng sau khi vay và trả xong, mình phải sang tên lại cho ông bà” - Vợ anh nói tiếp - “Và vì thế, anh hãy ký vào lá đơn này để bố mẹ em còn yên tâm đặt cọc và trả 2 phần tiền, cũng như không phải lo lắng về hôn nhân của 2 đứa mình, dù sau này có ra sao đi nữa!



Trong cơn tự ái khi bị đụng chạm sĩ diện của người đàn ông trỗi dậy, Tâm như 1 đứa trẻ phẫn nộ và giận dỗi, anh lập tức ký cái rẹt vào ô đồng ý mà không hề suy nghĩ ! - “Cô nghĩ là tôi thèm cái nhà này lắm à !”- Tâm quát lớn khi ký xong, và vợ anh quay lưng bỏ đi không 1 câu gì nói thêm. 1 cách lạnh lùng !

Bút sa thì gà chết. Tâm giờ đây phải trả tiền góp căn nhà, phải nuôi con, lo lắng cho kinh tế gia đình vào 1 việc phi nghĩa : Căn nhà mà anh từng tháng đóng góp, không phải là của anh! Và nếu như hôn nhân này tan vỡ, vợ của anh là người thừa hưởng hết công sức của anh mà anh không hề được trả lại!

Và chuyện vô lý thứ 2, anh là con trai một của gia đình. Và gia đình anh chắc chắn sẽ để lại cho anh cả căn biệt thự mặt tiền rộng rãi mà chả làm anh tốn lấy 1 xu cắc !

Với sự uất ức như vậy, trong Tâm ngày càng mệt mỏi, và càng lúc mệt mỏi hơn! Anh cảm thấy những điều mình làm thực sự là vô nghĩa, cả đứa con gái của anh, vợ anh lấy cớ rằng cả 2 vợ chồng cùng đi làm nên không có thời gian chăm sóc, thành thử phải để cho nhà Ngoại chăm. Và Tâm, cả ngày vật lộn với công việc, đêm về có đứa con gái nhỏ làm niềm ủi an cũng không có mà ôm ấp vỗ về, cho bao nhiêu nhọc nhằn trôi qua đi, như Long.

Và Tâm, cũng lại những đêm cô độc ngủ say với bạn cùng giường mà anh biết giờ đây chẳng còn 1 xíu mặn nồng gì.



- Cay đắng hơn, tao còn phải trích tiền lương ra để gửi về nhà Ngoại để nuôi con tao trong khi nhà Nội tao ông bà nuôi miễn phí, cần vú em ổng bả thuê luôn cho mà không phải tốn 1 ngàn nào !



Tâm nói thêm trong chua chát. Học hành ở quê, và sự chăm bẳm, hay y tế giáo dục ở quê sao có thể bằng thành phố được ? Chưa kể quê vợ Tâm lại là chốn âm u ở khu rừng núi ở Tây Nguyên, mở mắt ra là rẫy cà phê, nhà này cách nhà kia cả trăm mét…

Vì vậy mà đỉnh điểm của hôn nhân Tâm là 2 từ Ly dị ! Vợ của Tâm cũng lạnh lùng không kém vợ Long, câu trước câu sau là cô gửi ngay lá đơn cho Tòa, và việc của Tâm là đợi giấy triệu tập.



- Rồi sao tao thấy tụi bây vẫn sống chung với nhau rồi còn chở nhau về vui vẻ lắm mà ? - Giang tò mò hỏi ?



- Thì đó…



Tâm kể tiếp, anh quá thương con gái, thật vậy, nó chưa tròn 2 tuổi nữa là. Từ hồi sinh ra và lớn lên tới giờ chắc anh gặp nó chỉ đếm bằng vài lần hoặc vài chục lần. Cuối tuần, hay cuối tháng anh rảnh là bắt xe về Tây Nguyên để thăm con cùng vợ. Anh nhớ và thương nó lắm chứ ?! Sự nhu nhược trong anh khác với sự cứng rắn của Long. Khi tự tôn của Long bị vùi dập, anh chọn cách cứng rắn chống lại nó, anh chọn cách khẳng định bản thân mình không ai có thể làm tổn thương anh hơn thế nữa, và khi anh hỏi vợ anh tới lần thứ 3 mà cô vẫn dứt khoát lạnh lùng thì anh đã nhen nhóm tâm thế mời cô ấy ra khỏi cuộc đời mình, 1 lần và mãi mãi!

Nhưng Tâm thì khác, sự nhu nhược của anh níu kéo anh lại, anh sẵn sàng cho vợ anh tiếp tục dẫm đạp lên tự tôn của mình để bám lấy cuộc hôn nhân mờ nhạt, không ai tôn trọng công sức của anh dù là bé hay là lớn, không 1 ai hiểu anh và trân quý sự tồn tại của anh. Tâm tiếc cô gái nhỏ, anh sợ vĩnh viễn không gặp được nó, anh sợ bắt đầu 1 hôn nhân khác rồi cũng sẽ tan vỡ, và lý do quan trọng hơn, anh vẫn còn yêu vợ, dù vợ anh đã từ lâu không đoái hoài hay đếm xỉa tới anh rồi !

Sự nhu nhược của anh làm cho anh gật đầu với mọi tình huống xấu xảy ra trong đời anh, trong tương lai anh. Anh không 1 lần đứng dậy để chống đỡ hay phản kháng. Việc phản kháng của anh chỉ trong vô thức, nhất thời 1 lúc, để rồi sau đó lại năn nỉ ỉ ôi với vợ mình rằng anh không thể sống thiếu cô và cả con. Anh thỏa hiệp để cô dẫm đạp lên sự tự tôn hay sĩ diện của anh 1 cách thoải mái, miễn là còn tồn tại gia đình này, miễn là còn cô và còn con bên cạnh, dù anh có phải chịu sự bất công thế nào đi nữa.

Và đó là cách họ hàn gắn hôn nhân này! 1 bên đã được thỏa hiệp mọi thứ họ cần, và 1 bên hy sinh mọi thứ cho mong muốn của bên còn lại. Họ vạch định chặt chẽ rằng nếu Tâm còn ý định chửi vợ, hay bắt ép cô làm gì đó nữa, hoặc toan tính trách cô cái gì khác, thì hôn nhân của họ sẽ chấm dứt ngay lập tức và không còn đường quay lại !

Với hành động cùng lời nói dứt khoát và đanh thép, Tâm đã được vợ mình tròng lên cổ 1 cùm gông không hề nhẹ, cũng chả ai biết anh sẽ còn chịu đựng được tới khi nào. Nhưng Tâm đồng ý, anh chịu cho mình bị trói chặt chỉ để có hôn nhân vững chãi, và quây quần bên con anh!



- Bởi vậy mày nên chiều vợ mày đi, kệ nó, đàn bà mà, được chiều là ngoan ngay ! - Tâm kết luận.



Long lắc đầu. Anh không chịu sự thỏa hiệp khi mà bên được tất cả, và 1 bên phải ngoan ngoãn chấp hành nghe theo mà không có lợi gì !



- Tao buồn nhiều nhất không phải là mất vợ, mà là mất con gái tao! Tao không phải là mày, và tao chỉ thỏa hiệp cho đến khi các nhu cầu của tao cũng được đáp ứng 1 phần chứ không phải hoàn toàn không được đáp ứng 1 xíu nào, như mày - Long nói.



- Đàn ông hy sinh cũng là lẽ thường thôi mà ! - Lâm chen vào - Mình đứng mũi chịu sào, chịu khổ chút có sao đâu bạn ?



- Chịu khổ để mong 1 ngày hết khổ, chứ không phải chịu hoài. - Long từ chối ý định đó



- Mày làm như mày chịu khổ rồi vậy mà mày khuyên ?! Mày sướng chết bà, có chịu khổ như 2 thằng đó đâu mà mày hiểu ? - Giang nói với vào với giọng nói mỉa mai thường ngày của hắn.



- Sao lại không ? Giờ tao với vợ tao đang sống ly thân nè ? Nhưng tao có ly dị đâu !? Tao để cho con tao có 1 mái nhà và lớn lên có cha mẹ đủ đầy! Bình thường thôi!…



Lần này thì tới lượt Tâm và Long ngỡ ngàng! Lâm ít nói và ít kể về vợ mình, nhưng gia đình anh cũng là 1 niềm kiêu hãnh của riêng anh với chúng bạn đồng lứa. Cả 2 đứa đều là giám đốc 2 doanh nghiệp, vợ anh thậm chí lùi về sau để anh tiếp tục sự nghiệp cho 1 công ty khác, sao lại có thể như thế này ?



- Trời ?! Thấy vậy chứ không phải vậy mày ơi - Lâm kể tiếp



Vợ Tâm cũng là 1 người phụ nữ thời đại như vợ Tâm, cô là 1 người trí thức và rất độc lập, vì vậy điều này gây sự chú ý đến Lâm. Người ta thường nói trái dấu thì hút nhau, trường hợp của Lâm lại đúng vào hoàn cảnh đó. Sự dè dặt của anh, sự rụt rè trong anh lại bị hút vì những người có cá tính riêng, và tự chủ, độc lập như cô. Anh có thể dựa vào uy lực của gia đình để ngoi lên đến vị trí của mình 1 cách chậm rãi và vững chắc, còn vợ anh, lại bước từng bước nhẹ nhàng với năng lực và kiến thức của riêng cô. Anh đến với cô như 1 mảnh ghép mà trong anh còn thiếu, cô hoàn thiện đời anh, sự mạnh mẽ trong cô làm anh yên tâm và vững vàng trên hành trình của riêng mình. Và cô, cũng như mọi phụ nữ thời đại khác, cô cũng không đồng ý khi sống chung với gia đình chồng. Cô thích sống biệt lập với những người thân. Cô muốn gia đình của cô sẽ là 1 nơi che đi sự dòm ngó, ánh mắt nhìn phán xét của thiên hạ. Lâm, cũng như Tâm, đều bị trói buộc với trách nhiệm hiếu thảo mẹ cha vào tuổi xế chiều, anh không nỡ để cha mẹ của mình sống cô độc và lặng lẽ dưới ngôi nhà tuổi thơ, tuổi trẻ của anh. Anh, là 1 người có kiến thức, có sự am hiểu về đạo lý và có tư tưởng của riêng mình, anh không muốn đánh mất tuổi già của bố mẹ anh vào tuổi xuân của gia đình nhỏ chính mình. Dù không gặp cảnh mẹ chồng nàng dâu như Tâm, nhưng Lâm không ít lần phải đối diện với sự phẫn nộ của vợ anh chỉ vì đi ra đi vô phải thưa phải trình với cha mẹ anh. Cuộc sống của vợ anh như bị khóa chặt đi vì những nếp sống hà khắc của thế hệ xưa cũ. Cô phải về nhà không được quá khuya, cô cũng phải báo cáo với anh hay mẹ anh nếu hôm nay cô về trễ. Cô phải sắp xếp những cuộc hẹn hò với đối tác vào những ngày mà gia đình chồng cô cho phép, để xem rằng hôm ấy Lâm có về trễ hay không, Lâm có bận rộn gì hay không, và cha mẹ chồng có cần cô ở việc gì vào ngày hôm đó hay không. Cô vẫn thoải mái trong công việc và tự do 1 cách nhất định ấy chứ? Lâm luôn tự hào bố mẹ anh cũng rất là biết chuyện, vẫn thoải mái cho con dâu đi sớm về hôm mà không 1 lời phàn nàn gì, cũng miễn cho vợ Lâm các thủ phận làm dâu trong gia đình. Vợ anh chỉ cần đi làm về là đã có cơm nóng sẵn trên bàn, giường chiếu đã dọn dẹp sẵn, nhà cửa sạch sẽ như ly như lau. Cô chỉ cần chú tâm vào công việc và vui vầy với gia đình anh, là đủ!

Nhưng người phụ nữ với lối sống thiên hướng về phương Tây, 1 lối sống tự do, độc lập và cần được tôn trọng các khoản không gian cá nhân riêng tư như vợ Lâm thì lại thấy gò bó. Cô mặc định rằng cái mái nhà này đang giam lỏng cô. Thay vì cô có thể đi dạo cùng bạn bè, đi chơi ở đâu đó, đi shopping, hay đi công tác với công ty 1 cách thoải mái không ai săm soi. Thì bây giờ cô lại phải công khai hết kế hoạch lịch trình của mình và chờ sự cho phép của Lâm hoặc gia đình anh, hay thậm chí phải bị ràng buộc bởi đứa con 7 tuổi vào trách nhiệm gắn bó của 1 người mẹ. Cô cảm thấy ngột ngạt và khó thở.

Hôn nhân của Lâm thực sự có vấn đề chỉ sau 5 năm sống chung, đó là lúc sự nhẫn nhịn của 1 người phụ nữ đã tới được giới hạn. Cô bàn với chồng đi ra ở riêng, xây dựng cơ ngơi mới, xây dựng 1 cuộc sống mới bên nhau 1 cách độc lập và tự chủ lấy bản thân của riêng mình, riêng gia đình nhỏ của mình.

Lâm không đồng ý ! Cuộc sống như thế này không phải quá tốt hay sao ? Ai chẳng có tự do riêng của mình ? Và về nhà cũng có cần phải làm gì đâu ? Tại sao lại tự thoát khỏi chốn thiên đường này đi đến 1 vùng mây khác mà ta không biết rằng đó là cơn bão hay ánh dương ấm áp chào đón ? Lâm tự vấn với bản thân anh. Tại sao anh lại phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu trong khi cuộc sống của anh bây giờ, với anh, đã là quá ổn định ? Lâm dứt khoát từ chối!

Vợ anh không thông cảm được điều đó. Biết làm sao được khi bản tính 2 người đã quá khác nhau. Vợ anh đã sống riêng 1 mình trong Sài Gòn từ thuở lên 18. Tự chủ kinh tế khi vừa tròn 20 với công việc làm thêm thời sinh viên ở 1 mức lương được cho là cao. Anh thì chưa từng xa nhà quá 1 tuần ngày nào. Anh đã quá quen với sự có mặt của bố mẹ anh đến nỗi anh cũng không biết anh sẽ ra sao khi không còn họ trên đời. Còn vợ anh, thì cô đã quá thấm nhuần và yêu thích không gian riêng tư của bản thân đến mức khi bị xâm hại dù là người cô yêu nhất trên đời, cũng không được cô cho phép!

Cô đã cố gắng trong 5 năm trời ròng rã để cố làm người phụ nữ của gia đình. Nhưng đó không phải là con người, là bản năng, là lẽ sống của cô. Cô không thể tiếp tục trân tráo và giả tạo sống thêm như thế này 1 lần nữa. Cô muốn sự riêng tư!

Dù Lâm thương vợ mình, anh cố gắng hiểu sự khó chịu trong lòng cô, nhưng anh không thể thích nghi được với suy nghĩ đó!

Vợ của anh cũng là 1 người thông minh và tháo vát, thế nên cô chọn xây dựng và tập trung thời gian riêng tư cho mình vào 1 cái gì đó cho riêng mình. Thay vì tốn thời gian cả ngày trong 1 tập đoàn và khi về nhà lại chia sẽ thời gian riêng đó cho những người có lạ có thân kia, cô muốn dồn thời gian để làm điều cô muốn: Tự kinh doanh!

Như vậy, cô có 1 khoản thời gian cho riêng mình mà không cần phải thông báo với ai rằng đi đâu làm gì. Cô có thể tự chủ giờ về nhà và lên kế hoạch vui chơi nghỉ ngơi với các bạn bè cô yêu thích. Cô cũng có thể thoải mái đi mua sắm bất kỳ vào giờ nào cô muốn. Cô liền lên kế hoạch cụ thể và chặt chẽ. Sau đó gửi cho Lâm bản kế hoạch của mình, 1 cách chỉnh chu, chi tiết, về các phương án chính cũng như phương án dự phòng. Mối hàng, đối tác, cơ sở, mặt bằng, cô đều lên kế hoạch kỹ càng.

Đúng. Lâm không dễ dàng gật đầu đồng ý với những suy nghĩ vu vơ, hay 1 ý tưởng xuất phát từ ngẫu hứng. Anh vốn là 1 con người được đào tạo bài bản trong thương trường, anh cũng sợ những rủi ro hay sợ những chuyện phát sinh mà anh đã không lường trước khi bắt tay vào thực hiện.

Bản thảo của cô là 1 tấm vé cứu vãn đời cô, Lâm đọc, phân tích, và đồng ý ngay sau đó. Thực ra điều quan trọng nhất để anh gật đầu, chính là sau nhiều năm chung sống, anh cuối cùng cũng đã được làm điều gì đó cho vợ mình mà cảm thấy an toàn tuyệt đối, không lo sợ hoặc e dè!

Nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào muốn bắt tay thực hiện xây dựng cơ ngơi từ bước đầu luôn cần thứ đầu tiên để làm bàn đạp. Đầu tiên là tiền đâu ?! 1 kế hoạch chỉnh chu như thế cần rất rất nhiều tiền để chi trả chi phí và làm nguồn vốn ban đầu. Nhưng tiền ở đâu đây?

Đây là lúc gia đình Lâm phát huy uy lực. Với khối tài sản khổng lồ mà cha mẹ anh đã có, họ sẵn sàng thể hiện sức mạnh to lớn của mình trước mặt cô con dâu ngoan hiền giỏi giang.

Là người lớn, dù có bảo thủ, ngang ngạnh, tự tôn cao ngất trời, nhưng họ cũng hiểu cuộc sống này với vợ Lâm là chưa đủ hoàn thiện. Họ biết mối bận tâm của vợ Lâm. Nhưng họ, vốn dĩ đã từng là 1 con cáo già trước khi bước vào tuổi xế tà, họ biết điều khôn ngoan nhất là giả vờ như chẳng biết gì cả. Khi vợ chồng chúng nó có chuyện cần được nói, thì chúng nó sẽ tìm đến mình! - họ nghĩ vậy. Và đây là lúc họ tỏ ra uy quyền của mình nhằm đè bẹp những tủi hờn mấy năm qua của cô, nhằm để cô mang ơn họ, mà ngày càng coi trọng họ. Nhằm để cô tỏ ra e dè sợ hãi họ, mà không dám hó hé nghĩ đến chuyện rời xa cái cơ ngơi này. Và họ thẳng tay chuyển tiền cho cô chủ nhỏ, con dâu của họ sau khi 2 vợ chồng Lâm trình bày và phân tích xong bản thảo.

Để ràng buộc cô con dâu ngoan hiền này, họ yêu cầu cô ký giấy vay nợ với họ. Mục đích là để cho cô toàn quyền tự chủ cho khoản vốn của mình. Mục đích khác, là 1 sự dằn mặt và bắt buộc cô ghi nhận rằng những viên gạch đầu trong sự nghiệp của cô là do họ xây, không phải cô! Nhưng điều khoản khá dễ thở, họ đã cố ý không yêu cầu 1 khoản lãi nào trong khoản vay đó, nhằm ẩn ý cho cô biết, họ thực sự coi cô như con ruột, và họ không hề tiếc thứ gì cho cô cả. Chỉ cần cô ngoan ngoãn, chỉ cần cô toàn tâm toàn ý coi trọng gia đình chồng cô nhiều hơn, thì khoản lãi đó hay kể cả khoản tiền đó, cũng không hề có ý nghĩa gì với họ cả.

Cả 2 vợ chồng Lâm đều tỏ ra vui mừng, anh càng được phổng mũi khi vợ anh về nhà vui vẻ hơn, và khen anh, khen gia đình anh nhiều hơn.

Có lẽ sẽ mãi mãi cuộc sống của anh ấm êm như thế và hạnh phúc dài lâu đến răng long đầu bạc. Nhưng lòng người khó đoán, lòng người là thứ duy nhất không bền vững với thời gian, nay họ nghĩ thế này, mai họ sẽ nghĩ thế khác. Những khó khăn ban đầu khi gầy dựng sự nghiệp của cô dần dần xuất hiện, không còn là những dự đoán suôn sẽ như ý nghĩ ban đầu. Thời thế đổi thay thì thương trường cũng sẽ thay đổi theo. Đó là khi cô cảm thấy mình mệt mỏi và cạn kiệt sức lực. Thời gian làm việc với cô cũng chả còn đủ. Sự động não và lao tâm mỗi ngày với cô là sức nặng kinh khủng. Cô cũng có sĩ diện chứ ? Nếu thất bại, gia đình họ sẽ còn coi cô ra gì ? Và khoản tiền này lớn quá, cô làm sao thoát ra đây ?

Những suy nghĩ này đến với cô ban đầu như 1 áp lực, nhưng dần dà về sau cô lại thù oán chính cái áp lực đó. Cô căm phẫn chính gia đình Lâm đã đưa cô đến bước đường cùng cực này. Nếu không có gia đình Lâm, thì cô cũng không phải mạo hiểm mà xây dựng cơ nghiệp. Lẽ ra giờ này cô vẫn yên vị trong tập đoàn cũ. Lẽ ra giờ này, có khi cô đã lên chức, mức sống cao hơn, nhiều người ghi nhận cô hơn, dưới trướng của cô nhiều thuộc cấp hơn. Có khi lúc này cô đã có kẻ hầu người hạ, có văn phòng riêng, có thư ký riêng và có người trả lương cô hằng tháng để thừa hưởng cái quyền lực đó. Tại sao và tại sao cô lại phải làm 1 bà chủ quèn, 1 công ty không biết tương lai đi về đâu, và 1 món nợ ân tình khó trả ?

Phải rồi, tại Lâm! Chắc chắn là tại hắn! Nếu không cưới hắn đời cô sẽ khác, sẽ ấm êm và sung túc hơn rất nhiều. Và cũng chả có nhiều nỗi lo hay trách nhiệm với nhiều người như thế này!
Lâm và gia đình anh từ từ đang là vai trò ân nhân trở thành cái gai trong mắt cô. Tự cô tiêu cực hóa sự giúp đỡ của gia đình Lâm thành 1 mối đe dọa, thành 1 vòng kim cô đang kìm hãm đời cô. Và cho rằng thông qua đó họ lợi dụng cô, họ ép buộc cô vào lề lối của họ dù cô thực sự không mong muốn. Họ không hề tôn trọng nhu cầu của cô. Họ không hề trân quý cô như họ đang thể hiện. Cô phải thoát ra, thoát ra khỏi vòng xoáy độc địa này. Cô không muốn bị nó đè cô mãi như thế.

Cô muốn dừng lại. Dừng cả tình yêu với Lâm, dừng cả sự tôn trọng với gia đình anh, và vì thế, cô cũng đau xót khi nghĩ đến việc xui xẻo có thể xảy ra: là dừng cả việc làm mẹ cho đứa con ruột của cô.

Những thứ đó đang kìm kẹp mình, cô nghĩ. Nhưng con cô là chính cô sinh ra, là bước qua khỏi cửa sinh tử mới có được nó. Nó là giọt máu của cô, là thứ đẹp nhất và cô từng sỡ hữu. Cô không nỡ..

Vì vậy, cãi vã cũng tìm đến đôi vợ chồng họ 1 cách thường xuyên. Trong 1 lần quá sức mệt mõi và quá sức chịu đựng, vợ Lâm soạn va-li và dắt đứa con ra khỏi nhà trong sự sững sờ, ngỡ ngàng của Lâm và gia đình anh..

Chương 5
- Ủa, tao thấy mày vẫn đang đưa đón con đi học mà ? Mới nãy mày vừa bảo tao tí nữa mày chở nó đi học tiếng Anh về mà ? -Tâm nhớ lại và xen vào câu chuyện.



- Ừ, thì giờ nó ở với tao mà !



Chính Lâm, cũng không thể hiểu nổi sao vợ mình có thể bỏ mình ra đi, ngay giữa cơ ngơi nguy nga tráng lệ không thiếu kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót hằng ngày như nhà anh. Cậu bé trong lòng anh thực sự không hiểu điều đó, hoặc là anh chưa bao giờ được trải nghiệm lấy 1 lần cuộc sống tự bươn chải và độc lập. Anh chưa bao giờ chiêm nghiệm rằng với những người xuất thân cơ hàn và lớn lên 1 cách tự lập như vợ anh, thì sự thoải mái mới là quan trọng chứ sự tiện nghi chỉ là phụ trợ!

Vì vậy, sau nhiều ngày đấu tranh tư tưởng, nhiều ngày tự tôn bản thân anh lên để không hạ mình đi tìm vợ và con, thì cuối cùng, con tim anh lên tiếng và làm chủ mọi thứ sau đó. Từ 1 cậu bé năm nào rụt rè nhút nhát và tự cách ly mình khỏi tập thể, từ một con người luôn phân định giới hạn rạch ròi với bất kỳ mối quan hệ xung quanh, anh đã đứng lên, bỏ đi tự tôn của bản thân, chính thức cầu xin vợ anh quay về hàn gắn lại mối quan hệ mà cả 2 từng có.

Tiền ư ? Tiền không quan trọng nữa, nàng muốn làm gì cũng được, chỉ cần nàng bên cạnh anh..

Vợ anh từ chối!

Kể cả khi anh hạ cái tự tôn bản thân đến mức thấp nhất, cô nàng vẫn không đồng ý quay lại sống chung nhà với cha mẹ anh! Hoặc là anh sống riêng với cô, hoặc là mình dừng lại, anh có thể đến thăm con bất cứ khi nào anh muốn.

Lâm không đồng ý ! Dù anh hạ tự tôn của bản thân nhưng anh không bỏ đi tư tưởng cha mẹ già của anh không ai chăm sóc và sống những năm tháng cuối đời cô độc. Anh là dân gốc Sài Gòn, anh lớn lên cùng họ, anh trưởng thành cùng họ, và không thể nào anh lại bỏ mặc họ những năm tháng cuối đời đơn chiếc.

Không thể, dứt khoát là không thể! Giữa gia đình nhỏ và gia đình lớn, Lâm không muốn bỏ ai !

Anh về nhà và bắt đầu thẩn thờ suy nghĩ, tiếng vui chơi reo đùa của cậu con trai quý tử đã không còn. Căn nhà rộng rãi đó giờ đây im ắng lạ thường. Cha mẹ anh u sầu không dám làm phiền con trai để hỏi thăm sự tình, cũng như không muốn bị ai làm phiền. Cha nhớ con, ông bà nhớ cháu. Bếp vắng lạnh tanh vì giờ này có sơn hào hải vị cũng không ai nuốt trôi nổi.

Từ buồn bã, thất vọng, Lâm trở nên phẫn nộ!

Phải, tại ai mà khiến đời anh ra như thế ? Tại con vợ anh chứ ai! Đúng rồi, chính là tại ả ! Tại ả không biết trên dưới, tại ả không biết đạo lý, tại ả không ghi nhận sự tốt bụng mà gia đình anh dành cho. Tại ả, tại ả không biết trân quý những gì mà ả đang có. Chắc chắn là tại ả rồi !

Lâm thầm nghĩ và anh quyết định : Bỏ vợ ! Anh sẽ bỏ cô ra khỏi đời anh, anh sẽ bắt đứa con lại vì nó là con anh, anh có quyền! Cô đang mang 1 món nợ ân tình với anh, với bố mẹ anh. Nếu cô không đồng ý để anh nuôi con, anh sẽ bắt cô trả lại đầy đủ khoản tiền mà cô đang nợ! “Cô ngon thì cô trả hết nợ cho tôi thì cô bắt con! Coi như vài tỷ đó tôi bỏ ra mua lại đứa con của mình!” - Lầm thầm nghĩ trong cơn phẫn nộ cùng cực.

Đứng trước căn nhà thuê bé xíu và ọp ẹp của vợ anh, anh hỏi lại lần nữa cô có muốn về nhà và làm tròn bộ phận dâu con, bổn phận người vợ và người mẹ hay không ? Nếu cô nói không, anh sẽ cho cô biết mùi đời là gì, sự khổ cực là gì !

2 người cùng thông minh như nhau, cùng có những kinh nghiệm và lọc lõi trên đường đời của họ. Họ đương nhiên có 1 phương án để bảo vệ cho mình khi tính tới những lúc họ bị tấn công. Và vợ Lâm cũng thế. Khi cô dứt khoát không đồng ý, Lâm liền đem đứa con và món nợ ra làm áp lực cho cô.

Cô đã dự đoán và phòng bị từ trước!

Cô nói với anh : “Anh đừng quên khi ký tờ giấy vay nợ, chính anh cũng đang là chồng hợp pháp của tôi!

Lần này thì Lâm không ngờ tới kẽ hỡ mà vợ anh tận dụng. Phải! Dù có thảo ra văn bản chỉnh chu kỹ càng tới đâu, anh lại quên mất rằng chính anh phải làm 1 văn bản mà trong đó ghi rõ chỉ mình vợ anh lãnh trách nhiệm trả nợ, và rằng nó không hề liên quan tới anh. Anh quên mất điều đó. Giờ đây tự dưng anh lại gánh thêm 1 nửa khoản nợ với cô. Nếu làm rõ ràng ra, thì phần nợ này bố mẹ anh xóa cho anh cũng được, và bắt ép vợ anh phải trả lại 1 nửa tiền nợ. Nhưng nếu như vậy, thì anh còn lợi thế gì khi ra tòa với cô ấy ?! Chính anh cũng là người mắc nợ cơ mà ? Pháp luật sẽ ghi nhận anh và cô cùng đồng thời phải có trách nhiệm trả nợ cho bố mẹ anh. Nói đúng hơn, lợi thế tài sản mà anh đang có, phải bị chia 2 sau đó trừ đi khoản nợ trên giấy tờ. Và như vậy thì anh không có 1 chút lợi thế gì hơn cô khi giành quyền nuôi con trước tòa cả. Phần vì cô là mẹ, tòa án luôn luôn ưu tiên cho người mẹ, và vì anh không có 1 lợi thế gì rõ ràng, chắc chắn phần thua thiệt sẽ nghiêng về anh. Khả năng anh giành quyền nuôi con sau ly dị đã thấp, những cái anh mất đi thì lại rất nhiều. Những gì đã có từ ngày cưới tới bây giờ tất cả sẽ bị chia đôi, cho dù là bố mẹ anh có cho tặng riêng anh đi chăng nữa. Những gì mà ông bà để lại cho anh, những thứ có giá trị đứng tên anh, tất cả sẽ đều bị chia đôi. Anh bị giảm đi tài sản, anh lại vừa mất đi đứa con, còn cô vợ anh lại được giảm nợ và tăng giá trị tài sản mà cô sẽ được sỡ hữu 1 cách miễn phí. Một chuyên gia trong kinh doanh biết cân đối thiệt hơn như Lâm dư sức hiểu rằng anh đã thua rồi. Nếu anh ký đơn ly dị, anh sẽ thua toàn tập. Anh sẽ mất nhiều thứ, và cuộc sống của anh sẽ lẻ loi hơn bao giờ hết!

Lâm thất vọng và buồn bã, cảm giác của Lâm không khác gì của Long bây giờ. Tới bước đường cùng của ngã rẽ, Lâm không biết có nên quay lại đi con đường cũ, hay mạo hiểm đi 1 con đường mới mà anh không thấy tia sáng nào như con đường này, như Long.

Trong 1 tíc tắc cân nhắc và suy tính thiệt hơn, Lâm chọn đi lại con đường cũ.

Cũng như Tâm, anh bị mắc kẹt giữa tình yêu thương và oán hận người đàn bà đi cùng. Nhưng khác với Tâm, dù sao anh cũng được thỏa hiệp đôi chút..

Những người trí thức cùng nhau họ cũng biết không nên dồn ai tới bước đường cùng, và vợ Lâm cũng vậy, anh cũng thế.

Bản thân vợ Lâm dù hưởng 1 nữa tài sản của chồng nhưng cũng đồng thời tăng lên khoản nợ. Tự cô suy tính xa hơn Lâm, cô biết được 1 ngày thằng bé sẽ lớn, và cô rồi cũng sẽ già. Nếu việc làm ăn không trôi chảy, cô lấy gì nuôi nó đây ? Chắc gì là Lâm sẽ chu cấp thường xuyên và đầy đủ ?! Cả khoản nợ kia sau đó cũng sẽ bị tính tiền lãi theo pháp luật quy định. Trong 1 tương lai không xa, cô đảm bảo rằng gia đình chồng cô vẫn thoải mái mặc sức của ăn của để, còn cô thì chìm trong đống nợ, trách nhiệm, công việc. Cô chỉ thắng trong 1 phiên tòa, thắng Lâm trong 1 vài năm tiếp theo, thắng Lâm trong cái tôi, cái tự ái của riêng cô mà thôi. Trong khi đó, nếu cô tiếp tục “mang danh nghĩa” làm vợ anh, cô cũng sẽ có lợi, cô có 1 người thay cô chăm sóc con, cô sẽ không phải đóng lãi trên khoản nợ cùng áp lực thời gian phải trả. Như vậy tinh thần cô sẽ thoải mái hơn. Và biết đâu chừng, khi ông bà không còn trên đời nữa, cô và chồng mình sẽ được hưởng 1 gia tài kếch sù. Đấy là chưa tính, chồng cô và cả gia đình chồng cô đều có số má trong giới, từ chính trị cho tới kinh tế, cô dễ dàng vay thêm vốn, dễ dàng tìm thêm đối tác và khách hàng lớn bé, công việc từ đó cũng thuận lợi hơn. Lợi chứ, trăm phần lợi, ngàn phần lợi. Vậy nên cuộc đầu tư hôn nhân này không đơn giản là thắng hay thua trên phiên tòa, mà nó còn là sự tính toán lợi thế trong nhiều năm tiếp theo, phần lợi nhuận được nhận trong tương lai giá trị gấp nghìn lần so với phần mà cô dừng tay ký đơn ngay lúc này.

Và cả 2 cùng thỏa hiệp. Thật vậy. 2 người bọn họ cùng nhau thỏa hiệp 1 ràng buộc dân sự bằng văn bản, trong đó có nói rõ Lâm thỏa sức làm tình với cô như vợ anh, nhưng không được ngoại tình. Thỏa thuận ghi rõ Lâm phải chu cấp và chu toàn với con trai cùng cô. Thỏa thuận ghi rõ, cô phải được ở riêng, và nếu cô muốn về nhà chồng đều không được bắt ép, mà phải dựa vào nhu cầu của cô. Cùng vài chục các điều khoản khác. Tất nhiên cũng có những quy định phạt, và 1 trong 2 bên vi phạm sẽ thua, mất con, mất tài sản.

Lâm cũng được lợi, bây giờ anh đã có thể ở cùng con 6 ngày trong 1 tuần, tha hồ chăm sóc và chơi đùa cùng nó. Chỉ có ngày thứ 7 hay Chủ nhật mới phải đem qua cho cô chăm sóc. Và, vấn đề sinh lý của riêng cá nhân anh cũng được đảm bảo, anh không phải tốn thêm chi phí để giải quyết cái nhu cầu cá nhân này. Vợ anh trông cũng đẹp, cũng xinh tươi kia mà, lại chắc chắn rằng sạch sẽ hơn những cô gái bán hoa ngoài kia chứ ?! Và quan trọng hơn, anh không mất gì, mà anh được sự có mặt của con trai anh hằng ngày hằng giờ, cha mẹ anh vẫn thấy nó quây quần trong nhà mình 6 ngày 1 tuần, vậy cũng là niềm ủi an cho ông bà rồi?!

Bạn bè Lâm sẽ thấy khó hiểu, làm sao 1 con người có thể sống theo những ràng buộc tréo nghoe như thế được ? Làm sao 1 thằng đàn ông có thể tồn tại khi không có ai ủi an về mặt tâm hồn, nhưng trách nhiệm gia đình vẫn phải đảm bảo ? Làm sao có thể được chứ ?

Nhưng Lâm làm được, anh vui vẻ chấp nhận điều này. Miễn là gia đình lớn của anh được yên vui. Và trong bản hợp đồng hôn nhân đó, anh cũng có lợi, vậy đủ rồi. Nghĩ nhiều thì cũng thế thôi, anh không muốn sống trong những ngày đen tối. Sự trưởng thành của anh cũng như trải nghiệm của anh sẽ không hề thích nghi được với những biến cố quá lớn từ 1 lá đơn ly dị.

- Chấp nhận thôi bạn ơi ! - Lâm châm 1 điếu thuốc, anh nhả khói lên bầu trời và nói tiếp bằng 1 giọng suy tư - Vấn đề là tao không thiệt hại gì cả, con tao cũng thế, và gia đình tao cũng vậy. Không ai mất gì sau chuyện này.

Long, với đầu óc suy xét nhiều chiều, tính mở miệng nói rằng thực sự mày đang mất nhiều đó Lâm, mày đang mất đi sức khỏe về tinh thần, mày đang mất đi chỗ dựa cho tâm hồn, và mày đánh đổi những thứ đó cho cuộc sống của người khác, mày đang mất đi cả cuộc đời mày đó Lâm à!

Nhưng Long dừng lại, anh trầm ngâm ra chiều đang lắng nghe và chiêm nghiệm câu chuyện của bạn, anh biết rằng nếu 1 con cá đang quen bơi trong bể , thì nếu đem nó ra sông, có thể nó sẽ chết ngay khi vừa chạm nước.

* * *​

- Mày NGU !


Giang nói , anh phá tan sự yên tĩnh và trầm lặng của cuộc nhậu bằng 1 nói câu nặng nề dồn đến Lâm.


- Mày càng ở lâu với nó, tài sản riêng càng nhiều, nó càng hưởng của mày nhiều hơn chứ ở đó mà hợp đồng ! - Giang nói tiếp

- Bỏ thì bỏ mẹ nó cho rồi, còn bày đặt dây dưa !



Dường như bia rượu càng thấm thì con người ta càng dễ nói lên những suy nghĩ của mình 1 cách bồng bột, và không cần 1 giây cân nhắc nào, cứ não nghĩ gì là nói đó mà thôi..



- Dây dưa càng lâu thì mày thiệt hại càng lớn ! Tao nói mày nghe, về bỏ quách đi! - Giang tiếp tục.



- Bỏ thì con tao sao mạy ? Rồi còn tao và gia đình tao thì sao mạy ? - Lâm phản ứng.



- Thì quen con khác, đẻ đứa khác ! Mà nó dù có ở với ai thì cũng là con mày, mày lo làm gì ?!



- Mày không hiểu đâu mày ơi, nó ở với ai sẽ theo người đó, thân với người đó. Còn tao ở xa nó, nhớ nó hằng ngày sao tao chịu được ?!



- Có cái gì mà chịu không được ? từ từ rồi sẽ quen thôi chứ có cái gì đâu mà mày phải lo lắng ? Nó có xa mày luôn đâu, nó cũng ở vòng vòng Sài Gòn này chứ đi đâu hả Lâm ?



- Ủa rồi mày không hiểu hả Giang ? Cái vấn đề là nó còn bận đi học trên trường, nó còn bận đi học thêm học bớt, ngày thường sao mày kiếm nó được ? Nó đi học về phải cho nó nghỉ ngơi chứ ba ?!



- Thì cuối tuần qua đón nó về ? Như thằng Long nè, nó có thấy có khó khăn gì đâu ?! Đâu có phải con mày chết luôn đâu ?!



- Ê bậy nha mạy ! - Long chen vào cuộc nói chuyện - Sao không có chuyện được ? Mà tao cũng được nuôi 1 đứa rồi nên tao đỡ hơn thằng Lâm chứ mạy, chứ nhớ con thằng nào không nhớ ?!



- Thì là mày cũng xa con, đúng không Long ? Thì mày cũng chịu được, đúng không ? Tại thằng Lâm nó YẾU ĐUỐI thôi chứ có gì làm không được!? - Giang sửng cồ nói, kèm theo 1 tiếng chửi thề khi kết thúc câu nói đó.



Câu chuyện bắt đầu tăng dần độ nóng khi 1 thằng đàn ông nghe sự phán xét có phần sỉ nhục của 1 thằng đàn ông khác. Nhưng không có ai dừng lại được, vì ai cũng biết thằng Giang nó nói cũng có phần đúng! Và vì ai cũng không còn đủ tỉnh táo để biết nên nói gì để giảm nhẹ sự căng thẳng này lại nữa ..

Dường như Giang đang cố dìm người khác xuống bằng mọi giá, bằng mọi cách. Là do bia rượu hay là do bản tính của anh thích huênh hoang ? Không ai rõ! Nhưng giữa 1 đám đàn ông, thì họ luôn so kè với nhau từng chút một, đặc biệt là khi họ say. Khi 1 người cảm thấy mình có điểm này hơn hẳn người còn lại, thì những gì mình cảm thấy thua kém họ khi xưa - nay đã được xoa dịu 2,3 phần. Con người làm gì có ai hoàn hảo chứ ? Và làm gì có ai trên đời này có cuộc sống suôn sẻ mãi mãi được? Không ít lần Giang đã bị Lâm hay Tâm dè bỉu khi có gì đó sơ suất, hay có gì đó thua kém họ. Thì nay, Giang lại được chuyện thể hiện mình hơn hẳn họ chứ ?!

Có thể anh thua về kinh tế, về gia phả, nhưng về tính cách, anh đảm bảo anh mạnh mẽ hơn họ rồi. Mạnh mẽ hơn rất nhiều.



- Mày làm gì có con mà mày nói ?! Mày CÓ ĐẺ ĐƯỢC ĐÂU mà mày biết ?! - Lâm tức tối nói lớn.



Câu nói này như 1 nhát dao xuyên thẳng vào tim gan của Giang, xuyên thẳng vào tự tôn, tự trọng của anh. Câu nói này như bổ thẳng từ trán anh bổ xuống và tiếp tục rạch dài dài thêm nhiều vết thương khác mà bấy lâu này trong lòng anh vẫn đang kìm nén.



- Mày …! Ê mày quá lắm rồi nha Lâm !
 
Last edited:
Lời nói đầu :

Trích :
"Cuộc nhậu của đàn ông luôn là 1 sàn đấu của những kẻ thích so kè hơn thua với năng lực và kinh tế cùng địa vị của họ. Trên bàn chỉ 4 ly bia, có ly đầy, ly vơi, nhưng sự hiếu thắng của đàn ông luôn luôn ngang ngửa nhau. Họ so kè bằng mọi thứ họ có, và sẵn sàng kích động hoặc dìm 1 đối tượng mà họ nghĩ họ có thể lật đổ hoàn toàn bằng thân thế của mình..."

Tôi viết truyện ngắn này dành cho những ai đang hay đã hoặc sắp lập gia đình. Câu chuyện hoàn toàn không dành cho tuổi mộng mơ, yêu thích sự lãng mạn mà nó đi thẳng vào tâm can và bóc trần góc tối của mỗi nhân vật, dĩ nhiên vì thế nên có phần ảm đạm. Tôi mong rằng quý độc giả voz hãy cân nhắc trước khi đọc.
Hôn nhân thực sự là 1 màn sương quyến rũ. Nhưng đằng sau màn sương của hôn nhân là gì thì không ai tự nhận rằng mình biết rõ, đó có thể là 1 sự huyền ảo đẹp đẽ hoặc góc tối tăm mà thường người ta không ai dám nghĩ đến. Mọi người thường nghĩ đến những điều tốt đẹp trước mắt, và bỏ lại sau lưng những trăn trở những lo toan, hay những khác biệt của nhau và cả phần "Chấp nhận" để được sánh bước với người kia vì lẽ đơn giản: "Tôi thực sự yêu người đó"
Hôn nhân luôn luôn tồn tại song song 2 mặt trái phải của nó. Cũng như đằng sau mỗi mảng đời của 1 người đều có những góc tối, những nặng nề sâu thẳm trong tâm can của họ. Đằng sau lưng của 1 người đàn ông ngoài sĩ diện của họ còn có cả những gánh nặng, trách nhiệm trên vai và cả nhu cầu bản thân. Đằng sau lưng người phụ nữ thì là miệng đời, sự đoan trang, sự phán xét cả những sự kiểm soát mà vô tình hay cố ý mà xã hội áp đặt lên vai họ.

Câu chuyện mà tôi sắp được mang ra với mọi người tôi không biết có thích hợp với số đông hay có thể tìm được một độc giả nào hay không ?! Nếu thực sự câu chuyện của tôi được theo dõi, tôi sẽ cố viết cho đến hồi kết...

Chúc các bạn đã và đang hay sắp sửa trên con đường hôn nhân luôn luôn hạnh phúc.

II. Truyện ngắn : Một bữa nhậu

CHƯƠNG 1
Một đám bạn già U40 quen biết với nhau từ thuở còn mặc quần xanh áo sơ mi trắng, ngồi mòn hết cả 3 năm trung học dưới mái trường năm nào nay giữa dòng đời xuôi ngược và nhờ sự kết nối của mạng In-tờ-net, họ lại có thể liên lạc lại với nhau.

Ngày đó mỗi người chia tay mái trường đều để lại cho nhau cái nick yahoo với đầy những biệt danh đầy chất sáng tạo và ngổ ngáo của tuổi thanh niên thời đó. Đứa thì chạy-xe-a-móc-thầm-khóc-trong-đêm (chayxe@thamkhoctrongdem), đứa thì lấy tên 1 lời bài hát đặt cả vào nickname như Anh-vẫn-mãi-là-người-em-yêu(anhvanmailanguoiemyeu), và đứa thì đặt những biệt danh tiếng Anh nghe có phần kinh dị như kiểu Vị-thần-bóng-đêm (DarkGod) ..v.v. Mỗi người mỗi 1 cách đặt biệt danh thư điện tử khác nhau, và mỗi người đều có 1 cuốn sổ danh bạ để về thêm lại hết tất cả địa chỉ đó vào tài khoản Yahoo của mình - Việc mà xưa kia chúng nó cũng chả bao giờ làm, hoặc có làm thì cũng chỉ kết bạn những đứa thân thiết trong lớp.

Phải khi gần xa nhau rồi chúng nó mới nghĩ tới việc nên thêm hết mọi người vào danh bạ để có gì liên lạc. Nhưng rồi sau đó cũng chẳng hề liên lạc với nhau khi ra phòng net. Và rồi cái gì đến thì cũng sẽ đến, mọi người dần xa nhau theo điều kiện kể cả tâm lý, địa lý và vật lý...

Vào 1 ngày nọ, mọi người đều được kết nối lại với nhau thông qua 1 trang facebook của Trường cũ, từ đó những cuộc hẹn và gặp gỡ mang tên “họp lớp” diễn ra, lúc đầu thì háo hức và thường xuyên, mỗi năm 4 lần, rồi mỗi năm 2 lần, rồi mỗi năm chả có lần nào. Họ cũng từ từ trưởng thành, có cuộc sống riêng, có nỗi lo riêng, vì thế nếu thực sự không có 1 điểm chung nào để kết nối như sở thích, công việc hoặc vị trí khoảng cách, thì 1 tập thể lớp 12A năm nào dần dần tan rã, có thể tan thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, hoặc có người dừng liên lạc vì liên lạc cũng chẳng để làm gì.

Và nhóm nhỏ trong câu chuyện này là 1 nhóm được tạo ra từ tập thể đó. Họ có 1 điểm chung là thích tụ họp, chuyện trò và nói về những vấn đề chính trị, kinh doanh hay xã hội. Họ không thích bị gò bó vào 1 tập thể lớn, để rồi chỉ vài câu xã giao hoặc vài câu ghẹo đùa, nơi mà sẽ có 1, 2 đứa nổi bật làm trò trong khi những đứa khác hùa theo và 1 nhóm nhỏ chả biết làm gì thì chỉ biết cười trừ rồi nhìn đồng hồ để canh giờ về.

Họ gồm 4 người cùng chung sở thích tuy rằng ngày còn đi học, họ chẳng hề thân thiết với nhau. 2 người trong nhóm cũng đã từng xảy ra va chạm tuổi học trò. Khi càng lớn, tư duy , môi trường càng phát triển, và họ dần dần tạo cho nhau những đặc điểm tính cách khác với cái thời nông nổi tuổi trẻ ngày xưa đi học. Và họ lại cùng ngồi với nhau sau bao lần họp lớp đó..

Họ gồm có Giang, là 1 nhân viên kinh doanh trong 1 công ty lớn chuyên về các đồ dùng chăm sóc cho bà mẹ và trẻ em. Giang nổi bật lên trong nhóm vì tính tình chịu khó, và 1 công việc trôi chảy. Từ ngày vào công ty làm cho đến nay, nguồn khách hàng của anh ổn định đến mức nhiều hôm anh chẳng cần làm gì, mà doanh số vẫn cứ chảy đều vào túi, và lương vẫn được chuyển khoản đầy đủ. Có thể nói được như anh ngày hôm nay là cả 1 niềm mơ ước của nhiều người. Làm gì trên đời này có chuyện nằm không vẫn có tiền xài chứ ? Và Giang là 1 người như thế. Anh đủ thông minh và mưu mẹo, cùng sự thực dụng của mình để có ngày hôm nay.

Tiếp đến là Tâm, Tâm được sinh ra trong 1 gia đình khá giả nhất nhì lớp thời đó, thời mà người ta đi học bằng xe đạp, Tâm đã có riêng cho mình 1 chiếc wave xịn xò trước ánh mắt thèm khát của lũ con trai thời đó. Tâm cũng là niềm hâm mộ của các bạn gái lúc bấy giờ, anh vừa đẹp trai, lại vừa con nhà giàu, bất kỳ 1 bạn gái nào cũng tơ tưởng ít nhất 1 lần về Tâm. Tâm chẳng có chỗ nào để chê, có chăng, những đứa chê là những đứa con gái mọt sách, coi trọng lý tưởng tri thức hơn lý tưởng vật chất, và đương nhiên, những đứa đó nhan sắc thường không sắc sảo, nên cũng chẳng là nỗi bận tâm của Tâm cho lắm. Anh thời đi học chỉ toàn đi chơi là chính, luôn đội sổ trước lớp, giờ kiểm tra thường quay bài của bạn, giờ ra về thường tụ tập tại quán bi-da, cà-phê nào đó để thưởng thức thú vui với những người bạn chung tầng với mình, không như lũ trẻ khác phải vội về nhà tắm rửa học bài, ngày mai còn thi cử hoặc kiểm tra miệng. Có là gì với Tâm khi người ta chuẩn bị học ngày học đêm để thi đại học, còn anh thì đã có tấm vé để đi du học chứ ? Và Tâm của 15 năm sau đã là 1 anh nhân viên ngân hàng, quần nhung áo lụa, nước hoa thơm phức, nhà anh vẫn có cơ ngơi, anh không phải lo lắng lắm về đời sống vật chất của mình. Tâm nổi bật lên trong nhóm là 1 thiếu gia, chịu chơi và chịu chi, Tâm lại có tính thương người và có phần nhạy cảm, vì vậy anh luôn hết mực hết lòng quan tâm hoặc lo lắng cho những anh em bạn bè nào thực sự cần đến anh.

Thiếu gia trong nhóm còn có cả Lâm, trái ngược với Tâm, Lâm là 1 người có ăn học đầy đủ, dù là con nhà giàu, bố làm hẳn chức cao trong trong môi trường chính trị, nhưng Lâm vẫn không sa đà vào các cuộc vui chơi như Tâm. Trong giờ học anh rất nghiêm túc, sau giờ về anh lại vội đi học thêm nơi này nơi khác. Vì anh sống khép kín nên thường rơi vào sự cô lập của lớp, anh không chịu chơi với ai nên cũng không ai muốn kết thân với anh. Nhiều đứa tỏ ra ganh ghét, nên hay đưa Lâm vào thế bị ăn hiếp và bắt nạt. Nhưng Lâm cũng mặc kệ, nhà anh cách trường chỉ 3 phút đi bộ, nhiều khi anh hiền tới mức lẳng lặng bỏ về và tự xa lánh mình với tập thể lớp. Nhưng sự thật rằng Lâm luôn đứng đầu sổ, anh đậu đại học Kinh Tế danh tiếng với mức điểm tối ưu. Nhờ gia thế của mình, Lâm giờ đây đã là giám đốc của 1 công ty xuất nhập khẩu, thu nhập cao, và có mối quan hệ cực kỳ rộng, anh thực sự là điểm sáng của nhóm nếu như trong lòng không có tính so đo. Là bậc thầy về kinh doanh và quản lý, Lâm luôn cân đối thiệt hơn trong tất cả mối quan hệ, đặt ra sự giới hạn trong từng mối quan hệ, khác với Tâm thật thà và nhiệt tình, Lâm có 1 bức tường vô hình để chúng bạn không tới gần anh được hơn nữa. Chỉ dừng lại 1 mức độ quan hệ vừa đủ bên ly bia cùng nhau, hoặc xã giao, hoặc có lợi ích gì đó, không hơn và cũng không kém.

Người cuối cùng trong nhóm lại là cựu thù của Lâm ngày xưa, với tính cách háo thắng và hào sảng của mình, Long có được khá nhiều bạn trong lớp. Người ta luôn thấy Long vào giờ ra chơi đang nói chuyện với bạn nào đó, ngồi tán dóc với hội nào đó, hoặc chơi trò gì đó, không bao giờ thấy anh ngồi 1 mình trong lớp trừ khi tối qua anh quên học bài và tiết sau là kiểm tra. Long là người có cá tính, nên cá tính đó khiến anh nổi bật trong từng cụm nhóm mà anh chơi cùng. Long lại có cái miệng hài hước, một lối nói chuyện không xàm nhưng rất đời. 1 lối đùa không mang tính bắt nạt nhưng lại mang tính chọc cười. Chính vì vậy Long quen khá nhiều bạn, lẫn trong lớp và ngoài lớp. Sự cá tính của Long có lần làm anh xảy ra va chạm với Lâm. Chỉ vì vài câu đùa mà Lâm khó chịu khi anh muốn kết thân kẻ khó gần nhất nhì trong lớp, thế là cả 2 xảy ra va chạm. Thắng thua không ai biết, cũng chẳng ai phân định vì mọi người đã ngăn cản kịp thời, tuy nhiên sau đó người ta không còn thấy Lâm và Long nói chuyện với nhau trong suốt 3 năm trung học.

Long lại là người có xuất thân cơ hàn nhất với 3 người bạn trên, anh đi học bằng chiếc xe đạp cũ từ cấp 2, anh đăng ký những lớp dạy thêm miễn phí dành cho học sinh yếu ở trường - dù lực học của anh là Khá - chỉ vì cha mẹ anh ngày đó không có tiền cho anh đi học thêm. Trái với bạn bè khác, vào năm lớp 12, Long tự học ở nhà. Ngoài 2 buổi dạy miễn phí ở trường, người ta thấy anh la cà ngoài nhà sách nhiều hơn là đi học thêm, hay đi chơi đâu đó - chỉ vì anh đứng đó chép sách vở về nhà học. Vì sự cơ hàn này nên càng ngày anh càng mất kết nối với những người bạn của mình, họ đi học nhiều hơn anh, họ ra căn tin nhấm nháp ly trà chanh trong khi anh phải ngồi ghế đá và uống nước lọc trong trường. Khi ra về họ hẹn nhau đi ăn chè, còn anh thì lặng thầm 1 mình về nhà. Sự phân cách gia cảnh làm khoản cách của Long với các bạn ngày càng xa, khi ai cũng trên con đường trường lớp đại học, thì anh lại học 1 trường cao đẳng cách nhà mình 40 phút đạp xe, cùng bộn bề những việc làm thêm vào buổi tối chỉ để giúp cho chính cuộc sống của anh đỡ vất vả hơn, thay vì xòe tay xin tiền mẹ hằng ngày khi đã qua 18 tuổi. Giờ đây Long nổi bật trong nhóm là 1 người vươn lên số phận, từ 1 kẻ có gia cảnh cơ hàn, nay anh có thể tự tay mở công ty, gầy dựng sự nghiệp và gia đình nhỏ của anh mà không cần bố mẹ anh giúp sức. Cá tính của anh ngày nào lại được tận dụng khi anh có 1 vai trò khác trong xã hội, vì vậy 3 người bạn trên và anh tự động kết thân với nhau vì họ cùng làm những ngành nghề có liên quan đến kinh doanh và tài chính, cùng với những suy nghĩ già dặn cùng nhau vì họ đã cùng có gia đình nhỏ.


Và họ, là những người cuối cùng của 1 tập thể lớp 12A năm nào vẫn còn duy trì 1 tháng gặp nhau 1 lần, bên ly bia, chuyện trò, tâm sự và tỉ tê với nhau về những khó khăn, hay thành tựu của cuộc đời, trong tổng cộng hơn 30 người đã không còn liên lạc nữa..

*
* *​

Chương 2
Mỗi lần tổ chức họp nhóm, là mỗi lần vất vả. Long, kẻ mạnh miệng nhất, luôn là người hỏi và đốc thúc những người còn lại bao giờ thì nhậu và tại sao lại không. Lâm là người điềm tĩnh tìm những quán mới mẻ cho anh em có dịp trải nghiệm và hưởng thụ. Tâm, người vô lo nhất trong đám thì gật đầu vô điều kiện mỗi khi tới dịp, và Giang, luôn cáo bận hoặc báo sẽ tới trễ dù ngày hẹn là cuối tuần hay đầu tuần.

Nhưng cuối cùng thì họ cũng ngồi với nhau, 1 tháng 1 lần !

Bình thường thì họ hay khoe về công việc vì ai cũng có những thành tựu riêng trong sự nghiệp, và khi có hơi men, người ta thường tô điểm những màu sắc tươi vui trong cuộc đời mình và nâng nó lên. Giang thì suốt ngày kêu gào công việc chán quá, toàn ngồi chơi uống cafe, rồi lên đơn cho công ty. Tâm thì kể về các mối quan hệ đại gia khi họ ký với anh toàn hợp đồng tiền tỷ, và anh đã xoay sở để quay các đại gia như chong chóng đó ra sao khi dẫn dắt họ đi đường vòng bằng hàng tá luật tài chính ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ - để thành công ký được hợp đồng vay tiền và bản thân anh cũng hưởng 1 chút lợi nhuận.

Tâm thì tỏ ra đàn anh vì đã là 1 ông lớn trong sự nghiệp, anh thường cho lời khuyên khi nói về việc kinh doanh và khéo léo khoe ngầm mình cũng quen biết với toàn đầu ngành của tất cả các ngành hay thương hiệu được đề cập trong câu chuyện.

Còn Long, anh chả khoe gì cả, anh hưởng ứng hoặc dừng sự hưng phấn của lũ bạn khi họ tô hồng các việc phức tạp bằng cảm nghĩ và thân thế cùng năng lực của họ.

Là 1 người ngập lặn dưới đáy xã hội và ra đời từ sớm, Long tự biết mọi thứ không có gì là dễ dàng như cái họ đang khoe khoang hay bĩu môi. Long thừa hiểu để làm được chuyện nào đó, anh phải luôn luôn có điều kiện cần và đủ. Thiếu 1 trong 2 sẽ dẫn đến thất bại nặng nề. Và cuộc sống không cho không ai cái gì, cũng không có ai tự thuần thục ở 1 kiến thức nào khi họ vừa mới tiếp cận.

Vì vậy, khi Giang bị Lâm chê rằng nghề mày có gì đâu, công ty đã có danh sách khách hàng, việc của mày là gọi và đến tận nơi mời chào sản phẩm. Không lẽ mời gọi 10 người không có 1 ai mua sản phẩm của công ty mày ? - Long liền bảo vệ rằng nếu chào 10 mà chỉ bán được 1 thì thằng Giang nó đã chẳng tồn tại trong 1 tập đoàn khắc nghiệt cả 8 năm qua.

Khi Lâm bị Tâm chê rằng gia thế của mày cỡ này ngồi làm giám đốc dễ không, giám đốc thì có phải làm gì đâu, có đi thị sát, có dầm mưa dãi nắng như cấp dưới ? Toàn ngồi máy lạnh mà nói như đúng rồi ! - Long cũng phản biện lại rằng Giám đốc chứ không phải là con bù nhìn, và để ngồi được ghế đó, chắc chắn nó phải có bãn lĩnh riêng, và những đánh đổi riêng!

Lâm cũng gật gù rằng nó đã phải đánh đổi được và mất trong suốt cả hành trình sự nghiệp, và mọi thứ không phải như cái bề ngoài mà nó đang có. Nó ước gì chỉ là 1 nhân viên quèn như thằng Giang, đủ số chỉ tiêu thì nhắm mắt ngủ, không phải bận tâm tới quá nhiều phòng ban, đối tác, và cả chỉ tiêu mà Hội đồng quản trị đưa xuống.

Giang cũng chẳng vừa, là thằng chung nghề “nhân viên kinh doanh” với Tâm, Giang không ít lần chê Tâm hời hợt, chê Tâm suy nghĩ đơn giản, mày tưởng mày có thể xoay mấy ông đại gia chi hợp đồng bảo hiểm để mày có hoa hồng là mày hay hả Tâm ? Họ cũng có lợi mà, không ít công ty mua bảo hiểm cháy nổ hay thiên tai thậm chí cả phá sản, chỉ để lấy được tiền bảo hiểm bù đắp, làm 1 bức tường dựa dẫm khi sự nghiệp trở nên tiêu tan. Vì vậy, Giang đánh giá việc mà Tâm làm cũng chẳng có gì đặc biệt, khách hàng của Tâm là những chủ doanh nghiệp to lớn, chắc chắn khi Tâm múa mép khua môi như thế họ cũng biết hắn ăn bao nhiêu tiền hoa hồng rồi. Việc còn lại của họ chỉ là tính toán sao cho phù hợp với các khoản bảo hiểm có lợi để họ mua kèm gói vay mà thôi! “Gặp tao, tao cũng vậy !” - Giang kết thúc. Và Long lại lên tiếng rằng nếu họ cần bảo hiểm thì tại sao phải nhờ Tâm họ mới mua ? Và nếu họ không chấp nhận mua thì họ sẽ không vay, mà không vay thì Tâm sẽ mất chỉ tiêu của mình, vậy tại sao Tâm có thể tồn tại được với nghề của nó mà lại vừa có thể bỏ túi riêng 1 khoản tiền không ít hằng tháng ? Chuyện đó không bao giờ là dễ dàng !

Cũng là 1 chủ doanh nghiệp tự thân, Long luôn hiểu doanh nghiệp nào cũng muốn bỏ ra chi phí thấp nhất và có được lợi nhuận cao nhất. Vậy nên anh biết chắc rằng, nếu họ không cần vay để đảo món nợ với lãi suất thấp hơn cả tiền mua bảo hiểm, thì họ cũng chả cần vay làm gì, và họ cần 1 nhân viên làm việc nhanh chóng, hỗ trợ họ tiếp cận gói vay trong thời gian ngắn nhất. Khi 1 doanh nghiệp đang trong tình huống cấp bách với những chi phí tới gần kề ngày đóng, hoặc tới hạn hoàn thành hợp đồng và chưa có nguồn vốn, thì bỏ ra thêm 1 ít tiền để mua thời gian cũng là 1 lợi thế. Dù sao bỏ ra vài chục triệu mà hoàn thành công việc cho doanh nghiệp họ đang cần, vẫn hơn tiêu tốn vài trăm triệu tới cả tỷ đồng để đền bù hợp đồng hoặc tiền lãi quá hạn.

Long luôn là kẻ tập trung vào vấn đề và nói rõ góc nhìn của anh, dựa vào trải nghiệm của anh và nhận xét 1 cách chặt chẽ. Anh không tự tôn bản thân quá mức nhưng cũng không tự ti thái quá. Anh luôn là người đứng giữa và phân xử các góc nhìn mà anh cho là sai đúng trong các câu chuyện được thảo luận trên bàn nhậu. Anh cũng không thường đưa ra lời khuyên cho bạn của mình, anh chỉ là góp phần vào buổi nói chuyện bằng cảm nghĩ của riêng anh, và phân tích mọi mặt xem ai đang nhìn nhận sai vấn đề, và đồng tình gật gù với những cái nhìn đúng.



Cuộc nhậu của đàn ông luôn là 1 sàn đấu của những kẻ thích so kè hơn thua với năng lực và kinh tế cùng địa vị của họ. Trên bàn chỉ 4 ly bia, có ly đầy, ly vơi, nhưng sự hiếu thắng của đàn ông luôn luôn ngang ngửa nhau. Họ so kè bằng mọi thứ họ có, và sẵn sàng kích động hoặc dìm 1 đối tượng mà họ nghĩ họ có thể lật đổ hoàn toàn bằng thân thế của mình. Long hiểu rõ điều đó, và anh không muốn nhóm bạn của anh tan rã. Chính vì vậy anh chọn cho mình 1 vai trò là người ghi nhận và đánh giá tình huống, là 1 trọng tài để 3 con gà chiến kia không so kè nhau đến mức thái quá, và khi các cuộc thảo luận so kè kết thúc, khi tới ngưỡng say sau 5 lon, chính là lúc những người đàn ông tâm sự về khó khăn, vất vả, và bộc bạch những góc tối của riêng mình. Đó cũng chính là lúc Long trải lòng thực sự, vì qua ngày mai, những kẻ say này chả ai nhớ câu chuyện của anh, mà anh, cũng chả nhớ rõ câu chuyện của họ. Mục đích cả 4 người là họ nhớ rằng có 3 người còn lại lắng nghe họ, họ cũng đã bộc bạch hết áp lực của họ bằng lời nói, nuốt bằng men say, và đó, đó là lý do người ta thường gọi “đi uống bia để xả stress”…

Chương 3
Lần này, họ lại hẹn hò với nhau để ngồi tán dóc truyện trò bên ly bia 1 lần nữa, nhưng có lẽ mọi thứ lại trở nên khác lạ. Bình thường Lâm luôn luôn là người tới sớm nhất, với phong thái của 1 giám đốc cấp cao, 1 kẻ kinh doanh trưởng thành, anh luôn tới sớm trong mọi cuộc họp mặt, các bạn anh đã quen với việc thấy Lâm tới sớm, bia đã được ướp lạnh, bàn đã có vài món nhắm, và các món khác đã chuẩn bị sẵn sau đó đang chờ mang lên. Người ta chỉ việc tới và bắt đầu cuộc chuyện trò ngay lập tức - khi hẹn với Lâm. Và bạn anh cũng vậy, họ chẳng cần phải dò menu để chọn món và hỏi từng người xem có ăn được món này không, hay chọn loại bia và chờ cho nó đã được ướp lạnh,vì Lâm đã chuẩn bị sẵn hết rồi !


Nhưng lần này, Long lại là người đến sớm nhất, Lâm ngỡ ngàng khi thấy Long đã đến trước mình, dưới sàn là 2 lon bia đã được bóp nhăn nhó nằm chỏng chơ, trên bàn là dĩa đậu phộng và ly bia đang dang dở của Long. Ánh mắt đăm chiêu, nhìn vào xa xăm dưới cặp mắt kính của Long, không khó nhận ra 1 áp lực rằng nay anh đang có tâm sự trong lòng và cực kỳ khó chịu. Long hút hết điếu này và mồi thêm điếu khác ngay lập tức, phớt lờ mọi câu nói xã giao của Lâm. Lâm chậm rãi chuẩn bị các món và chờ bạn bè đến, để mặc Long ngồi đăm chiêu 1 mình, chốc chốc lại 1 câu “Dô” như robot của Long làm Lâm giật bắn cả mình khi đang duyệt e-mail từ các phòng ban khác, trong khi đợi 2 người kia đến.

Tiếp đến là Tâm, Tâm trễ hơn vài phút, thấy Long đang thẩn thờ ngồi 1 góc, và dường như không quan tâm đến sự có mặt của mình, Tâm cũng rất khó chịu trong lòng. Tâm chọn cách ngồi kế Lâm, đối diện với Long, để không phải cảm thấy nỗi bức bối từ Long lan sang mình. Tâm và Lâm đổi chủ đề và nói chuyện cùng nhau, để mặc Long chìm trong mớ suy tư gì đó không ai hiểu rõ. Rồi tới lượt Giang đến, vẫn như mọi ngày là trễ hơn 30 phút, không còn chỗ nào khác để ngồi, thấy Long cũng đang đăm chiêu, Giang tưởng Long đang cãi nhau với 2 người bạn kia, nên đành ngồi xuống và giấu nỗi tò mò không biết chuyện gì đang xảy ra.

Sự im lặng của Long kết thúc bằng 1 cái huých vai của Giang : “Ê, có chuyện gì đó mày ?”

Long lắc đầu, nhìn 3 người bạn của mình đã đến từ lúc nào không hay, anh đứng lên và nói: “Tụi bay uống đi, tao đi rửa mặt cái rồi quay vô..”

Long bỏ đi trước sự ngỡ ngàng của 3 người bạn cũ, họ cũng chả hiểu có chuyện gì đang xảy ra với anh, và với kinh nghiệm thương trường của họ, gặn hỏi đi hỏi lại với 1 người là điều không hay và cũng không cần thiết. Tâm thì định bụng nếu Long còn bước ra với sự im lặng như thế thì anh sẽ nói Long nên về, hoặc anh sẽ bực bội mà ra về trước.

Long bước chậm rãi vào phòng vệ sinh và lòng đầy buồn bã. Anh ganh tị với bạn bè mình, khi anh thấy họ, anh chỉ thấy 3 người đàn ông thành đạt hơn anh, cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn anh. Họ hơn anh, lúc này, về mọi mặt!

Giang lấy vợ, vợ anh là 1 người phụ nữ chịu thương chịu khó gốc miền Tây, họ cùng làm nhân viên kinh doanh với nhau, và cả 2 tâm đầu ý hợp đến mức có thể khai thác được nguồn khách hàng mà họ có. Thay vì chỉ chào bán sản phẩm của công ty, thì họ nghĩ ra cách tự họ nhập thêm các sản phẩm bên ngoài khác, để bán kèm và chào mời kèm với sản phẩm của công ty chính. Như vậy, họ có thể điều khiển được nhiều chế độ khuyến mãi như mua 10 sản phẩm của công ty, họ sẽ tặng sản phẩm của chính họ, thế là khách hàng của họ vẫn có thể đảm bảo được chỉ tiêu trong tháng của họ, hoặc nếu thuận lợi hơn, họ có thể tăng doanh số các dòng sản phẩm của chính mình, và từ đó họ có thể tạo ra nhiều nguồn thu nhập và giảm thiểu khả năng thua lỗ.

Và họ đã thành công ! Họ bán được nhiều đến mức cả 2 cùng không có thời gian bán hàng cho công ty nữa. Nhưng sợ rủi ro, vợ của Giang hy sinh nghỉ làm ở công ty chính, và đứng quản lý các dòng sản phẩm của 2 vợ chồng họ, cùng các việc liên quan như nhập hàng thêm, giao hàng, hay mở rộng các kênh đại lý kinh doanh. Họ thật hạnh phúc - Long thầm nghĩ - nhìn cách vợ chồng Giang tâm đầu ý hợp và cùng nhau làm mọi việc thật là đáng ngưỡng mộ. Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn, và vợ chồng Giang là minh chứng cho câu nói đó !

Vợ Tâm thì lại là 1 cô gái có dung nhan sắc sảo, là niềm khát khao của bao gã đàn ông vây quanh cô. Cô lại là 1 nhân viên phụ trách khách hàng tại 1 ngân hàng lớn, trai tài và gái sắc thật xứng đôi vừa lứa quá. Họ đã có cùng với nhau 1 cô con gái nay gần 2 tuổi. Nhìn vợ chồng họ yêu thương nhau Long cũng thấy ghen tị. Nhiều lần họp nhóm mà Tâm đã quá say, thì các bạn của anh hay thấy hình ảnh vợ Tâm lên đón và chở anh về. Ai cũng bảo Tâm tốt số vì có vợ lo cho không thiếu 1 thứ gì. Gia cảnh nhà vợ Tâm thì lại rất môn đăng hộ đối với nhà Tâm. Vợ Tâm vừa được ba mẹ mua cho 1 căn nhà to tại nơi trung tâm của nội thành Sài Gòn. Họ chỉ trả giúp con gái 2 phần, còn 1 phần là của 2 vợ chồng cùng nhau vay ngân hàng để chi trả. Và vì họ làm trong ngành ngân hàng nên họ lại có 1 mức lãi suất vay hấp dẫn và thời gian cực kỳ dài. Tiền trả góp mua nhà của họ cũng chỉ bằng tiền thuê 1 căn nhà nhỏ hơn và không đáng kể so với mức tiền mà họ làm ra hằng tháng. Vừa có vợ đẹp, và lại giàu, và lại có học vấn kiến thức, Long luôn đánh giá Tâm là kẻ tốt số nhất mà anh biết .

Vợ Lâm cũng cùng ngành nghề quản trị kinh doanh với Lâm, nếu anh là Giám Đốc, thì cô vợ cũng chả vừa, cô lại là Trường phòng của 1 tập đoàn nổi tiếng khác. Cả 2 cùng ngang sức ngang tài long tranh hổ đấu, vì vậy họ cùng chung tần số với nhau, nể phục tài năng của nhau, mà nên đôi vợ chồng. Cả 2 cùng có chung 1 đứa con trai nay đã vào lớp 2. Thương vợ quán xuyến tập đoàn vất vả, Lâm đề xuất vợ hãy mở công ty riêng, và tận dụng các mối quan hệ của cả 2 để đi vào hoạt động suôn sẽ. Vợ Lâm đồng ý và bỏ đi danh vọng đang có để xây lại mọi thứ từ điểm khởi đầu, chỉ để cô có thời gian bên gia đình và con cái, để Lâm an tâm với sự nghiệp và vị trí đang có của mình. Nghe đâu 2 vợ chồng họ đã đầu tư 1 khoản tiền rất lớn để cô Vợ sỡ hữu và mở doanh nghiệp. Vì chồng cô đã nhận vị trí Giám đốc cho công ty hiện tại, nên anh nhường hết doanh nghiệp riêng cho vợ quán xuyến. Từ đó Lâm có thời gian tận hưởng bên gia đình,và các thú vui khác của anh. Cả 2 vợ chồng họ giờ đây đều là giám đốc của 2 doanh nghiệp khác nhau, nhưng lại bổ trợ cho sự nghiệp của từng người chứ không phải quan hệ cạnh tranh như người ta hay thấy ở thương trường.

Còn Long thì sao ? Anh đang ganh tỵ với 3 người bạn của anh, vì họ đã có 1 gia đình vững chãi, 1 kinh tế chắc chắn và 1 người vợ tâm đầu ý hợp bên họ. Và Long, Long lại thầm nhớ ánh mắt của 2 đứa con anh long lanh trong vắt nhìn anh khi chơi đùa với chúng, hay khi anh bên cạnh kể chuyện cho chúng nghe, và lúc đọng đầy nước mắt khi chúng ra sức cản anh không cho anh đi nhậu vào chiều nay, chỉ để ở nhà chơi cùng chúng..

Hất 1 dòng nước lạnh vào má, vào mặt, 1 dòng nước lạnh băng như lòng anh bây giờ, lạnh và vô tình, anh không biết có chút giọt nào dính trên cổ áo là giọt nước mắt của anh không ?! Anh rửa mặt thêm 1 lúc nữa, để soi gương cho mắt mình không còn đỏ, rồi anh bước ra.

Chúng bạn anh vẫn đang cười nói rôm rả, có lẽ đang kể chuyện gì đó vui thời đi học. Khi anh đến bước gần, chúng còn hô vang “1..2..3..Dô” rõ to. Chứng tỏ sự vắng mặt của Long đã làm cho không khí vui tươi hơn hẳn..



- Tao ly dị rồi tụi mày à !



Long ngồi xuống và lặng lẽ nói.

Nụ cười tươi tắn của các bạn anh sau khi cụng ly bia dần dần tan đi mất, 6 con mắt nhìn vào Long như không tin rằng chuyện gì đang diễn ra, họ có 1 chút nhăn nhó ở khóe mắt, họ không tin cái họ đang nghe lại là 1 sự thật. Hay thậm chí họ còn mơ hồ rằng chuyện ly dị này như 1 cơn dỗi giữa vợ và chồng, hoàn toàn không phải là chuyện thật sự.

3 người bạn của Long đặt ly bia xuống bàn, và nhìn anh chờ anh nói câu tiếp theo để tỏ tường sự việc, nhưng thoáng chốc, họ suy xét và cố nhớ lại xem hôn nhân của Long đã như thế nào ?..


Long là 1 người hạnh phúc với hôn nhân của chính mình !

Đúng vậy, họ không nghi ngờ gì về điều đó, họ thấy anh thường hay khoe vợ của anh trước mặt bạn bè, rằng vợ của anh là tuýp người phụ nữ Nữ công gia chánh, bếp núc và chăm sóc gia đình. Vợ của anh cũng không phải người giỏi kinh doanh, vợ của anh thích làm những việc văn phòng đã được chỉ bảo và sai khiến, đúng giờ và hết việc, vợ của anh về lại gia đình với chồng và con ngay tức khắc. Long từng được biết và nhớ đến như là 1 kinh tế chính trong nhà. Công việc và sự nghiệp của anh cũng là sự ghen tị trong lòng của 3 đứa còn lại, anh 1 mình gầy dựng sự nghiệp, mở công ty và chăm chỉ làm ăn, để rồi công ty đó đã giúp anh mua được 1 căn nhà lớn, tuy có hơi xa trung tâm. Và cũng công ty của chính Long đã mang lại cho anh sự êm ấm của gia đình, 1 người vợ biết nghe lời, 2 đứa con có nếp có tẻ và ngoan ngoãn. Long tự tổ chức đám cưới cho riêng anh mà không vay không mượn cũng không cần nhờ vả đến ai cả, lẫn cha mẹ anh. Trong khi 3 người bạn của Long đều có 2 gia đình 2 bên đứng sau và ra sức hỗ trợ, từ tiệc cưới đến nơi ăn và chốn ở.

Đã không ít hơn 1 lần, Long từng nói với các bạn bè của anh rằng anh không có nhu cầu để vợ anh đi kiếm tiền hay đi làm bên ngoài, nhưng cô ấy ở nhà thì tù túng, nên anh cho cô ấy đi làm để có bạn bè, có đồng nghiệp và cho cô ấy có được 1 vị trí trong xã hội, để cô thêm phần tự tin và vui vẻ. Cũng không ít lần 3 người bạn của anh mong ước rằng vợ của họ chỉ toàn tâm toàn ý lo cho họ và gia đình nhỏ, nhưng họ cũng không thể bắt vợ họ ở nhà và hy sinh tất cả mọi thứ vì họ được. Mỗi người trưởng thành đều phải biết tôn trọng khoảng không gian và ước mơ riêng của người khác.

Vì thế nhìn vào gia đình và sự gồng gánh của Long, các bạn anh thầm ganh tỵ với anh không ít. Cũng trong cuộc cãi vả mà những gia đình hay gặp phải, vợ của Long luôn luôn là 1 vị trí nhất định để so sánh với vợ họ, khi vợ họ nói lời cay đắng với họ.

Họ cũng muốn được như Long, gồng gánh cả gia đình, mạnh miệng với bất kỳ ai, tự đứng trên đôi chân của chính họ. Nhưng những gì họ có được ngày hôm nay là nhờ những dấu chân của 1 hoặc nhiều người khác, nên đôi khi họ chọn cách im lặng, hoặc phó mặc hoặc nhẫn nhịn khi có những tình huống tranh cãi với gia đình, vợ và gia đình vợ. Họ giấu nỗi niềm này trong lòng không 1 ai biết. Nhưng bản thân họ đều biết, cái gì họ đang có là cái mà họ đang đổi. Họ phải đánh đổi 1 số thứ, mới được những thứ ngày hôm nay.

Vì vậy sự tự do và bất cần của Long như 1 sức hút, khiến họ muốn trở thành như vậy, nhưng những đôi giày họ đang đi đang kìm chân họ lại.

Vậy nên sự tan vỡ của gia đình Long, thoáng chốc, cũng là niềm hả hê trong lòng của họ. Họ thấy rằng nhờ họ giữ đôi giày của mình trắng sạch, không vẫy vùng như Long hóa ra lại là 1 điều tốt. Gia đình họ còn đủ đầy, công việc vẫn nguyên vẹn, họ không mất gì cả..



Nhưng Long thì có !



- Vợ tao đã đưa đơn ly dị trên tòa, chắc 3 tháng nữa là xong. Gia đình tao coi như tan nát rồi..



- Thật không mày ? - Mà làm sao tụi bay ly dị ? - Hay là chỉ giận hờn thôi ?



- Còn 2 đứa nhỏ thì sao ? Tụi nó ở với ai ?


Các câu hỏi dồn dập vào đầu vào tim Long, tự Long cũng chỉ muốn chửi thề trong lòng, khi trách có 1 cô vợ quá phũ phàng và nhẫn tâm đến mức từ bỏ anh mà ra đi, xé tan gia đình anh thành 2 mảnh, cách ly 2 con anh mỗi đứa ở 1 nơi. Vì sao chứ ? Mọi chuyện như thế này là vì sao chứ ?

Vì cả 2 người họ không hợp nhau ! Chỉ vậy và như vậy ! Khi người ta không còn yêu nữa, và có 1 mối bận tâm khác bên ngoài, dù nhỏ, thì họ sẽ thủng thẳng bước ra đời bạn, 1 cách lạnh lùng. Không như khi còn yêu nhau quấn quít, 1 giây xa nhau đã nhớ đã nhung. Lòng phản trắc, sự trách cứ bạn đời, sự tủi thân cho thân phận mình, sự cố chấp trong suy nghĩ hoặc tiêu cực trong tư tưởng, có thể dễ dàng làm 2 người yêu nhau chết đi sống lại xa nhau 1 cách lạnh lùng !

Từ ngày vợ Long đi làm, cô đã có 1 tư tưởng khác, cô tiếp cận được 1 môi trường văn phòng xa hoa, phồn vinh. Nơi mọi thứ ngăn nắp gọn gàng, khác với căn bếp đầy dầu mỡ mà cô phải chui vào đó 3 lần mỗi ngày. Sự yên tĩnh vang lên tiếng cộc cạch từ bàn phím khác với tiếng réo tiếng khóc nhè của những đứa con nhõng nhẽo đòi mẹ. Cách nói chuyện trang trọng với khách hàng, cách lịch sự khi trò chuyện với đồng nghiệp, hay sự tươm tấp đến từng nếp gấp của quần áo, vẫn khác hẳn so với hình ảnh chồng cô mặc đồ tàn tàn và làm việc tại nhà hằng ngày. Lắm lúc Long chỉ mặc cái quần đùi để làm việc, khi nào cần đi ra ngoài tiếp khách hoặc chuẩn bị chào đón khách hàng về công ty, anh mới lên đồ sơ-vin. Trong mắt cô anh thật sự bừa bộn. Trái với giám đốc của công ty cô, lịch sự, hào hoa, ăn nói nhẹ nhàng, tử tế. Luôn chào đón các nhân viên nữ bằng 1 ánh nhìn trìu mến cùng 1 phong thái đĩnh đạc. Còn chồng cô ? Chồng cô dù sao cũng chỉ là 1 giám đốc tự thân, không qua trường lớp, công ty cũng chỉ có 1 vài nhân viên, phong cách tự do thái quá, lắm lúc cô không phân biệt được lúc nào chồng cô “ở nhà” và chồng cô “đang làm việc”. Vì công việc của chồng cô toàn làm việc từ xa qua khách hàng, đối tác, và mọi thứ tương tác bằng phần mềm máy tính và điện thoại. Cô cũng không rõ anh đang làm nghề gì. Chỉ thấy phong cách làm việc và kể cả bàn làm việc của anh là 1 mớ bừa bộn.

Anh quen cô khi cô vừa tốt nghiệp, cô chưa thực sự đi làm 1 ngày nào cả. Khi cô còn đang làm các công việc trái ngành và rãi CV đi khắp nơi thì anh cầu hôn. Về làm vợ và phụ với công việc của chồng chưa được thạo thì cô lại có thai, và sau đó là chuỗi ngày dài chăm sóc con và gia đình. Cô đã đẻ tận 2 đứa, và cô mất 5 năm cho lũ trẻ. Cô hay trêu rằng thanh xuân của cô tuy dài nhưng ngó lại cũng chỉ có đẻ cho anh.

Vì vậy khi cô được tiếp cận môi trường bên ngoài, văn hóa văn phòng, là 1 chuyện xa lạ, cô phải học cách làm quen và xuýt xoa mọi thứ. Tầm mắt của cô như được phóng xa hơn 4 bức tường bê tông trong phòng ngủ và bầu trời nhỏ hẹp trong con hẻm nhỏ trên ban công nhà. Trong lòng cô tích tụ mỗi nỗi ấm ức rằng sao cô không tiếp cận những thứ này sớm hơn? lẽ ra đời cô phải tốt hơn, gặp và lựa chọn nhiều đàn ông hơn, thế nhưng lại lựa phải Long - 1 gã bữa bãi thô kệch, mạnh bạo, và ăn mặc lếch thếch!

Long, ban đầu chỉ vì anh muốn cô đi làm để cô có cơ hội trải nghiệm, và biết được sức nặng của anh gánh vác hằng ngày, đồng thời có bạn bè đồng nghiệp để bầu bạn để có mối quan hệ lành mạnh, để có 1 vị trí riêng trong xã hội. Anh yêu vợ lắm, vì vợ tần tảo chăm sóc cơm ăn áo mặc cho anh suốt mấy năm qua. Khi con cái đã đủ cứng cáp đi nhà trẻ, anh mong cô được đi làm để không thua kém với bạn bè, và có sự tự tin nhất định của 1 người phụ nữ, 1 người mẹ.

Nhưng mọi thứ không như thứ anh muốn, cô tiêu tốn nhiều thời gian vào công ty, công việc của cô hơn. Nhiều bữa cơm vắng mặt cô và anh phải tự nấu, nhiều bữa 2 đứa trẻ hỏi mẹ đâu sao chưa về ? Ấy là vì mẹ còn bận đi dự tiệc tại công ty..

Sự khác biệt và khoảng cách thời gian đã làm họ xa cách ngày càng lớn. Bản thân Long thì nghĩ mình đã gồng gánh kinh tế rồi cớ sao vợ phải dốc hết sức lực và nhiệt tình làm gì, vì dù sao vợ anh có nghỉ làm thì kinh tế gia đình cũng chả có xi nhê gì cả!

Anh tự nâng tầm bản thân anh cao hơn vợ, và cho rằng việc của cô là chả quan trọng, tư tưởng, thời gian, sức khỏe và thậm chí cô phải làm anh vui để mai anh có sức đi làm kiếm tiền mới là điều quan trọng!

Vợ anh cũng cảm nhận được điều đó, và trong lòng cô ngày càng ấm ức, sự ấm ức đó càng ngày càng lớn khi cô nghĩ rằng chồng mình khinh rẻ cô, và đối chiếu với nhân quan bên ngoài, cô nghĩ bản thân cô cũng phải có quyền được tận hưởng thời gian của riêng cô với đồng nghiệp của cô, với sự nghiệp của cô. Lẽ ra cô phải đạt những điều này, trải nghiệm những điều này sớm hơn chứ không phải bó mình mấy năm trong 4 bức tường chỉ có đẻ và sữa, tã, bỉm.

Đây là lúc cô phải được sống với chính bản thân mình, sống với những thứ mà cô muốn vẫy vùng trong đại dương cuộc đời của chính cô mà không ai được ngăn cản !

2 người họ đều có lý lẽ riêng để cho rằng bản thân họ làm đúng.

Không ai biết, cũng không ai để ý rằng 2 đứa con thơ của họ vốn quen với sự có mặt của mẹ, nay lại dần quen với sự hiện diện của bố. Sự đợi chờ và nôn nao mẹ chúng nó về để chơi với chúng. Hay sự mong ước có đủ mặt cả cha lẫn mẹ chúng quây quần trong bữa cơm gia đình. Không ai nhận ra rằng chính 2 đứa con của họ cũng thiếu thốn tình cảm của 2 người. Ai cũng biện lý do công việc của họ là cần thiết, là quan trọng. Để rồi 1 trong 2 người - là Long, phải hy sinh thời gian của anh để bù đắp cho sự thiếu thốn thường xuyên mà mẹ nó để lại, những bữa cơm chiều mẹ chúng cũng đã không còn nấu nữa, thay bằng Long, giờ đây anh vừa cáng đáng nội trợ, chăm con chăm cái, vừa gánh vác kinh tế gia đình mà vợ anh chả mảy may thông cảm hay thương xót cho 3 cha con anh.

Với góc nhìn của vợ anh thì khác, cô cũng có công việc của riêng mình, cô cũng có sự nghiệp như anh đang có, cô đang từng bước trau dồi và tích lũy kinh nghiệm và kiến thức của bản thân. Đã nhiều năm cô tần tảo chăm con và anh, cô không than vãn miếng nào, sao giờ đây anh lấy quyền gì mà trách móc cô ?! Cô không muốn làm cô vợ ăn bám anh mãi nữa !

Và 2 đứa trẻ, từng bước từng bước làm quen với cuộc sống như thế, cả Long, thời gian anh làm việc ban chiều bị rút xuống để cáng đáng nội trợ chăm lo cho đứa nhỏ - thay bằng nhiều đêm làm việc khuya để bù lại khoản thời gian bị mất đi.

Thời điểm mà 2 đứa con anh ngủ, cũng là lúc vợ anh mệt nhoài và lăn ra say giấc. Đêm tối 2 vợ chồng Long cũng chẳng còn không gian riêng để tỉ tê tâm sự bên nhau. Khoảng cách họ càng xa, ấm ức họ càng lớn, tủi thân trong họ càng dâng cao, và chuyện gì đến, đã đến..

-*-​

Khi trong lòng cả 2 đang tồn tại 1 đốm lửa mập mờ của sự cay độc, của sự trách móc, của sự tiêu cực, của sự tủi thân, thì 1 cuộc cãi vả nhỏ cũng đủ làm bùng cháy lên thành 1 ngọn lửa to, nó đốt cháy tình yêu mà cả 2 từng có, nó đốt cháy những gì cả 2 từng gầy dựng, nó đốt cháy tương lai của lũ trẻ lớn lên sẽ thiếu cha hoặc thiếu mẹ, và nó đốt cháy hết tất cả, để lại 1 đốm tro tàn của của cuộc hôn nhân tan nát và rệu rã..

Long và cuộc hôn nhân của Long cũng như vậy. Họ đã cãi nhau, họ dâng tràng những trách móc và ấm ức bấy lâu, họ không thể có được cảm giác chịu đựng nhau thêm 1 ngày nào nữa. Và 1 trong số họ - là vợ Long - cảm thấy mình không đáng phải chịu đựng 1 cuộc sống tồi tệ như thế này, cảm thấy không muốn chung chăn chung gối hay đi cùng gã đàn ông gia trưởng kia nữa. Và cô quyết định 1 cách lạnh lùng và dứt khoát : LY DỊ !

Long đã cố cứu vãn, Long đã cố gắng thỏa hiệp với những mong muốn của vợ mình, để cô có thể cùng anh tồn tại chung trong 1 mái nhà với những tiêu chí dựa trên nhu cầu và mong muốn của 2 bên, để hiểu nhau hơn, để những gì cả 2 gầy dựng không tan vỡ, và nhất là, để 2 con của họ được lớn lên có đủ cha mẹ như bao người.

Nhưng không ! Dường như sự căm phẫn quá lớn trong bản thân vợ Long đã tới mức đỉnh điểm! Cô không hề thỏa hiệp, cô cũng không 1 chút động lòng, cô thậm chí còn tính toán về luật pháp, phân định tài sản, và cuộc sống hậu ly dị như thế nào ngay khi vừa tuyên bố chấm dứt với Long. Bằng chứng là sáng ngày hôm trước, cô đã soạn thảo 1 lá đơn đồng thuận ly hôn, ghi sẵn ra các kế hoạch, phân định sẵn tài sản, thậm chí cả chia con cái với anh.

Trước mắt Long, những gì anh làm ra đang sụp đổ từ từ, cộng thêm lá đơn ly dị rất chỉnh chu và bài bản, anh thật sự thất vọng về mình, về cuộc đời mình, về mọi thứ mà đang có. Sự tự tôn, tự tin của anh biến mất, thay vào đó là nỗi đau khổ tiếc nuối 10 năm đời sống vợ chồng, và sự lo lắng, sợ hãi khi nghĩ đến tương lai chính anh, 2 đứa con anh. Và cả nỗi đau mất con khi anh đọc rằng cô sẽ nuôi đứa con gái. Anh đau xót và oán hận, nỗi đau, sự thống khổ này không ai hiểu, và cũng không ai muốn trải qua.

Vì vậy ánh mắt đứa con gái khi nhìn anh bước ra khỏi nhà vào chiều nay, nó ám ảnh anh rất nhiều..

Rồi con sẽ không còn đứng ngay thềm nhà mà nhìn bố hằng ngày nữa..” - Suy nghĩ đó càng ám ảnh anh, day dứt, đau đớn..

Anh biết vì sao anh phải đi, vì nếu để lũ trẻ nhìn thấy bố nó xơ xác buồn hiu trong căn nhà đó thực sự là 1 áp lực to lớn với 2 đứa. Và vì anh cũng cần phải giải tỏa đầu óc của mình, tâm trạng của mình, anh không muốn tỉnh táo để nghĩ và lo lắng về tương lai phía sau, về nỗi đau mà anh phải chịu.

Cuộc nhậu này thực sự ý nghĩa, vì nếu không có nó, thì chỉ có đúng 1 mình anh trầm tư và đắm chìm trong bia rượu, cô độc và lặng lẽ, cùng những nỗi lòng không được giải tỏa..
tiếp phần 4 đi thým ơi. văn phong hay
 
Chòi văn hay thế này mà k ai đọc hết vậy.. cốt truyện cũng hay nữa.. đọc 1 lèo k nghĩ luôn đó.. chưa thấm vào đâu.. hóng nha thím.. cuốn quá cuốn.. mình cũng đang trong quá trình.. thật là để đáng học hỏi đó nha.. hehe
 
Lời nói đầu :

Trích :
"Cuộc nhậu của đàn ông luôn là 1 sàn đấu của những kẻ thích so kè hơn thua với năng lực và kinh tế cùng địa vị của họ. Trên bàn chỉ 4 ly bia, có ly đầy, ly vơi, nhưng sự hiếu thắng của đàn ông luôn luôn ngang ngửa nhau. Họ so kè bằng mọi thứ họ có, và sẵn sàng kích động hoặc dìm 1 đối tượng mà họ nghĩ họ có thể lật đổ hoàn toàn bằng thân thế của mình..."

Tôi viết truyện ngắn này dành cho những ai đang hay đã hoặc sắp lập gia đình. Câu chuyện hoàn toàn không dành cho tuổi mộng mơ, yêu thích sự lãng mạn mà nó đi thẳng vào tâm can và bóc trần góc tối của mỗi nhân vật, dĩ nhiên vì thế nên có phần ảm đạm. Tôi mong rằng quý độc giả voz hãy cân nhắc trước khi đọc.
1 góc nhìn cực kì phiến diện và thiếu trải nghiệm ngay từ đoạn trích đầu tiên nên bản thân là 1 ng thiên về quan hệ trên bàn nhậu t cũng ko thấy có lý do để đọc.
 
1 góc nhìn cực kì phiến diện và thiếu trải nghiệm ngay từ đoạn trích đầu tiên nên bản thân là 1 ng thiên về quan hệ trên bàn nhậu t cũng ko thấy có lý do để đọc.
Đọc truyện đi fen.. nó là trích mà đâu phải là lời giới thiệu.. đây cũng kp là sách tâm lý
 
1 góc nhìn cực kì phiến diện và thiếu trải nghiệm ngay từ đoạn trích đầu tiên nên bản thân là 1 ng thiên về quan hệ trên bàn nhậu t cũng ko thấy có lý do để đọc.
Cám ơn bạn đã để lại cmt, và cái câu này đặt trong ngữ cảnh của câu chuyện chứ không phải sách đạo lý :)
Với lại nữa, nếu nói về tâm lý thì ai cũng thích khoe khoang và thể hiện có điều là ngầm hoặc là khéo thôi, như trong câu này của bạn :
nên bản thân là 1 ng thiên về quan hệ trên bàn nhậu
Và bạn chắc cũng chưa cần tới chai bia nào để ghi dc câu này :)))
Vậy nên... Chào thân ái và chúc bạn có 1 buổi tối vui vẻ :love:
 
Cám ơn bạn đã để lại cmt, và cái câu này đặt trong ngữ cảnh của câu chuyện chứ không phải sách đạo lý :)
Với lại nữa, nếu nói về tâm lý thì ai cũng thích khoe khoang và thể hiện có điều là ngầm hoặc là khéo thôi, như trong câu này của bạn :

Và bạn chắc cũng chưa cần tới chai bia nào để ghi dc câu này :)))
Vậy nên... Chào thân ái và chúc bạn có 1 buổi tối vui vẻ :love:
bạn tỏ vẻ văn vở làm đéo gì, ng ta mới nói 1 câu là nhảy lên rồi móc mỉa.
Bạn như kiểu mấy cái đứa ngộ văn, nghĩ mình giỏi văn, câu nào cũng phân tích tâm lý nhân vật như bạn nghĩ ấy nhỉ. Cái tôi nhắc đến chỉ là tôi đéo có cuộc nhậu nào tới lần thứ 2 với 1 thằng mà có nội dung như trích đoạn của bạn thôi, nhất là sống trong Nam, nhậu là vui vẻ, đéo vui thì đéo nhậu. Còn chuyện nhậu để quan hệ làm ăn thì càng đéo ai làm thế. Kinh nghiệm sống nếu đã nghèo thì đừng bày đặt văn vở.
 
bạn tỏ vẻ văn vở làm đéo gì, ng ta mới nói 1 câu là nhảy lên rồi móc mỉa.
Bạn như kiểu mấy cái đứa ngộ văn, nghĩ mình giỏi văn, câu nào cũng phân tích tâm lý nhân vật như bạn nghĩ ấy nhỉ. Cái tôi nhắc đến chỉ là tôi đéo có cuộc nhậu nào tới lần thứ 2 với 1 thằng mà có nội dung như trích đoạn của bạn thôi, nhất là sống trong Nam, nhậu là vui vẻ, đéo vui thì đéo nhậu. Còn chuyện nhậu để quan hệ làm ăn thì càng đéo ai làm thế. Kinh nghiệm sống nếu đã nghèo thì đừng bày đặt văn vở.
ừ bạn là nhất :love:
 
tôi nói đúng y, chưa cần chai bia nào đã bắt đầu cay cú , thể hiện và dìm đối thủ :)

Mạn phép ignore bạn trên cho cuộc đời vui vẻ :) :) :)
 
tôi nói đúng y, chưa cần chai bia nào đã bắt đầu cay cú , thể hiện và dìm đối thủ :)

Mạn phép ignore bạn trên cho cuộc đời vui vẻ :) :) :)
Nhưng đừng vì thế mà bỏ giữa chừng nha thím.. ai chê chứ truyện này hợp gu tui.. vì tui cũng cãi nhau với “bạn” của mình lắm.. sau bao chuyện tôi mới hiểu rằng nên trân trọng người trước mắt mình.. k vì 1 vài cái trái nết trái tính mà chán nhau bỏ nhau.. luôn nghĩ tới điểm tốt của họ.. phải có cái nhìn rộng lượng về nhân thế.. ai làm gì cũng có lý do của họ
Như thớt đây tui nghĩ thớt có trái nghiệm của thớt.. ông kia k nên đem trải nghiệm của mình bao quát và dìm người ta xuống.. có thể thím thớt đây cũng là người có xu hướng khoe khi thấm chút men thì sao.. hehe.. với cách nói của thím thớt cũng chả có ý xấu và ra vẻ.. tui lại nghĩ theo hướng thím nhìn thoáng về con người và thím nghĩ cái tính này nó cũng bình thường thôi..
Khoe khoang để hạ nhục hay dìm người khác xuống và nâng bản thân mình lên mới là những thằng thích ra vẻ.. và những thằng đó rất nóng nảy và bộp chộp..
 
Nhưng đừng vì thế mà bỏ giữa chừng nha thím.. ai chê chứ truyện này hợp gu tui.. vì tui cũng cãi nhau với “bạn” của mình lắm.. sau bao chuyện tôi mới hiểu rằng nên trân trọng người trước mắt mình.. k vì 1 vài cái trái nết trái tính mà chán nhau bỏ nhau.. luôn nghĩ tới điểm tốt của họ.. phải có cái nhìn rộng lượng về nhân thế.. ai làm gì cũng có lý do của họ
Như thớt đây tui nghĩ thớt có trái nghiệm của thớt.. ông kia k nên đem trải nghiệm của mình bao quát và dìm người ta xuống.. có thể thím thớt đây cũng là người có xu hướng khoe khi thấm chút men thì sao.. hehe.. với cách nói của thím thớt cũng chả có ý xấu và ra vẻ.. tui lại nghĩ theo hướng thím nhìn thoáng về con người và thím nghĩ cái tính này nó cũng bình thường thôi..
Khoe khoang để hạ nhục hay dìm người khác xuống và nâng bản thân mình lên mới là những thằng thích ra vẻ.. và những thằng đó rất nóng nảy và bộp chộp..
Cám ơn thím đã có lời khích lệ nha :)
Chúc thím và “người ấy” ngày 1 hiểu nhau và đi đến bến bờ hạnh phúc thực sự nhé :)
Mình sẽ cố viết tiếp cho mấy thím :smile:

Cám ơn các thím đã ủng hộ mình.
 
Back
Top