Nghe bia tiến sĩ 'sống dậy' kể chuyện sử dụng người tài

Nanako Mitsuki

Junior Member

TTO - Không còn là những nhân chứng lịch sử "câm lặng", những tấm bia tiến sĩ sẽ "dốc bầu tâm sự" với khách tham quan về chuyện khoa cử và sử dụng hiền tài của cha ông xưa trong trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện".​

Nghe bia tiến sĩ sống dậy kể chuyện sử dụng người tài - Ảnh 1.

Trưng bày mang đến rất thông tin thú vị về chế độ khoa cử thời phong kiến, cách tuyển dụng người tài rất minh bạch và những quan điểm về trọng dụng hiền tài…
Trưng bày chủ đề "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", do Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám thực hiện, mở cửa đón khách tham quan từ nay tới ngày 8-11.

Với hình thức treo panô in thông tin, hình ảnh, biểu đồ để kể câu chuyện về khoa cử, cách tuyển dụng người tài và sử dụng người tài xưa kia, về những tiến sĩ tiêu biểu, các dòng họ nhiều người đỗ đạt cao được rút tỉa từ chính những bia đá "câm lặng" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội trong giai đoạn đầu từ 1442 - 1529, tương ứng với 14 khoa thi được tổ chức dưới triều Lê Sơ và kết thúc bằng khoa thi đầu tiên của nhà Mạc.

Với cách trình bày đồ họa sinh động trên pa nô, trưng bày lần này mang đến rất nhiều thông tin thú vị về chế độ khoa cử thời phong kiến, cách tuyển dụng người tài rất minh bạch và những quan điểm về trọng dụng hiền tài…
Nghe bia tiến sĩ sống dậy kể chuyện sử dụng người tài - Ảnh 2.
Ông Trương Quốc Toàn - đại diện nhóm thiết kế trưng bày - cho biết nhóm thực hiện mong muốn bằng trưng bày này sẽ đưa bia đá dốc bầu tâm sự với người đương thời
Đó là thông tin về những địa phương có người đỗ tiến sĩ và số lượng tiến sĩ của địa phương đó. Như Hà Nội có nhiều tiến sĩ nhất với 145 tiến sĩ, thứ hai là Hải Dương 106, Bắc Ninh 87, Hưng Yên 43, Hải Phòng 28…

Người xem cũng sẽ ngạc nhiên thú vị trước thông tin về các gia đình khoa bảng tiêu biểu như gia đình có năm anh em và nhiều con cháu đời sau đỗ tiến sĩ. Gia đình cụ Thân Nhân Trung cũng có hai con trai và cháu nội đỗ tiến sĩ. Gia đình ông Phạm Bá Ký cũng ba đời có người đỗ tiến sĩ, từ ông, cha, cháu nội.

Chuyện thi cử xưa cũng được kể rất minh bạch khi các bài thi đều được chép lại trước khi chuyển tới các vị quan chấm thi để đảm bảo người chấm thi không nhận ra nét chữ người quen mà nâng đỡ.

Người xem cũng được khám phá những thông tin thú vị như có những tiến sĩ hai lần ứng thí hai khoa thi liên tiếp do lần đầu thi đã đỗ tiến sĩ rồi nhưng hạng đỗ chưa như ý. Chỉ hai trong số sáu tiến sĩ thi lại được nâng hạng là Trịnh Thiết Trường và Nguyễn Duy Tường.

Nghe bia tiến sĩ sống dậy kể chuyện sử dụng người tài - Ảnh 3.
Nhiều gia đình đi xem trưng bày bia đá kể chuyện
Người đương thời được nghe về quy trình dựng bia tiến sĩ, cần người soạn bia, người viết chữ đẹp để viết, rồi đến người khắc chữ trên bia đá.

Người soạn bia tiến sĩ đầu tiên là cụ Thân Nhân Trung, với câu nói nổi tiếng "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" trong bài văn bia năm đầu tiên 1442. Thân Nhân Trung còn soạn bia tiến sĩ khoa thi năm 1487.
https://tuoitre.vn/nghe-bia-tien-si-song-day-ke-chuyen-su-dung-nguoi-tai-2022100915055454.htm
 
Khoa cử có triều nào thịnh bằng như đời Lê sơ, đời vua nào nhiều người đỗ đạt như đời Lê Thánh Tông. Một triều Lê sơ và Lê Thánh Tông làm nên kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà các triều đại khác trước và sau triều Lê có thời gian tồn tại lâu cũng không thể so bằng, không có cửa đọ nổi
Trích từ sách Vương triều Lê (1428 - 1527) do GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên

IMG_20220911_124955.jpg

IMG_20220911_125008.jpg

IMG_20220911_125047.jpg

IMG_20220911_125124.jpg
 
Nhiều tiến sĩ nhất phải là Hải Dương, nơi có làng Mộ Trạch và ổ tiến sĩ nhà họ Vũ, còn tính kiểu HN mở rộng =HN+ Hà Tây tính làm giề

Đó là thông tin về những địa phương có người đỗ tiến sĩ và số lượng tiến sĩ của địa phương đó. Như Hà Nội có nhiều tiến sĩ nhất với 145 tiến sĩ, thứ hai là Hải Dương 106, Bắc Ninh 87, Hưng Yên 43, Hải Phòng 28…
 
Nhiều tiến sĩ nhất phải là Hải Dương, nơi có làng Mộ Trạch và ổ tiến sĩ nhà họ Vũ, còn tính kiểu HN mở rộng =HN+ Hà Tây tính làm giề

Đó là thông tin về những địa phương có người đỗ tiến sĩ và số lượng tiến sĩ của địa phương đó. Như Hà Nội có nhiều tiến sĩ nhất với 145 tiến sĩ, thứ hai là Hải Dương 106, Bắc Ninh 87, Hưng Yên 43, Hải Phòng 28…
Vì nguyên nhân gì mà Hải Dương lắm tiến sĩ(chỉ thua Thăng Long chút đỉnh) thế nhỉ? Chẳng lẽ giải thích do phong thủy
 
Vì nguyên nhân gì mà Hải Dương lắm tiến sĩ(chỉ thua Thăng Long chút đỉnh) thế nhỉ? Chẳng lẽ giải thích do phong thủy
Do làng Mộ Trạch gánh team thôi, làng Mộ Trạch thì lại do họ Vũ làng Mộ Trạch gánh team
 
Vậy là do phong thủy Mộ Trạch tốt,còn họ Vũ thì có địa điểm đắc địa cho tổ tiên chăng
iZ3eN9B.png
UDqbcUT.png
lSZbzhV.png
Làng Mộ Trạch là đất do chính thủy tổ họ Vũ là Vũ Hồn tự xem phong thủy mà chọn từ khi là bãi đất hoang, nên bộ môn phong thủy là cũng ok. Dưới mắt phong thủy, Vũ Hồn cho rằng cả vùng Hải Dương là một đại cuộc, huyện Đường An là huyệt trường và làng Chằm Thượng là huyệt kết.
 
Còn tiến sỹ giờ thời nay thì như lợn con. Đi ra đường không cẩn thận đá vu vơ cái cũng trúng đầu 1 thằng tiến sỹ đang chạy grab.
Giờ tiêu chuẩn giảng viên đại học vẫn là thạc sĩ thôi, ba cái ngành liberal arts với business thì nhiều, nhưng mà khoa học kỹ thuật thì được mấy đâu :nosebleed:
 
tiến sĩ thời xưa biết làm toán không mọi người? rồi vật lý, hóa học, thiên văn học hay chỉ biết làm thơ, câu đối?
 
tiến sĩ thời xưa biết làm toán không mọi người? rồi vật lý, hóa học, thiên văn học hay chỉ biết làm thơ, câu đối?
Biết, Lương Thế Vinh có viết Đại Thành Toán Pháp đó

Không biết làm toán nội những cái đơn giản như chia ruộng, mua bán đất đai làm làm sao được
 
Back
Top