Những món dưa tốt cho tiêu hóa ngày Tết như thế nào?

itisme

Senior Member
Ngày Tết bữa ăn nhiều thịt, thức ăn béo bổ, hệ quả là thay vì được vui chơi mấy ngày Tết thì những ngày này lại trở thành gánh nặng cho 'cái bụng' của chúng ta. Vì vậy, đĩa dưa là một món ăn rất tốt cho tiêu hóa.

Dưa chua ngày Tết rất tốt cho tiêu hóa - Ảnh minh họa
Dưa chua ngày Tết rất tốt cho tiêu hóa - Ảnh minh họa

Dưa hành dọn dẹp mảng xơ vữa thành mạch

Dưa hành là củ hành được muối thành dưa qua các công đoạn sinh hóa đơn giản với nồng độ muối và chất chua phù hợp để hành lên men trong nước. Hành để muối dưa thông thường là loại hành ta, củ vừa phải.

Theo y học cổ truyền, hành có tác dụng chữa cảm lạnh, đầy hơi, giúp tăng cường chức năng của dạ dày và lách.

Y học hiện đại đã chứng minh hành có thể giúp tiêu diệt hơn 100 loại vi khuẩn có hại trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh cúm, các bệnh đường ruột và một số bệnh khác có hiệu quả tốt.

Dưa hành đi kèm với bánh chưng, giò chả là kết hợp rất tương tác. Bánh chưng dẻo, béo, ăn dễ ngán đã có đĩa dưa hành chua giòn, khiến cho người thưởng thức ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn.

Đồng thời, các hợp chất sulfur có trong hành giúp cơ thể làm gia tăng lượng cholesterol tốt (HDL cholesterol) cũng như góp phần "dọn dẹp" các mảnh vữa bám ở thành mạch máu, hạn chế bệnh tim mạch.

Dưa cải bẹ tốt cho người béo phì, tiểu đường

Là loại dưa làm từ rau cải bẹ xanh (cải xanh). Rau cải bỏ phần sâu úa, rửa sạch, phơi héo. Trụng nước sôi, xếp nhẹ vào hũ, đậy vỉ. Hòa tan muối vào nước nóng, lọc, để nguội, đổ vào hũ đã xếp rau cải, đậy kín. Vài ngày sau rau cải đổi sang màu vàng úa là được. Đó là dưa chua.

Trong quá trình muối chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng thay đổi đôi chút, chỉ có sinh tố B và C giảm khoảng 10%, phần lớn glucid trong rau đã chuyển hóa thành acid lactic.

Phân tích 100g cải bẹ xanh muối chua, người ta thấy hàm lượng nước là 85,6g; 1,7g protein; 2,3g lactic acid; 2,3g chất xơ; 3,4g tro. Khả năng sinh nhiệt là 16 calo/100g.

Acid lactic và men lactic trong dưa chua acid hóa môi trường ruột, ức chế sự lên men thối rữa có hại cho vi khuẩn đường ruột, vì vậy ăn nước muối dưa vừa đúng ngày rất có ích, nếu muối dưa trong điều kiện vệ sinh.

Nên uống nước dưa chua sau thời gian trị bệnh bằng thuốc kháng sinh để tái tạo tạp khuẩn có ích trong ruột.


Rau cải muối chua tuy không phải là thuốc thuần túy nhưng dùng làm món ăn những ngày Tết sẽ rất tốt vì nó ít glucid và khả năng sinh nhiệt thấp, nhất là những người béo phì, tiểu đường dùng dưa chua rất thích hợp.

Ngoài cải bẹ xanh, còn nhiều rau khác cũng muối chua như cải bắp, cải bẹ, cà pháo, dưa gang, dưa leo...

Dưới đây là thành phần hóa học một số rau muối chua:

Thành phần dinh dưỡng trong dưa chua
Thành phần dinh dưỡng trong dưa chua
...
 
Dưa hấu nhé
5PCy2eO.png


1707312555266.png
 
Món dưa tốt chỉ khi nó lên men chua hẳn, còn mà tái vẫn xanh thì độc bỏ mợ, toàn gốc Nitrit gây ung thư
 
ăn vô nóng cả người. hồi sáng táo bón rặn mà chảy cả máu chắc cả 3, 4 cục
Cái này rất dễ. Thím đọc câu thần chú này
"Shit ơi shit rơi ra nào
Tao để tao ngửi đời nào tao ăn"
Đọc lúc "nó" đang ngấp nghé, ngập ngừng phân vân ra hay vào. Cứ đọc ba lần là đâu sẽ vào đó.
 
Bác nói kỹ vụ này được không? Tôi hơi dốt khoản này nhưng khá thích dưa chua :D
Món dưa tốt chỉ khi nó lên men chua hẳn, còn mà tái vẫn xanh thì độc bỏ mợ, toàn gốc Nitrit gây ung thư
Nọ đọc tin nghe ông bác sĩ phân tích dân dễ bị ung thư vòm họng hơn Tây do thói quen hương khói với ăn đồ lên men nhiều, nhất là đạm lên men nhiều.
Chả biết thế lào mà lần :sad:
 
Bác nói kỹ vụ này được không? Tôi hơi dốt khoản này nhưng khá thích dưa chua :D
Tôi thích nấu ăn nên hay theo dõi về ẩm thực, công thức nấu ăn, ăn uống khoa học. Tất nhiên chỉ tương đối
Thế này, thực vật thành phần chủ yếu là C, H, N, O khi lên men dưa muối vi khuẩn phân giải các thành phần xenlu, tinh bột…thành axit gốc.
Ngoài ra khi mới muối, dưa, cà thường có sự biến đổi Nitrat thành Nitrit. Nitrat là chất tồn dư trong rau, củ do được bón phân urê hoặc do hút từ đất có nitrat cao. Trong vài ngày đầu khi mới muối (khoảng 2- 3 ngày), hàm lượng Nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử Nitrat, sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng.

Do vậy, nếu dưa chưa đủ độ chua, nghĩa là hàm lượng Nitrit còn cao sẽ có nguy cơ gây hại. Cụ thể, khi Nitrit vào trong cơ thể sẽ tác dụng với amin bậc hai có trong một số thức ăn như tôm, cá, mắm tôm... sẽ tạo thành hợp chất Nitrozamin có nguy cơ gây ung thư.
 
Kimchi thì sao fen? Mình hay ăn
Kimchi chua hẳn thì ok chứ nếu chưa chua mà để vị cay lấn át thì cũng ko tốt. Đương nhiên chỉ là tương đối. Bạn để ý nhé, ai mà đang bị chấn thương xương mà ăn chỉ 1 ít dưa muối thôi. Đêm nó đau cho thì mất ngủ luôn
 
Tôi thích nấu ăn nên hay theo dõi về ẩm thực, công thức nấu ăn, ăn uống khoa học. Tất nhiên chỉ tương đối
Thế này, thực vật thành phần chủ yếu là C, H, N, O khi lên men dưa muối vi khuẩn phân giải các thành phần xenlu, tinh bột…thành axit gốc.
Ngoài ra khi mới muối, dưa, cà thường có sự biến đổi Nitrat thành Nitrit. Nitrat là chất tồn dư trong rau, củ do được bón phân urê hoặc do hút từ đất có nitrat cao. Trong vài ngày đầu khi mới muối (khoảng 2- 3 ngày), hàm lượng Nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử Nitrat, sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng.

Do vậy, nếu dưa chưa đủ độ chua, nghĩa là hàm lượng Nitrit còn cao sẽ có nguy cơ gây hại. Cụ thể, khi Nitrit vào trong cơ thể sẽ tác dụng với amin bậc hai có trong một số thức ăn như tôm, cá, mắm tôm... sẽ tạo thành hợp chất Nitrozamin có nguy cơ gây ung thư.
Thanks bro :love:
 
Có thuốc gì uống dễ ỉa hông mấy thím . Dạo này ngày nhậu 3 cử ỉa rát đít chảy máu đít mất máu nhiều quá:canny:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Món dưa tốt chỉ khi nó lên men chua hẳn, còn mà tái vẫn xanh thì độc bỏ mợ, toàn gốc Nitrit gây ung thư
Phải hông? Hành tím, hành tây, tỏi tui hay ăn sống lắm đó. Thích cái vị hơi cay nồng của nó.
 
Back
Top