Phóng xạ- chết chóc và sự hồi sinh

đẹp dữ bây :adore:
fen nào ko hiểu phóng xạ bắn kiểu gì như e, nhìn phát là hiểu liền
Go7TQhq.gif
 
Cái hình nằm giường treo tay chân kia có phải hisashi ouchi đâu mà thấy trang nào cũng copy y chang thế nhỉ

Sent from Samsung SM-G998B using vozFApp
 
cái gì chả có rủi ro, số người chết do hạt nhân không tính mục đích quân sự là quá ít so với các loại khác
Cơ bản là mỗi lần có tai nạn thì hình ảnh rất thảm khốc, nó làm người ta cảm thấy ám ảnh, chứ tỉ lệ tai nạn thì thấp lắm.
Giống như tai nạn máy bay, tính số người chết/(lượt khách và số km vận chuyển) thì số người chết do tai nạn hàng không là thấp nhất trong tất cả mọi loại hình vận chuyển, thậm chí còn nhỏ hơn so với tàu biển, thế nhưng cứ có tai nạn máy bay thì người ta nhớ rất lâu, vì nó chết nhiều người và thảm khốc (mất xác, nát xác...). Như VN bao nhiêu năm khai thác hàng không dân dụng vẫn chưa hề bị tai nạn máy bay lần nào, chỉ có vài tai nạn của các máy bay quân sự cũ, trong khi hàng ngày có cả nghìn vụ tai nạn đường bộ, vài chục người chết.
Những xác người hay đồ bảo hộ bị nhiễm xạ vì sao phải chôn rồi cách ly thế thim?
Chả nhẽ đồ nhiễm xạ lại tiếp tục phóng xạ?
Tưởng giống như viên đạn. Bắn vào mục tiêu rồi thì hết động lực bay thôi chứ

Sent from iPhone via nextVOZ
Tuỳ từng chất phóng xạ, có chất phóng xạ khi phân rã thì ngoài năng lượng nó cũng tạo ra 1 loại chất khác cũng có khả năng phóng xạ, mà các sản phẩm này thường có chu kì bán rã dài hơn chất gốc, thế nên cần cách ly.
 
Trong hình thì người đang nằm mất chân phải, trong khi hisashi ouchi ko được cắt chân( vì cắt chân sẽ không lành được)

Hơi khó hiểu, vì sao cắt chân lại không lành được vậy fence?

Sent from Suzuki Bandit using vozFApp
 
Cơ bản là mỗi lần có tai nạn thì hình ảnh rất thảm khốc, nó làm người ta cảm thấy ám ảnh, chứ tỉ lệ tai nạn thì thấp lắm.
Giống như tai nạn máy bay, tính số người chết/(lượt khách và số km vận chuyển) thì số người chết do tai nạn hàng không là thấp nhất trong tất cả mọi loại hình vận chuyển, thậm chí còn nhỏ hơn so với tàu biển, thế nhưng cứ có tai nạn máy bay thì người ta nhớ rất lâu, vì nó chết nhiều người và thảm khốc (mất xác, nát xác...). Như VN bao nhiêu năm khai thác hàng không dân dụng vẫn chưa hề bị tai nạn máy bay lần nào, chỉ có vài tai nạn của các máy bay quân sự cũ, trong khi hàng ngày có cả nghìn vụ tai nạn đường bộ, vài chục người chết.

Tuỳ từng chất phóng xạ, có chất phóng xạ khi phân rã thì ngoài năng lượng nó cũng tạo ra 1 loại chất khác cũng có khả năng phóng xạ, mà các sản phẩm này thường có chu kì bán rã dài hơn chất gốc, thế nên cần cách ly.
Có VN-474
 
Không biết cái này
Chu kì bán rã giống đường tiệm cận trong toán học

View attachment 442431

Đường màu xanh tương tự lượng phóng xạ còn lại sau mỗi kì bán rã
Như hình:
Đường xanh sẽ ngày càng tiến về y=0 nhưng sẽ không bao giờ =0
Chất phóng xạ cũng vậy
Sẽ luôn còn sau mỗi lần phân rã, dù rất rất ít, nhưng sẽ luôn còn

Yên tâm là tới lúc đó thì phóng xạ đã ở mức an toàn rồi
Nay tự dưng ngó thấy thớt cũ này, đọc giải thích này mới thấy mọi người hiểu nhầm cái chu kì bán rã này, không khác gì chuyện asin chạy thi với rùa.
Trên thực tế nó sẽ không phóng xạ vĩnh viễn, mà sẽ có lúc dừng lại.
Điều này phải bắt đầu từ cách chất phóng xạ phân rã, các nơtron tự do bắn phá nguyên tử, làm giảm khối lượng của chúng, giải phóng năng lượng và bức xạ, tạo ra đồng vị mới và các nơtron mới, nơtron mới sẽ lại tiếp tục bắn phá nguyên tử, tạo ra sản phẩm, đó gọi là phản ứng dây chuyền.

Quá trình phân rã này là ngẫu nhiên và không thể dự đoán chính xác khi nào một nguyên tử cụ thể sẽ bị phân rã, chỉ có với số lượng lớn nguyên tử mới tính toán được tốc độ phân rã tổng thể thông qua hằng số phân rã hoặc chu kì bán rã.

Thông thường sự phân rã này kéo rất dài, bởi vì từ các đồng vị có chu kì bán rã ngắn ban đầu sẽ tạo ra đồng vị khác, đồng vị này vẫn có khả năng phân hạch và tiếp tục phân hạch với chu khì bán rã rất rất dài, cho tới khi toàn bộ các nguyên tử đều đã biến đổi thành đồng vị bền thì phản ứng sẽ dừng lại. Nói dễ hiểu, từ số lượng N nguyên tử, sau rất nhiều lần chia 2 nó sẽ về chỉ còn 1 nguyên tử, 1 nguyên tử này lại bị nơtron tự do bắn phá và chuyển thành đồng vị bền, vậy không còn nguyên tử có khả năng phân hạch cho nơtron bắn phá nữa, quá trình phân hạch sẽ ngừng lại.

Để can thiệp tới quá trình phân hạch này thì người ta sử dụng các vật liệu có thể hấp thu hết nơtron, khi cần sử dụng thì họ sẽ cung cấp nơtron để mồi phản ứng dây chuyền, nếu phản ứng xảy ra quá mạnh mẽ thì lại dùng các thanh nhiên liệu hấp thụ bớt nơtron để phản ứng chậm đi.

Chính nhờ chất phóng xạ này mà chúng ta biết được trước đây trên trái đất chưa từng tồn tại nền văn minh vượt qua loài người, bởi nền văn minh đó (dù là có) thì cũng chưa tiến bước tới mức tạo ra được các đồng vị nhân tạo không tồn tại trong tự nhiên, vốn có chu kì bán rã hàng tỷ năm.
 
Nay tự dưng ngó thấy thớt cũ này, đọc giải thích này mới thấy mọi người hiểu nhầm cái chu kì bán rã này, không khác gì chuyện asin chạy thi với rùa.
Trên thực tế nó sẽ không phóng xạ vĩnh viễn, mà sẽ có lúc dừng lại.
Điều này phải bắt đầu từ cách chất phóng xạ phân rã, các nơtron tự do bắn phá nguyên tử, làm giảm khối lượng của chúng, giải phóng năng lượng và bức xạ, tạo ra đồng vị mới và các nơtron mới, nơtron mới sẽ lại tiếp tục bắn phá nguyên tử, tạo ra sản phẩm, đó gọi là phản ứng dây chuyền.

Quá trình phân rã này là ngẫu nhiên và không thể dự đoán chính xác khi nào một nguyên tử cụ thể sẽ bị phân rã, chỉ có với số lượng lớn nguyên tử mới tính toán được tốc độ phân rã tổng thể thông qua hằng số phân rã hoặc chu kì bán rã.

Thông thường sự phân rã này kéo rất dài, bởi vì từ các đồng vị có chu kì bán rã ngắn ban đầu sẽ tạo ra đồng vị khác, đồng vị này vẫn có khả năng phân hạch và tiếp tục phân hạch với chu khì bán rã rất rất dài, cho tới khi toàn bộ các nguyên tử đều đã biến đổi thành đồng vị bền thì phản ứng sẽ dừng lại. Nói dễ hiểu, từ số lượng N nguyên tử, sau rất nhiều lần chia 2 nó sẽ về chỉ còn 1 nguyên tử, 1 nguyên tử này lại bị nơtron tự do bắn phá và chuyển thành đồng vị bền, vậy không còn nguyên tử có khả năng phân hạch cho nơtron bắn phá nữa, quá trình phân hạch sẽ ngừng lại.

Để can thiệp tới quá trình phân hạch này thì người ta sử dụng các vật liệu có thể hấp thu hết nơtron, khi cần sử dụng thì họ sẽ cung cấp nơtron để mồi phản ứng dây chuyền, nếu phản ứng xảy ra quá mạnh mẽ thì lại dùng các thanh nhiên liệu hấp thụ bớt nơtron để phản ứng chậm đi.

Chính nhờ chất phóng xạ này mà chúng ta biết được trước đây trên trái đất chưa từng tồn tại nền văn minh vượt qua loài người, bởi nền văn minh đó (dù là có) thì cũng chưa tiến bước tới mức tạo ra được các đồng vị nhân tạo không tồn tại trong tự nhiên, vốn có chu kì bán rã hàng tỷ năm.
Dù ko hiểu j lắm nhưng mà thả Ưng :3
 
Nay tự dưng ngó thấy thớt cũ này, đọc giải thích này mới thấy mọi người hiểu nhầm cái chu kì bán rã này, không khác gì chuyện asin chạy thi với rùa.
Trên thực tế nó sẽ không phóng xạ vĩnh viễn, mà sẽ có lúc dừng lại.
Điều này phải bắt đầu từ cách chất phóng xạ phân rã, các nơtron tự do bắn phá nguyên tử, làm giảm khối lượng của chúng, giải phóng năng lượng và bức xạ, tạo ra đồng vị mới và các nơtron mới, nơtron mới sẽ lại tiếp tục bắn phá nguyên tử, tạo ra sản phẩm, đó gọi là phản ứng dây chuyền.

Quá trình phân rã này là ngẫu nhiên và không thể dự đoán chính xác khi nào một nguyên tử cụ thể sẽ bị phân rã, chỉ có với số lượng lớn nguyên tử mới tính toán được tốc độ phân rã tổng thể thông qua hằng số phân rã hoặc chu kì bán rã.

Thông thường sự phân rã này kéo rất dài, bởi vì từ các đồng vị có chu kì bán rã ngắn ban đầu sẽ tạo ra đồng vị khác, đồng vị này vẫn có khả năng phân hạch và tiếp tục phân hạch với chu khì bán rã rất rất dài, cho tới khi toàn bộ các nguyên tử đều đã biến đổi thành đồng vị bền thì phản ứng sẽ dừng lại. Nói dễ hiểu, từ số lượng N nguyên tử, sau rất nhiều lần chia 2 nó sẽ về chỉ còn 1 nguyên tử, 1 nguyên tử này lại bị nơtron tự do bắn phá và chuyển thành đồng vị bền, vậy không còn nguyên tử có khả năng phân hạch cho nơtron bắn phá nữa, quá trình phân hạch sẽ ngừng lại.

Để can thiệp tới quá trình phân hạch này thì người ta sử dụng các vật liệu có thể hấp thu hết nơtron, khi cần sử dụng thì họ sẽ cung cấp nơtron để mồi phản ứng dây chuyền, nếu phản ứng xảy ra quá mạnh mẽ thì lại dùng các thanh nhiên liệu hấp thụ bớt nơtron để phản ứng chậm đi.

Chính nhờ chất phóng xạ này mà chúng ta biết được trước đây trên trái đất chưa từng tồn tại nền văn minh vượt qua loài người, bởi nền văn minh đó (dù là có) thì cũng chưa tiến bước tới mức tạo ra được các đồng vị nhân tạo không tồn tại trong tự nhiên, vốn có chu kì bán rã hàng tỷ năm.
Fen càng nói thì càng sai trầm trọng rồi, vì fen đang nhầm giữa phân hạch và phóng xạ. Mấy chỗ sai mình tô đỏ.

Rất nhiều sự lầm tưởng giữa phóng xạ, phân hạch và phản ứng hạt nhân, 3 cái quá trình này nó khác nhau mà cũng giống nhau.

  • Phản ứng hạt nhân: các phản ứng xảy ra trong hạt nhân (tự phát hoặc có tác động nhân tạo). Dạng phương trình là a+A -> b + B
  • Phân hạch: là một dạng của phản ứng hạt nhân trong đó neutron tới đập vào bia làm bia bị vỡ làm 2 mảnh. Dạng phương trình: n + A -> X+ Y + kn. Thông thường phân hạch là do nhân tạo.
  • Phóng xạ: là quá trình tự phát của một hạt nhân không bền để trở về hạt nhân bền hơn hoặc có mức năng lượng thấp hơn và phát ra bức xạ. Phóng xạ có thể xem như là một dạng của phản ứng hạt nhân. Dạng pt là: A -> a +B.
 
Trở lại với chủ đề phóng xạ của chủ thớt. Có lẽ do chỉ xuất phát từ định tính và kiến thức phổ thông nên có nhiều vấn đề nó không rõ ràng lắm.
Sẵn đây thì mình chia sẻ thêm về phóng xạ (với một chút định lượng) cho các fen nào quan tâm.
.........
Đầu tiên muốn làm gì cũng phải có định nghĩa. Do đó, Phóng xạ được định nghĩa là quá trình mà một hạt nhân không bền thay đổi trạng thái hoặc phân rã thành hạt nhân khác (để đạt được trạng thái bền) và phát ra bức xạ.

Thông thường, quá trình phát bức xạ này thường phân làm 3 loại dựa trên hạt phát ra: alpha (He-4), beta (- hoặc +) và gamma.

Phương trình cơ bản có dạng: A -> a + B

Các đặc trưng:
- Chu kỳ (T):
thời gian để từ N hạt ban đầu phân rã còn N/2 hạt.

- Hằng số phân rã (lambda): đặc trưng cho khả năng (xác suất) phân rã của hạt nhân A. lambda=ln2/T. Mỗi hạt nhân có một hằng số riêng.

- Hoạt độ phóng xạ (R): số hạt nhân phân rã trong một đơn vị thời gian tại thời điểm t. Ví dụ: tại lúc 7h có một người dùng detector đo được hoạt độ của một mẫu Tc-99m là 0.1 mCi. Có nghĩa là tại lúc 7h, mẫu của chúng ta đang có 3.700.000 hạt nhân bị phân rã trong một giây. R=R(0).exp(-lambda*t).

Trong đó, R(0) là hoạt độ ban đầu của nguồn phóng xạ, R(0)=lambda*N(0) với N(0) là tổng số hạt nhân phóng xạ ban đầu.
Đơn vị chuẩn của hoạt độ là Becquerel (Bq) theo quy ước: 1Bq=1 phân rã / 1 giây.
Đơn vị thường dùng: Curie (Ci) theo quy ước: 1 Ci = 3,7.10^10 Bq

Khi tính trên một đơn vị khối lượng hay đơn vị thể tích thì ta sẽ được hoạt độ riêng.

Khi đi bệnh viện, hay đọc tin tức báo chí này nọ về sự cố hạt nhân thường sẽ nghe đơn vị này, lúc đó người ta đang nói đến chính là hoạt độ.
VD:
1712804463915.png

Thì khi đó 1500 Bq/l có nghĩa là trong 1 lít nước, thì có 1500 hạt nhân tritium phân rã trong thời gian 1 giây.
.............

Không biết cái này
Chu kì bán rã giống đường tiệm cận trong toán học

View attachment 442431

Đường màu xanh tương tự lượng phóng xạ còn lại sau mỗi kì bán rã
Như hình:
Đường xanh sẽ ngày càng tiến về y=0 nhưng sẽ không bao giờ =0
Chất phóng xạ cũng vậy
Sẽ luôn còn sau mỗi lần phân rã, dù rất rất ít, nhưng sẽ luôn còn

Yên tâm là tới lúc đó thì phóng xạ đã ở mức an toàn rồi

Trở lại với cái câu trả lời của chủ thớt về chu kỳ bán rã và khi nào thì phóng xạ dừng lại.

Câu trả lời đó là: Có trời mới biết !
Bởi vì: Phóng xạ là một quá trình tự nhiên tuân theo quy luật xác suất thống kê. Ý nghĩa xác suất của nó nằm ở chỗ.

Nếu xét 1 hạt nhân phóng xạ có chu kỳ T=1 ngày, vậy thì sau 1 ngày nó có phân rã hay không? Câu trả lời là không biết, có thể nó phân rã trước đó, sau đó hoặc hàng chục tỷ năm sau nó mới phân rã, hoặc nó không phân rã luôn cũng được, nó phân rã khi nào là việc của nó, nó thích thì nó phân rã không thích thì không phân rã.

Nếu xét 10 tỷ hạt nhân phóng xạ có chu kỳ T=1 ngày. Vậy thì sau 1 ngày nó phân rã thế nào? Vì nó tuân theo quy luật thống kế xác suất, cho nên sau 1 ngày số hạt nhân phóng xạ còn lại sẽ là khoảng 5 tỷ hạt, sau 2 ngày là 2,5 tỷ hạt, sau 3 ngày là 1,25 tỷ hạt,......Do đó nó sẽ tiến dần về không, nhưng nó có bằng 0 hay không thì không biết, có thể bằng cũng có thể không.

Vậy khi nào phóng xạ dừng lại? Cũng không biết. Ta chỉ biết rằng sau một khoảng thời gian rất dài so với chu kỳ phóng xạ thì số hạt nhân phóng xạ còn lại là rất ít, khi đó xét về mặt tác động mà nói thì ta có thể xem như không còn phóng xạ nữa (đối với hạt nhân đang xét).
 
Fen càng nói thì càng sai trầm trọng rồi, vì fen đang nhầm giữa phân hạch và phóng xạ. Mấy chỗ sai mình tô đỏ.

Rất nhiều sự lầm tưởng giữa phóng xạ, phân hạch và phản ứng hạt nhân, 3 cái quá trình này nó khác nhau mà cũng giống nhau.

  • Phản ứng hạt nhân: các phản ứng xảy ra trong hạt nhân (tự phát hoặc có tác động nhân tạo). Dạng phương trình là a+A -> b + B
  • Phân hạch: là một dạng của phản ứng hạt nhân trong đó neutron tới đập vào bia làm bia bị vỡ làm 2 mảnh. Dạng phương trình: n + A -> X+ Y + kn. Thông thường phân hạch là do nhân tạo.
  • Phóng xạ: là quá trình tự phát của một hạt nhân không bền để trở về hạt nhân bền hơn hoặc có mức năng lượng thấp hơn và phát ra bức xạ. Phóng xạ có thể xem như là một dạng của phản ứng hạt nhân. Dạng pt là: A -> a +B.
Cái giải thích cụ thể nó hơi phức tạp, ngày trước học cấp 3 làm bài tập nhớ còn chia mấy trường hợp giải phóng bức xạ khác nhau.
Cái chủ yếu mình nói là phản ứng sẽ có lúc dừng lại, khi tất cả các nguyên tử đã thành trạng thái đồng vị bền, nghĩa là nó không phải cứ chia đôi vĩnh viễn, mà khi về 1 rồi thì không chia được nữa. Tất nhiên khi nào nó dừng thì lại không tính được, vì ngay cả chu kì bán rã cũng được tính trên xác xuất thống kê, mà không phải là thứ chắc chắn xảy ra.
 
Cái giải thích nó hơi phức tạp, ngày trước học cấp 3 làm bài tập nhớ còn chia mấy trường hợp giải phóng bức xạ khác nhau.
Cái chủ yếu mình nói là phản ứng sẽ có lúc dừng lại, khi tất cả các nguyên tử đã thành trạng thái đồng vị bền, nghĩa là nó không phải cứ chia đôi vĩnh viễn, mà khi về 1 rồi thì không chia được nữa.
Mình nghĩ là fen bị nhầm giữa phân hạch và phóng xạ rồi.

Phân hạch là một hạt neutron bắn vào hạt nhân bia (ví dụ U-235), sau khi bắn U-235 bị phân chia thành 2 hạt X và Y đồng thời giải phóng ra k hạt neutron. k có thể nhỏ hơn 1, bằng 1 hoặc lớn hơn 1. k<1 thì phản ứng sau N lần sẽ không duy trì được nữa và dừng lại, k=1 phản ứng dây chuyền duy trì mãi mãi và có công suất không đổi tới khi nào hết hạt để bắn mà thôi. k>1 trường hợp phản ứng dây chuyền tăng dần, công suất tăng dần [bom hạt nhân thuộc trường hợp này]. U-235 bất kể ở trạng thái nào cũng được, bền hoặc không, chỉ cần bị neutron bắn với đủ năng lượng là phản ứng sẽ xảy ra.

Phóng xạ thì khác. Nó là quá trình hạt nhân không bền (hoặc bị kích thích), phát ra hạt bức xạ (như photon chẳng hạn) và chuyển về trạng thái bền. Do đó, cho dù là 1 hạt thì nó cũng bị phóng xạ như thường, bởi nó không cần thằng nào bắn vào mình cả. Do đó, phản ứng phóng xạ có lúc sẽ dừng lại khi tất cả đều biến thành hạt bền. Nhưng bởi vì nó mang tính xác suất thống kê, do đó để mà trả lời chính xác là nó có dừng hay không là không thể, chỉ có thể biết rằng sau một khoảng thời gian rất dài (so với chu kỳ) thì có thể xem như nó đã dừng lại.

Dĩ nhiên, ở trên chỉ xét đến phóng xạ đơn, một hạt A phóng xạ thành hạt B bền. Trường hợp hạt B không bền thì B sẽ tiếp tục phân rã phóng xạ thành hạt C, cứ như vậy đến khi nào bền thì thôi.
 
Back
Top