thảo luận Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình

Mình hiểu ý fen rồi. Thật ra mà nói mình không quan trọng cách gọi phải như thế nào mới chuẩn.
Đối với mình, cái gì không đụng tay vào nữa mà vẫn có thu nhập thì nó là passive income.

Để mình mô tả cách hiểu của mình như sau:

---

Cái bán dịch vụ, sản phẩm online, second job kia thì là cái làm ăn riêng như mình nói. Fen làm liên tục, bỏ thời gian ra làm thì mới có thu nhập.

Còn passive income bán dịch vụ, sản phẩm online thì mình ví dụ cụ thể là:

Năm 2020 fen phát hiện ra Notion, fen có làm một cái template để hỗ trợ cho kế hoạch viết bài và lưu idea của fen.

Tới tháng 6/2020, fen thấy cái template này ok nên đăng bán trên Gumroad.

Rồi từ 06/2020 tới nay fen nhận tiền liên tục từ Gumroad mà không cần làm gì thêm nữa.

---

Fen có thể nói là mình làm template đem bán kiếm tiền, đó là thu nhập từ việc làm template, là 2nd job thì mình cũng ok luôn.

Nhưng việc mình ngừng làm template từ lâu mà nó vẫn tạo ra thu nhập thì mình gọi nó là passive income.

---

Trong trường hợp đầu tư, mặc dù bản chất như fen nói cái đó đúng là passive income nhưng mình không gọi lợi nhuận từ đầu tư là passive income lý do là:

Mình là người quyết định lời và lỗ của những khoản đầu tư. Chính tay mình bấm mua và bán. Chính mình đi nghiên cứu, tính toán, làm airdrop...

Tóm lại, cái gì bắt buộc mình phải đụng tay vào làm để liên tục tạo ra kết quả thì mình không gọi nó là passive income.

Không giống như mọi người trong đây là phải đi làm công ty, có lương, mang đi đầu tư ETF rồi lại đi làm tiếp. Nếu sống như vậy thì đúng thật đầu tư tạo ra passive income.
Nhưng mình không có đi làm cũng chục năm rồi, mọi thứ mình đang làm trong hiện tại đều xoay quanh việc đầu tư nên cách nghĩ của mình bị khác.

Vấn đề bây giờ không chỉ là định nghĩa nữa mà nó liên quan tới nhận thức của mỗi cá nhân rồi. Mình chỉ có thể chia sẻ góc nhìn của mình như vầy thôi chứ cũng không biết đúng sai ra sao.
ok, hiểu ý bro vụ bán template, đúng là nó passive income, vì bro chỉ đầu tư mạnh lúc đầu, còn sau thì cứ vứt đó ai mua thì mua :D

mà thực ra lifestyle của bro mình thấy nó là mong ước của rất nhiều người (trong đó có mình), nói chung được làm cái mình thích, không phải ép mình vô những công việc nhàm chán 8 tiếng / ngày vì cơm áo gạo tiền, thì đó cũng là cái đích thực sự của financial freedom rồi ạ, chúc bro thành công.
 
Bởi vậy nên những lời khuyên của em hầu hết là nhắm vào việc giảm thiểu rủi ro tài chính, nếu không đầu tư mạo hiểm thì không giàu được thôi nhưng nếu tối ưu được rủi ro thì không bao giờ phải chịu cảnh khổ sở.
uhm hiểu, đầu tư thì phải có rủi ro, ko ai mà rào hết rủi ro. Bán xe nước mía còn rủi ro đắt ế mà.
Nên thời điểm này chỉ tiết kiệm chút ít để dự phòng. Rồi khi có cơ hội đầu tư thì có thể làm
 
đồng ý với bro cái số 2.

cái số 1 và 4 nó hơi đập nhau, vì bro luôn muốn tìm cách gia tăng thu nhập (theo mình hiểu là tạo ra các passive income đủ mạnh) nhưng lại chỉ muốn đầu tư 10% vào các kênh đầu tư, còn lại thì cho hết vào vàng và tiết kiệm (số 5), như vậy style của bro là ăn chắc mặc bền chứ ko risky để tăng thu nhập được (thu nhập ở đây là các passive income đủ mạnh chứ ko phải income từ công việc mọi người làm hàng ngày cuối tháng lãnh lương).

Mục tiêu cuối cùng của mỗi cá nhân là khi các passive income đủ lớn và cover được toàn bộ chi phí sinh hoạt hàng tháng, lúc đó chúng ta đã đạt đến trạng thái financial freedom, ta có thể quit job nghỉ hưu sớm dành thời gian còn lại cho gia đình hoặc kiếm job mình thích mà ko cần phải quan tâm tới tiền lương ntn, nói chung là sống an nhàn, ko còn lo cơm áo gạo tiền.
Với mình thì Passive income ko có thật trừ duy nhất 1 đường mua nhà cho thuê (nhớ - chi phí cải tạo/xây mới). Nhưng để có tiền mua bds dư cho thuê thì cần vốn to, nên số 4 với mình là all-in, bỏ trứng vào 1 giỏ và ngồi nhìn kỹ nó(mình chưa đạt dc) . Tới khi đạt con số để tư do tai chính thì cash ra, lúc này mới giảm risk xuống.
 
Và bây giờ nhiều người chuyển sang VESAF bởi lợi nhuận của quỹ này trông quá khiếp đảm trên Fmarket.
GwSRz9r.png


// Nếu fen mua đều từ 07/2021 đến bây giờ thì fen đã về bờ với lợi nhuận xấp xỉ 0%.



Phương pháp DCA là trả về kết quả trung bình. Trong bear market, DCA sẽ giúp danh mục ít bị giảm sâu, nhưng đồng thời cũng giới hạn lợi nhuận trong bull market.

Vì thế, phương pháp DCA phù hợp với nhà đầu tư e ngại rủi ro, sợ mua một lần.

Ai DCA liên tục với mong muốn có lợi nhuận cao là đi ngược lại với bản chất của phương pháp.

---

DCDS​


Ví dụ như DCA 3,000,000 đồng mỗi tháng vào DCDS, từ năm 2015 đến cuối năm 2017.

Thị trường vào Bull Market, điểm càng tăng cao mà nhà đầu tư càng nhắm mắt DCA thì chỉ có thiệt sau này do cái giá trung bình mỗi chứng chỉ quỹ ngày càng tăng.

Rplot03_fix.png



Có 2 trường hợp xảy ra tiếp theo:

*Lưu ý: Tỷ suất sinh lợi ("CAGR") ở đây được tính bằng cách lấy giá trị cuối cùng của danh mục chia cho tổng số tiền đã đầu tư.
*Việc sử dụng CAGR trong trường hợp này là giả định trong trường hợp: nhà đầu tư muốn biết sau khi đã đầu tư tổng cộng X tiền và cuối cùng có Y tiền thì tăng trưởng bao nhiêu % mỗi năm.
*Trong lý thuyết, việc sử dụng CAGR không hợp lý do CAGR bỏ qua các dòng tiền đầu tư liên tục, mà chỉ quan tâm đến tổng số tiền đầu tư và kết quả cuối kỳ.
*Thay vào đó, người ta thường dùng XIRR để tính toán.
*Tuy nhiên, kết quả XIRR trả về thường cao hơn CAGR.
*Nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chuyện "tôi đã đầu tư tổng cộng X tiền, và cuối cùng có Y tiền" thì mang con số XIRR ra tính lại sẽ thấy không phù hợp.
*Vì thế, XIRR hợp với nghiên cứu hàn lâm vì bản chất tính toán phức tạp.
*Còn CAGR phù hợp dưới góc nhìn của nhà đầu tư hơn do đơn giản, dễ hiểu.

1/ Nhà đầu tư thấy lợi nhuận quá tốt nên bán.

Rplot02-2.png

2023-11-1594.png




2/ Nhà đầu tư tiếp tục DCA bất chấp, và đây là kết quả khi thị trường sụp đổ.

Đây là thời điểm nguy hiểm. Chắc chắn rất nhiều người sẽ thấy chán nản sau bao nhiêu năm trời đầu tư mà lợi nhuận chả có bao nhiêu. Đã vậy thị trường còn cắm đầu đi xuống tiếp.

Nếu không vững niềm tin, bền ý chí thì họ sẽ bỏ cuộc tại thời điểm này.

Rplot05_fix.png

2023-11-1604.png


Cái họ làm sai đó chính là thấy thị trường tăng dốc mà vẫn còn muốn đầu tư thêm.

---

# VESAF​


Hiện tại trên Fmarket có thông tin VESAF như sau.

2023-11-1598.png


Nếu nhà đầu tư lựa chọn VESAF để đầu tư chỉ bởi vì kỳ vọng 3 năm tiếp theo sẽ có lãi 20%/năm thì nên ngẫm lại bởi 3 năm trước là thời điểm thị trường hồi phục sau tin COVID và cơn điên chứng khoán năm 2021. Mọi thứ đều tăng giá bừa bãi do tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư.

Mặc dù VESAF cho thấy có tăng trưởng hơn 80% trong 3 năm qua tuy nhiên đó là tăng trưởng NAV, được tính trong trường hợp đầu tư một lần duy nhất.

Nhà đầu tư nào lựa chọn VESAF để DCA thì sẽ không nhận được kết quả tương xứng..

Cụ thể, đầu tư 1 lần từ 17/11/2020 đến 13/11/2023:
2023-11-1602.png


Và đầu tư DCA với 3,000,000 mỗi tháng, cùng quãng thời gian:
2023-11-1601.png


Lúc này, nhà đầu tư cảm thấy bị lừa.
Nhưng thực chất là do phương pháp đầu tư khác nhau nên dẫn đến kết quả cũng khác nhau.

Như mình đã đề cập ở đầu bài:

Phương pháp DCA là trả về kết quả trung bình. Trong bear market, DCA sẽ giúp danh mục ít bị giảm sâu, nhưng đồng thời cũng giới hạn lợi nhuận trong bull market.

Phương pháp này không phù hợp cho những nhà đầu tư muốn làm chuyện đơn giản nhưng kỳ vọng lợi nhuận cao.

---

Tóm lại, để tận dụng tốt thì:​


  • Ai DCA thì không nên DCA bất chấp thời điểm.
  • Nên tập trung DCA trong bear market, khi thị trường giảm. Đây là thời điểm tốt, có thể nhận được lãi cao khi thị trường quay đầu tăng trở lại.
  • Bull market, lúc thị trường tạo dốc thì nên dừng cuộc chơi hoặc hạn chế đầu tư. Nếu nhà đầu tư có danh mục 50%ETF - 50% tiền gửi, khi thị trường tăng nóng thì chắc chắn tỷ trọng ETF sẽ lớn hơn tiền gửi. Giai đoạn này nên tăng tỷ trọng tiền gửi chứ không phải tăng tỷ trọng ETF. Để tiền đó bao giờ vào Bear Market thì DCA trở lại.
  • Không bán khi giá giảm, không mua khi giá tăng (mạnh).

Cứ DCA trong Bear Market là chắc chắn thành công. Đừng chờ thị trường tăng mới mua trở lại, lúc đó quá trễ rồi.

Shiv-Khera-Quotes-4.jpg
Với mình là DCA là best khi ở khung time dài, như vi dụ trong bài nó chia ra 2015-2017 , 2020-2023, 2 khung bé .
Giờ zoom out ra , 2015-2023 đi , những ai mua lên dốc 2015-2017 vẫn đang dương nhìu người ngồi chờ để mua, và còn nhẹ đầu hơn, chả cần qtam market xanh/đỏ.
Khi zoom ra càng xa (dca từ trước 2015) thì chả có phương pháp nào hơn dc dca.
 
Với mình là DCA là best khi ở khung time dài, như vi dụ trong bài nó chia ra 2015-2017 , 2020-2023, 2 khung bé .
Giờ zoom out ra , 2015-2023 đi , những ai mua lên dốc 2015-2017 vẫn đang dương nhìu người ngồi chờ để mua, và còn nhẹ đầu hơn, chả cần qtam market xanh/đỏ.
Khi zoom ra càng xa (dca từ trước 2015) thì chả có phương pháp nào hơn dc dca.

Fen hiểu sai ý mình.

Ai muốn DCA thì cứ DCA liên tục không ai cấm cả. Nhưng những người lựa chọn phương pháp DCA liên tục thì không nên DCA với mong muốn có lợi nhuận cao. -> Đây là ý chính của bài viết.

Đầu tư dài hạn luôn có lời, đó là chuyện không ai bàn cãi. Lời là một chuyện nhưng cái thời gian bỏ ra và cái rủi ro phải gánh chịu có xứng đáng với cái lời đó không?

Đầu tư ở Việt Nam khác với Mỹ. Fen DCA tại Mỹ thì muốn bao lâu cũng được nhưng Việt Nam là thị trường chứng khoán cận biên, từ Bull tới Bear rất nhanh cho nên nếu fen cứ DCA bất chấp điều kiện thị trường thì sẽ không hề có lợi.

---

2015 - 05/2022: Tại đợt giảm thứ nhất vào tháng 05/2022. Thị trường chưa tạo đáy. Bị ảnh hưởng nghiêm trọng do DCA liên tục khi thị trường tăng nóng.

Rplot07.png


---

Đây là kết quả từ 2015 đến thời điểm hiện tại nếu nhà đầu tư cứ DCA bất chấp điều kiện thị trường.

Rplot10.png


2023-11-1610.png


Sau 9 năm đầu tư, tỷ trọng tiền dùng để đầu tư của fen chiếm 60% tổng giá trị danh mục. Có thể nói, giá trị danh mục tăng chủ yếu đến từ việc fen liên tục đổ tiền vào thị trường, còn lại thì danh mục tăng trưởng rất thấp.

Vì thế, giải pháp mà mình trình bày là dành cho những ai DCA nhưng lại muốn có lợi nhuận cao. Đó chính là DCA trong Bear Market và khi thị trường tăng dốc thì chuyển sang tăng tỷ trọng tiền gửi. Mua khi thị trường tăng nóng chả có lợi gì cả.
 
Fen hiểu sai ý mình.

Ai muốn DCA thì cứ DCA liên tục không ai cấm cả. Nhưng những người lựa chọn phương pháp DCA liên tục thì không nên DCA với mong muốn có lợi nhuận cao. -> Đây là ý chính của bài viết.

Đầu tư dài hạn luôn có lời, đó là chuyện không ai bàn cãi. Lời là một chuyện nhưng cái thời gian bỏ ra và cái rủi ro phải gánh chịu có xứng đáng với cái lời đó không?

Đầu tư ở Việt Nam khác với Mỹ. Fen DCA tại Mỹ thì muốn bao lâu cũng được nhưng Việt Nam là thị trường chứng khoán cận biên, từ Bull tới Bear rất nhanh cho nên nếu fen cứ DCA bất chấp điều kiện thị trường thì sẽ không hề có lợi.

---

2015 - 05/2022: Tại đợt giảm thứ nhất vào tháng 05/2022. Thị trường chưa tạo đáy. Bị ảnh hưởng nghiêm trọng do DCA liên tục khi thị trường tăng nóng.

Rplot07.png


---

Đây là kết quả từ 2015 đến thời điểm hiện tại nếu nhà đầu tư cứ DCA bất chấp điều kiện thị trường.

View attachment 2186127

View attachment 2186128

Sau 9 năm đầu tư, tỷ trọng tiền dùng để đầu tư của fen chiếm 60% tổng giá trị danh mục. Có thể nói, giá trị danh mục tăng chủ yếu đến từ việc fen liên tục đổ tiền vào thị trường, còn lại thì danh mục tăng trưởng rất thấp.

Vì thế, giải pháp mà mình trình bày là dành cho những ai DCA nhưng lại muốn có lợi nhuận cao. Đó chính là DCA trong Bear Market và khi thị trường tăng dốc thì chuyển sang tăng tỷ trọng tiền gửi. Mua khi thị trường tăng nóng chả có lợi gì cả.
thực ra canh bear market để mua vô thì nó là buy-the-dip vì có dính market timing canh thị trường lên xuống.

DCA là đầu tư theo khoảng thời gian fixed sẵn, 1 ngày / tuần / tháng quăng vô 1 cục tiền rồi thôi ko quan tâm ngó nghiêng gì nữa.

Lợi ích lớn nhất của DCA là trong cái case con Solana hiện tại, chỉ vài tuần mà 1 phát từ 20 lên luôn 65, x3 nhanh gọn lẹ, rồi giờ vd nếu ko DCA mà cứ market timing thì lúc nó còn loanh quanh giá 20 bác có mua vô ko, chắc chắn là ko, tâm lý chờ nó xuống 18 rồi mua, hôm sau lên 25 mua ko, ko mua lại chờ xuống 20 rồi mua, hôm sau nó vọt lên 30 lại ko chịu mua chờ xuống lại 25 mới mua, cứ thế nó một phát lên 65 nhưng tâm lý buy-the-dip chờ nó xuống nên mình ko mua dc j cả.

còn DCA ví dụ daily mỗi ngày 100$ đi, ngày 1 giá 20, mua, ngày 2 giá 25, mua, ngày 3 giá 30, mua, 35 mua, 40 mua, etc ... thì hiện nay giá 65 có phải là bác đã ôm một mớ lợi nhuận rồi không.

Rồi giờ 65 mình lại chờ tiếp nó xuống, mai nó vọt lên 100, tuần sau lên 200 thì sao :LOL: cho nên cái lợi lớn nhất của DCA là bỏ qua yếu tố tâm lý, cứ cào giá rồi mua vậy thôi.

còn lợi nhuận 6% / năm như chart của bác thực ra nó cũng chỉ mang tính tham khảo thôi, vì chân lý là không ai predict được thị trường, năm nay là đáy của 20 năm nữa thì sao, lúc đó bài toán lợi nhuận của dca là một con số rất khác.
 
Fen hiểu sai ý mình.

Ai muốn DCA thì cứ DCA liên tục không ai cấm cả. Nhưng những người lựa chọn phương pháp DCA liên tục thì không nên DCA với mong muốn có lợi nhuận cao. -> Đây là ý chính của bài viết.

Đầu tư dài hạn luôn có lời, đó là chuyện không ai bàn cãi. Lời là một chuyện nhưng cái thời gian bỏ ra và cái rủi ro phải gánh chịu có xứng đáng với cái lời đó không?

Đầu tư ở Việt Nam khác với Mỹ. Fen DCA tại Mỹ thì muốn bao lâu cũng được nhưng Việt Nam là thị trường chứng khoán cận biên, từ Bull tới Bear rất nhanh cho nên nếu fen cứ DCA bất chấp điều kiện thị trường thì sẽ không hề có lợi.

---

2015 - 05/2022: Tại đợt giảm thứ nhất vào tháng 05/2022. Thị trường chưa tạo đáy. Bị ảnh hưởng nghiêm trọng do DCA liên tục khi thị trường tăng nóng.

Rplot07.png


---

Đây là kết quả từ 2015 đến thời điểm hiện tại nếu nhà đầu tư cứ DCA bất chấp điều kiện thị trường.

View attachment 2186127

View attachment 2186128

Sau 9 năm đầu tư, tỷ trọng tiền dùng để đầu tư của fen chiếm 60% tổng giá trị danh mục. Có thể nói, giá trị danh mục tăng chủ yếu đến từ việc fen liên tục đổ tiền vào thị trường, còn lại thì danh mục tăng trưởng rất thấp.

Vì thế, giải pháp mà mình trình bày là dành cho những ai DCA nhưng lại muốn có lợi nhuận cao. Đó chính là DCA trong Bear Market và khi thị trường tăng dốc thì chuyển sang tăng tỷ trọng tiền gửi. Mua khi thị trường tăng nóng chả có lợi gì cả.
Đầu tiên cho mình xin công cụ tính dca kia với

Rồi như chart 2015-nay , thì
1. bạn định nghĩa thế nào là bear market ? Aka thời điểm bạn bắt đầu dca
2. Bạn định nghĩa thế nào “lên dốc” aka thời điểm dừng dca
3. Một điều cần tính vào ,voi minh thi mỗi tháng dca 10tr tiền nhàn rỗi , mình chắc chắn sẽ giải ngân hết 10tr đấy bất kêt giá . Nhưng với pp của bạn thì sẽ phải tính khối lượng dca như nào ? Vì mục 1,2 đôi khi ko đều , tuỳ vào câu trả lời của 1,2 mà cash của bạn sẽ dồn lại ?
Vi dụ: tại thời điẻm X bạn xác định là market đang (2), sau x+ 5 tháng thì bạn có 50tr , lúc này market đang (1) . Volume dca của bạn sẽ là như nào ?

4. Sau khi trả lời dc 1 và 2 . Lúc này bạn cho mình hòm hòm những điẻm bạn mua (1) và dừng mua(2) trên cùng chart 2015/nay
 
Lịch sử thị trường VN thì DCA kiểu bất chấp không có hiệu quả
Vì vậy ai muốn mua kiểu để dành cho con cháu thì nên tìm cái khác chứ đừng mua ETF
 
thực ra canh bear market để mua vô thì nó là buy-the-dip vì có dính market timing canh thị trường lên xuống.

DCA là đầu tư theo khoảng thời gian fixed sẵn, 1 ngày / tuần / tháng quăng vô 1 cục tiền rồi thôi ko quan tâm ngó nghiêng gì nữa.

Lợi ích lớn nhất của DCA là trong cái case con Solana hiện tại, chỉ vài tuần mà 1 phát từ 20 lên luôn 65, x3 nhanh gọn lẹ, rồi giờ vd nếu ko DCA mà cứ market timing thì lúc nó còn loanh quanh giá 20 bác có mua vô ko, chắc chắn là ko, tâm lý chờ nó xuống 18 rồi mua, hôm sau lên 25 mua ko, ko mua lại chờ xuống 20 rồi mua, hôm sau nó vọt lên 30 lại ko chịu mua chờ xuống lại 25 mới mua, cứ thế nó một phát lên 65 nhưng tâm lý buy-the-dip chờ nó xuống nên mình ko mua dc j cả.

còn DCA ví dụ daily mỗi ngày 100$ đi, ngày 1 giá 20, mua, ngày 2 giá 25, mua, ngày 3 giá 30, mua, 35 mua, 40 mua, etc ... thì hiện nay giá 65 có phải là bác đã ôm một mớ lợi nhuận rồi không.

Rồi giờ 65 mình lại chờ tiếp nó xuống, mai nó vọt lên 100, tuần sau lên 200 thì sao :LOL: cho nên cái lợi lớn nhất của DCA là bỏ qua yếu tố tâm lý, cứ cào giá rồi mua vậy thôi.

còn lợi nhuận 6% / năm như chart của bác thực ra nó cũng chỉ mang tính tham khảo thôi, vì chân lý là không ai predict được thị trường, năm nay là đáy của 20 năm nữa thì sao, lúc đó bài toán lợi nhuận của dca là một con số rất khác.

Mình biết ngay có fen sẽ nói như vầy.

Cái fen nói timing the market, là dành cho những người không biết gì nhưng cố timing.

Đúng là không ai biết trước được tương lai hay tiên đoán được những biến cố sắp xảy ra. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, có những mô hình chu kỳ thị trường lặp đi lặp lại một cách nhất quán. Từ sự ảnh hưởng của lãi suất, cho đến hiện tượng các nhà đầu tư bị lòng tham chi phối… việc đưa ra quyết định dựa trên những tín hiệu này là hoàn toàn có cở sở.

Đây là năm 2018
Rplot04.png



Và đây là năm 2022
Rplot06.png


Mình nói thật luôn, chỉ có những ai đã trải qua sự kiện năm 2017-2018, có ăn nằm với thị trường thì mới biết cách hạn chế bản thân trong năm 2021 mà thoát ra.

Còn những người mới đầu tư, không có nhiều trải nghiệm trên thị trường thì họ sẽ theo đám đông mà mua.

Nói đi cũng phải nói lại, thị trường có giảm rồi cũng sẽ tăng trở lại. Việc DCA trong Bear Market là hoàn toàn có lý và sẽ mang lại lợi nhuận nhiều cho nhà đầu tư. Nhưng đa phần không có ai can đảm làm điều đó mà sẽ bán rồi rúc hết vào tiền gửi ngân hàng.

Đầu tư DCA, không thể cứ viện cớ là tôi mua DCA cho nhẹ nhàng, cho yên tâm, những chuyện khác không quan trọng.

Làm như vậy là làm biếng. Biết thị trường vào chu kỳ của nó, nhưng không phản ứng, mà cứ nhắm mắt đưa tay là quá thờ ơ với tài sản của mình.
 
Lịch sử thị trường VN thì DCA kiểu bất chấp không có hiệu quả
Vì vậy ai muốn mua kiểu để dành cho con cháu thì nên tìm cái khác chứ đừng mua ETF

Quá đúng :burn_joss_stick: ở việt nam ông nào dca bất chấp thì nên gửi tiết kiệm. Cảm giác đang lời mà không rút tới lúc nó sụp 40% thì... :too_sad: Bao giờ thấy tiktok toàn clip đầu tư chứng khoán thì thề bán hết
 
Bán làm gì thím, b xem lại chart thì thấy khoảng 5-6 tuần lại bật hồi về giá trước khi chia ấy mà, cứ coi như b gửi $ tiết kiệm để phòng thân.
Ở app TCBS, mình thấy có hiển thị tiền ở mục "Cổ tức chờ về" thì mình có thể bán cp VEA được rồi bác nhỉ? Sau đó mình vẫn nhận được cổ tức?
Mình đang tính rút vốn ra làm chuyện khác.
 
Ở app TCBS, mình thấy có hiển thị tiền ở mục "Cổ tức chờ về" thì mình có thể bán cp VEA được rồi bác nhỉ? Sau đó mình vẫn nhận được cổ tức?
Mình đang tính rút vốn ra làm chuyện khác.
Mai là ngày giao dịch không hưởng quyền. Giá tham chiếu tụt về khoảng 34k.
 
Có nghĩa là mai mình có bán cp thì vẫn nhận được cổ tức thím nhỉ :love:
đúng rồi. Vì mai bạn bán thì chiều thứ 3 ck mới về người mua, trong khi thứ 2 là ngày chốt danh sách nhận cổ tức.
Dạo này rình rang vụ hệ thống KRK gì ấy. Lúc nó được ứng dụng thì bạn nhớ xem lại luật.
 
Mình biết ngay có fen sẽ nói như vầy.

Cái fen nói timing the market, là dành cho những người không biết gì nhưng cố timing.

Đúng là không ai biết trước được tương lai hay tiên đoán được những biến cố sắp xảy ra. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, có những mô hình chu kỳ thị trường lặp đi lặp lại một cách nhất quán. Từ sự ảnh hưởng của lãi suất, cho đến hiện tượng các nhà đầu tư bị lòng tham chi phối… việc đưa ra quyết định dựa trên những tín hiệu này là hoàn toàn có cở sở.

Đây là năm 2018
Rplot04.png



Và đây là năm 2022
Rplot06.png


Mình nói thật luôn, chỉ có những ai đã trải qua sự kiện năm 2017-2018, có ăn nằm với thị trường thì mới biết cách hạn chế bản thân trong năm 2021 mà thoát ra.

Còn những người mới đầu tư, không có nhiều trải nghiệm trên thị trường thì họ sẽ theo đám đông mà mua.

Nói đi cũng phải nói lại, thị trường có giảm rồi cũng sẽ tăng trở lại. Việc DCA trong Bear Market là hoàn toàn có lý và sẽ mang lại lợi nhuận nhiều cho nhà đầu tư. Nhưng đa phần không có ai can đảm làm điều đó mà sẽ bán rồi rúc hết vào tiền gửi ngân hàng.

Đầu tư DCA, không thể cứ viện cớ là tôi mua DCA cho nhẹ nhàng, cho yên tâm, những chuyện khác không quan trọng.

Làm như vậy là làm biếng. Biết thị trường vào chu kỳ của nó, nhưng không phản ứng, mà cứ nhắm mắt đưa tay là quá thờ ơ với tài sản của mình.
mình không nói cách của bro là sai, mình chỉ nói cái bro đang nói nó không phải là DCA, khi bro quyết định mua vào nó phụ thuộc bear hay bull market thì nó không còn là phương pháp DCA nữa.
 
Quá đúng :burn_joss_stick: ở việt nam ông nào dca bất chấp thì nên gửi tiết kiệm. Cảm giác đang lời mà không rút tới lúc nó sụp 40% thì... :too_sad: Bao giờ thấy tiktok toàn clip đầu tư chứng khoán thì thề bán hết
nó crash 40% thì phương pháp nào cũng chết thôi, bác đầu tư DCA lúc đó có khi bác còn lỗ ít hơn các phương pháp đầu tư khác, do dòng tiền của bác chưa đổ vào hết.
 
Giờ đâm đầu vào chứng chỉ quỹ có trễ không các bác. Nên vào lúc nào?
em đang nhắm dcds với vesaf, về cơ bản thì bọn dcds thấy lâu năm nhưng performance đầu năm ko như vesaf. lí do nào để các bác chọn quỹ phù hợp ạ
 
Không cần hiểu quá nhiều nhưng CCQ nói chung và DCDS nói riêng. Các ông hiểu là thay vì các ông làm mồi cho các shark thì các ông thuê Shark đầu tư hộ, vẫn lãi thôi nhưng phải trả tiền cho cac shark 1 tý phí.
Nói thẳng thì ông nào nào mà vào tiền lúc 1500 thì biết thị trg chứng khoán nó khốc liệt ntn. Tay nhỏ thì đừng có mà cố, muốn an toàn, có lãi cao, rủi ro thấp thì đầu tư vào DC là ko hề tệ. Còn muốn thử cảm giác all in DIG theo A7 rồi chia 10 hoặc cháy margin thì cứ thử :))
Sau khi thị trg sập mà DC mất có 30% thì tôi hoàn toàn tin tưởng DC nó ngon gấp vạn lần các chứng sỹ nửa mùa nghe theo thằng bạn đầu tư =]]
 
Back
Top