Những câu chuyện kì bí của "Người Kể Chuyện"

Quá hay bác ạ, series để đời
hỏi thật chủ thớt là chuyện này thớt lấy nguồn đâu ra vậy ạ? Kiểu người kể chuyện đăng ở đâu đó rồi chủ thớt copy lại, hay là chủ thớt sáng tạo ra nhân vật này và tự kể chuyện, hay là người kể chuyện viết ra rồi ủy quyền cho chủ thớt đăng lên voz? Tò mò thôi, ko có ý gì đâu nhé :D
 
hỏi thật chủ thớt là chuyện này thớt lấy nguồn đâu ra vậy ạ? Kiểu người kể chuyện đăng ở đâu đó rồi chủ thớt copy lại, hay là chủ thớt sáng tạo ra nhân vật này và tự kể chuyện, hay là người kể chuyện viết ra rồi ủy quyền cho chủ thớt đăng lên voz? Tò mò thôi, ko có ý gì đâu nhé :D
 
mấy nay ảnh chắc chưa có hứng nên chưa ra chuyện mới
Có 1 bài đăng bác Người Kể Chuyện gặp được thầy Tuệ trên đường 2 năm trước. Đời này mình rất ngưỡng mộ bác Người Kể Chuyện và thầy Tuệ. Ko ngờ 2 con người vĩ đại này lại gặp được nhau.
 
Có 1 bài đăng bác Người Kể Chuyện gặp được thầy Tuệ trên đường 2 năm trước. Đời này mình rất ngưỡng mộ bác Người Kể Chuyện và thầy Tuệ. Ko ngờ 2 con người vĩ đại này lại gặp được nhau.
Yeah, lúc đó ông Minh Tuệ chưa nổi tiếng
 
Hay cực, văn tả xuất sắc

CHUYỆN ĐI TÌM MỘ CỦA MỘT BÁC SỸ.


Hôm nay tôi rảnh, xin chia sẻ lại một câu chuyện về một cuộc đi tìm mộ của một anh bạn làm bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn.
Câu chuyện này xảy ra năm 2002-2003, tôi đã có lần chia sẻ lên mạng xã hội ở trang fb cũ và bị rất nhiều những anh em “yêu nước” vào chửi bới thậm tệ, chỉ vì tôi đã kể lại câu chuyện tìm mộ một người lính VNCH cũ.
Trước khi kể lại câu chuyện này cho mọi người nghe thì tôi xin nói trước, tôi không hiểu biết gì về chính trị nên xin không bàn tới, và mọi người nếu cm cũng xin đừng hỏi tôi về việc đó, mọi chuyện cũ qua rồi, và đây là chuyện những người con cháu đi tìm mộ một người đã mất, tôi chỉ muốn chia sẻ sự kỳ lạ quanh việc tìm kiếm nơi chôn cất của người lính này với những gì tôi được nghe kể lại và được chứng kiến một phần câu chuyện đó bằng con mắt của mình.
(Địa chỉ và tên gọi những người liên quan tôi xin phép thay đổi vì lý do riêng tư, và câu chuyện hơi dài, lan man nên quý bà con ngại đọc nên bỏ qua nhé)

Thời gian đó tôi ở Đông Nam bộ, một lần anh bạn thân tôi tên Sơn ở quân y viện 175 có than thở với tôi việc gia đình anh tìm kiếm mãi nơi chôn cất một người bác ruột anh mà không được.
Tôi từng chứng kiến nhiều vụ tìm mộ liệt sĩ, và cũng từng tham gia vài vụ, cả ở Cam và Lào hay Đông Nam bộ..phần đa đều liên quan tới thế giới tâm linh và nhiều bí ẩn khó giải thích.
Tôi chú ý tới câu chuyện của anh Sơn và sẵn đang được nghỉ phép nên có theo gia đình anh đi một chuyến vì những gì anh kể lại nó khá lạ lùng, rồi chính chuyến đi đó chúng tôi cũng gặp phải những chuyện lạ nữa.

Anh Sơn là người gốc Bắc, quê gốc anh ở tỉnh Hải Dương, năm 54 gia đình anh di cư vào Nam lập nghiệp chỉ còn cha anh khi đó còn nhỏ đang ở với vợ chồng một ông chú ruột, em trai ông nội anh, là bộ đội tham gia đánh Pháp trận Điện Biên và hy sinh tại đó, cha anh ở lại cùng bà thím và hai người em gái con của chú thím tại tỉnh Phú Thọ.
Sau khi họ hàng anh vào Nam thì một người anh ruột của cha anh Sơn tên là bác Đạo lớn lên và cũng phải vào lính trong đó, tôi nghe nói bác Đạo là sĩ quan của một đơn vị vận tải của sư đoàn bộ binh số 18 VNCH, đóng quân cụ thể ở đâu thì tôi không rõ chỉ biết trong một chuyến đi theo xe chở hàng thì bị máy bay Mỹ đánh rocket nhầm ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam bây giờ, đoạn đường bác Đạo tử nạn là từ Đăk pek lên Đồng Lốc phía chân một con đèo nhỏ có tên là Lò Xo, gần cầu Đắc Po ko từ phía Kon Tum qua Quảng Nam, con đường giờ đã mở rộng thành đường Hồ Chí Minh.
Sau giải phóng thì mọi thứ khó khăn nên gia đình bs Sơn cũng chưa có điều kiện đi tìm mộ bác Đạo, cho tới tầm những năm 98-99 thì vợ con bác Đạo đang ở Mỹ có gọi đt về nói nhiều lần mơ thấy bác Đạo rồi tới những người chị em của bác đạo trong đó có cả cha anh Sơn đều hay mơ thấy bác Đạo về, bác thường mặc một bộ đồ lính cũ rách nát và toàn thân ướt lướt thướt như mới dưới nước lên.

Là con thứ nhưng con trai thì bác Đạo này là con trưởng, người anh này giúp đỡ rất nhiều những người chị người em của mình khi còn sống như ăn học và công việc..
Bà mẹ bác Đạo sau hơn hai năm ốm nằm một chỗ chỉ kêu khóc gọi tên bác tới tận lúc chết, trước khi chết bà bỗng tỉnh táo minh mẫn lại, buổi chiều bà gọi con cháu lại nói rành rọt rằng phải đi tìm hài cốt bác Đạo về và chôn cất ở quê nhà ngoài Bắc cẩn thận thì bà mới yên lòng nhắm mắt, rồi bà mất đêm đó, sau khi mọi người đọc kinh xong thì đôi mắt bà bỗng đang nhắm hờ lại mở ra chẳng thể có cách gì vuốt cho nhắm lại được..

Bác Đạo có tất cả 4 người con, người con trai cả tên là anh Nhu cũng làm bác sĩ ở một bệnh viện gì đó bên Mỹ nghe nói khá lớn, hai người em kế thì có cửa hàng bán vỏ lốp xe ô tô, còn cô con gái út thì đang làm việc ở Đan Mạch, tôi nghe nói tất cả kinh tế đều khá giả.
Năm 99 thì vợ bác Đạo ở Mỹ bị ốm bệnh nặng, trước khi mất chừng vài tháng thì bà hay nói với anh Nhu là bà mơ thấy bác Đạo về và bảo bà đi đón bác về vì ở chỗ bác khổ quá, khi bà hỏi anh đang ở đâu thì bác Đạo chỉ một vùng ít cây và toàn nắng với gió có con đường đất đỏ ngoằn ngoèo chạy quanh, và bác ngồi ủ rũ trên một hòn đá màu nâu dưới một cái gốc cây gì đó trơ trọi..

Có hôm thì bác gái mơ bác Đạo về đứng tận đầu giường ngủ bác gái và nói, không đưa anh về thì cũng phải tới đó đào anh lên lật anh nằm ngửa lại chứ anh nằm úp mặt vậy thì con cái mình sau này hậu vận không tốt đâu..có bao nhiêu thì cũng mất hết thôi.
Anh Nhu thì theo duy vật và không tin duy tâm, lại là người theo đạo Công giáo thì chuyện tà ma hay tìm mộ với anh thật mơ hồ và mông lung, nhưng một lần khi tới nhà một người bạn gái chơi, người này làm nghề thầy đồng thầy bóng gì đó, tới đêm lúc chia tay nhau về bỗng nhiên người bạn này nói với anh, nơi cha anh chôn là chỗ đất tốt nhưng sắp tới sẽ bị san lấp nếu xương cốt lộ thiên là con cháu lụn bại và cha anh đang bị bắt giữ..
Cô này còn nói tới địa hình địa thế cũng có sườn đất đỏ và rừng cây rồi bờ sông với con đường lớn vắng vẻ chạy qua..dù cô này chưa một lần qua Việt Nam, cô đồng đó là một người gốc Philipine và có một chi tiết mà anh thấy nổi gai.., đó là cô bạn có tả rõ hình hài người cha anh là bác Đạo có tật là ngón chân út và ngón áp út dính liền nhau và có một bớt đỏ sau gáy.


Đầu năm 2000, một hôm anh Sơn khám chữa bệnh cho một bệnh nhân có tuổi quê ở Long An, bác này tên là Huỳnh và bị mất một chân trái, qua chuyện trò thì anh Sơn như không tin vào tai mình khi bác Huỳnh kể về vết thương bị bỏng và mất chiếc chân trái, ở đúng địa danh chân đèo Lò Xo đầu năm 72.
Bác Huỳnh kể tên đơn vị và chuyến đi định mệnh, hai chiếc xe vận tải bị dính rocket và bốc cháy trên hai chiếc xe có 5 người thì một người chết tại chỗ, một người bị thương khi về được tới căn cứ cũng chết, 3 người còn lại vừa bị thương vừa bị kẹt giữa vùng giao tranh răng lược nên họ đã bới đất ở những hố đạn pháo, bom chôn tạm cái xác đồng đội họ xuống đó và chờ đêm xuống tìm đường về đơn vị gần nhất, điều may mắn lạ lùng là bác Huỳnh còn nhớ tên người bị thương lẫn cả tên người sĩ quan áp tải cùng đi là Lê V. Đạo nữa..
Quá bất ngờ, anh Sơn đã mời bác Huỳnh về nhà mình chơi và gọi đt cho anh Nhu và các anh chị bên Mỹ báo tin đã tìm được người từng chôn cất bác Đạo và mọi người hẹn sẽ thu xếp về sớm và mời bác Huỳnh đi tìm lại nơi chôn cất bác Đạo.
Nhưng thật không may, khi mọi người bên kia chưa kịp về thì bác Huỳnh mất đột ngột trước tết chỉ vài ngày.
Anh Nhu và một người em trai vẫn về như kế hoạch và lần tìm theo lời kể lại của bác Huỳnh.
Khi về Việt Nam thì theo mọi người mách nước, anh Nhu và anh Sơn cũng có lần mò đi tìm nhờ những nhà ngoại cảm chuyên về tâm linh và tìm mộ, nhưng gần như không có kết quả, thấy ở đâu người ta nói có người gọi “hồn” giỏi hay biết giao tiếp với cõi “âm” các anh cũng lần mò tới tìm. Trong một lần về quê tổ ở Hải Dương thì có người mách tới một cô đồng nhà ở Hàm Rồng Thanh Hoá biết gọi hồn, cô đồng này cũng nổi tiếng một thời gian trước nên các anh cũng tìm tới, khi vừa xuống xe vào tới sân thì đã có người từ trong ra gọi tên mình khiến anh Nhu hoảng hốt, do là người Công giáo chưa bao giờ biết tới những việc kiểu như vậy nên ai cũng hoang mang, tới khi cô Út của anh Sơn đi cùng oà khóc khi nghe đúng tiếng anh của mình là bác Đạo đang “về” nói chuyện và lạ là không thông qua cô đồng kia mà lại “dựa” vào một người đàn bà khác cũng tới và chờ gọi “hồn” người nhà từ mấy ngày rồi nhưng chưa gọi được..
“Hồn” bác Đạo nói chuyện rõ ràng tả nơi mình được chôn và có đòi ăn xôi nếp và uống cả rượu rồi hút thuốc lá nữa, bác còn xin cả quần áo mã vì không còn quần áo gì.., tới khi hỏi cụ thể nơi bác nằm ở đâu để con cháu vào bốc cốt mang về thì bỗng nhiên bác Đạo nín bặt như bị ai bịt miệng và tay xua xua như cố đẩy ai đó bên cạnh ra rồi “thăng” mất..

Người theo Công giáo thì chuyện “gọi hồn” tìm cốt thì khá xa lạ, nhưng qua một hai lần thấy lạ lùng quá nên anh em anh Sơn quyết tâm tìm bằng được thầy nào gọi được “hồn” để hỏi xem tới đâu tìm cốt bác Đạo rồi mang về quê theo nguyện vọng của mẹ bác Đạo cũng là bà nội của các anh.
Rồi anh Sơn nghe một người quen nói ở Hoà Bình có một ông thầy pháp giỏi có thể gọi được “vong” về hỏi nơi chôn cất.., anh em anh Sơn lại lần mò qua Hoà Bình tìm và nhờ gọi. Người thầy pháp đó quả là gọi được bác Đạo, nhưng lạ một điều là cũng như lần trước khi hỏi cụ thể nơi chôn thì “vong” lại ú ớ và “thăng” mất dạng..
Tới khi cởi khăn áo làm lễ ra thì ông thầy pháp kia mới thủng thẳng nói cho các anh nghe là “vong” nhà các anh đang bị “giữ” lại, không rõ lý do gì hoặc phạm điều gì đó..
Và ông thầy pháp có khuyên các anh nên vào nơi đó tìm một thầy vùng trong đó, hoặc là người địa phương thì càng tốt vì họ biết phong tục và có thể xin được giúp cho, có gì thì điện thoại cho ông ở nhà sẽ hỗ trợ nữa.

Một lần nữa lại không may mắn nhưng khi đó thì các anh không nghĩ gì, đúng hơn là các anh cũng chẳng hiểu biết gì những việc đó và cũng không nghĩ ngợi gì, chỉ nghĩ là một sự đen đủi thôi.
Thế rồi anh Được là em trai kế anh Nhu cũng bay từ Mỹ về, anh Được này thì tính tình nóng nảy và mau lẹ hơn các anh kia nên đề xuất là cứ vào nơi bác Huỳnh đã từng nói là chôn bác Đạo để dò hỏi người dân và thử tìm thực tế coi sao.
Bàn vậy và các anh cũng đành thử một chuyến luôn.
Khi vào tới nơi đó thì mới thấy như mò kim đáy bể, bao năm rồi vật đổi sao rời rừng rú mênh mông biết tìm ở đâu, các anh đành quay về.
Rồi một người họ hàng ngoài quê lại chỉ cho các anh một thầy đồng ở Thạch Thất Hà Nội, các anh lại bay ra Bắc lần mò tìm gặp ông thầy kia, mãi mới tìm được nhà, khi tới nơi thì thấy khá đông người đang ở đó cũng chờ để xem bói hay tìm mộ gì đó..thấy người ta chỉ thì anh Được cũng vào để đốt hương và đặt lễ trên điện thờ, chỉ đặt đó và chắp tay vái vái thôi chứ anh Được cũng chẳng biết khấn khứa gì cả vì anh là người Công giáo, bất chợt ông thầy kia đang ngồi xem cho vài người ngồi quanh cái phản gỗ giữa nhà bỗng đứng lên vẫy anh Được lại và hỏi, anh đi tìm mộ cha anh phải không? Anh Được giật mình chưa kịp trả lời thì ông thầy nói tiếp; Anh có phải người bên lương đâu sao lại tới đây tìm tôi hỏi.
Cả mấy anh em anh Sơn đều giật mình vì chưa có ai nói gì mà không hiểu sao ông thầy này biết các anh là người có đạo, anh Sơn mới vội đỡ lời nói; Dạ vâng, đúng là chúng con là Công giáo, nhưng bác con thất lạc không biết mộ ở đâu, mà theo tâm nguyện gia đình chúng con muốn tìm mộ bác đưa về quê an táng, con không hiểu biết gì về việc này và nhờ người ta chỉ nên tới đây hỏi thầy…

Ông thầy bói khoát tay rồi vẫy anh Nhu lại chỉ chỗ trước mặt mình bảo anh Nhu ngồi xuống, ông thầy này nói rành rọt; Anh là con trai cả trong nhà chứ không phải anh vừa nói ( tức anh Sơn) anh từ rất xa về đây hỏi tôi tìm mộ cho cha anh, gia đình anh lại là có đạo, nhưng có đạo hay không đạo cũng không ai cấm các anh đi tìm mộ cha mình.., chỉ có điều là khó đấy, các anh vừa vào nơi đó về phải không, thấy nó mênh mông mù mịt đúng không? Tôi thấy là hài cốt cha anh ở đây rồi, nhưng tôi chỉ có thể chỉ cho các anh cụ thể thôi, và tôi không thể trực tiếp đi cùng cũng không giúp đỡ gì cho các anh được nhiều, các anh phải tự làm, vào tới trong đó phải tìm một thầy cúng người nơi đó, nhờ họ cúng xin phép Giàng cùng Thần linh, Thổ địa ở đó, nơi cha anh nằm thì không phải ở gần cây cầu lớn trên đường chính, mà qua cầu lớn theo hướng bắc sẽ tới một ngã ba bên tay trái có con đường mòn đi vào một cây cầu nhỏ hơn, không đi qua cầu vì cha anh nằm bên này cầu nhỏ chỗ người ta phát rẫy trồng cây có một bãi đá gần bờ sông, tới đó xem tảng đá nào to mà có cây to mọc cạnh thì gọi đt cho tôi tôi chỉ tiếp cho mà đào tìm, xương cốt thì không còn đủ, chỉ còn thân và hai chân thôi, hai tay thì mất rồi, chân vẫn còn mang giày đấy…tìm cốt lấy cốt thì không khó lắm đâu, còn….
Ông thầy bói bỏ lửng câu nói rồi không nói gì nữa.
Khi chào ông thầy bói ra về thì anh Sơn muốn gửi ông chút tiền tạ ơn thì ông thầy xua tay nói, các anh mua trái cây tới lễ là được rồi tôi không lấy tiền của các anh đâu, nói gì ông thầy này cũng không nhận.

Biết vị trí rồi ngay hôm sau các anh quay về và bay vào Nam, tổ chức đi tìm luôn, địa điểm có gần như cụ thể rồi nhưng nơi đó xung quanh rất vắng người và nhà cửa và phải còn liên hệ tìm một ông thầy cúng ở địa phương nữa.
Về tới Sài Gòn các anh nghỉ một ngày mua đồ lễ chuẩn bị dụng cụ đào bới, lều bạt và gọi thêm người đi rồi lên đường đi Kon Tum luôn, tới Đắc Ven tất cả dừng nghỉ lại và quyết định tìm tới nơi ông thầy bói kia chỉ trước đã, xác định đúng thì sẽ đi tìm mướn một ông thầy cúng sau.
Nhưng ngay đêm đó thì trời đổ một cơn mưa to, tới sáng hôm sau khi tất cả lên xe chuẩn bị đi thì chiếc xe 16 chỗ ban đầu bị hóc số và sau đó bể hộp số, dầu nhớt chảy tùm lum đen xì và không thể đi nữa mà phải dùng xe chuyên dụng chở quay về Gia Lai để sửa, anh Sơn gọi điện cho ông thầy đồng thông báo sự việc thì ông thầy đồng nói; Các anh bây giờ nên tìm một người biết về những việc như cúng bái khấn khứa hương khói bên Lương và nhờ họ đi cùng để họ chỉ việc và làm lễ giúp các anh chỉ đứng sau thôi.

Nghe vậy thì anh Sơn quay lại Sài Gòn nhờ một chú người quen thân, đứng tuổi rồi tên là chú Ba Ngọc ở gần chợ Ông Tạ đi cùng, chú Ba nhận lời giúp và đi ngay, anh Sơn lại phải thuê một chiếc xe khác chạy vào, trên đường đi thì anh Sơn có kể cho chú ba nghe đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện chi tiết, chú Ba chỉ im lặng trầm tư nghe và không nói gì nhiều, nhưng thật lạ lùng là khi xe cùng chú Ba với anh Sơn vừa vào tới Đắc Ven thì một người được anh Sơn thuê đi cùng để làm công việc đào bới lại bị đau bụng dữ dội phải đưa vào viện, và bệnh viện phát hiện anh này bị viêm ruột thừa phải mổ ngay, trong khi trước đó cả ba anh này đều khoẻ mạnh bình thường.
Chỉ còn hai anh nhưng họ vẫn đồng ý đi theo làm tiếp, nhưng tới sáng hôm sau khi ngủ dậy thì một anh khi ăn sáng xong ngồi uống cà phê chuẩn bị đi thì anh này rụt rè trình bày không đi làm nữa và không nhận tiền công vì chưa làm gì, chỉ xin anh Nhu tiền mua vé xe về lại Sài Gòn, hỏi tại sao lại vậy thì anh này một mực không nói gì chỉ nói rằng thấy không khoẻ nên không thể theo làm..anh Nhu và anh Được thì rất bực tức, anh Sơn thì lại cuống lên lo điện về Sài Gòn tìm thuê người, chỉ chú Ba là bình tĩnh gọi riêng anh người làm kia ra rủ rỉ gặng hỏi lý do tại sao không đi làm nữa, mãi rồi anh kia cũng kể lại lý do là từ khi xe hư và anh Sơn quay về Sài Gòn ba ngày đó đêm nào anh này cũng mơ thấy một người đàn bà đứng trên một cây gỗ trôi trên một con sông, mặt mày rất dữ tợn và nói thứ tiếng gì đó rồi tay giơ cao một con dao rất dài doạ anh..tới đêm hôm qua thì anh lại nằm mơ thấy cũng người đàn bà đó đang cầm cây dao rượt chém ba đứa con và cô vợ anh ở nhà, rồi quay qua bổ thẳng cây dao vào mặt anh khiến anh choàng tỉnh vã mồ hôi và tức hết ngực vì sợ hãi..
..
Xâu chuỗi mọi chuyện lại thì chú Ba Ngọc gọi anh Sơn ra nói chuyện riêng, chú Ba có nói việc này có vẻ phức tạp với những trục trặc từ khi mới bắt đầu, có lẽ không phải tự nhiên, giờ nên quay về Sài Gòn tự chú sẽ đi tìm những người khác chuyên về làm công việc này để thuê họ đi cùng và cũng làm lại từ đầu xem thế nào đã.
Tất cả lại quay về, và chú Ba trực tiếp đi tìm và nhờ người tìm những người chuyên làm công việc đào bốc mộ ở Bình Hưng Hoà để đi làm, có hai người chịu đi, và chắc cũng chỉ cần hai người thôi, mọi người lại tiếp tục lên đường.
Trước khi đi thì chú Ba làm đủ mọi thủ tục như chọn ngày, giờ và thắp hương xin gia tiên phù hộ..cẩn thận.
Nhưng cuối cùng chuyến đi đó cũng đổ bể thất bại.
Khi vào tới Kon Tum thì chú Ba quyết định không dừng nghỉ lại mà chọn phương án chạy thẳng lên tìm địa điểm trước đã, xác định được địa điểm thì quay lại chuẩn bị tiếp những bước sau.
Khi qua cầu Đắc Pô xác định được cái ngã ba rẽ vào nơi có cây cầu nhỏ nữa thì đường mưa quá lầy xe không thể vào mà chỉ đỗ phía ngoài đường lớn tài xế và một người nữa ở lại trông xe 6 người phải lội bộ vào sâu trong để tìm địa hình địa vật khi phát hiện ra những dấu hiệu y như ông thầy đồng chỉ thì hỡi ôi, khu đó không có sóng điện thoại, ghi nhớ cụ thể và chụp hình lại bằng máy chụp hình rồi tất cả quay ra, nhưng một việc kỳ lạ đã xảy ra khiến cho tất cả 6 người hôm đó đều hoang mang tới tận bây giờ, đó là khi quay trở ra ngoài xe lúc đó trời mưa nhỏ và chỉ khoảng 3 giờ chiều với đoạn đường chưa tới ba cây số, nhưng 6 người đã phải đi cả đêm trong bùn lầy gai góc và cây thưa, cho tới tận gần 6 giờ sáng khi trời đã sáng thì bất chợt anh Luỹ là người chuyên bốc mộ thuê ở Bình Hưng Hoà mới hét lên; Trời ơi bị dắt đi đâu thế này.., thì tất cả chừng đó con người mới như bừng tỉnh, trước mặt họ vẫn là bờ sông nước đục ngầu vì mưa lũ, họ đã đi loanh quanh lẩn quẩn ở khu bờ sông và hai khoảnh rừng ngay đầu cây cầu nhỏ là bãi đất trống đó suốt đêm, tất cả mũ nón túi tắm rồi rựa thuổng, thuốn đều rơi đâu mất hết, cả đám người trông như những con trâu vừa đi cày xong bước lên từ ruộng thụt, ai cũng phờ phạc ngơ ngác chẳng hiểu tại sao.

Sau đó cả tháng thì tôi gặp chú Ba Ngọc, anh Được, anh Sơn với anh Luỹ và anh Đông là hai anh bốc mộ, nghe tất cả kể lại như sau.
Khi lội bộ vào tới trong gần cây cầu nhỏ, con đường đất đi như một vòng cung qua một bãi rừng thưa chỉ có cây khá to và vắng, phía bên phải là một rừng keo dày và rậm hơn, khi vào tới gần cây cầu thì theo hướng ông thầy kia chỉ thì là bên tay phải, đi qua bãi cây to thưa là tới rừng keo và một rừng cây khá rậm rạp, chuyến sau thì chúng tôi có đi theo tới đó nên có thể tả lại rõ cho bà con dễ hình dung.
Giữa rừng keo trồng với rừng rậm kia có một khe rậm như ranh giới giữa hai bên, có nhiều những hòn đá do nơi này gần bờ sông, sau khi chui rúc tìm kiếm thì anh Đông bốc mộ phát hiện ra một tảng đá nâu lớn và phía trên cạnh tảng đá có một cây rừng cỡ một vòng tay ôm lá lưa thưa, anh Đông liền gọi mọi người lại, lúc bấy giờ mọi người mới ngơ ngác vì tất cả xung quanh cảnh vật gần như giống y những gì ông thầy đồng kia tả, có tảng đá nâu tròn bên trên, có cây to, sau cây có ba tảng đá trắng nhỏ hơn và dưới tảng đá nâu chừng gần chục bước chân có bụi cây dây leo dại có hoa màu vàng..,anh Nhu còn nhớ ông thầy đó còn nói khi tới đó sẽ có tiếng chim kêu là đúng nơi đó, nhưng lúc đó thì rừng vừa sau mưa nhỏ chẳng có chim chóc gì cả, khi tất cả đang xúm quanh cho chú Ba Ngọc sắp lễ thì bỗng dưng ngay cái đường ranh rậm rạp trước mặt bỗng vang lên một loạt tiếng chim bìm bịp kêu ùm ụp ầm ỹ và có hai ba con bìm bịp cùng bay nhao nhác ra ngoài, nổi cả gai ốc anh Nhu vội nói với anh Sơn là đúng y như lời ông thầy nói rồi, bây giờ chờ chú Ba thắp nhang xong đào tìm hay sao?
Anh Sơn thì băn khoăn là như lời ông thầy dặn thì phải nhờ thầy cúng ở địa phương tới cúng xin, mà giờ chưa nhờ được không biết sao bây giờ.
Trong khi mọi người đang bàn bạc thì anh Được đã nóng nảy nói, thôi dẹp tới đây thấy rồi thì ta lựa lựa mà đào thôi chứ giờ quay ra tìm thuê được thầy cúng thì phải qua ngày sau nữa, rồi biết đâu lại mưa nữa không đi được..

Nói rồi anh Được nói ta cứ thử đào phía dưới tảng đá này thử coi sao, vừa mới xăm nhát thuổng đầu thì trời bắt đầu gió tới và mưa tiếp nặng hạt hơn.
Chú Ba thì tính muốn cản anh Được và anh Nhu để chờ tìm thầy tới cúng cho đúng, anh Nhu thì có vẻ chần chừ nhưng anh Được thì xăm xăm giục anh Đông và anh Luỹ cứ đào đi..
Lạ là gần như mọi người càng đào thì trời mưa càng như lớn hơn, anh Sơn nói nên dừng lại ra xe mang lều bạt vào cắm trước rồi chờ mời thầy tới..
Chú Ba thì đốt vàng mã khi cúng xong, chú Ba kể lại lúc đó mưa khá lớn rồi nhưng đống mã bỗng bùng lên cháy đùng đùng, ngọn lửa bốc cao tới cả mét và uốn éo phần phật rất lạ dù không có gió lớn lúc đó, mọi người đang đứng quanh chỗ đốt mã thì ngọn lửa như quay tròn quanh và táp thẳng vào khiến tất cả phải nhảy lùi lại..
Mưa bắt đầu lớn hơn, tất cả dừng việc tụ lại dưới tán cây phía trên tảng đá chú Ba nói anh Nhu với anh Sơn nên tìm cách căng bạt để trú mưa, anh Sơn và anh Nhu đội mưa chạy quanh tìm cây nhỏ để chặt và chống bạt, khi hai anh đang loay hoay chặt một cái cây thì bất chợt ngay phía trước mặt các anh bỗng dưng hiện hai đứa trẻ, áng chừng chỉ mười mấy tuổi, chúng đứng yên lặng và nhìn hai anh, thoáng có phần giật mình nhưng các anh đều mau chóng nghĩ rằng chắc chúng là những đứa trẻ đi chăn trâu bò hay đi rừng cùng cha mẹ loanh quanh đâu đây thôi, và chúng nói với các anh bằng một giọng lơ lớ của người thiểu số rằng có về nhà chúng đụt mưa không, hai anh mừng quá vội đồng ý và quay lên gọi chú Ba cùng mấy anh em kia đi theo, khi quay lại thì hai anh lại bất ngờ lần nữa khi không thấy hai đứa trẻ kia đâu mà trước mặt mọi người là một người đàn bà, tướng người và mặt mũi bộ dạng khá kỳ lạ và rất khó đoán tuổi, các anh ước chừng chị ta tầm hơn 40 tuổi, chị ta đứng im và nhìn chằm chằm vào mọi người, anh Nhu vội hỏi chị có phải là mẹ của hai đứa trẻ kia, và xin về nhà chị trú nhờ mưa một chút, và nhân tiện anh cũng muốn hỏi thêm chị này vài thông tin về nơi này. Người đàn bà đó kéo cái nón rộng vành che xuống mặt và gật đầu vẫy tay ra hiệu mọi người đi theo, khi anh Nhu hoặc anh Sơn muốn đi nhanh lên gần chị ta để hỏi nhà có gần đây không thì chị ta lại dường như cũng đi nhanh hơn, và chị ậm ừ mỗi khi các anh hỏi han.
Nghĩ là người thiểu số có lẽ không rành tiếng Kinh nhiều nên các anh cũng ý tứ đi theo sau mà không hỏi nữa.
Tới lúc đi cũng khá lâu mà vẫn chưa thấy nhà chị này đâu thì mọi người cố gọi chị ta quay lại và ra hiệu ý muốn hỏi còn bao xa.., thì chị này ngẩng đầu lên và chỉ tay xuống bờ nước, tất cả đều nhìn thấy hai đứa trẻ gặp lúc trước đang đứng trên một chiếc bè cây, nửa nổi nửa chìm trên mặt nước lập lờ đầy lạ lùng..
Khi đó cả năm người cùng định bước lên cái bè đó, nhưng còn thiếu anh Luỹ đi sau cùng chưa tới nơi, nên có ý quay qua chờ, tới khi anh Luỹ vừa tới thì anh bỗng la lên; Trời ơi, bị dắt đi đâu thế này, định đưa tụi tui đi đâu…
Trong chốc lát ba con người vừa rồi bỗng tan biến như bốc hơi, và tất cả sáu chú cháu như bừng tỉnh.
Như mọi người kể lại thì chỉ đi chừng mười mấy hai chục phút theo người đàn bà kia thôi, nhưng khi bừng tỉnh ra thì lúc đó đã gần sáu giờ sáng và trời đã sáng bảnh rồi, và cả mấy con người cứ dắt díu nhau đi lòng vòng quanh khu bãi thưa và rừng keo mấy vòng không biết nữa, chỉ thấy những dấu chân chi chít bùn và cây lá rạp xuống như cả một đoàn người vừa đi qua trong đêm.
Chú Ba thì chợt nhớ ra “mẹo” dân gian dạy khi bị như vậy là đái ra lấy nước tiểu bôi lên mắt lên mặt, nhưng chả ai còn thời gian mà làm nữa tất cả xem còn gì rớt thì nhặt xong là ba chân bốn cẳng chạy ra phía ngoài đường xe đang đỗ chờ từ chiều qua.
Anh tài xế và một người bạn anh Sơn đợi ngoài xe đã hết sức hoang mang lo lắng vì bởi mọi người đi vào đó từ chiều và suốt đêm, cả vạt rừng mênh mông đó tối om không hề có một mái nhà nào và cũng chẳng có người dân nào trong đó, trời thì mưa rả rích, vào đó tìm thì đi một mình không ai dám đi, bảo ngồi ngoài xe chờ một mình cũng chẳng ai dám ngồi giữa rừng đêm vắng vẻ mênh mông như vậy.
Cả hai người gần như thức trắng đêm và thấp thỏm nghe ngóng chờ đợi những người kia cho tới tận sáng thì mới thấy tất cả dắt díu nhau chạy ra bùn đất bê bết và chân tay mặt mũi gai cào xước sát hết, ai cũng mặt mũi tái xanh vì mệt và sợ lên xe và chạy quay lại Đắc Ven nơi có sóng điện thoại và gọi điện về cho ông thầy đồng.
Bài hơi dài rồi, mai xin đăng tiếp phần sau ạ.
 
Hay cực, văn tả xuất sắc

CHUYỆN ĐI TÌM MỘ CỦA MỘT BÁC SỸ.


Hôm nay tôi rảnh, xin chia sẻ lại một câu chuyện về một cuộc đi tìm mộ của một anh bạn làm bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Sài Gòn.
Câu chuyện này xảy ra năm 2002-2003, tôi đã có lần chia sẻ lên mạng xã hội ở trang fb cũ và bị rất nhiều những anh em “yêu nước” vào chửi bới thậm tệ, chỉ vì tôi đã kể lại câu chuyện tìm mộ một người lính VNCH cũ.
Trước khi kể lại câu chuyện này cho mọi người nghe thì tôi xin nói trước, tôi không hiểu biết gì về chính trị nên xin không bàn tới, và mọi người nếu cm cũng xin đừng hỏi tôi về việc đó, mọi chuyện cũ qua rồi, và đây là chuyện những người con cháu đi tìm mộ một người đã mất, tôi chỉ muốn chia sẻ sự kỳ lạ quanh việc tìm kiếm nơi chôn cất của người lính này với những gì tôi được nghe kể lại và được chứng kiến một phần câu chuyện đó bằng con mắt của mình.
(Địa chỉ và tên gọi những người liên quan tôi xin phép thay đổi vì lý do riêng tư, và câu chuyện hơi dài, lan man nên quý bà con ngại đọc nên bỏ qua nhé)

Thời gian đó tôi ở Đông Nam bộ, một lần anh bạn thân tôi tên Sơn ở quân y viện 175 có than thở với tôi việc gia đình anh tìm kiếm mãi nơi chôn cất một người bác ruột anh mà không được.
Tôi từng chứng kiến nhiều vụ tìm mộ liệt sĩ, và cũng từng tham gia vài vụ, cả ở Cam và Lào hay Đông Nam bộ..phần đa đều liên quan tới thế giới tâm linh và nhiều bí ẩn khó giải thích.
Tôi chú ý tới câu chuyện của anh Sơn và sẵn đang được nghỉ phép nên có theo gia đình anh đi một chuyến vì những gì anh kể lại nó khá lạ lùng, rồi chính chuyến đi đó chúng tôi cũng gặp phải những chuyện lạ nữa.

Anh Sơn là người gốc Bắc, quê gốc anh ở tỉnh Hải Dương, năm 54 gia đình anh di cư vào Nam lập nghiệp chỉ còn cha anh khi đó còn nhỏ đang ở với vợ chồng một ông chú ruột, em trai ông nội anh, là bộ đội tham gia đánh Pháp trận Điện Biên và hy sinh tại đó, cha anh ở lại cùng bà thím và hai người em gái con của chú thím tại tỉnh Phú Thọ.
Sau khi họ hàng anh vào Nam thì một người anh ruột của cha anh Sơn tên là bác Đạo lớn lên và cũng phải vào lính trong đó, tôi nghe nói bác Đạo là sĩ quan của một đơn vị vận tải của sư đoàn bộ binh số 18 VNCH, đóng quân cụ thể ở đâu thì tôi không rõ chỉ biết trong một chuyến đi theo xe chở hàng thì bị máy bay Mỹ đánh rocket nhầm ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam bây giờ, đoạn đường bác Đạo tử nạn là từ Đăk pek lên Đồng Lốc phía chân một con đèo nhỏ có tên là Lò Xo, gần cầu Đắc Po ko từ phía Kon Tum qua Quảng Nam, con đường giờ đã mở rộng thành đường Hồ Chí Minh.
Sau giải phóng thì mọi thứ khó khăn nên gia đình bs Sơn cũng chưa có điều kiện đi tìm mộ bác Đạo, cho tới tầm những năm 98-99 thì vợ con bác Đạo đang ở Mỹ có gọi đt về nói nhiều lần mơ thấy bác Đạo rồi tới những người chị em của bác đạo trong đó có cả cha anh Sơn đều hay mơ thấy bác Đạo về, bác thường mặc một bộ đồ lính cũ rách nát và toàn thân ướt lướt thướt như mới dưới nước lên.

Là con thứ nhưng con trai thì bác Đạo này là con trưởng, người anh này giúp đỡ rất nhiều những người chị người em của mình khi còn sống như ăn học và công việc..
Bà mẹ bác Đạo sau hơn hai năm ốm nằm một chỗ chỉ kêu khóc gọi tên bác tới tận lúc chết, trước khi chết bà bỗng tỉnh táo minh mẫn lại, buổi chiều bà gọi con cháu lại nói rành rọt rằng phải đi tìm hài cốt bác Đạo về và chôn cất ở quê nhà ngoài Bắc cẩn thận thì bà mới yên lòng nhắm mắt, rồi bà mất đêm đó, sau khi mọi người đọc kinh xong thì đôi mắt bà bỗng đang nhắm hờ lại mở ra chẳng thể có cách gì vuốt cho nhắm lại được..

Bác Đạo có tất cả 4 người con, người con trai cả tên là anh Nhu cũng làm bác sĩ ở một bệnh viện gì đó bên Mỹ nghe nói khá lớn, hai người em kế thì có cửa hàng bán vỏ lốp xe ô tô, còn cô con gái út thì đang làm việc ở Đan Mạch, tôi nghe nói tất cả kinh tế đều khá giả.
Năm 99 thì vợ bác Đạo ở Mỹ bị ốm bệnh nặng, trước khi mất chừng vài tháng thì bà hay nói với anh Nhu là bà mơ thấy bác Đạo về và bảo bà đi đón bác về vì ở chỗ bác khổ quá, khi bà hỏi anh đang ở đâu thì bác Đạo chỉ một vùng ít cây và toàn nắng với gió có con đường đất đỏ ngoằn ngoèo chạy quanh, và bác ngồi ủ rũ trên một hòn đá màu nâu dưới một cái gốc cây gì đó trơ trọi..

Có hôm thì bác gái mơ bác Đạo về đứng tận đầu giường ngủ bác gái và nói, không đưa anh về thì cũng phải tới đó đào anh lên lật anh nằm ngửa lại chứ anh nằm úp mặt vậy thì con cái mình sau này hậu vận không tốt đâu..có bao nhiêu thì cũng mất hết thôi.
Anh Nhu thì theo duy vật và không tin duy tâm, lại là người theo đạo Công giáo thì chuyện tà ma hay tìm mộ với anh thật mơ hồ và mông lung, nhưng một lần khi tới nhà một người bạn gái chơi, người này làm nghề thầy đồng thầy bóng gì đó, tới đêm lúc chia tay nhau về bỗng nhiên người bạn này nói với anh, nơi cha anh chôn là chỗ đất tốt nhưng sắp tới sẽ bị san lấp nếu xương cốt lộ thiên là con cháu lụn bại và cha anh đang bị bắt giữ..
Cô này còn nói tới địa hình địa thế cũng có sườn đất đỏ và rừng cây rồi bờ sông với con đường lớn vắng vẻ chạy qua..dù cô này chưa một lần qua Việt Nam, cô đồng đó là một người gốc Philipine và có một chi tiết mà anh thấy nổi gai.., đó là cô bạn có tả rõ hình hài người cha anh là bác Đạo có tật là ngón chân út và ngón áp út dính liền nhau và có một bớt đỏ sau gáy.


Đầu năm 2000, một hôm anh Sơn khám chữa bệnh cho một bệnh nhân có tuổi quê ở Long An, bác này tên là Huỳnh và bị mất một chân trái, qua chuyện trò thì anh Sơn như không tin vào tai mình khi bác Huỳnh kể về vết thương bị bỏng và mất chiếc chân trái, ở đúng địa danh chân đèo Lò Xo đầu năm 72.
Bác Huỳnh kể tên đơn vị và chuyến đi định mệnh, hai chiếc xe vận tải bị dính rocket và bốc cháy trên hai chiếc xe có 5 người thì một người chết tại chỗ, một người bị thương khi về được tới căn cứ cũng chết, 3 người còn lại vừa bị thương vừa bị kẹt giữa vùng giao tranh răng lược nên họ đã bới đất ở những hố đạn pháo, bom chôn tạm cái xác đồng đội họ xuống đó và chờ đêm xuống tìm đường về đơn vị gần nhất, điều may mắn lạ lùng là bác Huỳnh còn nhớ tên người bị thương lẫn cả tên người sĩ quan áp tải cùng đi là Lê V. Đạo nữa..
Quá bất ngờ, anh Sơn đã mời bác Huỳnh về nhà mình chơi và gọi đt cho anh Nhu và các anh chị bên Mỹ báo tin đã tìm được người từng chôn cất bác Đạo và mọi người hẹn sẽ thu xếp về sớm và mời bác Huỳnh đi tìm lại nơi chôn cất bác Đạo.
Nhưng thật không may, khi mọi người bên kia chưa kịp về thì bác Huỳnh mất đột ngột trước tết chỉ vài ngày.
Anh Nhu và một người em trai vẫn về như kế hoạch và lần tìm theo lời kể lại của bác Huỳnh.
Khi về Việt Nam thì theo mọi người mách nước, anh Nhu và anh Sơn cũng có lần mò đi tìm nhờ những nhà ngoại cảm chuyên về tâm linh và tìm mộ, nhưng gần như không có kết quả, thấy ở đâu người ta nói có người gọi “hồn” giỏi hay biết giao tiếp với cõi “âm” các anh cũng lần mò tới tìm. Trong một lần về quê tổ ở Hải Dương thì có người mách tới một cô đồng nhà ở Hàm Rồng Thanh Hoá biết gọi hồn, cô đồng này cũng nổi tiếng một thời gian trước nên các anh cũng tìm tới, khi vừa xuống xe vào tới sân thì đã có người từ trong ra gọi tên mình khiến anh Nhu hoảng hốt, do là người Công giáo chưa bao giờ biết tới những việc kiểu như vậy nên ai cũng hoang mang, tới khi cô Út của anh Sơn đi cùng oà khóc khi nghe đúng tiếng anh của mình là bác Đạo đang “về” nói chuyện và lạ là không thông qua cô đồng kia mà lại “dựa” vào một người đàn bà khác cũng tới và chờ gọi “hồn” người nhà từ mấy ngày rồi nhưng chưa gọi được..
“Hồn” bác Đạo nói chuyện rõ ràng tả nơi mình được chôn và có đòi ăn xôi nếp và uống cả rượu rồi hút thuốc lá nữa, bác còn xin cả quần áo mã vì không còn quần áo gì.., tới khi hỏi cụ thể nơi bác nằm ở đâu để con cháu vào bốc cốt mang về thì bỗng nhiên bác Đạo nín bặt như bị ai bịt miệng và tay xua xua như cố đẩy ai đó bên cạnh ra rồi “thăng” mất..

Người theo Công giáo thì chuyện “gọi hồn” tìm cốt thì khá xa lạ, nhưng qua một hai lần thấy lạ lùng quá nên anh em anh Sơn quyết tâm tìm bằng được thầy nào gọi được “hồn” để hỏi xem tới đâu tìm cốt bác Đạo rồi mang về quê theo nguyện vọng của mẹ bác Đạo cũng là bà nội của các anh.
Rồi anh Sơn nghe một người quen nói ở Hoà Bình có một ông thầy pháp giỏi có thể gọi được “vong” về hỏi nơi chôn cất.., anh em anh Sơn lại lần mò qua Hoà Bình tìm và nhờ gọi. Người thầy pháp đó quả là gọi được bác Đạo, nhưng lạ một điều là cũng như lần trước khi hỏi cụ thể nơi chôn thì “vong” lại ú ớ và “thăng” mất dạng..
Tới khi cởi khăn áo làm lễ ra thì ông thầy pháp kia mới thủng thẳng nói cho các anh nghe là “vong” nhà các anh đang bị “giữ” lại, không rõ lý do gì hoặc phạm điều gì đó..
Và ông thầy pháp có khuyên các anh nên vào nơi đó tìm một thầy vùng trong đó, hoặc là người địa phương thì càng tốt vì họ biết phong tục và có thể xin được giúp cho, có gì thì điện thoại cho ông ở nhà sẽ hỗ trợ nữa.

Một lần nữa lại không may mắn nhưng khi đó thì các anh không nghĩ gì, đúng hơn là các anh cũng chẳng hiểu biết gì những việc đó và cũng không nghĩ ngợi gì, chỉ nghĩ là một sự đen đủi thôi.
Thế rồi anh Được là em trai kế anh Nhu cũng bay từ Mỹ về, anh Được này thì tính tình nóng nảy và mau lẹ hơn các anh kia nên đề xuất là cứ vào nơi bác Huỳnh đã từng nói là chôn bác Đạo để dò hỏi người dân và thử tìm thực tế coi sao.
Bàn vậy và các anh cũng đành thử một chuyến luôn.
Khi vào tới nơi đó thì mới thấy như mò kim đáy bể, bao năm rồi vật đổi sao rời rừng rú mênh mông biết tìm ở đâu, các anh đành quay về.
Rồi một người họ hàng ngoài quê lại chỉ cho các anh một thầy đồng ở Thạch Thất Hà Nội, các anh lại bay ra Bắc lần mò tìm gặp ông thầy kia, mãi mới tìm được nhà, khi tới nơi thì thấy khá đông người đang ở đó cũng chờ để xem bói hay tìm mộ gì đó..thấy người ta chỉ thì anh Được cũng vào để đốt hương và đặt lễ trên điện thờ, chỉ đặt đó và chắp tay vái vái thôi chứ anh Được cũng chẳng biết khấn khứa gì cả vì anh là người Công giáo, bất chợt ông thầy kia đang ngồi xem cho vài người ngồi quanh cái phản gỗ giữa nhà bỗng đứng lên vẫy anh Được lại và hỏi, anh đi tìm mộ cha anh phải không? Anh Được giật mình chưa kịp trả lời thì ông thầy nói tiếp; Anh có phải người bên lương đâu sao lại tới đây tìm tôi hỏi.
Cả mấy anh em anh Sơn đều giật mình vì chưa có ai nói gì mà không hiểu sao ông thầy này biết các anh là người có đạo, anh Sơn mới vội đỡ lời nói; Dạ vâng, đúng là chúng con là Công giáo, nhưng bác con thất lạc không biết mộ ở đâu, mà theo tâm nguyện gia đình chúng con muốn tìm mộ bác đưa về quê an táng, con không hiểu biết gì về việc này và nhờ người ta chỉ nên tới đây hỏi thầy…

Ông thầy bói khoát tay rồi vẫy anh Nhu lại chỉ chỗ trước mặt mình bảo anh Nhu ngồi xuống, ông thầy này nói rành rọt; Anh là con trai cả trong nhà chứ không phải anh vừa nói ( tức anh Sơn) anh từ rất xa về đây hỏi tôi tìm mộ cho cha anh, gia đình anh lại là có đạo, nhưng có đạo hay không đạo cũng không ai cấm các anh đi tìm mộ cha mình.., chỉ có điều là khó đấy, các anh vừa vào nơi đó về phải không, thấy nó mênh mông mù mịt đúng không? Tôi thấy là hài cốt cha anh ở đây rồi, nhưng tôi chỉ có thể chỉ cho các anh cụ thể thôi, và tôi không thể trực tiếp đi cùng cũng không giúp đỡ gì cho các anh được nhiều, các anh phải tự làm, vào tới trong đó phải tìm một thầy cúng người nơi đó, nhờ họ cúng xin phép Giàng cùng Thần linh, Thổ địa ở đó, nơi cha anh nằm thì không phải ở gần cây cầu lớn trên đường chính, mà qua cầu lớn theo hướng bắc sẽ tới một ngã ba bên tay trái có con đường mòn đi vào một cây cầu nhỏ hơn, không đi qua cầu vì cha anh nằm bên này cầu nhỏ chỗ người ta phát rẫy trồng cây có một bãi đá gần bờ sông, tới đó xem tảng đá nào to mà có cây to mọc cạnh thì gọi đt cho tôi tôi chỉ tiếp cho mà đào tìm, xương cốt thì không còn đủ, chỉ còn thân và hai chân thôi, hai tay thì mất rồi, chân vẫn còn mang giày đấy…tìm cốt lấy cốt thì không khó lắm đâu, còn….
Ông thầy bói bỏ lửng câu nói rồi không nói gì nữa.
Khi chào ông thầy bói ra về thì anh Sơn muốn gửi ông chút tiền tạ ơn thì ông thầy xua tay nói, các anh mua trái cây tới lễ là được rồi tôi không lấy tiền của các anh đâu, nói gì ông thầy này cũng không nhận.

Biết vị trí rồi ngay hôm sau các anh quay về và bay vào Nam, tổ chức đi tìm luôn, địa điểm có gần như cụ thể rồi nhưng nơi đó xung quanh rất vắng người và nhà cửa và phải còn liên hệ tìm một ông thầy cúng ở địa phương nữa.
Về tới Sài Gòn các anh nghỉ một ngày mua đồ lễ chuẩn bị dụng cụ đào bới, lều bạt và gọi thêm người đi rồi lên đường đi Kon Tum luôn, tới Đắc Ven tất cả dừng nghỉ lại và quyết định tìm tới nơi ông thầy bói kia chỉ trước đã, xác định đúng thì sẽ đi tìm mướn một ông thầy cúng sau.
Nhưng ngay đêm đó thì trời đổ một cơn mưa to, tới sáng hôm sau khi tất cả lên xe chuẩn bị đi thì chiếc xe 16 chỗ ban đầu bị hóc số và sau đó bể hộp số, dầu nhớt chảy tùm lum đen xì và không thể đi nữa mà phải dùng xe chuyên dụng chở quay về Gia Lai để sửa, anh Sơn gọi điện cho ông thầy đồng thông báo sự việc thì ông thầy đồng nói; Các anh bây giờ nên tìm một người biết về những việc như cúng bái khấn khứa hương khói bên Lương và nhờ họ đi cùng để họ chỉ việc và làm lễ giúp các anh chỉ đứng sau thôi.

Nghe vậy thì anh Sơn quay lại Sài Gòn nhờ một chú người quen thân, đứng tuổi rồi tên là chú Ba Ngọc ở gần chợ Ông Tạ đi cùng, chú Ba nhận lời giúp và đi ngay, anh Sơn lại phải thuê một chiếc xe khác chạy vào, trên đường đi thì anh Sơn có kể cho chú ba nghe đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện chi tiết, chú Ba chỉ im lặng trầm tư nghe và không nói gì nhiều, nhưng thật lạ lùng là khi xe cùng chú Ba với anh Sơn vừa vào tới Đắc Ven thì một người được anh Sơn thuê đi cùng để làm công việc đào bới lại bị đau bụng dữ dội phải đưa vào viện, và bệnh viện phát hiện anh này bị viêm ruột thừa phải mổ ngay, trong khi trước đó cả ba anh này đều khoẻ mạnh bình thường.
Chỉ còn hai anh nhưng họ vẫn đồng ý đi theo làm tiếp, nhưng tới sáng hôm sau khi ngủ dậy thì một anh khi ăn sáng xong ngồi uống cà phê chuẩn bị đi thì anh này rụt rè trình bày không đi làm nữa và không nhận tiền công vì chưa làm gì, chỉ xin anh Nhu tiền mua vé xe về lại Sài Gòn, hỏi tại sao lại vậy thì anh này một mực không nói gì chỉ nói rằng thấy không khoẻ nên không thể theo làm..anh Nhu và anh Được thì rất bực tức, anh Sơn thì lại cuống lên lo điện về Sài Gòn tìm thuê người, chỉ chú Ba là bình tĩnh gọi riêng anh người làm kia ra rủ rỉ gặng hỏi lý do tại sao không đi làm nữa, mãi rồi anh kia cũng kể lại lý do là từ khi xe hư và anh Sơn quay về Sài Gòn ba ngày đó đêm nào anh này cũng mơ thấy một người đàn bà đứng trên một cây gỗ trôi trên một con sông, mặt mày rất dữ tợn và nói thứ tiếng gì đó rồi tay giơ cao một con dao rất dài doạ anh..tới đêm hôm qua thì anh lại nằm mơ thấy cũng người đàn bà đó đang cầm cây dao rượt chém ba đứa con và cô vợ anh ở nhà, rồi quay qua bổ thẳng cây dao vào mặt anh khiến anh choàng tỉnh vã mồ hôi và tức hết ngực vì sợ hãi..
..
Xâu chuỗi mọi chuyện lại thì chú Ba Ngọc gọi anh Sơn ra nói chuyện riêng, chú Ba có nói việc này có vẻ phức tạp với những trục trặc từ khi mới bắt đầu, có lẽ không phải tự nhiên, giờ nên quay về Sài Gòn tự chú sẽ đi tìm những người khác chuyên về làm công việc này để thuê họ đi cùng và cũng làm lại từ đầu xem thế nào đã.
Tất cả lại quay về, và chú Ba trực tiếp đi tìm và nhờ người tìm những người chuyên làm công việc đào bốc mộ ở Bình Hưng Hoà để đi làm, có hai người chịu đi, và chắc cũng chỉ cần hai người thôi, mọi người lại tiếp tục lên đường.
Trước khi đi thì chú Ba làm đủ mọi thủ tục như chọn ngày, giờ và thắp hương xin gia tiên phù hộ..cẩn thận.
Nhưng cuối cùng chuyến đi đó cũng đổ bể thất bại.
Khi vào tới Kon Tum thì chú Ba quyết định không dừng nghỉ lại mà chọn phương án chạy thẳng lên tìm địa điểm trước đã, xác định được địa điểm thì quay lại chuẩn bị tiếp những bước sau.
Khi qua cầu Đắc Pô xác định được cái ngã ba rẽ vào nơi có cây cầu nhỏ nữa thì đường mưa quá lầy xe không thể vào mà chỉ đỗ phía ngoài đường lớn tài xế và một người nữa ở lại trông xe 6 người phải lội bộ vào sâu trong để tìm địa hình địa vật khi phát hiện ra những dấu hiệu y như ông thầy đồng chỉ thì hỡi ôi, khu đó không có sóng điện thoại, ghi nhớ cụ thể và chụp hình lại bằng máy chụp hình rồi tất cả quay ra, nhưng một việc kỳ lạ đã xảy ra khiến cho tất cả 6 người hôm đó đều hoang mang tới tận bây giờ, đó là khi quay trở ra ngoài xe lúc đó trời mưa nhỏ và chỉ khoảng 3 giờ chiều với đoạn đường chưa tới ba cây số, nhưng 6 người đã phải đi cả đêm trong bùn lầy gai góc và cây thưa, cho tới tận gần 6 giờ sáng khi trời đã sáng thì bất chợt anh Luỹ là người chuyên bốc mộ thuê ở Bình Hưng Hoà mới hét lên; Trời ơi bị dắt đi đâu thế này.., thì tất cả chừng đó con người mới như bừng tỉnh, trước mặt họ vẫn là bờ sông nước đục ngầu vì mưa lũ, họ đã đi loanh quanh lẩn quẩn ở khu bờ sông và hai khoảnh rừng ngay đầu cây cầu nhỏ là bãi đất trống đó suốt đêm, tất cả mũ nón túi tắm rồi rựa thuổng, thuốn đều rơi đâu mất hết, cả đám người trông như những con trâu vừa đi cày xong bước lên từ ruộng thụt, ai cũng phờ phạc ngơ ngác chẳng hiểu tại sao.

Sau đó cả tháng thì tôi gặp chú Ba Ngọc, anh Được, anh Sơn với anh Luỹ và anh Đông là hai anh bốc mộ, nghe tất cả kể lại như sau.
Khi lội bộ vào tới trong gần cây cầu nhỏ, con đường đất đi như một vòng cung qua một bãi rừng thưa chỉ có cây khá to và vắng, phía bên phải là một rừng keo dày và rậm hơn, khi vào tới gần cây cầu thì theo hướng ông thầy kia chỉ thì là bên tay phải, đi qua bãi cây to thưa là tới rừng keo và một rừng cây khá rậm rạp, chuyến sau thì chúng tôi có đi theo tới đó nên có thể tả lại rõ cho bà con dễ hình dung.
Giữa rừng keo trồng với rừng rậm kia có một khe rậm như ranh giới giữa hai bên, có nhiều những hòn đá do nơi này gần bờ sông, sau khi chui rúc tìm kiếm thì anh Đông bốc mộ phát hiện ra một tảng đá nâu lớn và phía trên cạnh tảng đá có một cây rừng cỡ một vòng tay ôm lá lưa thưa, anh Đông liền gọi mọi người lại, lúc bấy giờ mọi người mới ngơ ngác vì tất cả xung quanh cảnh vật gần như giống y những gì ông thầy đồng kia tả, có tảng đá nâu tròn bên trên, có cây to, sau cây có ba tảng đá trắng nhỏ hơn và dưới tảng đá nâu chừng gần chục bước chân có bụi cây dây leo dại có hoa màu vàng..,anh Nhu còn nhớ ông thầy đó còn nói khi tới đó sẽ có tiếng chim kêu là đúng nơi đó, nhưng lúc đó thì rừng vừa sau mưa nhỏ chẳng có chim chóc gì cả, khi tất cả đang xúm quanh cho chú Ba Ngọc sắp lễ thì bỗng dưng ngay cái đường ranh rậm rạp trước mặt bỗng vang lên một loạt tiếng chim bìm bịp kêu ùm ụp ầm ỹ và có hai ba con bìm bịp cùng bay nhao nhác ra ngoài, nổi cả gai ốc anh Nhu vội nói với anh Sơn là đúng y như lời ông thầy nói rồi, bây giờ chờ chú Ba thắp nhang xong đào tìm hay sao?
Anh Sơn thì băn khoăn là như lời ông thầy dặn thì phải nhờ thầy cúng ở địa phương tới cúng xin, mà giờ chưa nhờ được không biết sao bây giờ.
Trong khi mọi người đang bàn bạc thì anh Được đã nóng nảy nói, thôi dẹp tới đây thấy rồi thì ta lựa lựa mà đào thôi chứ giờ quay ra tìm thuê được thầy cúng thì phải qua ngày sau nữa, rồi biết đâu lại mưa nữa không đi được..

Nói rồi anh Được nói ta cứ thử đào phía dưới tảng đá này thử coi sao, vừa mới xăm nhát thuổng đầu thì trời bắt đầu gió tới và mưa tiếp nặng hạt hơn.
Chú Ba thì tính muốn cản anh Được và anh Nhu để chờ tìm thầy tới cúng cho đúng, anh Nhu thì có vẻ chần chừ nhưng anh Được thì xăm xăm giục anh Đông và anh Luỹ cứ đào đi..
Lạ là gần như mọi người càng đào thì trời mưa càng như lớn hơn, anh Sơn nói nên dừng lại ra xe mang lều bạt vào cắm trước rồi chờ mời thầy tới..
Chú Ba thì đốt vàng mã khi cúng xong, chú Ba kể lại lúc đó mưa khá lớn rồi nhưng đống mã bỗng bùng lên cháy đùng đùng, ngọn lửa bốc cao tới cả mét và uốn éo phần phật rất lạ dù không có gió lớn lúc đó, mọi người đang đứng quanh chỗ đốt mã thì ngọn lửa như quay tròn quanh và táp thẳng vào khiến tất cả phải nhảy lùi lại..
Mưa bắt đầu lớn hơn, tất cả dừng việc tụ lại dưới tán cây phía trên tảng đá chú Ba nói anh Nhu với anh Sơn nên tìm cách căng bạt để trú mưa, anh Sơn và anh Nhu đội mưa chạy quanh tìm cây nhỏ để chặt và chống bạt, khi hai anh đang loay hoay chặt một cái cây thì bất chợt ngay phía trước mặt các anh bỗng dưng hiện hai đứa trẻ, áng chừng chỉ mười mấy tuổi, chúng đứng yên lặng và nhìn hai anh, thoáng có phần giật mình nhưng các anh đều mau chóng nghĩ rằng chắc chúng là những đứa trẻ đi chăn trâu bò hay đi rừng cùng cha mẹ loanh quanh đâu đây thôi, và chúng nói với các anh bằng một giọng lơ lớ của người thiểu số rằng có về nhà chúng đụt mưa không, hai anh mừng quá vội đồng ý và quay lên gọi chú Ba cùng mấy anh em kia đi theo, khi quay lại thì hai anh lại bất ngờ lần nữa khi không thấy hai đứa trẻ kia đâu mà trước mặt mọi người là một người đàn bà, tướng người và mặt mũi bộ dạng khá kỳ lạ và rất khó đoán tuổi, các anh ước chừng chị ta tầm hơn 40 tuổi, chị ta đứng im và nhìn chằm chằm vào mọi người, anh Nhu vội hỏi chị có phải là mẹ của hai đứa trẻ kia, và xin về nhà chị trú nhờ mưa một chút, và nhân tiện anh cũng muốn hỏi thêm chị này vài thông tin về nơi này. Người đàn bà đó kéo cái nón rộng vành che xuống mặt và gật đầu vẫy tay ra hiệu mọi người đi theo, khi anh Nhu hoặc anh Sơn muốn đi nhanh lên gần chị ta để hỏi nhà có gần đây không thì chị ta lại dường như cũng đi nhanh hơn, và chị ậm ừ mỗi khi các anh hỏi han.
Nghĩ là người thiểu số có lẽ không rành tiếng Kinh nhiều nên các anh cũng ý tứ đi theo sau mà không hỏi nữa.
Tới lúc đi cũng khá lâu mà vẫn chưa thấy nhà chị này đâu thì mọi người cố gọi chị ta quay lại và ra hiệu ý muốn hỏi còn bao xa.., thì chị này ngẩng đầu lên và chỉ tay xuống bờ nước, tất cả đều nhìn thấy hai đứa trẻ gặp lúc trước đang đứng trên một chiếc bè cây, nửa nổi nửa chìm trên mặt nước lập lờ đầy lạ lùng..
Khi đó cả năm người cùng định bước lên cái bè đó, nhưng còn thiếu anh Luỹ đi sau cùng chưa tới nơi, nên có ý quay qua chờ, tới khi anh Luỹ vừa tới thì anh bỗng la lên; Trời ơi, bị dắt đi đâu thế này, định đưa tụi tui đi đâu…
Trong chốc lát ba con người vừa rồi bỗng tan biến như bốc hơi, và tất cả sáu chú cháu như bừng tỉnh.
Như mọi người kể lại thì chỉ đi chừng mười mấy hai chục phút theo người đàn bà kia thôi, nhưng khi bừng tỉnh ra thì lúc đó đã gần sáu giờ sáng và trời đã sáng bảnh rồi, và cả mấy con người cứ dắt díu nhau đi lòng vòng quanh khu bãi thưa và rừng keo mấy vòng không biết nữa, chỉ thấy những dấu chân chi chít bùn và cây lá rạp xuống như cả một đoàn người vừa đi qua trong đêm.
Chú Ba thì chợt nhớ ra “mẹo” dân gian dạy khi bị như vậy là đái ra lấy nước tiểu bôi lên mắt lên mặt, nhưng chả ai còn thời gian mà làm nữa tất cả xem còn gì rớt thì nhặt xong là ba chân bốn cẳng chạy ra phía ngoài đường xe đang đỗ chờ từ chiều qua.
Anh tài xế và một người bạn anh Sơn đợi ngoài xe đã hết sức hoang mang lo lắng vì bởi mọi người đi vào đó từ chiều và suốt đêm, cả vạt rừng mênh mông đó tối om không hề có một mái nhà nào và cũng chẳng có người dân nào trong đó, trời thì mưa rả rích, vào đó tìm thì đi một mình không ai dám đi, bảo ngồi ngoài xe chờ một mình cũng chẳng ai dám ngồi giữa rừng đêm vắng vẻ mênh mông như vậy.
Cả hai người gần như thức trắng đêm và thấp thỏm nghe ngóng chờ đợi những người kia cho tới tận sáng thì mới thấy tất cả dắt díu nhau chạy ra bùn đất bê bết và chân tay mặt mũi gai cào xước sát hết, ai cũng mặt mũi tái xanh vì mệt và sợ lên xe và chạy quay lại Đắc Ven nơi có sóng điện thoại và gọi điện về cho ông thầy đồng.
Bài hơi dài rồi, mai xin đăng tiếp phần sau ạ.
Chờ phần sau, vã quá rồi
 
Phần tiếp luôn

PHẦN 2.
CUỘC TÌM MỘ NGƯỜI THÂN CỦA MỘT ANH BẠN BÁC SĨ.

Sau khi ra được tới xe ô tô tất cả vừa mệt vừa sợ bùn đất bê bết leo vội lên xe và quay về Đắc Ven, rẽ vào Đắc Glei, chú Ba đưa tất cả rẽ vào một nhà người quen của bạn thân chú xin nghỉ nhờ tạm rồi tìm nhà nghỉ trọ cho thoải mái hơn.
Mọi người tắm rửa và nghỉ ngơi ở nhà nghỉ trọ còn chú Ba và anh Sơn, anh người quen ở Đắc glei là anh Vạn, cùng tài xế lái xe qua Đắc Ven để anh Vạn liên hệ nhờ tìm người biết cúng bái.
Rồi anh Sơn quay về thành phố để giải quyết một số việc cơ quan, ngày hôm sau thì anh vô tình gặp tôi cùng một cậu em, nghe anh nói chuyện và ngỏ ý muốn anh em tôi đi cùng có gì thì hỗ trợ cho anh, nghe vậy thì chúng tôi quyết định đi theo anh một chuyến, vừa là sự tò mò vừa là anh em hỗ trợ nhau, tôi không quên điện cho cậu em kết nghĩa tên Thắng lúc đó đang ở Hồng Ngự, nó vội xin nghỉ phép và lên Sài Gòn đi cùng chúng tôi, anh bạn tên Thiết buôn bán sắt ở Hà Tôn Quyền cũng về nhà lấy xe ra đòi đi cùng, vậy là bốn anh em cùng anh Sơn lên đường luôn.
Trong khi anh Sơn về thành phố thì chú Ba cùng anh Nhu và anh Vạn đi tìm thầy cúng.
Anh Vạn tìm và nhờ bạn bè mãi mới tìm được một người thiểu số Giẻ Triêng tên là anh Trơi, nhà anh Trơi thì từ đường 14 phải đi qua cầu treo sông sang bên kia Đắc Ven vào tút sâu toàn rừng với rẫy..

Anh Trơi lúc đó còn khá trẻ chừng hơn 40 tuổi chút có vợ và 5 đứa con bé lít nhít. Anh Trơi này thì không phải thầy cúng bái chuyên nghiệp chỉ có ông anh trước là già làng, già làng thì kiêm luôn thầy cúng Giàng ngày xưa nhưng đã mất, anh được ông, cha truyền lại phép cúng gọi cầu xin Giàng, do ngày bé đi theo cha và ông nhiều nên anh còn nhớ và cũng biết một chút, sau thì anh vào làm công nhân điện lực nên rời xa bản làng cũ..
Tôi nhớ mang máng thì người Giẻ Triêng có nguồn gốc từ Lào, thuộc nhóm Môn- Khmer nên tiếng nói họ tôi cũng biết lõm bõm, họ theo tín ngưỡng đa thần nên thờ cúng tuốt từ Giàng (Trời) Thần linh tới “tà ma” chính tà, thiện ác..đủ cả, người Giẻ Triêng họ chưa có khái niệm riêng để rạch ròi phân biệt Thần Thánh, tà ma vv.. đặc biệt hay dùng ma thuật trong chữa bệnh, ở Lào tôi từng được tham dự lễ thức cúng thần Lúa đồ cúng có cả một bát máu người.
Sau khi anh Trơi nhận lời giúp và đi cùng chúng tôi, anh mang theo “ấn pháp” của mình là một con dao dài, trông nó giống một thứ binh khí hơn là nông cụ, lưỡi dao dài 50-60cm có cán bằng lồ ô đực dài cả hai mét, nhìn như cây giáo mác ngày xưa vậy, hai ba ống tre, những chiếc tua rua làm từ lồ ô ngâm nước và đập rất kỹ tơi ra gần như sợi đay dài chừng 50cm, phần đầu tầm 10cm thì được nhuộm màu đỏ, một hòn đá gì đó màu đen bóng, một cái tù và bằng sừng trâu.
Theo lời anh yêu cầu thì chúng tôi tìm mua cái đầu heo sống đem nhờ luộc, hai con gà sống, một cái đuôi trâu và một con cá sông màu trắng, những tờ giấy màu và anh Trơi ngồi tỷ mẩn xé bằng tay theo những hình thù gì đó rồi xếp tất cả lại, sau đó thì nghỉ ngơi sớm mai lên đường từ sớm.


Gặp và ngồi nghe tất cả mọi người nói chuyện về vụ việc mấy ngày trước bị “ma” dắt đi lòng vòng, nếu như ai chưa từng biết sự việc lạ lùng đó thì nói ra chắc chắn sẽ không tin, vì cái sự đó nó rất rất là khó tin và cũng khó giải thích, bản thân tôi từng bị một lần ở Lào lúc đó chúng tôi đi 12 người, và một lần ở Cam thì tôi đi một mình trong rừng ở Đăng Cum gần đường biên giáp Thái, xin kể lại lần ở Lào cho bà con nghe thế này;
Lúc đó chúng tôi ở Phu Phạ sát đường 13 dưới khu mỏ đá 567, một lần mấy anh em được mời đi ăn đám cưới, từ đó mà đi theo đường lộ xuống cầu bê tông rồi rẽ vào thì rất xa, nếu đi đường tắt qua truông Phù ( là khoảng rừng khá rậm và có cả đầm nước) thì gần hơn, nói thật là ở đó tôi nghe bà con kể nhiều về cái truông đó, người dân ít khi dám đi vào đó đơn lẻ và thường phải ra ngay khi trời xế bóng chứ không dám muộn muộn mới ra, nhiều chuyện “ma trành” ma chiếc gì đó nhiều lắm.., nhưng anh em đông cả mười mấy người toàn chuyên ở rừng thì sợ gì, thế là tất cả rủ nhau đi qua đó, thế rồi suốt từ 7-8 giờ sáng chúng tôi loay hoay chui rúc luồn lách tới tối mịt vẫn loanh quanh ở cái truông đó.

Lúc đó thì tôi và hai anh nữa còn trẻ, lính mới không nói làm gì, nhưng các anh khác thì toàn cụ cựu, có anh còn nằm rừng từ thời chống Mỹ nữa, còn bốn anh bạn người Lào cũng toàn “thứ dữ” ở những đơn vị đặc nhiệm…vậy mà hơn chục con người cứ loay hoay trong rừng càng đi càng thấy rừng già, tới lúc trời bắt đầu tối chừng 5 giờ chiều, ở rừng giờ đó là tối rồi thì anh Khay người Lào mới la lên, chết rồi tất cả ngồi xuống đi, rồi anh đi lên phía trước cả đoàn một đoạn và bắt đầu đứng chắp tay miệng lẩm nhẩm gì đó khá lâu chừng gần 10 phút sau đó anh đưa khăn cho chúng tôi lau mặt, lau xong thì thấy mùi khai khai chua chua..tất cả như tỉnh ra, vừa mệt vừa đói vừa khát, anh Khay dặn sắp về tới nơi rồi ai khát không được uống nước suối hay ăn quả lá gì, cứ im lặng mà đi theo anh thôi, nhoáng tý ra tới sông anh bảo tất cả bơi qua sông sang lên đường, rồi tất cả cuốc bộ dọc theo quốc lộ quay về đơn vị như một lũ ăn mày ăn trộm, bẩn thỉu tơi tả hết.
Lần đó tôi nhớ mãi.., tôi nhớ là xác định hướng đúng rồi và thấy núi trắng trước mặt rồi còn thấy cả nhà dân rồi, vậy mà vừa ngồi nghỉ ở bờ suối rửa mặt mũi chân tay xong đi tiếp là gần như chả ai nhớ gì biết gì cứ đi mông lung vô định như vậy, sau này tôi hỏi anh Khay là sao anh biết bị “dẫn” thì anh nói vô tình anh ngửa mặt lên trời, anh thấy một con chim dường như đứng im trên không trung trong khi cánh nó vẫn dang ra như bay, nghe thật khó tin, nhưng tôi tin anh vì tôi từng nhìn thấy một con chim y như vậy, nó rất to và như dừng trên không trung, nhưng lúc đó nó bay như đứng yên trên mặt sông và lúc đó chúng tôi cũng không bị “dắt” đi mà chỉ bị “trêu” thôi.
….
Quay lại vụ đi tìm mộ thì đúng như anh Nhu và chú Ba Ngọc lo lắng, hai ngày sau trời mưa rả rích chúng tôi không đi được lại bỏ đầu heo ra nhậu và nằm chờ trời tạnh.
Tới ngày thứ ba thì hơi hửng chút nhưng vẫn chưa tạnh hẳn tôi rủ anh Thiết anh Sơn và Thắng cùng nhau lái xe lên nơi đó nhìn ngó qua địa hình xem thế nào, anh Sơn vẫn còn rờn rợn nên ngồi ngoài xe cùng anh Thiết còn tôi cùng thắng xắn quần đi bộ vào sâu trong xem sao.
Nơi đó vắng vẻ có cảm giác âm u và bức bối, đoạn này sông Po Ko chảy qua, tới cầu Đắc Po Ko thì dòng sông đảo qua bên kia đường 14.
Trời lúc đó đã tạnh mưa, không khí lạnh và âm u, rừng núi trông rất ảm đạm.
Khi quay đầu xe về, đang xuống dốc tôi chợt thấy một người đàn bà đồng bào chắc đi chăn bò ngồi bên trái đường mặt ngây dại nhìn theo chiếc xe, lúc đó Thắng cầm lái, nó lập tức đạp phanh tấp vào lề, tôi ngồi ghế bên phụ hỏi nó có gì vậy? Nó quay sang nhìn tôi, chỉ có tôi mới hiểu ánh mắt nó.
Anh em tôi vờ ra khỏi xe nhìn ngắm xung quanh, hai anh bạn kia vẫn ngồi trong xe, Thắng đứng gần lại với tôi rút thuốc mời tôi và anh em chụm đầu châm lửa, nhả khói xong nó hỏi nhỏ tôi, vừa đoạn lúc nãy anh hai có nhìn thấy ai không? Tôi nói anh có thấy, anh thấy lạ lạ, nghĩ trong đầu thôi…

Thắng nó nói, anh xem mưa gió thế này quanh đây thì không có nhà trâu bò không có, rừng rẫy cũng chả ai đi về giờ này.., nó ra cho anh em mình thấy luôn đấy, vụ này em thấy hơi khó đấy không dễ đâu anh, nhưng thôi anh em người ta chuẩn bị bao lâu rồi, thời gian tiền bạc với họ không tính tới chẳng lẽ giờ mình bàn ngang, anh Sơn thì chắc không sao nhưng còn anh em anh Nhu anh Được.., nên ý anh sao ạ??
Tôi cũng khá khó nghĩ, khó xử vì tôi biết và hiểu em tôi, nó không phải em ruột tôi nhưng còn hơn em ruột, nó có những thứ mà theo tôi đó là một thứ khả năng gì đó về thế giới tâm linh, tuy là em tôi nhưng nhiều thứ nó như một người Thầy truyền dạy cho tôi nhiều điều từ cái thế giới bí ẩn đó, rất nhiều lần anh em rất đông nhưng chỉ tôi với nó thấy, hoặc chỉ nó thấy, chúng tôi thường chia sẻ với nhau rất nghiêm túc và với thái độ cầu thị học hỏi tìm hiểu và tôn trọng mọi thứ xung quanh dù là chính hay tà, thiện hay ác.
Thắng nói với tôi, xương cốt có thể thấy nhưng “hồn” thì chưa chắc đã về được…
Cuối cùng thì đúng là vậy.

Chiều hôm sau khi chờ khô ráo chút, chúng tôi chưa đi ngay mà còn chờ thêm hai ngày nữa cho tạnh hẳn, buổi chiều khi đi ăn cơm và uống cà phê quay về, anh em ngồi trong sảnh nhà nghỉ xem một trận đá bóng gì đó, tôi ngồi ở ngoài sân uống nước và mượn chiếc đt O2 của anh Sơn, loại đt rất xịn sò lúc đó để trải nghiệm, anh Sơn thì đang gọi điện cho vợ ở nhà, tôi ngồi đối diện anh mặt quay ra đường, hướng lối vào nhà nghỉ, đột nhiên tôi có cảm giác rùng mình ớn lạnh khó tả và cả bồn chồn lo lắng, tôi rời mắt khỏi cái đt và nhìn ra đường, lúc đó trời còn sáng chứ chưa tối, một người đàn bà đang đứng ngoài đường phía bên kia đường nhìn vào nhà nghỉ.
Cái nhà nghỉ đó vắng chứ không đông khách và chỗ đó cũng không phải phố xá gì.
Người đàn bà đứng im như một pho tượng đá, bộ đồ màu đen nhờ nhờ, dáng người thấp nhỏ lam lũ, lưng đeo một chiếc gùi đáy vuông, miệng loe to kiểu người đồng bào nơi đo hay dùng, bà ta cứ đứng yên vây khá lâu, rồi từ từ…biến mất như ánh nắng chiều mờ dần, không có vẻ gì là giận dữ hay buồn bực gì cả, một vẻ vô cảm lạnh lẽo đáng sợ.
….
Sau đó thì chúng tôi cùng các anh em con bác Đạo đã vào đó đào bới và tìm được hài cốt bác mang về, đúng như ông thầy đồng kia nói, bộ hài cốt nằm nghiêng gần như úp mặt xuống và chỉ còn thân và hai chân, một chân vẫn mang giày ống cổ cao của lính, hai cánh tay không còn chắc có lẽ xưa đã bị thú bới lên ăn mất.
Sau khi đưa về quê nhà tận ngoài Bắc an táng trong nghĩa địa của dòng họ tuy đã mồ yên mả đẹp rồi nhưng sau đó khi xong xuôi, họ hàng anh em nhà anh Sơn có làm một đám tiệc giống như lễ tạ mộ, bác Đạo đã “nhập” vào một người cháu gái về vui cùng gia đình và sau đó thì vội vã chia tay, trước khi đi thì bác nói phải quay về đó vì còn gia đình vợ con..
Tôi nghe Thắng nó nói lại là có một người đàn bà và ba đứa con nhỏ chết từ đâu đó trôi về gần đấy và họ đã chiếm giữ bác Đạo làm chồng và làm cha.
Tôi thì không có khả năng giao tiếp gì với thế giới đó, nhưng tôi tin lời em tôi nó nói.
Cuối cùng thì cũng chỉ là phần cốt trở về quê hương, còn phần hồn bác Đạo chắc vẫn nằm ở nơi nào đó trong đại ngàn mênh mông.
 
Back
Top