tin tức Nên sát hạch người lái xe máy dưới 50 phân khối?

Cryolite B

Senior Member

Đại biểu Quốc hội cho rằng người sử dụng xe dưới 50 phân khối chủ yếu là học sinh, chưa nhận thức đầy đủ pháp luật an toàn giao thông nên cần phải sát hạch.

Học sinh đi xe máy đến trường hiện nay đã quá phổ biến (ảnh chụp trên đường Nguyễn Kim, quận 5, TP.HCM vào sáng 22-11) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Học sinh đi xe máy đến trường hiện nay đã quá phổ biến (ảnh chụp trên đường Nguyễn Kim, quận 5, TP.HCM vào sáng 22-11) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Đề xuất này đã nhận được nhiều sự quan tâm nên Tuổi Trẻ ghi nhận thêm các ý kiến làm rõ.

Đảm bảo lái xe được đào tạo, sát hạch​

Đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) cho rằng những năm gần đây, mặc dù được các cấp các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhưng tình trạng học sinh vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông vẫn ở mức cao.

Đặc biệt, theo bà Lan, tình trạng lái xe khi chưa đủ tuổi, nhất là học sinh đi xe gắn máy dưới 50 phân khối đến trường khá phổ biến. Bà dẫn chứng theo Luật An toàn giao thông đường bộ, độ tuổi của người lái xe đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xilanh dưới 50 phân khối.

Theo bà Lan, qua thực tế theo dõi trên địa bàn cả nước, tình trạng học sinh THPT là người trên 16 tuổi sử dụng loại xe này rất nhiều, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông khi chưa được đào tạo sát hạch, thậm chí có nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật trật tự an toàn giao thông.

Từ vấn đề trên, bà kiến nghị cần xem xét, ban hành quy định về việc đào tạo, sát hạch với các trường hợp sử dụng xe, phương tiện gắn máy có dung tích dưới 50 phân khối để đảm bảo mọi người dân khi tham gia giao thông đều được đào tạo, sát hạch, có nhận thức đầy đủ về Luật An toàn giao thông.

Phù hợp với xu hướng trên thế giới​

Một đại diện Phòng quản lý vận tải phương tiện và người lái (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết đề xuất người điều khiển xe máy dưới 50 phân khối phải được cấp giấy phép lái xe đã từng được đưa ra nhiều lần. Việc này phù hợp với các công ước quốc tế, cũng như thực tế tai nạn giao thông tại Việt Nam.

Một chuyên gia giao thông chỉ rõ thực tế hiện nay tại các nhà trường, việc giáo dục an toàn giao thông chỉ được lồng ghép trong các giờ học ngoại khóa, nên việc tuyên truyền, nhắc nhở, áp dụng thực hiện các kỹ năng giao thông an toàn hạn chế. Trong khi độ tuổi học sinh có thể ý thức tự giác, nắm rõ và rèn luyện tốt các kỹ năng lái xe ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.


Do đó, việc yêu cầu phải học và thi lấy giấy phép lái xe đối với nhóm phương tiện dưới 50 phân khối là cần thiết. Không chỉ phù hợp với xu hướng trên thế giới mà điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc trang bị những kiến thức, kỹ năng an toàn giao thông một cách bài bản, có hệ thống cho các em học sinh.

Nhiều học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe đạp điện, xe máy tốc độ cao trên đường phố tỉnh Bắc Ninh - Ảnh: HÀ QUÂN
Nhiều học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe đạp điện, xe máy tốc độ cao trên đường phố tỉnh Bắc Ninh - Ảnh: HÀ QUÂN

Kiến thức về giao thông nên là môn học bắt buộc​

TS Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho biết thời gian vừa qua có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Tuy nhiên, theo ông Tạo, trong vấn đề có sát hạch với người lái xe máy dưới 50 phân khối hay không cần phụ thuộc vào điều kiện, tình hình thực tế của Việt Nam cũng như phù hợp với Công ước Vienna.

Đối với người dưới 16 tuổi như học sinh điều khiển các xe nhỏ hơn 50km/h, dung tích xi lanh dưới 50 phân khối, ông cho rằng những người này có thể chưa cần phải có bằng lái. Tuy nhiên, việc sát hạch kiến thức về giao thông với người lái xe dưới 50cm3 là cần thiết nhưng cũng có thể gây cồng kềnh và phải điều chỉnh nhiều nội dung khác.

Do vậy, trong lúc chưa chỉnh sửa, có thể thực hiện theo luật cũ nhưng làm rõ quy định thế nào là xe mô tô, thế nào là xe gắn máy.

Bên cạnh đó, theo ông Tạo, hiện nay các trường đều đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức an toàn giao thông cho học sinh và coi đây là môn học ngoại khóa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao ý thức tham gia giao thông đối với học sinh, cần coi đây là môn học bắt buộc với học sinh tại các trường THCS, THPT.

Khi người lớn cùng xuê xoa​

Không bàn đến việc ý thức của học sinh đến đâu trong việc lái xe, chỉ cần đối chiếu ngay theo Luật Giao thông đường bộ 2018 với các quy định: "đủ" 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy dưới 50 phân khối; "đủ" 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh từ 50 phân khối trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự... thì cũng có thể thấy việc vi phạm luật là rất nhiều.

Cụ thể, nếu không có trường hợp đặc biệt (đi học quá tuổi) thì học sinh THCS hoàn toàn chưa "đủ" 16 tuổi, chưa được lái xe dưới 50 phân khối, chưa kể một số học sinh lớp 8, lớp 9 đã lái xe từ 50 phân khối trở lên. Cũng vậy, một phần lớn học sinh THPT cũng chưa "đủ" 18 tuổi (trừ các cháu sinh từ tháng 1 đến hết tháng 5) nếu tính đến thời điểm kết thúc năm học.

Vậy việc học sinh vô tư vi phạm pháp luật đến từ đâu?

Trước hết là từ gia đình. Gần đây đã có một số địa phương xử phạt phụ huynh khi giao xe cho người chưa đủ điều kiện (cụ thể là chưa đủ tuổi) cho thấy rõ ràng điều đó. Có xử phạt tức là đã có sai phạm.

Thứ đến, việc giáo dục nhắc nhở của các trường thế nào? Bãi xe nhà trường cũng có vô tư nhận giữ xe cho học sinh khi nhìn thấy ngay rằng các cháu đã vi phạm luật giao thông?

Thêm nữa, cộng đồng cũng dễ xuê xoa trước hành vi vi phạm pháp luật này. Thấy đấy, biết đấy, khó chịu đấy (và không ít người cũng từng là nạn nhân) nhưng rồi không phải con em mình thì cũng cho qua, không ai lên tiếng gì, ít nhất là với nhà trường.

Cuối cùng, gần như lâu lâu mới thấy tin tức cơ quan chức năng xử phạt học sinh lái xe khi chưa đủ tuổi, trong khi nhìn lại các vụ xử lý hành vi chấp hành luật giao thông gần đây, nhiều người không khỏi giật mình khi các cơ quan chức năng "làm gắt" đã có nhiều vụ khởi tố người giao xe cho người không đủ điều kiện lái. Với trường hợp học sinh, không lẽ phải đến khi xảy ra tai nạn lớn thì mới bắt tay vào xử phạt trong khi hành vi vi phạm là quá dễ thấy hằng ngày?

Rõ ràng chính người lớn xuê xoa quá lâu khiến tình trạng học sinh chưa đủ điều kiện lái xe vẫn mãi còn là chuyện chướng mắt đầy thách thức. Nếu muốn chấn chỉnh thì như người ta hay nói "sẽ tìm cách".
 
Chuẩn, nên sát hạch và cấp phép lái xe cho người chạy xe 50cc. Chứ không cứ để chạy xe “theo tổ tiên mách bảo” thế thì rất không an toàn cho chính người chạy xe và cả người xung quanh nữa
 
như quốc té quy định
16t - A0 - lái xe lên đến 50cc
17t - A1 - lái xe lên đến 125cc
19t -A2 - lái xe lên đến 35kw 47 mã lực)
2 năm từ khi có bằng A2 - A - lái mọi xe motor

mà đã ra đường thì cần biết luật giao thông, lái xe 50cc như kiểu miễn trừ trách nhiệm ý nhỉ, có học đâu mà biết
 
bắt sát hạch hết đi,!xử phạt người lớn giao xe,!
bọn nó phóng xe máy,xe đạp điện,xe ga,xe côn tay...ầm ầm ngoài đường kìa,còn nẹt pô,rú ga,vít ga,lạng lách ,đánh võng lượn lờ "biểu diễn"!:ah::amazed::angry::bad_smelly::surrender::surrender::surrender::surrender:
 
Nhiều thằng có bằng vẫn chạy ngu như bò :byebye:
Đa phần em thấy là phụ nữ và người già, toàn chạy kiểu không có khái niệm về không gian, thời gian ấy
GAilj9P.png
 
Chuẩn là nên sát hạch cả xe đạp nha. Nói chung là trừ đi bộ và các hình thức giao thông trên vỉa hè như ván trượt, xe lăn tay, ...)
Có thể dễ đơn giản nhưng vẫn cần (mình đang nói ở 1 hoàn cảnh ko có các tiêu cực trg hành là 9)
 
sát hạch hay ko cũng vậy, bản chất là suy nghĩ của mấy đứa học sinh thích thể hiện, lúc chở bạn nó là nó thể hiện kĩ năng lạng lách cho bạn nó trầm trồ , có bằng xe máy A1 vẫn có âm binh chạy đấy thôi :go:
 
sát hạch hay ko cũng vậy, bản chất là suy nghĩ của mấy đứa học sinh thích thể hiện, lúc chở bạn nó là nó thể hiện kĩ năng lạng lách cho bạn nó trầm trồ , có bằng xe máy A1 vẫn có âm binh chạy đấy thôi :go:
Nói thật cái tuổi 17 là cái tuổi trẩu nhất của đời người. Sở hữu 1 cái xe thì giống như nâng cấp 1 tầm cao mới vậy. Bọn nào quậy quậy thì kiếm đủ trò để phá xe.
Nên việc tuyền truyền ở trường học là quan trọng lắm.
 
Cái sát hạch có cũng chả giải quyết được. Nhìn bên các nước ngta đào tạo học tử tế, thi thì theo các tình huống có thật trên đường kèm với ý thức tham gia giao thông cũng tốt hơn nước mình. Chứ giờ hỗn loạn như ngoài đường đưa vào thi sát hạch mà làm bài thi như thế cũng dở, nhưng mà ít ra cũng nên cho sát thực tế chút chứ thi cứ suốt ngày vòng số 8 đường thẳng đường vòng với chả mấp mô thì bằng cũng chỉ cho có
 
chả khác biệt gì, bọn già khú, làm tới chức giám đốc, giỏi giang, tinh anh, lái ê tô còn ngu đến nổi bú rịu đâm chết người thôi.
 
Cần thiết, ít nhất là các cháu cũng học luật đàng hoàng. Các a cứ nói tuổi trẩu, nhưng trẩu có học nó cũng đỡ hơn trẩu vô học. Bớt được thằng nào đi láo là xã hội yên ổn hơn phần đó.

Gửi từ Realme GT Neo 5 bằng vozFApp
 
Back
Top