Người không học đại học đi đâu?

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://tuoitre.vn/nguoi-khong-hoc-dai-hoc-di-dau-20230809075238009.htm

Theo thống kê, có hơn 300.000 học sinh tốt nghiệp THPT không đăng ký xét tuyển đại học trong năm nay.

Một phần nhỏ trong số này được gia đình đăng ký cho học tại các trường đại học quốc tế hoặc các chương trình liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài. Một số khác ra nước ngoài du học thật và một số nữa chọn con đường học nghề do cảm thấy phù hợp với bản thân.

Còn lại một phần lớn thuộc diện không thể học đại học vì không đủ sức chi trả học phí. Không ít trong số này có năng khiếu, kỹ năng nghề nghiệp mà nếu được rèn giũa một cách thích hợp có thể sẽ trở thành những người thợ, kỹ thuật viên giỏi đủ sức kiếm sống bằng sức lao động của mình. Có thể xếp các em vào nhóm người yếu thế, cần sự hỗ trợ của nhà chức trách, cộng đồng để có thể thực hiện kế hoạch lập thân, lập nghiệp.

Việc đào tạo nghề được gọi là có chất lượng một khi đáp ứng được hai tiêu chí: nghề được đào tạo phải là nghề thật sự hiện hữu và đang hút lao động; cơ sở đào tạo nghề phải được trang bị tốt và có đội ngũ giáo viên dạy nghề tinh thông, tận tụy. Nhà nước, thông qua cơ quan chức năng, cần chủ động thực hiện nghiên cứu nghiêm túc về các xu hướng nghề nghiệp thịnh hành, từ đó định hình việc đào tạo nghề cho phù hợp.

Dựa vào sự định hình đó, Nhà nước khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề thường xuyên rà soát các chương trình đào tạo, từ đó có biện pháp cải cách hệ thống đào tạo thích hợp: sửa đổi chương trình đang vận hành theo các đòi hỏi mới của nghề nghiệp; đóng cửa các chương trình không còn triển vọng nghề nghiệp; xây dựng các chương trình mới tương ứng với các nghề mới xuất hiện.

Để kích thích các cơ sở đào tạo nghề nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống đào tạo, có thể cân nhắc lập một quỹ tài trợ đào tạo nghề và kêu gọi các cơ sở đào tạo nghề lập các đề án cách tân theo các tiêu chí cụ thể và cam kết sử dụng tài trợ thực hiện đúng đề án được phê duyệt. Tiêu chí số 1 là: học nghề để ra làm nghề chứ không phải chỉ để biết hay để học tiếp.

Đối với người học nghề, Nhà nước có thể thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi và các điều kiện hoàn trả khả thi để người học có thể trang trải chi phí học tập và trả nợ vay sau khi tốt nghiệp, có việc làm mà không phải chịu áp lực lớn.

Một bộ phận không nhỏ những người cần được dạy nghề sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Không thể phủ nhận thách thức đối với cơ sở đào tạo nghề, nhất là cơ sở đào tạo nghề tư nhân, khi tham gia khai thác thị phần đào tạo này: chi phí đầu tư có thể cao do phải đặt cơ sở đào tạo tại những nơi hẻo lánh; khả năng chi trả của người học ở nông thôn, vùng sâu vùng xa yếu hơn so với người học ở thành thị; chất lượng đầu vào của người học thấp, do đó cần thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy đặc thù mới có thể đạt được chuẩn đầu ra.

.............................
 
:v học đại học cũng có biết đi đâu đâu. tôi học hành làng nhàng, thi vào 1 cái trường kỹ thuật, học hết năm 2 nợ 3 cái đồ án nên năm 3 bỏ đi làm xe ôm. may mà còn gượng lên được giờ cũng kiếm đc chân văn phòng. Hồi đó mà chày cối học 7 năm ra trường thì chắc giờ toang hẳn cmnr :v
 
tải xuống.jpeg
 
Lại nhớ cmt bên thớt nước Đức:
Đại loại là một cột điện lên fb kêu gọi donate viện phí cho con gái ( tầm 300k đô) thì có một thằng tây nhảy vào cmt: "Học cho cao rồi bị coi như súc vật''
Thớt bên Ba Lan thì chửi cái văn hoá khổng + nho khi quá đề cao việc học mà bỏ qua đào tạo tay nghề lao động khiến cả xã hội đú theo học đại học, khinh rẻ lao động tay chân
 
Đi làm
Không học - đi làm
Học ít - đi làm
Học trung bình - đi làm
Học cao- đi làm
 
Back
Top