Những khoản tiền vô chủ trong ngân hàng sẽ đi về đâu?

T1. Thằng lập thớt là 1 thằng trẻ con. Vozer đang bị dắt mũi bởi suy nghĩ tấu hài của nó
T2. Không có ngân hàng nào chiếm đoạt tài sản, chỉ có nhân viên ngân hàng lợi dụng kẽ hở làm sai pháp luật thôi. Mà phạm pháp để kiếm tiền thì đều chung 1 kết cục là thành bị cáo thôi, lập thớt hỏi làm cc gì???
Nhất trí :LOL: đọc hài vc cho cái suy nghĩ non nớt :LOL:)
 
Giả sử có người gửi 1 khoản tiết kiệm trong ngân hàng và không nói cho ai biết hoặc người này độc thân (những trường hợp này không hiếm). Và khi người đó đột ngột qua đời không để lại di chúc gì thì khoản tiền đó sẽ về đâu? Mình đang nghĩ tới 1 thuyết âm mưu là ngân hàng sẽ có 1 bộ phận theo dõi biến động của các tài khoản, có thể là trong vài năm mà 1 tài khoản không biến động tiền vào/ra thì ngân hàng sẽ tiến hành đi xác minh (tất nhiên ngân hàng có thông tin của chủ tài khoản). Và nếu đúng là người đó đã chết thì... :p
lúc bạn gửi tiền vào là bank nó hưởng r. đến lúc bạn rút ra thì bank mất. bạn ko rút thì thôi
 
Giả sử có người gửi 1 khoản tiết kiệm trong ngân hàng và không nói cho ai biết hoặc người này độc thân (những trường hợp này không hiếm). Và khi người đó đột ngột qua đời không để lại di chúc gì thì khoản tiền đó sẽ về đâu? Mình đang nghĩ tới 1 thuyết âm mưu là ngân hàng sẽ có 1 bộ phận theo dõi biến động của các tài khoản, có thể là trong vài năm mà 1 tài khoản không biến động tiền vào/ra thì ngân hàng sẽ tiến hành đi xác minh (tất nhiên ngân hàng có thông tin của chủ tài khoản). Và nếu đúng là người đó đã chết thì... :p

Ngân hàng Thụy Sỹ làm giàu từ đâu? Thuyết âm mưu của bạn là hoàn toàn có cơ sở.
 
Ngân hàng được hưởng hưởng ở đây là khoản tiền đầu tư dài hạn họ hạch toán vào khoảng vô chủ chẳng hạn, tuy rằng nó có lãi phát sinh đều nhưng do tiền không rút ra nên ngân hàng vẫn được sử dụng tiền đó để cho vay,...
Nhớ không nhầm thì vài năm trước có một vị đã đứng lên chất vấn thống đốc ngân hàng về tài khoản vô chủ này yêu cầu ngân hàng hàng năm phải xử lý tài khoản vô chủ đó. Có thể như là sau thời hạn nhất định nếu chủ tài khoản không đến đáo hạn, rút,... xử lý thì ngân hàng phải có giấy tờ, điện thoại, về địa phương để thông báo cũng như xử lý tài khoản.
Người già sử dụng ngân hàng rất nhiều, nói đâu xa như bố mẹ tôi có vài sổ tiết kiệm tuy nhỏ thôi, sổ bé thì 5 triệu sổ to thì vài chục triệu có vài cái. Già cả nhiều khi lẫn có khi quên sổ khi nhớ con cái mà hỏi thì bảo chúng mày cứ nhìn vào làm gì mà không hỏi thì quên mất biết lấy gì ra đòi. Tháng trước mẹ tôi bị ốm tôi ra ngân hàng mang giấy tờ ra nhờ tra soát sổ tiết kiệm mà chúng nó con trưởng phòng kiên quyết không tra, cãi nhau chúng nó mẹ tôi ốm mang cả bệnh án đến có cần tôi chở xe cấp cứu đến tận ngân hàng không, cuối cùng nó cho một nhân viên đi kèm đến nhà kiểm tra làm thủ tục tất toán tại nhà để rút tiền từ sổ tiết kiệm ra (bà bị ốm nặng khả năng không đi lại được nên phải rút hết về chữa bệnh). Nhiều người già lẫn, mất sổ hay chết con cái không biết được thì tài sản đó là vô thừa nhận. Nếu đúng thì ngân hàng họ sẽ làm thủ tục phát thông báo về địa phương và con cái người thân họ sẽ làm thừa kế để được hưởng những khoản đó nhưng không ngân hàng họ không làm.
Đã có vài lần chất vấn với thống đốc vấn đề đó nhưng hình như chẳng ăn thua, ngân hàng cứ im lặng lờ đi để hưởng lợi.

Tiền nằm trong tài khoản vô chủ, hoặc tài khoản không hoạt động dài hạn sẽ được NH khoanh lại, áp mức lãi suất tiết kiệm không thời hạn (rất thấp).
Ai tới đòi lãnh thì phải trưng ra đầy đủ giấy tờ (thừa kế v.v...)
Và tổng số tiền gửi của tất cả các loại tài khoản sẽ hình thành nên tổng tài sản của ngân hàng, ngân hàng đem tiền đó cho vay để kiếm lợi nhuận. Cho dù là ngân hàng tư nhân 1 chủ, hay NH cổ phần nhiều chủ người ta cũng làm như vậy.
Còn cái suy nghĩ rằng "NH bôi xóa sổ sách để thủ tiêu mấy cái tài khoản vô chủ, rút riền ra xài riêng" về cơ bản là rất ấu trĩ. Nghiệp vụ ngân hàng nó cao thâm hơn cái suy nghĩ non nớt đó nhiều lắm.
Trong lịch sử những vụ tài khoản vô chủ làm giàu cho NH thì nhiều lắm, đầu tiên là mấy anh Phát-xít gửi tiền cho NH Thụy Sĩ, sau này là mấy anh tổng thống độc tài, rồi trùm tội phạm, v.v..., gửi cho NH Cayman, British Virgin Island, v.v... tới khi mấy anh này đột tử thì toàn bộ thông tin về TK ngân hàng cũng chết theo các anh (và đàn em).
Đã từng có những vụ lên tiếng đòi các loại NH gửi tiền cho tội phạm phải công khai các loại tài khoản đen đó ra nhưng nói mãi mấy chục năm có vụ nào được công khai ra đâu?
 
Nhà băng không cho sập nhé, nếu sập thì nhà nước phải còng lưng ra gánh nếu không gánh được thì vỡ trận sập cả hệ thống tài chính.
Đơn giản như SCB vụ Trương Mỹ Hoa rút ruột tiền SCB, rõ ràng SCB sẽ không có khả năng chi trả tiền gửi cho dân nhưng nhà nước cụ thể là ngân hàng nhà nước phải mua lại, móc hầu bao ra mà để chống không cho nó sập. Nếu sập thì hậu quả gì xảy ra, hàng loạt ngân hàng khác sẽ bị sập theo hiệu ứng domino, dân họ rút sạch tiền gửi về mua vàng, mua đất mua đô gom trong nhà chứ gửi nhà băng nó sập như SCB mất trắng thì ai dám gửi.
Cứu SCB không chỉ là cứu một ngân hàng mà cứu cả nền kinh tế, nếu như dân họ rút tiền về thì hệ thống tài chính sẽ sập chết hết không có tiền để cho vay.
Riêng tiền gửi mỗi SCB nó đã vài chục tỷ USD rồi mấy chục ngân hàng dân gửi vào lên tới con số ngàn tỷ USD, nó là con số cực kỳ lớn.
Trường hợp SCB chỉ là ngoại lệ khi thanh tra ngân hàng câu kết với Trương Mỹ Lan để giấu nhẹm sổ sách chứ hệ thống ngân hàng rất chặt, họ kiểm soát tình hình sức khoẻ ngân hàng có gì họ can thiệp chứ không bao giờ họ để ngân hàng tự sập tự chết cả. Con mẹ cục trưởng đó mà cấu kết thì thua rồi ai đỡ nổi, người kiểm tra đi thông đồng chịu chết khác nào người đứng đầu đi tiếp tay thì quả này đỡ không nổi.
 
Tiền nằm trong tài khoản vô chủ, hoặc tài khoản không hoạt động dài hạn sẽ được NH khoanh lại, áp mức lãi suất tiết kiệm không thời hạn (rất thấp).
Ai tới đòi lãnh thì phải trưng ra đầy đủ giấy tờ (thừa kế v.v...)
Và tổng số tiền gửi của tất cả các loại tài khoản sẽ hình thành nên tổng tài sản của ngân hàng, ngân hàng đem tiền đó cho vay để kiếm lợi nhuận. Cho dù là ngân hàng tư nhân 1 chủ, hay NH cổ phần nhiều chủ người ta cũng làm như vậy.
Còn cái suy nghĩ rằng "NH bôi xóa sổ sách để thủ tiêu mấy cái tài khoản vô chủ, rút riền ra xài riêng" về cơ bản là rất ấu trĩ. Nghiệp vụ ngân hàng nó cao thâm hơn cái suy nghĩ non nớt đó nhiều lắm.
Trong lịch sử những vụ tài khoản vô chủ làm giàu cho NH thì nhiều lắm, đầu tiên là mấy anh Phát-xít gửi tiền cho NH Thụy Sĩ, sau này là mấy anh tổng thống độc tài, rồi trùm tội phạm, v.v..., gửi cho NH Cayman, British Virgin Island, v.v... tới khi mấy anh này đột tử thì toàn bộ thông tin về TK ngân hàng cũng chết theo các anh (và đàn em).
Đã từng có những vụ lên tiếng đòi các loại NH gửi tiền cho tội phạm phải công khai các loại tài khoản đen đó ra nhưng nói mãi mấy chục năm có vụ nào được công khai ra đâu?
Ai nói là ăn được bằng cách rút ra nhưng bằng cách sử dụng tài khoản vô thời gian vô chủ để kinh doanh thì ngân hàng họ được hưởng lợi khác gì vô chủ đâu.
Giả sử có người nào đó cho anh mượn 1 tỷ vô thời hạn cứ tiêu đi rồi trả lãi suất 10% 1 năm chẳng hạn, kể cả có 100% 1 năm đi nữa thì do vô thời hạn không phải trả cho nên việc cầm số tiền đó sử dụng thì không khác gì tiền của mình vì khả năng trả = 0.
Do đó những tài khoản vô chủ thì ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất và ngân hàng là hệ thống không phải 1 người mà bảo rút tiền ra tiêu như nhà mình được, họ sử dụng tài khoản vô chủ đó để kinh doanh mà ngân hàng kinh doanh bằng cách cho người khác vay để sinh lời. Vậy số tiền vô chủ đó sẽ sinh lời và không phải trả cho người gửi nó sinh sôi này nở đến vô hạn. Ví dụ như ngân hàng Thuỵ Sỹ mấy thằng cha đức quốc xã nó gửi vào đó có những thằng nó chết thì tiền đó coi như ngân hàng họ hưởng chứ ai hưởng bây giờ.
 
Giả sử có người gửi 1 khoản tiết kiệm trong ngân hàng và không nói cho ai biết hoặc người này độc thân (những trường hợp này không hiếm). Và khi người đó đột ngột qua đời không để lại di chúc gì thì khoản tiền đó sẽ về đâu? Mình đang nghĩ tới 1 thuyết âm mưu là ngân hàng sẽ có 1 bộ phận theo dõi biến động của các tài khoản, có thể là trong vài năm mà 1 tài khoản không biến động tiền vào/ra thì ngân hàng sẽ tiến hành đi xác minh (tất nhiên ngân hàng có thông tin của chủ tài khoản). Và nếu đúng là người đó đã chết thì... :p
Ông bô tôi gửi tiết kiệm ngân hàng Agri 15 năm quên béng mất. Chẳng thấy ai điều tra xác minh gì. Năm nay đi làm giấy tờ vay, nhân viên nhắc ông bà mới nhớ ra
 
Người nhà em đi xkld xong nhảy ra bên ngoài. Giờ vẫn chưa về lại vn để làm lại được. Trong tài khoản còn tiền mà bị khoá mất vì đăng nhập sai mật khẩu trên app. Cũng 3 năm rồi mà không biết số tiền đó khi về vẫn còn đó chứ các bác? Giờ nó yêu cầu chính chủ về ra ngân hàng mới mở khoá được

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đưa tiền vào NH thì đã là cho NH mang tiền mình đi đầu tư khoản khác rồi, tiền vô chủ thì NH vẫn mang đi đầu tư thôi
 
cái này vn chắc ít chứ bên nhật nhiều vc
BdgiW7R.png
a có chắc ko? :beauty:
 
Trước tôi nhờ mẹ đứng tên giúp 1 tài khoản đầu tư, sau này rút về tài khoản mẹ. Khi mẹ mất, ông già tự ý cầm thẻ ra rút rồi sai mật khẩu nên bị khóa. Sau đó tôi bị hành lên hành xuống bởi bọn ngân hàng, nó bắt xác mình thừa kế lằng nhà lằng nhằng, éo có một quy trình cụ thể.
 
Tôi ra ngân hàng Ag rút tiền lương hưu của ông nội ( đã làm được ủy quyền) hỏi nó trong tài khoản còn bao nhiêu mà chúng nó không trả lời.
Giấy ủy quyền chỉ ủy quyền 1 tài khoản nhận lương hưu, hỏi chúng nó tra cứu xem có sổ tiết kiệm nào không (ông hay gửi tụi nó) mà nó không trả lời.
Không bao giờ chơi với nó nữa.
làm gì đi chứ, cãi chửi nhau, lôi ra tòa chứ nó im thì thôi luôn vậy à?
 
Chuyển tiền vào tài khoản NH là NH nợ tiền mình rồi, còn con nợ - NH muốn làm gì với số tiền đó thì tuỳ miễn là đảm bảo lúc bác rút nó trả.
Nên NH mới sợ nhất là khi việc người dân ồ ào rút tiền mặt trong thời gian ngắn, khi không có tiền mặt để trả người dân thì bắt đầu 1 chuỗi đằng sau kéo theo
 
Back
Top