Nhạc Việt 2024: Gen Z thắng chắc?

Cryolite 4

Senior Member

Các nghệ sĩ gen Y bắt đầu đã "già", trong khi chân dung thế hệ gen Z đang được định hình. Âm nhạc trong năm 2024 sẽ có một khuôn dáng thế nào?

Một số nghệ sĩ gen Z đáng chú ý

Một số nghệ sĩ gen Z đáng chú ý

Phát biểu trong đêm trao giải Làn sóng xanh tại TP.HCM mới đây, ca sĩ Hà Anh Tuấn nói: "Ngày hôm nay tôi được nghe một thứ âm nhạc của các bạn trẻ, khác hẳn thứ âm nhạc của thế hệ chúng tôi".

Hà Anh Tuấn thuộc thế hệ 8x - đang sung sức như bao đồng nghiệp cùng thế hệ; nhưng tổng quan mà nói, có một thế hệ mới (sinh từ năm 1990, đặc biệt từ 1995 trở đi) đang thống lĩnh âm nhạc hiện tại ở xu hướng, thị trường âm nhạc lẫn sức ảnh hưởng tới không gian giải trí...

...

Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn, Đen Vâu đã già​

Mỹ Tâm (sinh năm 1981), Hoàng Thùy Linh (1988), Hà Anh Tuấn (1984), Nguyễn Trung Quân (1989), Đen Vâu (1989)... là những cái tên gen Y cứ làm show là "cháy vé".

Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu chưa đủ làm nên mùa xuân. Vẫn cần những cái tên mang đến sinh khí mới cho làng nhạc Việt.

Tất nhiên các giải thưởng âm nhạc không nói lên hết bức tranh chung, nhưng nhìn kết quả năm qua (dù giải do hội đồng nghệ thuật hay do khán giả bình chọn), có thể thấy những gương mặt cuối gen Y và đầu gen Z đang "đại náo" làng nhạc.

Ngay cả giải Làn sóng xanh, những gương mặt trẻ được xướng tên cũng chiếm số lượng áp đảo: Wren Evans (2001), Văn Mai Hương (1994), Phương Mỹ Chi (2003), Tăng Duy Tân (1995), GREY D (2000), nhóm DTAP (1996 - 1998), Hứa Kim Tuyền (1995), HIEUTHUHAI (1999), tlinh (2000)...

Cùng lứa này có thể gọi tên thêm một số gương mặt khác đã và đang có lượng fan hùng hậu: Pháo (2003), Mỹ Anh (2002), MONO (2000), Thịnh Suy (1999), Vũ Thanh Vân (1996), MCK (1999), Obito (2001)...

Đứng trước sự chuyển giao này, chưa thể bàn tốt hay xấu bởi vẫn chưa định hình hẳn chân dung âm nhạc của thế hệ.

Cái tên của họ ít nhiều vẫn gây nên sự tranh cãi, cũng chưa có người nào trội hẳn thành ngôi sao. Song khó ai phủ nhận một "làn sóng mới" đang lớn dần.

Để rồi, thông qua các nền tảng - sân chơi và thị trường mà những nghệ sĩ trẻ đang tham dự, cũng xác định lại luôn cách tiêu thụ, sáng tạo và trải nghiệm âm nhạc.

tlinh có album 'ái' góp mặt trong top 25 album tiêu biểu châu Á hay nhất trong năm năm 2023 do tạp chí NME công bố - Ảnh: FBNV

tlinh có album 'ái' góp mặt trong top 25 album tiêu biểu châu Á hay nhất trong năm năm 2023 do tạp chí NME công bố - Ảnh: FBNV

MV tiền tỉ xưa rồi​

Một trong những chuyển dịch thời gian qua là sự thất thế của những MV được đầu tư mạnh tay.

Loạt MV của Soobin Hoàng Sơn, Đông Nhi, Erik, Dương Hoàng Yến... rơi vào "nguội lạnh" khi ra mắt. Nhiều nghệ sĩ trẻ như Double2T, MONO, Obito, MCK... tung MV lyric hoặc những MV đơn giản lại hút view khủng.

Hai là, hiện khán giả trẻ có thói quen nghe nhạc trên các nền tảng trực tiếp hơn (YouTube, Spotify, Apple Music, Zing MP3...).


Nhiều nghệ sĩ theo đó mà ra album ở dạng vật lý lẫn miễn phí trên các nền tảng trực tiếp. Việc kinh doanh âm nhạc sẽ xoay quanh dữ liệu và các con số.

MONO - tân bình mới của V-pop

MONO - tân bình mới của V-pop

Nghệ sĩ "ăn tiền tươi thóc thật" từ những cú click vào của người dùng trên các nền tảng. Trong năm 2024, hai xu hướng trên sẽ tiếp tục chiếm sóng.

Thứ nữa, các album truyền thống nhiều khả năng sẽ nhường chỗ cho các đĩa đơn hoặc EP (album thu gọn) khi các nghệ sĩ phát hành nhạc trực tiếp trên các nền tảng cho phép quay vòng nhanh hơn và phát hành thường xuyên hơn.

Dòng nhạc hay màu sắc âm nhạc nào sẽ chiếm vai trò chủ lưu trong 2024 và vài năm tới? Câu hỏi này khó trả lời.

Khác với thế hệ trước, thế hệ gen Z chịu khó cập nhật tình hình âm nhạc thế giới và đưa những chất liệu lẫn tư duy âm nhạc mới vào âm nhạc.

Điểm lại các album của gen Z thì thấy họ không đứng lại ở một dòng pop ballad, jazz, hiphop, rock hay RnB... mà có sự nhào nặn, kết hợp nhiều thể loại. Trong đó có du nhập thêm những thể loại nhạc (không mới với thế giới) nhưng mới ở Việt Nam như jazz fusion, electro swing, city pop, cinematic, funk pop, house...

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, An Đặng (Believe Vietnam - chi nhánh của mạng lưới toàn cầu Believe) từng nói, hiện trên thế giới hip hop vẫn đang thống lĩnh, song "Việt Nam đang lặp lại quỹ đạo thế giới 20 năm trước.

Theo chu trình này, khi mức độ yêu thích và quan tâm của công chúng với các rapper giảm đi, indie sẽ quay trở lại.

Xu hướng tiếp theo trong ngách hip hop nhiều khả năng là rap kết hợp RnB", An Đặng nói. Anh cũng chỉ ra Mỹ Anh và Hoàng Tôn... là hai trong những cái tên đang "bắt trend" này.

Năm 2024, AI được cho sẽ tác động sâu sắc đến ngành công nghiệp âm nhạc. YouTube còn công bố dự án "Vườn ươm Music AI" với sự cộng tác của Universal Music Group.

Theo Reuters, sáng kiến này nhằm khám phá tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực âm nhạc. Việt Nam đón sóng AI chậm hơn, nhưng với sự nhanh nhạy của gen Z, điều này... chưa biết chừng!

...
 
giờ tụi gen z nó xem nhạc của tụi gen z thì tụi gen z thắng là phải rồi. giờ bắt tụi gen z nghe bài tiếng đàn bầu, chiếc gậy trường sơn thì tụi nó có nghe đâu mà đòi nhạc tiếng đàn bầu, với chiếc gậy trường sơn thắng. thời nào xem nhạc đó. đặt cái tít như kiểu nhạc gen z là cái gì đó ghê gớm lắm. bảo đảm cái đứa viết bài là một đứa gen z, tự mèo khen mèo dài đuôi.
 
Là rõ thôi , thời nào nghe nhạc đó :doubt:. Tầm trung niên đổ lên éo ai care mấy cái giải này.
 
Ca sỹ Gen Y gen X già và giàu rồi, đâu thèm ra album mới. Trong khi đó mở apple music lên thì thấy toàn nhạc của GenZ nên buộc phải nghe thôi.
 
Hay mà, nhìn chung âm nhạc cũng phát triển theo tiến độ phát triển chung của đất nước, đặc biệt về mặt trình độ bằng cấp, mà nổi trội về mặt bằng cấp, xã hội lại phong phú, tốc độ phát triển nhanh thì đương nhiên các sáng tác, tác phẩm sẽ là 1 con số rất chi là đồ sộ.

Cá nhân tôi thì nhận định, có học nó như cái cơ sở hạ tầng, ví dụ như hạ tầng mạng basic xây theo mô hình 7 tầng OSI, bản chất của người học CNTT có căn bản như vậy thi về sau xây thêm bao nhiêu tầng phân bao nhiêu nhánh mình cứ nghiên cứu học, thi thêm các chứng chỉ thì bản thân mình cũng vẫn làm chủ được công nghệ.

Nhạc cũng vậy, có trình độ tót nghiệp mấy trường âm nhạc thì sau nghe nhạc thời nào mùa nào tuổi nào cũng vẫn thẩm được và vẫn nhận ra thế nào là hay là dở.

Chứ ví dụ ko có học ko có căn bản thì tuổi 40 mãi mãi vẫn chỉ nghe Về đâu mái tóc người thương, Cơn mưa băng giá, Cơn mưa tình yêu, Tàu anh qua núi.... thấy hay.

Chứ ví dụ như kiểu Huy Tuấn, Mỹ Linh, Quang Dũng, Quốc Trung... những người có trình độ âm nhạc họ sẽ hiểu bài nào của thời này hay, nổi bật, ca sĩ nào tài giỏi, có triển vọng, sẽ trở thanh ngôi sao...

Tôi nói thật tôi thuộc phải ít nghìn bài nhạc thời của tôi ấy, thời Boyzone, Backstreet Boys, Westlife, Britney Spears, Spice Girls.... và tôi nghe lúc nào cũng thấy hay, tôi còn suốt ngày hát Lives Stream ấy, nhưng tôi cũng vẫn nhận ra sau này vẫn nhiều bài hợp xu thế hơn trước đó. Ví dụ nhân tài âm nhạc điển hình của V-pop là Sơn tùng MTP với tài sáng tác đỉnh cao, các hit đỉnh cao cùng phong cách làm sôi động cầu trường.

Nhac gen Z cũng hay, ví dụ luôn nhé, 1 ca khúc của nhạc sĩ - ca sĩ gen Z xịn luôn, hay hay dở mọi người tự cảm nhận.

 
Back
Top