Review nghề lính cứu hoả xứ cờ hoa

Chắc là bài review chất lượng đây :beauty:

mê trai cứu hỏa lắm
Wf29Rhg.png

tướng tá này chắc cart toa lắm :oh: hèn gì ăn khoai tây rồi thì ko bao h ăn khoai ta nữa, vì có vừa đâu
 
Đang làm trong ngành này nên hóng mạnh.
Thím làm cứu hoả vn thì vái sống thím luôn, không có đồ bảo hộ mà lao vào lửa ghê quá, mình mặc đồ bảo hộ mà nhiều khi còn bị bỏng ở tai hay cổ.
 
Cho hỏi thím đi theo diện nào thế?
Mình có đứa bạn, thằng em học xong 12 chả biết sao quen được 1 lão bên Mỹ xong tếch qua luôn. Đi cũng 7, 8 năm rồi, méo biết đi diện nào luôn vì ngại hỏi, tết tới nhà chơi call sang thấy cu em cũng ngon lành lắm. Chạy lếch xù các kiểu. Chả lẽ lại hỏi đứa bạn em mày sang đó cho lão kia út ít hay gì :sweat:
Nếu ở cali hay newyork thì chắc là qua làm bao kiếm cho nhau nhé:feel_good:
 
Thím làm cứu hoả vn thì vái sống thím luôn, không có đồ bảo hộ mà lao vào lửa ghê quá, mình mặc đồ bảo hộ mà nhiều khi còn bị bỏng ở tai hay cổ.
Mình bên supplier thiết bị hệ thống PCCC: Fire Alarm, Sprinkler, Foam, Fm200, IG-100...chứ không làm cứu hỏa như bác.
 
Phần 2
Cái nghề cứu hoả này khi rảnh thì sẽ rảnh tới phát chán nhưng một khi đã chữa cháy rồi thì đòi hỏi thể lực và sức chịu đựng rất cao, vì thế cho nên suy tim là căn bênh giết chết lính cứu hoả nhiều nhất:burn_joss_stick:. Khi cơ thể con người phải mang vác ít nhất là 50kg và buộc phải hoạt động liên tục trong vòng 1-2 tiếng trong môi trường nóng 600-700 độ F chưa kể phải đeo bình khí oxy ( cảm giác như úp mặt vào gối rồi thở ấy). Trong Fire Academy từ thứ 2 tới thứ 5 trong vòng 6 tháng, 8h kiểm tra quân phục có sai sót gì thì đeo tạ leo cầu thang, học lí thuyết tới 10h nắng lên thì bắt đầu ra sân thực hành, trưa ăn trưa từ 12h-13h sau đó tiếp tục ra sân thực hành tới 3h chiều vào thay đồ ra tập thể dục. Tới 4h thể dục xong nghỉ ngơi ăn chiều, 6h đến 9h học về y tế (khoảng này e thấy chỉ có các nước phương tây mới có chứ vn chưa áp dụng). Bên này muốn làm cứu hoả thì cũng cần phải có bằng y tế, chia ra 3 bậc từ thấp đến cao là EMT (emergency medical technician , AEMT (advanced emergency medical technician) và paramedic. Bọn mĩ này thật sự rất là mất dạy:canny:, bởi vì bằng cứu hoả và bằng y tế là 2 loại bằng riêng, nhưng thiếu 1 trong 2 thì cái kia coi như bỏ không ai mướn cả, bằng y tế thấp nhất phải có bằng EMT, mà bằng y tế rất khó lấy, khoá của mình có 30 người, 10 người rớt bằng cứu hoả, 12 người rớt bằng y tế chỉ còn 8 người là có đầy đủ và được nhận vào sở. Riêng bản thân mình đã phải thi lại bằng EMT tới lần thứ 3 mới đậu:too_sad: (không hiểu ai dụ mà bây giờ mình đang học thêm bằng paramedic). Trong Fire Academy nó có rất nhiều trò mất dạy để hành học viên. Điển hình như trò này, trước của lớp có 1 cái chuông, bất kì ai mà rung cái chuông đó thì cả lớp phải chạy ra và mặc đồ bảo hộ đầy đủ, bắt buộc thời gian mặc phải dưới 1 phút 30 giây nếu không tụi mình phải mặc đồ bảo hộ học tới hết giờ. Trường không có nhân viên lao công nên cuối ngày học viên phải chia nhau dọn dẹp vệ sinh, bọn giáo viên mất dạy luôn đợi vào thời điểm này để đi vài bãi “thơm mát” trong nhà vệ sinh để tụi mình dọn. Tiếp theo là về việc huấn luyện, cái này nói rất dài dòng vì cứu hoả ở mĩ bao gồm rất nhiều thứ. Chữa cháy rừng (Wildland firefighting), cứu hộ đồi núi (high angle rescue), vực sâu (trench rescue), cứu hộ trong hang sâu (confine space rescue), chữa cháy tàu thuyền ( marine firefighting), thợ lặn cứu hộ dưới biển (rescue diver), đội y tế phản ứng nhanh (tactical medic), chống vũ khó hoá học (hazmat technician). Nó bao gồm rất nhiều thứ và mỗi thứ là 1 cái bằng riêng, khi ra đi làm, sở sẽ gửi đi học thêm tuỳ thuộc vào vị trí địa lí của sở và mỗi cái bằng sẽ thêm được từ 100 tới 200 vào tiền lương mỗi tháng. Mình có tất cả các loại bằng ở trên do mình nhảy sở nhiều, và có một điều thú vị là ở mĩ sở cứu hoả như là công ty tư nhân vậy. Một thành phố có thể có mười mấy cái sở cứu hoả khác nhau, nên không thích làm chỗ này nhảy job chỗ khác. Nhưng nghề cứu hoả là nghề chỉ cần làm 20 năm và trên 52 tuổi là nghỉ hưu được nên thường phải làm ở 1 sở chứ nếu đi sở khác thì thời gian bắt đầu lại từ đầu. Tới đây thôi phần sau mình sẽ đi sâu vào sự khác biệt của cứu hoả mĩ so với cứu hoả Vn.

 
Last edited:
Phần 2
Cái nghề cứu hoả này khi rảnh thì sẽ rảnh tới phát chán nhưng một khi đã chữa cháy rồi thì đòi hỏi thể lực và sức chịu đựng rất cao, vì thế cho nên suy tim là căn bênh giết chết lính cứu hoả nhiều nhất:burn_joss_stick:. Khi cơ thể con người phải mang vác ít nhất là 50kg và buộc phải hoạt động liên tục trong vòng 1-2 tiếng trong môi trường nóng 600-700 độ F chưa kể phải đeo bình khí oxy ( cảm giác như úp mặt vào gối rồi thở ấy). Trong Fire Academy từ thứ 2 tới thứ 5 trong vòng 6 tháng, 8h kiểm tra quân phục có sai sót gì thì đeo tạ leo cầu thang, học lí thuyết tới 10h nắng lên thì bắt đầu ra sân thực hành, trưa ăn trưa từ 12h-13h sau đó tiếp tục ra sân thực hành tới 3h chiều vào thay đồ ra tập thể dục. Tới 4h thể dục xong nghỉ ngơi ăn chiều, 6h đến 9h học về y tế (khoảng này e thấy chỉ có các nước phương tây mới có chứ vn chưa áp dụng). Bên này muốn làm cứu hoả thì cũng cần phải có bằng y tế, chia ra 3 bậc từ thấp đến cao là EMT (emergency medical technician , AEMT (advanced emergency medical technician) và paramedic. Bọn mĩ này thật sự rất là mất dạy:canny:, bởi vì bằng cứu hoả và bằng y tế là 2 loại bằng riêng, nhưng thiếu 1 trong 2 thì cái kia coi như bỏ không ai mướn cả, bằng y tế thấp nhất phải có bằng EMT, mà bằng y tế rất khó lấy, khoá của mình có 30 người, 10 người rớt bằng cứu hoả, 12 người rớt bằng y tế chỉ còn 8 người là có đầy đủ và được nhận vào sở. Riêng bản thân mình đã phải thi lại bằng EMT tới lần thứ 3 mới đậu:too_sad: (không hiểu ai dụ mà bây giờ mình đang học thêm bằng paramedic). Trong Fire Academy nó có rất nhiều trò mất dạy để hành học viên. Điển hình như trò này, trước của lớp có 1 cái chuông, bất kì ai mà rung cái chuông đó thì cả lớp phải chạy ra và mặc đồ bảo hộ đầy đủ, bắt buộc thời gian mặc phải dưới 1 phút 30 giây nếu không tụi mình phải mặc đồ bảo hộ học tới hết giờ. Trường không có nhân viên lao công nên cuối ngày học viên phải chia nhau dọn dẹp vệ sinh, bọn giáo viên mất dạy luôn đợi vào thời điểm này để đi vài bãi “thơm mát” trong nhà vệ sinh để tụi mình dọn. Tiếp theo là về việc huấn luyện, cái này nói rất dài dòng vì cứu hoả ở mĩ bao gồm rất nhiều thứ. Chữa cháy rừng (Wildland firefighting), cứu hộ đồi núi (high angle rescue), vực sâu (trench rescue), cứu hộ trong hang sâu (confine space rescue), chữa cháy tàu thuyền ( marine firefighting), thợ lặn cứu hộ dưới biển (rescue diver), đội y tế phản ứng nhanh (tactical medic), chống vũ khó hoá học (hazmat technician). Nó bao gồm rất nhiều thứ và mỗi thứ là 1 cái bằng riêng, khi ra đi làm, sở sẽ gửi đi học thêm tuỳ thuộc vào vị trí địa lí của sở và mỗi cái bằng sẽ thêm được từ 100 tới 200 vào tiền lương mỗi tháng. Mình có tất cả các loại bằng ở trên do mình nhảy sở nhiều, và có một điều thú vị là ở mĩ sở cứu hoả như là công ty tư nhân vậy. Một thành phố có thể có mười mấy cái sở cứu hoả khác nhau, nên không thích làm chỗ này nhảy job chỗ khác. Nhưng nghề cứu hoả là nghề chỉ cần làm 20 năm và trên 52 tuổi là nghỉ hưu được nên thường phải làm ở 1 sở chứ nếu đi sở khác thì thời gian bắt đầu lại từ đầu. Tới đây thôi phần sau mình sẽ đi sâu vào sự khác biệt của cứu hoả mĩ so với cứu hoả Vn.


Thím học cũng căng nhỉ :eek:
Rv về vụ cháy khủng nhất mà thím tham gia đi :rolleyes:

Gửi từ Samsung SM-N770F bằng vozFApp
 
Back
Top