Phát hiện hẻm núi khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực

Cryolite 9

Senior Member

Các nhà khoa học Úc công bố phát hiện một hẻm núi khổng lồ mới dưới đáy biển ở khu vực Nam Cực.

Hẻm núi lớn dưới đáy biển được phát hiện bằng hệ thống sóng âm của tàu phá băng RSV Nuyina - Ảnh: Antarctica Australia

Hẻm núi lớn dưới đáy biển được phát hiện bằng hệ thống sóng âm của tàu phá băng RSV Nuyina - Ảnh: Antarctica Australia

Hẻm núi do các chuyên gia về sóng âm trên tàu phá băng RSV Nuyina - tàu có nhiệm vụ nghiên cứu và tiếp tế cho các cơ sở nghiên cứu của Úc ở Nam Cực - phát hiện. Hẻm núi này nằm ở độ sâu 2,1km, rộng 9km, dài hơn 46 km, cách sông băng Adams khoảng 70km.

Các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện hẻm núi trong thời gian chờ đợi thời tiết khắc nghiệt trôi qua trên lộ trình tiếp tế cho trạm nghiên cứu Casey của Úc ở Nam Cực.

Trưởng đoàn hành trình, Keith Ashby, chia sẻ điều kiện thời tiết xấu, mực nước thấp và gió lớn đã khiến họ quyết định tiến đến vùng nước thoáng và dành khoảng 15 giờ để lập bản đồ khu vực này. Sau đó, trên đường quay trở về Úc, tàu đã tiến hành khảo sát bổ sung để "hoàn thiện bức tranh toàn cảnh" về vùng trũng sâu dưới đáy biển này.

Chuyên gia về sóng âm Alison Herbert và kỹ sư khoa học hệ thống Tom Rushton Brumby cho biết đây là lần thứ hai họ phát hiện địa hình ấn tượng dưới đáy biển ở Nam Cực bằng hệ thống sóng âm của con tàu.

"Bản đồ mới nhất về hẻm núi dưới đáy biển này bổ sung vào khám phá ban đầu của chúng tôi trong chuyến hành trình đầu tiên của tàu RSV Nuyina đến trạm Casey cách đây 2 năm - thời điểm nhóm đã lập bản đồ hẻm núi Vanderford gần đó với độ sâu 2,2km, rộng 2km và dài hơn 55km", bà Herbert chia sẻ.

Chuyên gia trên cho rằng máy dò bằng sóng âm của tàu RSV Nuyina cung cấp năng lực lập bản đồ chi tiết dưới đáy biển lớn hơn so với công nghệ trước đây. Máy đo sóng âm đa tia của tàu RSV Nuyina hoạt động bằng cách phát ra các âm thanh hình quạt bên dưới con tàu và "lắng nghe" những tiếng vang dội lại để vẽ nên hình ảnh dưới đáy biển.

Bản đồ dưới đáy biển được tạo ra bằng dữ liệu máy đo sóng âm đa tia mang lại cái nhìn sâu sắc về lịch sử địa chất và kỷ băng hà của khu vực, đồng thời cho phép các nhà khoa học xác định các địa điểm đáng chú ý để tập trung nghiên cứu.

...
 
tưởng phá kỉ lục của Mariana chứ hoá ra chỉ bằng 1/4
Nếu dưới đại dương có khoáng sản, dầu mỏ hay mang lại lợi ích kinh tế thì người ta mới bỏ kinh phí ra khám phá, chứ với công nghệ hiện tại thì chi phí khám phá đáy đại dương hay đáy Mariana còn hơn cả phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trăng hay lên Sao Hỏa mà lợi ích mang lại so với chi phí bỏ ra là quá nhỏ. Nên các nhà khoa học rất ít người tìm kiếm bí mật dưới đáy đại dương, mà toàn tập trung ngắm nhìn vũ trụ.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top