Người phụ nữ co cứng toàn thân sau khi tiêm thuốc gây tê nhổ răng

Threads

Junior Member

(VTC News) -

Sau khi tiêm thuốc gây tê để nhổ răng tại một phòng khám tư nhân, người phụ nữ 40 tuổi khó thở, co cứng toàn thân, được chẩn đoán ngộ độc.​

Ngày 19/3, bác sĩ Trần Công Cẩn, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong trạng thái khó thở, đau ngực, co cứng toàn thân, chóng mặt, mắt nhìn mờ sau khi tiêm thuốc gây tê Lidocain tại phòng khám răng tư nhân.
Trước khi đến viện, người phụ nữ 40 tuổi (trú tại TP Hạ Long) được phòng khám xử trí tiêm Adrenalin (là loại thuốc tiêm có tác dụng giúp hồi sức tim mạch, phổi, cấp cứu khi choáng phản vệ) theo phác đồ phản vệ nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.
Bác sĩ kiểm tra sức khoẻ cho người bệnh ngộ độc thuốc gây tê.

Bác sĩ kiểm tra sức khoẻ cho người bệnh ngộ độc thuốc gây tê.
Bác sĩ chẩn đoán người phụ nữ bị ngộ độc thuốc gây tê - biến chứng hiếm gặp và rất nguy hiểm nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.
Ê kíp cấp cứu, xử trí truyền tĩnh mạch dung dịch lipid 20% theo phác đồ, kiểm soát đường thở. Người này sau đó được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực và chống độc để điều trị, theo dõi sát tình trạng. Sau 24 giờ, huyết động của bệnh nhân ổn định, không còn các triệu chứng ngộ độc.

Thuốc tê, đặc biệt là các thuốc tê nhóm amid (như Lidocaine, Bupivacaine, Levobupivacaine, Ropivacaine) được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, các chuyên khoa như răng hàm mặt, sản khoa cũng như các phòng khám tư nhân. Khi bị ngộ độc, nếu không được xử trí kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao, nhiều trường hợp được cứu sống thì chi phí điều trị rất lớn.
Ngộ độc thuốc tê là tình trạng độc tính thuốc ảnh hưởng toàn thân, nổi trội ở hệ thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn. Khi đưa thuốc tê vào cơ thể, thuốc sẽ được hấp thu vào mạch máu. Tính độc của thuốc ảnh hưởng ít hay nhiều tùy thuộc vào nồng độ cũng như cơ địa người bệnh.
Ngộ độc ở hệ thần kinh trung ương bao gồm biểu hiện kích thích từ nhẹ đến nặng như bứt rứt, khó chịu, thay đổi vị giác, nói nhảm, co giật nhóm cơ ở vùng đầu mặt cổ, co giật toàn thân; hoặc ức chế (lơ mơ, giảm đáp ứng, ngủ gà, thậm chí hôn mê).
Ngộ độc thuốc tê ở hệ tuần hoàn thể hiện ở dấu hiệu kích thích trong giai đoạn đầu như huyết áp tăng, tim đập nhanh, vã mồ hôi; giai đoạn muộn với triệu chứng nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền thần kinh tim, huyết áp tụt, nặng nhất là ngưng tuần hoàn, tử vong.
 
Nguyên nhân là sao nhỉ, cũng là thuốc bt ng ta dùng ko sao mà hiếm có lại gặp trường hợp bị ngộ độc?
 
Ngộ độc Lidocain, trong trường hợp này dùng Adrenalin chỉ làm nặng hơn bệnh nhân. Đặc trị có mỗi nhũ dịch lipid, mà pk thì thường ko có hoặc ko biết.
Nhổ răng thì dùng 1 ống là căng rồi, thế mà vẫn ngộ độc :amazed: còn adre không đáp ứng thì không phải phản vệ rồi
 
Nhổ răng thì dùng 1 ống là căng rồi, thế mà vẫn ngộ độc :amazed: còn adre không đáp ứng thì không phải phản vệ rồi
Tiêm sâu tý vào mạch lớn thì vẫn ngộ độc như thường. Mà trong viện vẫn phân biệt sai như thương, có bv còn ko có lipid thì trông mong j ở pk tư.
 
bác sĩ Trần Công Cẩn, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh)
Nay Công Cẩn chuyển sang làm bác sỹ rồi à, trước bị tét cái chân nên đến phòng khám kia để may, sau khi tiêm thuốc tê thì tự nhiên tim đập nhanh, chảy mồ hôi, xây xẩm mặt mài, mắt tối sầm lại, ông bác sĩ bỏ cái dung dịch gì đó vào miệng t, 1 lát sau tỉnh táo trở lại, má nghĩ lại vẫn còn hãi.
 
Nguyên nhân là sao nhỉ, cũng là thuốc bt ng ta dùng ko sao mà hiếm có lại gặp trường hợp bị ngộ độc?
Tất cả các loại thuốc về cơ bản đều là "thuốc độc". Hoạ chăng đúng liều lượng, đúng chỉ định thì nó mang lại nhiều mặt tích cực cho bệnh nhân hơn là mặt hại. Còn gặp bệnh nhân nào quá mẫn cảm với thành phần của thuốc thì chịu thôi fen!
Chứ làm răng mà ko có thuốc tê thì chịu sao thấu. Bởi ở phòng khám bài bản, đàng hoàng lúc nào cũng có treo tấm bảng quy trình xử trí khi ngộ độc, sốc phản vệ với thuốc tê :burn_joss_stick:
 
Last edited:
Tình huống này khó nói. Có lần tôi dẫn bạn gái và bạn của bạn gái đi nhổ răng, cô bạn kia cứ phản ứng thái quá làm mọi người lo lắng. Cuối cùng cũng xong nhưng tôi phải chở cô ấy về và bế từ dưới đất lên tới trên lầu và tôi muốn làm gì tôi làm không phản ứng. Không biết nha sỹ làm gì mà cô bạn ấy trở nên như vậy, trong khi người khác lại bình thường
Đã dị :beauty:
 
Tiêm sâu tý vào mạch lớn thì vẫn ngộ độc như thường. Mà trong viện vẫn phân biệt sai như thương, có bv còn ko có lipid thì trông mong j ở pk tư.
Thực ra thì cũng k cần phân biệt làm gì, múc cả adre với lipid thì nếu không phải ngộ độc hoặc không phải sốc thì cũng không ảnh hưởng gì.
Chắc không test rút máu thật
 
Nguyên nhân là sao nhỉ, cũng là thuốc bt ng ta dùng ko sao mà hiếm có lại gặp trường hợp bị ngộ độc?
Do bs chủ quan vài trăm ca trc ko gặp. Nên chủ quan ko test sốc phản vệ trc đấy bạn.
Trc mình nhổ. Bình thường tiêm 2 3 ống 1 răng là hết tê. Mình dc tiêm hẳn 5 ống luôn do 3 ống vẫn chưa hết đau.
 
Back
Top