kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

đúng là chả rẻ tý nào , 2 tháng mua sách gần 5 chai mà chỉ lên hạng bạc thôi ,đổi astra lấy mã tuỳ theo đợt sale , ngày thường nó mắc lắm 1 trăm mấy astra đổi được có phiếu 30k
thím nhọ vậy, hồi tháng 9 mới ra lên hạng bạc tốn có 10 astra ~ 5k vnd, tổng đơn 1tr là được. như thím lúc đó chắc lên được hạng vàng. mà thằng này nó đổi xoành xoạch, ko biết tháng tới đổi kiểu gì
hồi trước thấy còn được, nhớ đâu lúc đó giá astra qui ra 35k thì đổi được mã 70k, còn nay thì ngang tiền thì thấy chả khác gì
 
chỉ trích đoạn bài viết của 1 tác giả trên net thôi, chứ đâu phải sách , thấy ý nghĩ cũng khá là ổn
Thế nào là tư duy đủ lượng ? Biết thế nào là tư duy thì mới tách ra khỏi tư duy được, nghe có vẻ là mơ hồ hay ko?Con người tư duy này sang tư duy khác nối tiếp nhau mới hình thành xã hội hiện đại như ngày nay , nói tách ra khỏi , liệu có mâu thuẫn hay không ?
tỉnh thức là duy trì ý thức trên mỗi công việc mà mình đang thể nghiệm, đang “sống” với trong từng phút giây hiện tại .Mà hiện tại và tồn tại theo tôi chỉ là có liên quan nhau ,là Nhân Quả , đồng nhất với nhau .Tỉ như hiện tại tôi sống tỉnh thức thì tôi tồn tại ngược hẳn với tôi sống ngu si, tham lam , độc ác
Tư duy bắt nguồn từ sự bất đồng -Không chỉ với người khác mà còn chính bản thân mình (Hoffer)
View attachment 1454320
Đang hỏi mai phen chê ntn thì phen lại trích một cha ất ơ nào đó. Bảo sao t đọc xong nghĩ, sách quái gì thế này. Lol.

Comment trước cho đoạn trích của phen đó. Cha viết tỏ vẻ nguy hiểm nhưng tư duy chưa tới.

Sách Plato kia t ko đọc, thấy phen thắc mắc nên tò mò hỏi. Phen không show được thì không giúp gì được rồi.
 
Đang hỏi mai phen chê ntn thì phen lại trích một cha ất ơ nào đó. Bảo sao t đọc xong nghĩ, sách quái gì thế này. Lol.

Comment trước cho đoạn trích của phen đó. Cha viết tỏ vẻ nguy hiểm nhưng tư duy chưa tới.

Sách Plato kia t ko đọc, thấy phen thắc mắc nên tò mò hỏi. Phen không show được thì không giúp gì được rồi.
thím khác hỏi mà, có phải thím xuanlam79 đâu :beat_brick:
thấy trong này, ko biết phải đoạn thím kia muốn hỏi không
https://docsach24.co/doc-sach/plato...quan-bar/ly-tinh-do-voi-thien-khai-24779.html
 
Đang hỏi mai phen chê ntn thì phen lại trích một cha ất ơ nào đó. Bảo sao t đọc xong nghĩ, sách quái gì thế này. Lol.

Comment trước cho đoạn trích của phen đó. Cha viết tỏ vẻ nguy hiểm nhưng tư duy chưa tới.

Sách Plato kia t ko đọc, thấy phen thắc mắc nên tò mò hỏi. Phen không show được thì không giúp gì được rồi.
lâu lâu đọc mấy sách triết cũng thú vị nhưng cũng mêt óc nhức đầu, lịch sử triết học Phương Tây đầy tranh luận , tranh cãi , đọc xong rồi thôi , suy nghĩ tranh cãi chi cho mệt .
 
ac08c07900dae0a4fc3a0d5dbb30b8c8.jpg

cuốn sách dành cho AE đam mê toán học , sách này với tôi Nhai được nhưng khó nuốt và tiêu hoá ( IQ thấp quá )
 
@Zarathustra ver 2 Bác nghĩ sao về câu " Tôi tư duy nên tôi tồn tại" của Descartes? E chưa hiểu tại sao câu này lại bị chê trong quyển "Plato và con thú mỏ vịt" ?

Mỗ nghĩ chắc có hiểu nhầm ở đây, 2 ông tác giả ko chê mà giễu nại mọi người chỉ nhớ mỗi câu đó mà quên hết những đóng góp của Descartes.

"Cognito, ego sum". Nguyên gốc cũng chẳng phải có gì ghê gớm sâu xa, hiểu đơn giản là một màn quy thoái vô tận bằng giả định hoài nghi <sẽ nói rõ hơn ở phần cái tôi tư duy ở dưới>.Tuy nhiên vì câu này quá nổi tiếng và bị xuyên tạc quá nhiều nên mọi người hiểu nhầm tai hại cái "tôi tư duy" của Descartes, có thể coi là cha đẻ của triết học hiện đại. Đầu tiên thì cái "ego" này ko dịch là "nên", nó dịch là "vậy" hoặc thậm chí là "như" thì chính xác nghĩa hơn dù ko thuận miệng cho lắm <Vì phải hiểu nó theo nghĩa chính xác của văn cảnh không phải chỉ là nghĩa thông thường". Descartes công bố mô thức tư duy mới, nên triển khai tam đoạn đoạn luận trong tư duy của mình là chắc chăn không phải. Nên 2 mệnh đề"tôi dư duy" và "Tôi tồn tại" là 2 mệnh đề ngang nhau, không có tính chất nội suy <Chừng đó thôi đủ để thấy phần đa mọi người hay thở ra câu này hầu như không hiểu chính xác nó nghĩa là gì>. Để dễ hiểu nhất thì sẽ làm rõ cái tôi tư duy là gì, cái . <Ở đây sẽ chỉ nói trong phạm vi triết học Descartes, nó ko có tình đúng sai mà chỉ là diễn giải lại quan điểm của Descartes>

"Tôi tư duy", Descartes đầu tiên dùng hoài nghi là điểm xuất phát, chọn cho mình chính là hoài nghi tuyệt đối. "Liệu có gì chắc chắn?, liệu có niềm tin gì trong đời sống thông thường là chắc chắn? Liệu không thể có chuyện thượng đế, hữu thể tối cao, toàn năng, có thể đã không tạo ra trái đất. Nhưng đối với tôi chứng dường như vẫn đang hiện hữu chính xác theo cách mà tôi đang thấy chúng lúc này" Descartes dùng các giả định này để chứng minh chuyện thế giới bên ngoài cũng không hoàn toàn chắc chắn.

Vì mọi việc hoàn toàn không chắc chắn, và rằng ta có thể bị lường gạt, nhưng có thể đặt niềm tin vào hai điều không thể nghi ngờ đó là: việc tư duy và cái tôi đang tư duy.< Vì khi ông hoài nghi, thực tế là để hoài nghi cần có kẻ hoài nghi, đó chính là ông- người đang hoài nghi, ông không thể hoài nghi chính sự hoài nghi của mình được, mệnh đề này lẽ ra sẽ rất đơn giản và tránh được nhiều sai lạc nếu đối tượng "tôi tư duy" ở được thay bằng "tôi hoài nghi">, Sự hoài nghi tuyệt đối này đến lượt nó sẽ hứơng dẫn ta đạt đến chân lý tuyệt đối. Vâỵ những đặc điểm của cái Tôi tư duy là gì:

a. Trực giác. Trực giác không phải là bằng chứng phù dù của giác quan cũng không phải phán đoán sai lạc bắt nguồn từ cấu trúc sai lầm của tượng tượng , mà chính sự chăm chú, minh mẫn mang đến cho ta một cách sẵn sàng và phân minh đến mức ta hoàn toàn thoát khỏi hoài nghi về điều ta nhận thức.

b. Tiêu chuẩn chân lý của Descartes. Công thức "nhận thức rõ ràng và phân minh" mang đến tiêu chuẩn của chân lý. " Mọi thứ đều chân thật nếu tôi có thể nhận thức rõ ràng và phân minh". Tuy nhiên Des lại không đề cập gì đến "tính phù hợp giữa nhận thức và đối tượng". Rõ ràng ý của Des là Chân lý là vấn đề của riêng lý tính và phương pháp của lý tính <không liên quan đến tồn tại?, cái này một cách rõ ràng là tiếp nối truyền thống hy lạp cổ đại, Trưcj giác về bản chất của ông trong thực tế chính là trực giác về ý niệm rõ ràng và phân minh do đó cùng là trực giác về tồn tại>

c. Đặc tính hình học, theo Des nhận thức của ta không chỉ là đơn giản mà có tính đa hợp, nếu chuỗi quá dài ta không xác định chắc chắn mắt xích cuối cùng có liên kết với mắt xích đầu tiên không cho đến khi ta khảo sát được toàn bộ chuỗi. Thời hiện đại những suy tưởng phân tích thế này rất thông thường, nhưng tại thời kỳ của Des là một bước đột phát lớn. Liên quan đến việc tất cả nhận thức con người được phản ánh vào tâm trí đều có mối liên kết với nhau, do đó mới sinh ra những quan niệm trong triết học cơ giới, coi thế giới như một cổ máy khổng lồ. Des đã cung cấp các phương pháp mới làm sống dậy nền duy lý cổ đại.

Hệ quả của các quan niệm của Des sinh ra thuyết duy chủ thể, kể từ Des ta đã biết về tính thứ nhất của chủ thể vượt lên trên đối tượng, của cái bên trong vượt lên cái bên ngoài, của ý thức vượt lên trên tồn tại, và tính nội tại vượt lên trên cái siêu việt, cái Tôi tư duy của Des đã làm nền tảng cho thuyết Duy tâm lý học của Anh, tính nội tại của người Đức và cả nhân học của thời kỳ hiện đại. Thông qua mệnh đề tôi tư duy Des đã xác tính về tính hiện thực của thế giới vật chất và Des còn tin vào giả định của Parmenides rằng tư duy và tồn tại đồng nhất với nhau. Điểm này là điểm rất thường xuyên bị xuyên tạc của Des. Cái tôi tư duy của Des đã tạo ra lý thuyết nhận thức mới, trong đó con người đặt những câu hỏi về ý nghĩa của tri giác, cảm tính, nguồn gốc của các ý niệm, bản chất của khoa học, chân lý, đặc biệt là câu hỏi về phương pháp triết học đúng đắn. Từ Des đã mở sang trang mới cho con người, khi triết học hiện đại luon không ngừng tìm kiếm cơ sở tối hậu cho lý luận khoa học. Một lần nữa phải nhấn mạnh, sự hoài nghi trong triết học của Des chỉ có tính phương pháp và ông tin vào khả thể của siêu hình học là một sự xác tín tiên nghiệm. Các triết gia hiện đại thường xuyên tạc Des về lập trường này do họ thúc đẩy hoài nghi luận thành hư vô chủ nghĩa và bất khả tri luận. Siêu hình học lúc này không còn đứng độc lập mà mất đi sức mạnh phải phụ thuộc vào mô thức tư duy, các triết gia tha hồ bóp méo một cách xảo quyệt.

Descartes đã công bố một hữu thể tối cao, một bản thể duy nhất. Mọi tồn tại đều do Thượng đế sáng tạo nên và vì thế chúng đều phụ thuộc vào ngài để hiện hữu. Từ đó ông khẳng định một cách logic rằng chỉ có thể có duy nhất một bản thể đó là Thượng Đế. Tuy nhiên Descartes đã dừng lại không thực hiện cuộc cách mạng của mình<Vì không có ý định thực hiện cuộc cách mạng nên ông đã diễn giải Thượng Đế thành bản thể vô hạn và bản thể hữu hạn(thân xác và tinh thần)>, mà sau này được tiếp nối bởi Spinoza để hình thành thuyết phiếm thần. Thượng đế ở đây không phải là một thực thể một đối tượng có thể tri giác được, đương nhiên không phải "ông Thượng đế trong tôn giáo". <Nên mới có đoạn joke về người đàn ông rơi xuống giếng>.

Tóm lại là cái cuốn sách Con thú mỏ vịt không hề dễ đọc. Không nắm vững căn bản mô thức tư duy của các vị tiền nhân thì khó mà hiểu hết được các joke trong đó.
 
Vừa nhai xong 6 cuốn Dunes 2-3 hôm trước. Lâu rồi mình mới đọc 1 bộ tốn nhiều thời gian thế này. :beat_brick:
Nhưng phải công nhận đối với 1 bộ sách viết từ 196x mà tác giả có trí tưởng tượng phong phú cộng với tư tưởng hiện đại vl. Sau này đầu óc phát triển hơn chắc sẽ nhai lại vài cuốn trong 6 cuốn này :sweat:
1666607779221.png
 
Vừa nhai xong 6 cuốn Dunes 2-3 hôm trước. Lâu rồi mình mới đọc 1 bộ tốn nhiều thời gian thế này. :beat_brick:
Nhưng phải công nhận đối với 1 bộ sách viết từ 196x mà tác giả có trí tưởng tượng phong phú cộng với tư tưởng hiện đại vl. Sau này đầu óc phát triển hơn chắc sẽ nhai lại vài cuốn trong 6 cuốn này :sweat:
View attachment 1458077
Cái Dune này có phải sách để làm ra phim Dunes không bác :p
 
Các thím cho mình hỏi có ai đọc American God bản dịch của VN chưa nhỉ? Đang mua 14-15 cuốn sách từ nước ngoài định mua luôn American God mà ngó lại thấy VN có dịch với xuất bản. Nhưng không biết chất lượng dịch thế nào nên cũng hơi chùng tay :beat_brick:
Cái Dune này có phải sách để làm ra phim Dunes không bác :p
Đúng rồi thím, nghe đâu trilogy là làm cho 2 cuốn đầu. :still_dreaming:
Series này t tính đọc lâu rồi, mà cứ lý do lý trấu mãi nên nó cứ trong danh sách TBR. Đợt này nhân dịp ra phim nên đọc luôn để xem phim cho nó hay :shame:
 
Back
Top