Sắp có vắc xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

4 More Years

Senior Member

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi là loại ung thư xảy ra phổ biến nhất trên toàn thế giới với 2,5 triệu ca mắc mới mỗi năm.​



Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (Anh) đã phát triển vắc xin ung thư phổi LungVax.
Vắc xin LungVax ngăn ngừa ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao. LungVax sử dụng công nghệ tương tự như vắc xin Covid-19 AstraZeneca, theo trang tin của Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh Cancer Research UK.
Sắp có vắc xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới- Ảnh 1.
Các nhà nghiên cứu đang tìm cách tạo ra vắc xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới
Pexels
Giống như cách vắc xin truyền thống sử dụng một phần virus để huấn luyện cơ thể chống lại bệnh, vắc xin ung thư phổi sử dụng các protein vô hại từ bề mặt tế bào ung thư được gọi là kháng nguyên đột biến (neoantigens). Đây là một loại protein mới hình thành trên tế bào ung thư khi có đột biến xảy ra trong ADN khối u.
Khi được đưa vào cơ thể, neoantigens sẽ tác dụng như một "dấu hiệu báo động", giúp hệ thống miễn dịch nhận biết, tiêu diệt các tế bào phổi bất thường, ngăn chặn ung thư phổi.
Giáo sư Tim Elliott, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án LungVax, cho biết: Ung thư là căn bệnh mà hệ thống miễn dịch khó có thể phân biệt được đâu là tế bào bình thường và đâu là ung thư. Vì vậy, thách thức lớn nhất trong nghiên cứu ung thư là làm cho hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công ung thư. Nếu thành công, loại vắc xin mới này có thể cứu sống hàng triệu người mỗi năm.
Giai đoạn đầu tiên sẽ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để xem liệu vắc xin có kích hoạt thành công phản ứng miễn dịch hay không. Và nếu thành công, vắc xin sẽ được chuyển sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Sắp có vắc xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới- Ảnh 2.
Ung thư phổi là loại ung thư xảy ra phổ biến trên toàn thế giới với 2,5 triệu ca mắc mới mỗi năm
Pexels
Trong vòng 2 năm, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và sản xuất 3.000 liều vắc xin đầu tiên tại cơ sở sản xuất sinh học lâm sàng Đại học Oxford.
Sau đó là các thử nghiệm lớn hơn trên những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, bao gồm người 55 - 74 tuổi đang hút thuốc hoặc từng hút thuốc, theo Cancer Research UK.
Giáo sư Mariam Jamal-Hanjani từ Đại học College London, người chỉ đạo thử nghiệm lâm sàng LungVax, cho biết: LungVax có thể đưa ra một lộ trình khả thi để ngăn ngừa ung thư giai đoạn sớm nhất.

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin có thể hiệu quả đến 90% trên tất cả các dạng ung thư phổi.
 
Trước nghe ông bác sĩ nào nói mấy vaccine mới ra thị trường nên chờ 5-10 năm mới chích, ko giống như phải trả tiền để làm chuột bạch cho hãng dược. Trước tôi ko tin cái này lắm, cho đến khi astra, pfizer :sweat:
 
Loài người tạo ra vắc xin ngừa bệnh, cũng như tạo ra vũ khí chiến tranh vậy.

Càng sáng tạo thì chiến tranh càng quy mô lớn, bên này tạo ra ak47 bên kia tạo ra rocket, bên này tạo ra tên lửa đạn đạo, bên kia tạo ra đầu đạn hạt nhân....

Ban đầu bạch cầu chống lại virut nhẹ, bản thân các virut cũng tự tiến hoá nguy hiểm hơn, à còn thuốc kháng sinh, rất nhiều loại kháng sinh vô tác dụng vì qua thời gian vi khuẩn đã kháng thuốc, cần kháng sinh mạnh và cơ thể như 1 bãi chiến trường.
 
Trước nghe ông bác sĩ nào nói mấy vaccine mới ra thị trường nên chờ 5-10 năm mới chích, ko giống như phải trả tiền để làm chuột bạch cho hãng dược. Trước tôi ko tin cái này lắm, cho đến khi astra, pfizer :sweat:
Thuốc nào ra chả có người tình nguyện test, thuốc ung thư thường là người nhà hoặc người bệnh tình nguyện vì họ có phương án nào cũng phải bấu vào thôi.
Vắc thì test chán chê 3 vòng lên xuống mới được cấp phép.
Còn covid thì là ngoại lệ, phải đẩy nhanh, cắt bớt nên nó mới xập xệ vậy đấy, chứ chờ 5-10 năm chắc dân số thế giới giảm khá nhiều rồi.
 
Loài người tạo ra vắc xin ngừa bệnh, cũng như tạo ra vũ khí chiến tranh vậy.

Càng sáng tạo thì chiến tranh càng quy mô lớn, bên này tạo ra ak47 bên kia tạo ra rocket, bên này tạo ra tên lửa đạn đạo, bên kia tạo ra đầu đạn hạt nhân....

Ban đầu bạch cầu chống lại virut nhẹ, bản thân các virut cũng tự tiến hoá nguy hiểm hơn, à còn thuốc kháng sinh, rất nhiều loại kháng sinh vô tác dụng vì qua thời gian vi khuẩn đã kháng thuốc, cần kháng sinh mạnh và cơ thể như 1 bãi chiến trường.
Không sáng tạo ra vũ khí mới để đấu lại với bệnh tật thì giờ ông đang gõ phím ở thiên đàng vì dính các loại bệnh trong danh sách tiêm chủng bắt buộc rồi
cdpUzRS.png

Tự nhiên liên tục tiến hóa chứ không phải do con người chế tạo ra thuốc thì nó mới tiến hóa. Việc con người chế tạo ra thuốc chỉ giúp chúng ta nhanh chóng tìm ra các loại virus mới, các loại bệnh mới thôi
XiT4qTA.png
 
Vắc này hay mà fence, hút thuốc lá thoải mái không lo ung thư phổi
c1dj9Gl.png
Ý là cái vắc sốt xuất huyết kia có trên thế giới lâu rồi, rục rịch bảo nhập về VN cả nửa năm nay rồi mà còn chưa thấy đâu thì nói gì đến cái vắc trong bài báo, đợi về tới VN có khi thím cũng xanh cỏ rồi.
Nó có 4 chủng thôi, nếu bị thì coi như có liều vaccine free, bị 4 lần trong đời thì coi như miễn nhiễm toàn bộ
6FozWN0.gif
Liệu thím có qua nổi lần thứ 3 không? chưa nói tới lần thứ 4
YLFos6B.gif
 
Ý là cái vắc sốt xuất huyết kia có trên thế giới lâu rồi, rục rịch bảo nhập về VN cả nửa năm nay rồi mà còn chưa thấy đâu thì nói gì đến cái vắc trong bài báo, đợi về tới VN có khi thím cũng xanh cỏ rồi.

Liệu thím có qua nổi lần thứ 3 không? chưa nói tới lần thứ 4
YLFos6B.gif
SXH này cũng ko phải loại dễ tèo đâu fen, đen lắm mới biến chứng thôi
0A1Po7Q.gif
 
Ý là cái vắc sốt xuất huyết kia có trên thế giới lâu rồi, rục rịch bảo nhập về VN cả nửa năm nay rồi mà còn chưa thấy đâu thì nói gì đến cái vắc trong bài báo, đợi về tới VN có khi thím cũng xanh cỏ rồi.

Liệu thím có qua nổi lần thứ 3 không? chưa nói tới lần thứ 4
YLFos6B.gif
Byt chưa cấp phép thì nhập bằng niềm tin à quý anh, quý anh nôn quá thì bay sang nước nào đó đang được lưu hành rồi tiêm thôi
 
Ý là cái vắc sốt xuất huyết kia có trên thế giới lâu rồi, rục rịch bảo nhập về VN cả nửa năm nay rồi mà còn chưa thấy đâu thì nói gì đến cái vắc trong bài báo, đợi về tới VN có khi thím cũng xanh cỏ rồi.

Liệu thím có qua nổi lần thứ 3 không? chưa nói tới lần thứ 4
YLFos6B.gif
Không sao fence, đời tôi chưa được thì đời con tôi, cháu tôi
yC3PHhi.png

Khoa học là không ngừng tiến lên, đấy mới là điều đáng mừng
UrrFz6r.png
 
Tôi từng đọc đâu đó là ung thư dạng như CTC là tác động lên DNA thì ai cũng giống nhau nên là có vắc xin ngừa được còn các loại ung thư mà tác động lên RNA thì chịu vì mỗi người một khác nên không có cách nào phòng hoặc chữa được
8JMEFZ5.gif
8JMEFZ5.gif
 
Nếu mà thành hiện thực thì liều này chắc phải cỡ tiền tỷ quá, K phổi nhiều người bị lắm, hút thuốc hay ko hút cũng dính thôi :sweat:
 
Loài người tạo ra vắc xin ngừa bệnh, cũng như tạo ra vũ khí chiến tranh vậy.

Càng sáng tạo thì chiến tranh càng quy mô lớn, bên này tạo ra ak47 bên kia tạo ra rocket, bên này tạo ra tên lửa đạn đạo, bên kia tạo ra đầu đạn hạt nhân....

Ban đầu bạch cầu chống lại virut nhẹ, bản thân các virut cũng tự tiến hoá nguy hiểm hơn, à còn thuốc kháng sinh, rất nhiều loại kháng sinh vô tác dụng vì qua thời gian vi khuẩn đã kháng thuốc, cần kháng sinh mạnh và cơ thể như 1 bãi chiến trường.
Anh không chống được thì virus nó cũng đột biến anh ạ , cứ lây được là nó tha à?:feel_good:
 
Back
Top