thảo luận Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình

Ae còn đầu tư Dbond của VNDirect kỳ hạn ngắn 1-3 tháng k
vẫn đang để tầm 500 củ bên ấy
3C015DC2-6754-48F6-B9FB-F1C3A295853F.png
 
Mấy hôm trước có vào định mua một ít kỳ hạn 1 tháng mà chỉ còn loại trái phiếu phát hành riêng lẻ, hình như loại này cũng phải Nhà đầu tư chuyên nghiệp mới mua được.
Dbond dạo này khó mua vl, sáng e phải canh vl mới mua được hơn 700 trái phiếu CMC09
 
mọi người trong thread có thể chia sẻ kinh nhiệm cũng như lợi nhuận trong 3 năm đầu tư CCQ để cùng nhau tham khảo được không ?

Mình dự kiến thử 50tr cho CCQ trong 3 năm ( mua 1 lần và để yên)
  • Ví dụ 01.01.2024 mua 50tr thì xem 01.01.2027 xem giá trị 50tr của CCQ đó tăng hay giảm.
  • Vì nếu thử gửi bank ls 7%/năm, trong 3 năm sẽ nhận về dc 10tr5 tiền lãi + gốc 50tr = 60tr5.

Nên mình tính nghịch thử 50tr vào CCQ vì đó giờ mình không chấp nhận rủi ro nên ko đầu tư cái nào hết, giờ thử nghịch cho biết, lời ăn lỗi chịu @@
có 3 cách chơi:

- dca từng giai đoạn, vd đầu tư 1 tỷ trong 3 năm thì chia ra mỗi tháng dca 30tr, ai không predict được thị trường thì tốt nhất nên theo cách này.

- giống mua nhỏ giọt như dca, nhưng mua theo kiểu gom hàng, canh giá xuống (so với lần mua trước) thì lại mua vào, nó sẽ kéo giá mua trung bình xuống thấp, khi giá hồi sẽ ăn dc nhiều, nhược điểm là mắc công ngồi canh giá và nếu thị trường đang bull thì khỏi mua dc j cả.

- all in, dành cho nđt chuyên nghiệp nắm bắt được đỉnh đáy thị trường, ưu điểm nếu bắt đúng (đáy) thì lời nhanh và khủng, nhược điểm bắt sai (đáy) thì cũng lỗ nhanh và khủng.


mà 50tr thì quá bé, sau 3 năm bro có ăn x3 thì cũng chỉ lời 100tr trong 3 năm, quá ít, có chơi thì đầu tư nghiêm túc mà chơi ít nhất 50% tổng tài sản, nếu sợ thì chơi theo kiểu dca.

chia sẻ cho bro kinh nghiệm chơi mấy cái này là phải thần kinh vững, phải có tính kiên trì và ko có tâm lý làm giàu nhanh, tốt nhất là cứ dca hàng tháng và gỡ app, đừng có all-in một lần rồi suốt ngày mở app lên check giá, nhằm lúc nó down cho 10% thì tâm lý lung lay bán ra cắt lỗ thì bỏ mợ. túm lại là:
  • dca hàng tháng
  • gỡ hết app của quỹ, đừng theo dõi thị trường lên xuống làm gì mắc công lại bị tâm lý, dành thời gian làm cái khác.
 
Last edited:
Thớt hay, mình xin phép chia sẻ một chút kinh nghiệm với tuổi đời gần 30 (sau 10 năm đi làm)

1. Luôn ưu tiên tìm cách tăng thu nhập chứ không nên bỏ nhiều thời gian nghĩ cách tiết kiệm
2. Không ngại đầu tư vào bản thân (sức khỏe, trí tuệ, tiện nghi cá nhân)
3. Không đua đòi theo xã hội (điện thoại, xe cộ, quần áo hàng hiệu, ...)
4. Nếu muốn đầu tư coin, chứng khoán thì chỉ nên dùng số tiền cao nhất từ 5-10% thu nhập (cả năm)
5. Giá trị của vàng và tài khoản tiết kiệm nên có tỉ lệ 1:1 đề phòng lúc cần (thất nghiệp, người thân đau ốm, bệnh tật, ...)
đồng ý với bro cái số 2.

cái số 1 và 4 nó hơi đập nhau, vì bro luôn muốn tìm cách gia tăng thu nhập (theo mình hiểu là tạo ra các passive income đủ mạnh) nhưng lại chỉ muốn đầu tư 10% vào các kênh đầu tư, còn lại thì cho hết vào vàng và tiết kiệm (số 5), như vậy style của bro là ăn chắc mặc bền chứ ko risky để tăng thu nhập được (thu nhập ở đây là các passive income đủ mạnh chứ ko phải income từ công việc mọi người làm hàng ngày cuối tháng lãnh lương).

Mục tiêu cuối cùng của mỗi cá nhân là khi các passive income đủ lớn và cover được toàn bộ chi phí sinh hoạt hàng tháng, lúc đó chúng ta đã đạt đến trạng thái financial freedom, ta có thể quit job nghỉ hưu sớm dành thời gian còn lại cho gia đình hoặc kiếm job mình thích mà ko cần phải quan tâm tới tiền lương ntn, nói chung là sống an nhàn, ko còn lo cơm áo gạo tiền.
 
đồng ý với bro cái số 2.

cái số 1 và 4 nó hơi đập nhau, vì bro luôn muốn tìm cách gia tăng thu nhập (theo mình hiểu là tạo ra các passive income đủ mạnh) nhưng lại chỉ muốn đầu tư 10% vào các kênh đầu tư, còn lại thì cho hết vào vàng và tiết kiệm (số 5), như vậy style của bro là ăn chắc mặc bền chứ ko risky để tăng thu nhập được (thu nhập ở đây là các passive income đủ mạnh chứ ko phải income từ công việc mọi người làm hàng ngày cuối tháng lãnh lương).

Mục tiêu cuối cùng của mỗi cá nhân là khi các passive income đủ lớn và cover được toàn bộ chi phí sinh hoạt hàng tháng, lúc đó chúng ta đã đạt đến trạng thái financial freedom, ta có thể quit job nghỉ hưu sớm dành thời gian còn lại cho gia đình hoặc kiếm job mình thích mà ko cần phải quan tâm tới tiền lương ntn, nói chung là sống an nhàn, ko còn lo cơm áo gạo tiền.
Lời khuyên số 4 và số 5 của mình là dựa trên vết xe đổ của mình thôi thím, mình đã từng đầu tư mạo hiểm và rơi vào cảnh trắng tay 2 lần mặc dù trước đó kiếm được rất nhiều tiền (x5-10 tổng tài sản) và rút ra kinh nghiệm đó. Có thể nó đúng với người này và không đúng với người kia, những người nghe họ sẽ chọn lọc những thứ phù hợp với mình nhất. Mình chỉ không muốn nhiều người bị rơi vào cảnh đó như mình vì suy cho cùng giữ tiền vẫn khó hơn kiếm tiền rất nhiều.
 
Lời khuyên số 4 và số 5 của mình là dựa trên vết xe đổ của mình thôi thím, mình đã từng đầu tư mạo hiểm và rơi vào cảnh trắng tay 2 lần mặc dù trước đó kiếm được rất nhiều tiền (x5-10 tổng tài sản) và rút ra kinh nghiệm đó. Có thể nó đúng với người này và không đúng với người kia, những người nghe họ sẽ chọn lọc những thứ phù hợp với mình nhất. Mình chỉ không muốn nhiều người bị rơi vào cảnh đó như mình vì suy cho cùng giữ tiền vẫn khó hơn kiếm tiền rất nhiều.
bro đầu tư gì mà x5 x10 rồi sau đó trắng tay ghê vậy, có thể chia sẻ cho anh em đc ko?
 
Lời khuyên số 4 và số 5 của mình là dựa trên vết xe đổ của mình thôi thím, mình đã từng đầu tư mạo hiểm và rơi vào cảnh trắng tay 2 lần mặc dù trước đó kiếm được rất nhiều tiền (x5-10 tổng tài sản) và rút ra kinh nghiệm đó. Có thể nó đúng với người này và không đúng với người kia, những người nghe họ sẽ chọn lọc những thứ phù hợp với mình nhất. Mình chỉ không muốn nhiều người bị rơi vào cảnh đó như mình vì suy cho cùng giữ tiền vẫn khó hơn kiếm tiền rất nhiều.
Mình hơi thắc mắc chút tiết kiệm 1:1 cụ thể là thế nào nhỉ. Chưa hiểu chỗ này.
 
bro đầu tư gì mà x5 x10 rồi sau đó trắng tay ghê vậy, có thể chia sẻ cho anh em đc ko?
Mình chơi coin từ 2016, nếu kể ra thì dài lắm, trải qua nhiều trend thì kiếm tiền rất dễ nhưng lúc say đòn thì lại tham nên làm cú chốt dẫn đến gần như mất hết, hiện tại sắp lấy vợ nên không liều được nữa thì mình chỉ muốn khuyên các bạn trẻ hơn mình hãy thật cẩn trọng hơn thôi.

Thật ra bố mình đã luôn dặn mình là phải mua vàng tích trữ và đầu tư có chừng mực, nếu nghe cụ từ xưa thì giờ cũng mua được mấy căn nhà rồi. Bố mình cũng là dân lao động phổ thông nhưng biết cách giữ tiền nên không để vợ con phải khổ bao giờ.

Cho dù vậy mình vẫn cảm thấy may mắn hơn nhiều hoàn cảnh khác phải nợ nần hay báo nhà vì mình chỉ mất đi số tiền mà mình kiếm ra. Mình muốn chia sẻ những lời khuyên như vậy thôi.
 
đồng ý với bro cái số 2.

cái số 1 và 4 nó hơi đập nhau, vì bro luôn muốn tìm cách gia tăng thu nhập (theo mình hiểu là tạo ra các passive income đủ mạnh) nhưng lại chỉ muốn đầu tư 10% vào các kênh đầu tư, còn lại thì cho hết vào vàng và tiết kiệm (số 5), như vậy style của bro là ăn chắc mặc bền chứ ko risky để tăng thu nhập được (thu nhập ở đây là các passive income đủ mạnh chứ ko phải income từ công việc mọi người làm hàng ngày cuối tháng lãnh lương).

Mục tiêu cuối cùng của mỗi cá nhân là khi các passive income đủ lớn và cover được toàn bộ chi phí sinh hoạt hàng tháng, lúc đó chúng ta đã đạt đến trạng thái financial freedom, ta có thể quit job nghỉ hưu sớm dành thời gian còn lại cho gia đình hoặc kiếm job mình thích mà ko cần phải quan tâm tới tiền lương ntn, nói chung là sống an nhàn, ko còn lo cơm áo gạo tiền.

Mình thì lại không thấy "đập nhau" do cách nghĩ của mình khác fen.

Thu nhập đối với mình là:
  • lương
  • công chuyện làm ăn riêng
  • passive income: từ việc cho thuê nhà hoặc bán dịch vụ, sản phẩm online...

Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán, coin này nọ, hay lãi tiền gửi ngân hàng... thì mình không xem đó là thu nhập hay passive income. Mình xếp nó ra hẳn một danh mục riêng là đầu tư để dễ quản lý.


WzPLHDb.png
 
mọi người trong thread có thể chia sẻ kinh nhiệm cũng như lợi nhuận trong 3 năm đầu tư CCQ để cùng nhau tham khảo được không ?

Mình dự kiến thử 50tr cho CCQ trong 3 năm ( mua 1 lần và để yên)
  • Ví dụ 01.01.2024 mua 50tr thì xem 01.01.2027 xem giá trị 50tr của CCQ đó tăng hay giảm.
  • Vì nếu thử gửi bank ls 7%/năm, trong 3 năm sẽ nhận về dc 10tr5 tiền lãi + gốc 50tr = 60tr5.

Nên mình tính nghịch thử 50tr vào CCQ vì đó giờ mình không chấp nhận rủi ro nên ko đầu tư cái nào hết, giờ thử nghịch cho biết, lời ăn lỗi chịu @@
Mình mua DCDS rải rác nhiều lần từ 7/2021 đến 8/2023, giờ vẫn đang âm gần 8%
Hiệu suất quá lởm là do ko mua đều để DCA, ai mua đều chắc cũng gần về bờ rồi

Mua 1 lần để đấy cũng tùy lúc nào nữa. Như thời điểm này đang rục rịch uptrend thì chơi vậy được. Ai mới vào chưa nắm rõ diễn biến thị trường mà mua xong để đấy, xui xui mua đúng đỉnh như hồi VNI 1500 thì giờ vẫn ở tít ngoài đảo xa. Ngay trong thớt này luôn, hồi covid uptrend một mạch, DCDS hiệu suất vượt trội, mọi người rủ nhau fomo DCDS và...
 
Mình mua DCDS rải rác nhiều lần từ 7/2021 đến 8/2023, giờ vẫn đang âm gần 8%
Hiệu suất quá lởm là do ko mua đều để DCA, ai mua đều chắc cũng gần về bờ rồi

Mua 1 lần để đấy cũng tùy lúc nào nữa. Như thời điểm này đang rục rịch uptrend thì chơi vậy được. Ai mới vào chưa nắm rõ diễn biến thị trường mà mua xong để đấy, xui xui mua đúng đỉnh như hồi VNI 1500 thì giờ vẫn ở tít ngoài đảo xa.

Ngay trong thớt này luôn, hồi covid uptrend một mạch, DCDS hiệu suất vượt trội, mọi người rủ nhau FOMO DCDS và...


Và bây giờ nhiều người chuyển sang VESAF bởi lợi nhuận của quỹ này trông quá khiếp đảm trên Fmarket.
GwSRz9r.png


// Nếu fen mua đều từ 07/2021 đến bây giờ thì fen đã về bờ với lợi nhuận xấp xỉ 0%.



Phương pháp DCA là trả về kết quả trung bình. Trong bear market, DCA sẽ giúp danh mục ít bị giảm sâu, nhưng đồng thời cũng giới hạn lợi nhuận trong bull market.

Vì thế, phương pháp DCA phù hợp với nhà đầu tư e ngại rủi ro, sợ mua một lần.

Ai DCA liên tục với mong muốn có lợi nhuận cao là đi ngược lại với bản chất của phương pháp.

---

DCDS​


Ví dụ như DCA 3,000,000 đồng mỗi tháng vào DCDS, từ năm 2015 đến cuối năm 2017.

Thị trường vào Bull Market, điểm càng tăng cao mà nhà đầu tư càng nhắm mắt DCA thì chỉ có thiệt sau này do cái giá trung bình mỗi chứng chỉ quỹ ngày càng tăng.

Rplot03_fix.png



Có 2 trường hợp xảy ra tiếp theo:

*Lưu ý: Tỷ suất sinh lợi ("CAGR") ở đây được tính bằng cách lấy giá trị cuối cùng của danh mục chia cho tổng số tiền đã đầu tư.
*Việc sử dụng CAGR trong trường hợp này là giả định trong trường hợp: nhà đầu tư muốn biết sau khi đã đầu tư tổng cộng X tiền và cuối cùng có Y tiền thì tăng trưởng bao nhiêu % mỗi năm.
*Trong lý thuyết, việc sử dụng CAGR không hợp lý do CAGR bỏ qua các dòng tiền đầu tư liên tục, mà chỉ quan tâm đến tổng số tiền đầu tư và kết quả cuối kỳ.
*Thay vào đó, người ta thường dùng XIRR để tính toán.
*Tuy nhiên, kết quả XIRR trả về thường cao hơn CAGR.
*Nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chuyện "tôi đã đầu tư tổng cộng X tiền, và cuối cùng có Y tiền" thì mang con số XIRR ra tính lại sẽ thấy không phù hợp.
*Vì thế, XIRR hợp với nghiên cứu hàn lâm vì bản chất tính toán phức tạp.
*Còn CAGR phù hợp dưới góc nhìn của nhà đầu tư hơn do đơn giản, dễ hiểu.

1/ Nhà đầu tư thấy lợi nhuận quá tốt nên bán.

Rplot02-2.png

2023-11-1594.png




2/ Nhà đầu tư tiếp tục DCA bất chấp, và đây là kết quả khi thị trường sụp đổ.

Đây là thời điểm nguy hiểm. Chắc chắn rất nhiều người sẽ thấy chán nản sau bao nhiêu năm trời đầu tư mà lợi nhuận chả có bao nhiêu. Đã vậy thị trường còn cắm đầu đi xuống tiếp.

Nếu không vững niềm tin, bền ý chí thì họ sẽ bỏ cuộc tại thời điểm này.

Rplot05_fix.png

2023-11-1604.png


Cái họ làm sai đó chính là thấy thị trường tăng dốc mà vẫn còn muốn đầu tư thêm.

---

# VESAF​


Hiện tại trên Fmarket có thông tin VESAF như sau.

2023-11-1598.png


Nếu nhà đầu tư lựa chọn VESAF để đầu tư chỉ bởi vì kỳ vọng 3 năm tiếp theo sẽ có lãi 20%/năm thì nên ngẫm lại bởi 3 năm trước là thời điểm thị trường hồi phục sau tin COVID và cơn điên chứng khoán năm 2021. Mọi thứ đều tăng giá bừa bãi do tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư.

Mặc dù VESAF cho thấy có tăng trưởng hơn 80% trong 3 năm qua tuy nhiên đó là tăng trưởng NAV, được tính trong trường hợp đầu tư một lần duy nhất.

Nhà đầu tư nào lựa chọn VESAF để DCA thì sẽ không nhận được kết quả tương xứng..

Cụ thể, đầu tư 1 lần từ 17/11/2020 đến 13/11/2023:
2023-11-1602.png


Và đầu tư DCA với 3,000,000 mỗi tháng, cùng quãng thời gian:
2023-11-1601.png


Lúc này, nhà đầu tư cảm thấy bị lừa.
Nhưng thực chất là do phương pháp đầu tư khác nhau nên dẫn đến kết quả cũng khác nhau.

Như mình đã đề cập ở đầu bài:

Phương pháp DCA là trả về kết quả trung bình. Trong bear market, DCA sẽ giúp danh mục ít bị giảm sâu, nhưng đồng thời cũng giới hạn lợi nhuận trong bull market.

Phương pháp này không phù hợp cho những nhà đầu tư muốn làm chuyện đơn giản nhưng kỳ vọng lợi nhuận cao.

---

Tóm lại, để tận dụng tốt thì:​


  • Ai DCA thì không nên DCA bất chấp thời điểm.
  • Nên tập trung DCA trong bear market, khi thị trường giảm. Đây là thời điểm tốt, có thể nhận được lãi cao khi thị trường quay đầu tăng trở lại.
  • Bull market, lúc thị trường tạo dốc thì nên dừng cuộc chơi hoặc hạn chế đầu tư. Nếu nhà đầu tư có danh mục 50%ETF - 50% tiền gửi, khi thị trường tăng nóng thì chắc chắn tỷ trọng ETF sẽ lớn hơn tiền gửi. Giai đoạn này nên tăng tỷ trọng tiền gửi chứ không phải tăng tỷ trọng ETF. Để tiền đó bao giờ vào Bear Market thì DCA trở lại.
  • Không bán khi giá giảm, không mua khi giá tăng (mạnh).

Cứ DCA trong Bear Market là chắc chắn thành công. Đừng chờ thị trường tăng mới mua trở lại, lúc đó quá trễ rồi.

Shiv-Khera-Quotes-4.jpg
 
Last edited:
Mình thì lại không thấy "đập nhau" do cách nghĩ của mình khác fen.

Thu nhập đối với mình là:
  • lương
  • công chuyện làm ăn riêng
  • passive income: từ việc cho thuê nhà hoặc bán dịch vụ, sản phẩm online...

Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán, coin này nọ, hay lãi tiền gửi ngân hàng... thì mình không xem đó là thu nhập hay passive income. Mình xếp nó ra hẳn một danh mục riêng là đầu tư để dễ quản lý.


WzPLHDb.png
anh em discuss vui vẻ chỗ này tí.

theo mình thì tiền từ cho thuê nhà là passive income, chứ bro bán dịch vụ, sản phẩm online thì nó được gọi là second job, job tay trái, chứ ko phải passive income, cái gì bro vẫn phải động tay chân trí não, tốn thời gian cho nó thì nó gọi là job rồi.

bro đưa tiền cho quỹ mở mong chờ lợi nhuận, vô mua coin chờ nó lên rồi bán, hay bro gửi tiết kiệm lấy lãi, bản chất đều là passive income, tiền đẻ ra tiền mà mình ko cần làm gì. Bro có thể xếp nó vô một loại thu nhập j đó thì tuỳ, nhưng bản chất về định nghĩa thì nó chính là passive income.

nói chung bản chất của financial freedom chính là nghỉ hưu sớm, lúc này thì ko còn lương lậu gì từ job 1 ngày 8 tiếng nữa, mà passive income chính là nguồn thu nhập, mà để nguồn thu nhập passive nó đủ lớn để tự sống dc thì phải đầu tư thôi.
 
anh em discuss vui vẻ chỗ này tí.

theo mình thì tiền từ cho thuê nhà là passive income, chứ bro bán dịch vụ, sản phẩm online thì nó được gọi là second job, job tay trái, chứ ko phải passive income, cái gì bro vẫn phải động tay chân trí não, tốn thời gian cho nó thì nó gọi là job rồi.

bro đưa tiền cho quỹ mở mong chờ lợi nhuận, vô mua coin chờ nó lên rồi bán, hay bro gửi tiết kiệm lấy lãi, bản chất đều là passive income, tiền đẻ ra tiền mà mình ko cần làm gì. Bro có thể xếp nó vô một loại thu nhập j đó thì tuỳ, nhưng bản chất về định nghĩa thì nó chính là passive income.

nói chung bản chất của financial freedom chính là nghỉ hưu sớm, lúc này thì ko còn lương lậu gì từ job 1 ngày 8 tiếng nữa, mà passive income chính là nguồn thu nhập, mà để nguồn thu nhập passive nó đủ lớn để tự sống dc thì phải đầu tư thôi.

Mình hiểu ý fen rồi. Thật ra mà nói mình không quan trọng cách gọi phải như thế nào mới chuẩn.
Đối với mình, cái gì không đụng tay vào nữa mà vẫn có thu nhập thì nó là passive income.

Để mình mô tả cách hiểu của mình như sau:

---

Cái bán dịch vụ, sản phẩm online, second job kia thì là cái làm ăn riêng như mình nói. Fen làm liên tục, bỏ thời gian ra làm thì mới có thu nhập.

Còn passive income bán dịch vụ, sản phẩm online thì mình ví dụ cụ thể là:

Năm 2020 fen phát hiện ra Notion, fen có làm một cái template để hỗ trợ cho kế hoạch viết bài và lưu idea của fen.

Tới tháng 6/2020, fen thấy cái template này ok nên đăng bán trên Gumroad.

Rồi từ 06/2020 tới nay fen nhận tiền liên tục từ Gumroad mà không cần làm gì thêm nữa.

---

Fen có thể nói là mình làm template đem bán kiếm tiền, đó là thu nhập từ việc làm template, là 2nd job thì mình cũng ok luôn.

Nhưng việc mình ngừng làm template từ lâu mà nó vẫn tạo ra thu nhập thì mình gọi nó là passive income.

---

Trong trường hợp đầu tư, mặc dù bản chất như fen nói cái đó đúng là passive income nhưng mình không gọi lợi nhuận từ đầu tư là passive income lý do là:

Mình là người quyết định lời và lỗ của những khoản đầu tư. Chính tay mình bấm mua và bán. Chính mình đi nghiên cứu, tính toán, làm airdrop...

Tóm lại, cái gì bắt buộc mình phải đụng tay vào làm để liên tục tạo ra kết quả thì mình không gọi nó là passive income.

Không giống như mọi người trong đây là phải đi làm công ty, có lương, mang đi đầu tư ETF rồi lại đi làm tiếp. Nếu sống như vậy thì đúng thật đầu tư tạo ra passive income.
Nhưng mình không có đi làm cũng chục năm rồi, mọi thứ mình đang làm trong hiện tại đều xoay quanh việc đầu tư nên cách nghĩ của mình bị khác.

Vấn đề bây giờ không chỉ là định nghĩa nữa mà nó liên quan tới nhận thức của mỗi cá nhân rồi. Mình chỉ có thể chia sẻ góc nhìn của mình như vầy thôi chứ cũng không biết đúng sai ra sao.
 
Thớt hay, mình xin phép chia sẻ một chút kinh nghiệm với tuổi đời gần 30 (sau 10 năm đi làm)

1. Luôn ưu tiên tìm cách tăng thu nhập chứ không nên bỏ nhiều thời gian nghĩ cách tiết kiệm
2. Không ngại đầu tư vào bản thân (sức khỏe, trí tuệ, tiện nghi cá nhân)
3. Không đua đòi theo xã hội (điện thoại, xe cộ, quần áo hàng hiệu, ...)
4. Nếu muốn đầu tư coin, chứng khoán thì chỉ nên dùng số tiền cao nhất từ 5-10% thu nhập (cả năm)
5. Giá trị của vàng và tài khoản tiết kiệm nên có tỉ lệ 1:1 đề phòng lúc cần (thất nghiệp, người thân đau ốm, bệnh tật, ...)

Trước 30t mình cũng đầu tư nhỏ vài trăm thôi nhưng thất bại.
Sau vài năm ráng mua bán bds thì giờ gầy dựng dc cho vk rồi. yên tâm về bds 1 phần nhưng chưa freelance đc, phải làm 8-9tieng / ngày để đem thu nhập. Nhưng chỉ tạm biết tiết kiệm đỡ, chứ chi phí cũng gần lương nên đâu bỏ ra đầu tư dc gì
 
Trước 30t mình cũng đầu tư nhỏ vài trăm thôi nhưng thất bại.
Sau vài năm ráng mua bán bds thì giờ gầy dựng dc cho vk rồi. yên tâm về bds 1 phần nhưng chưa freelance đc, phải làm 8-9tieng / ngày để đem thu nhập. Nhưng chỉ tạm biết tiết kiệm đỡ, chứ chi phí cũng gần lương nên đâu bỏ ra đầu tư dc gì
Em chưa lấy vợ nhưng khá chắc là lấy vợ và có con thì sẽ khó tiết kiệm và quản lý chi tiêu hơn nhiều, trừ khi là vợ mình đồng lòng thì mới có khả năng. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm thôi thím.
 
Em chưa lấy vợ nhưng khá chắc là lấy vợ và có con thì sẽ khó tiết kiệm và quản lý chi tiêu hơn nhiều, trừ khi là vợ mình đồng lòng thì mới có khả năng. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm thôi thím.
có vk có con thì cứ để sẵn 100-200tr là ổn à. 1 năm sau khi có con chỉ cỡ 50-70tr à
đồng lòng thì tuỳ vk bác. Nó ko đồng lòng thì kiếm vk khác là xong haha
Người dân giờ tìm ra cách kiếm tiền nữa thì làm gì ra ngoài CV chính, rồi sau 35t sợ thất nghiệp đây. Lo lắng nhìu hơn là mạo hiểm
 
có vk có con thì cứ để sẵn 100-200tr là ổn à. 1 năm sau khi có con chỉ cỡ 50-70tr à
đồng lòng thì tuỳ vk bác. Nó ko đồng lòng thì kiếm vk khác là xong haha
Người dân giờ tìm ra cách kiếm tiền nữa thì làm gì ra ngoài CV chính, rồi sau 35t sợ thất nghiệp đây. Lo lắng nhìu hơn là mạo hiểm
Bởi vậy nên những lời khuyên của em hầu hết là nhắm vào việc giảm thiểu rủi ro tài chính, nếu không đầu tư mạo hiểm thì không giàu được thôi nhưng nếu tối ưu được rủi ro thì không bao giờ phải chịu cảnh khổ sở.
 
Back
Top