Tại sao cần có tôn giáo trong đời?

Status
Not open for further replies.
Tôn giáo
Đi xa nhà làm việc một mình khiến mình thấy cô đơn quá. Nay lên post một bài viết về hoàn cảnh của mình nhìn từ góc độ tôn giáo :D

Ngày nay, ít nhất là ở Việt Nam chủ nghĩa nhân văn đã dần thay thế vị trí của tôn giáo. Nho giáo biến mất (vì đâu còn vua và sĩ phu), Đạo giáo ít ảnh hưởng, chỉ còn lại một nhóm Phật giáo, Kitô giáo...

Chủ nghĩa nhân văn là gì? Hiểu đơn giản tinh thần đó là đặt sự hạnh phúc của nhân loại là mục đích tối thượng và con người nên dựa vào lý tính thay vì thần linh.

Khi giới trẻ Việt Nam có gặp vấn đề cuộc sống hay tâm trạng, họ thiên về tìm kiếm giải pháp từ tâm lý học hay kiến thức self help. Hoặc cũng có thể là lên Voz post bài như chênh vênh tuổi 30, trầm cảm tuổi xx, 30 tuổi chưa có nhà, xe thấy loser quá... :LOL: Từ quan sát của mình phản hồi của cả người hỏi lẫn người trả lời đều có ảnh hưởng lớn từ chủ nghĩa nhân văn đối với tâm hồn. Đại khái là khuyên thớt cứ cố gắng, trời không phụ lòng ,đừng so sánh mang mệt v.v

Nhưng đối với mình, chủ nghĩa nhân văn đối với mình nhiều nhất cũng chỉ giống với Nho giáo ngày xưa, tức là chỉ có thể làm thỏa mãn cảm giác trách nhiệm cuộc đời và sự thắc mắc thế giới, nhưng không thể an ủi tâm hồn. Nó chỉ có thể giải đáp rằng con người nên sống như thế nào nhưng không thể loại bỏ nỗi sợ cái chết của con người.

Điều đáng lo sợ nhất của cái chết không phải là con người sẽ chết mà là sự hư vô. Sau khi chết tất cả chỉ còn là hư vô. Vậy mỗi người đều sẽ chết, mọi thứ đều sẽ thành hư vô. Vậy thì cuộc sống có ý nghĩa gì??? Nếu tôi cố gắng làm lụng vất vả vì mục đích gì. Lỡ nếu tôi cố mãi vẫn nghèo kiết xác hay tôi hẹo sớm thì hóa ra công sức của tôi là vô nghĩa à? Hoặc kể cả khi tôi đạt được những thứ mà tôi đã chạy theo cả đời, khi cảm giác thỏa mãn qua đi thì tôi còn lại gì... Đó là cái làm con người sợ nhất. Và cũng là vì sao có những người sẽ tự tử vì không chịu được nỗi sợ hư vô.

Phật giáo quan niệm đời là bể khổ, dẫn dắt con người thoát ra khỏi nỗi khổ thế gian. Kito giáo, hồi giáo cho con người niềm tin khi họ qua đời, có thể được dẫn dắt sang thế giới bên kia, những nỗ lực trong đời họ sẽ được Chúa ghi nhận và đưa họ lên thiên đàng.. hoặc cũng có thể trở thành quỷ thần tiếp tục ảnh hưởng trần gian. Những người theo đạo có đời sống tinh thần phong phú, thờ cúng trong cộng đồng người quen. Vì nỗi sợ hư vô sinh ra từ sự cô đơn. Khi người ta đoàn kết trong cuộc sống tập thể bằng cách thờ cúng cùng nhau họ sẽ không còn thấy cô đơn, lãng quên đi nỗi sợ hư vô.

Haiz, có lẽ đối với mình, một người mê tín sùng đạo giống như là đang dùng thuốc phiện tinh thần vậy. Nhưng ít ra họ cảm thấy rất hạnh phúc. Còn những người luôn tràn đầy tinh thần nhân văn (như mình chẳng hạn) thì đôi lúc lại cảm thấy hư vô.
Tôi thấy cũng như cơ thể, tinh thần cũng là thứ cần được bồi bổ xoa dịu. Thế giới có người tinh thần mạnh mẽ nhưng cũng có người yếu đuối. lúc khó khăn cũng cần nơi bám víu, dựa dẫm vào.
Nói chung tôn giáo ra đời xuất phát từ nhu cầu tinh thần của con người. chủ yếu vẫn bị một số kẻ lợi dụng làm mục đích xấu
 
Nói thêm về vụ đạo Buddhist. Đạo đó ban đầu vốn tiến hóa hơn các đạo Theology rồi vì nó bàn về triết lý metaphysics nhân quả. Tuy nhiên khi truyền sang Trung Hoa thì vì dân bản địa quá xa lạ với biện luận nên lại tiến hóa ngược lại thờ god. Từ đó xuất hiện các hệ thống god ko có trong Buddhism nguyên thủy. Và mọi người muốn chuyển nghiệp phải cầu xin vị god đó. Mọi người biết đó là ai rồi chứ. Vị god mà phải gọi tên phải tin vào đo mới cứu rỗi dc.vậy nên mới sinh ra câu chuyện tức cười là tranh cãi xem tên nào mới đúng A di hay là A mi sợ đọc sai tên thì god thì công sức cả đời công cốc. Rồi mới sinh ra chuyện cả đời nhiều tội lỗi tới lúc hấp hối ko gọi tên god dc thì nhờ (thuê) thầy cúng rồi ban trợ niệm gọi tên god giùm. Bản chất là tiến hóa ngược.


via theNEXTvoz for iPhone
Thật ra bản chất của việc cầu xin nó ko đơn giản như thế
Đúng là trên con đường thực hành thay đổi tâm thức thì đều phải tự lực, ai tu nấy chứng, và hướng đến cuối cùng là trí tuệ tuyệt đối, ko phải để cuộc sống giàu hơn, đẹp hơn...
Nhưng ở phương diện thế tục thì có thể xin được. Kiểu giống như xin sự hỗ trợ từ một người Thầy. Chúng ta đi trong luân hồi 1 mình và luôn có người đồng hành, như gia đình, bạn bè. Thì người tu đạo cũng cần có điểm tựa như thế. Và cái xin này phải là: sự nâng đỡ vượt qua những khó khăn trên con đường đi tìm chân lý. Chứ ông gặp khó khăn vì ông làm sai nghiệp quật thì ko xin được, ông xin vì tham sân si xin tiền tài danh vọng thì ko xin được, phải nói rõ như thế
 
Ngày nay, ít nhất là ở Việt Nam chủ nghĩa nhân văn đã dần thay thế vị trí của tôn giáo. Nho giáo biến mất (vì đâu còn vua và sĩ phu), Đạo giáo ít ảnh hưởng, chỉ còn lại một nhóm Phật giáo, Kitô giáo...
bàn tôn giáo vote ban
Nho giáo đạo giáo là tư tưởng triết học, đi so sánh với Phật giáo, ...ngu lần 2 vote ban
 
Tôn giáo
Tôn giáo ra đời trong nỗ lực giải thích sự tồn tại của con người và thiên nhiên, để thích nghi với một thế giới tràn ngập các yếu tố đột biến, để trả lời các câu hỏi như sự sống là gì, cái chết là gì,...
 
bàn tôn giáo vote ban
Nho giáo đạo giáo là tư tưởng triết học, đi so sánh với Phật giáo, ...ngu lần 2 vote ban
Nho giáo là 1 hệ thống các quy tắc xã hội dạy người ta cách chơi chính trị. Còn Đạo Lão cùng Đạo Phật mới là 2 hệ thống triết học thím.
 
Nho giáo là 1 hệ thống các quy tắc xã hội dạy người ta cách chơi chính trị. Còn Đạo Lão cùng Đạo Phật mới là 2 hệ thống triết học thím.
nó là 1 hệ tư tưởng triết học còn cãi
nói Phật giáo có tính triết học trong đó thì ok
còn nói Nho giáo là 1 tôn giáo hoặc so sánh với tôn giáo khác thì éo đúng
 
nó là 1 hệ tư tưởng triết học còn cãi
nói Phật giáo có tính triết học trong đó thì ok
còn nói Nho giáo là 1 tôn giáo hoặc so sánh với tôn giáo khác thì éo đúng
Tôi đã nói rõ ở trên là tôi cũng xếp Nho giáo vào hệ tư tưởng có tính tôn giáo. và đã nói rõ là nó có chức năng khác (chỉ thỏa mãn cảm giác trách nhiệm cuộc đời, dạy con người cách sống phù hợp luân lý xã hội - ko có thể an ủi tâm hồn như các tôn giáo khác).

Anh cũng có thể kêu gọi ban tôi tùy. Ở chỗ người ta đang bàn luận rất tôn trọng, cởi mở .. tôi ko theo đạo và nói chuyện hoàn toàn khách quan. Anh cứ vu vào trắng đen, Mày nói về tôn giáo -> giống như những đứa khác tuyên truyền mê tín cần phải bị ban thì anh cứ việc. Nghe nó giống bò đỏ lắm ·
 
Tôn giáo
từ cái nhìn của một ng vô thần, t thấy:
  • về cá nhân, đa số tôn giáo hướng con người phát triển theo chiều hướng tích cực
  • về cộng đồng, một cộng đồng chung tôn giáo sẽ gắn kết hơn rất nhiều một cộng đồng vô thần
 
Tôn giáo
Đi xa nhà làm việc một mình khiến mình thấy cô đơn quá. Nay lên post một bài viết về hoàn cảnh của mình nhìn từ góc độ tôn giáo :D

Ngày nay, ít nhất là ở Việt Nam chủ nghĩa nhân văn đã dần thay thế vị trí của tôn giáo. Nho giáo biến mất (vì đâu còn vua và sĩ phu), Đạo giáo ít ảnh hưởng, chỉ còn lại một nhóm Phật giáo, Kitô giáo...

Chủ nghĩa nhân văn là gì? Hiểu đơn giản tinh thần đó là đặt sự hạnh phúc của nhân loại là mục đích tối thượng và con người nên dựa vào lý tính thay vì thần linh.

Khi giới trẻ Việt Nam có gặp vấn đề cuộc sống hay tâm trạng, họ thiên về tìm kiếm giải pháp từ tâm lý học hay kiến thức self help. Hoặc cũng có thể là lên Voz post bài như chênh vênh tuổi 30, trầm cảm tuổi xx, 30 tuổi chưa có nhà, xe thấy loser quá... :LOL: Từ quan sát của mình phản hồi của cả người hỏi lẫn người trả lời đều có ảnh hưởng lớn từ chủ nghĩa nhân văn đối với tâm hồn. Đại khái là khuyên thớt cứ cố gắng, trời không phụ lòng ,đừng so sánh mang mệt v.v

Nhưng đối với mình, chủ nghĩa nhân văn đối với mình nhiều nhất cũng chỉ giống với Nho giáo ngày xưa, tức là chỉ có thể làm thỏa mãn cảm giác trách nhiệm cuộc đời và sự thắc mắc thế giới, nhưng không thể an ủi tâm hồn. Nó chỉ có thể giải đáp rằng con người nên sống như thế nào nhưng không thể loại bỏ nỗi sợ cái chết của con người.

Điều đáng lo sợ nhất của cái chết không phải là con người sẽ chết mà là sự hư vô. Sau khi chết tất cả chỉ còn là hư vô. Vậy mỗi người đều sẽ chết, mọi thứ đều sẽ thành hư vô. Vậy thì cuộc sống có ý nghĩa gì??? Nếu tôi cố gắng làm lụng vất vả vì mục đích gì. Lỡ nếu tôi cố mãi vẫn nghèo kiết xác hay tôi hẹo sớm thì hóa ra công sức của tôi là vô nghĩa à? Hoặc kể cả khi tôi đạt được những thứ mà tôi đã chạy theo cả đời, khi cảm giác thỏa mãn qua đi thì tôi còn lại gì... Đó là cái làm con người sợ nhất. Và cũng là vì sao có những người sẽ tự tử vì không chịu được nỗi sợ hư vô.

Phật giáo quan niệm đời là bể khổ, dẫn dắt con người thoát ra khỏi nỗi khổ thế gian. Kito giáo, hồi giáo cho con người niềm tin khi họ qua đời, có thể được dẫn dắt sang thế giới bên kia, những nỗ lực trong đời họ sẽ được Chúa ghi nhận và đưa họ lên thiên đàng.. hoặc cũng có thể trở thành quỷ thần tiếp tục ảnh hưởng trần gian. Những người theo đạo có đời sống tinh thần phong phú, thờ cúng trong cộng đồng người quen. Vì nỗi sợ hư vô sinh ra từ sự cô đơn. Khi người ta đoàn kết trong cuộc sống tập thể bằng cách thờ cúng cùng nhau họ sẽ không còn thấy cô đơn, lãng quên đi nỗi sợ hư vô.

Haiz, có lẽ đối với mình, một người mê tín sùng đạo giống như là đang dùng thuốc phiện tinh thần vậy. Nhưng ít ra họ cảm thấy rất hạnh phúc. Còn những người luôn tràn đầy tinh thần nhân văn (như mình chẳng hạn) thì đôi lúc lại cảm thấy hư vô.
Hư vô hay ý nghĩa thì cũng chỉ là trạng thái sợ cái hư vô hay sợ cái không hư vô thì về bản chất giống nhau. Nếu muốn không còn sợ gì nữa thì bạn có thể gạt bỏ tấm che nhìn như huyền bí mà người đời sau phủ lên tôn giáo, đi đến tận cùng sự thật mà các bậc giác ngộ đã thấy, no thực sự không mê tín mà thậm chí rất nhân văn
 
Tôn giáo
từ cái nhìn của một ng vô thần, t thấy:
  • về cá nhân, đa số tôn giáo hướng con người phát triển theo chiều hướng tích cực
  • về cộng đồng, một cộng đồng chung tôn giáo sẽ gắn kết hơn rất nhiều một cộng đồng vô thần
chuẩn thím. Mình từng là 1 ng vô thần, chỉ luôn tin vào những gì khoa học giải thích được. Nhưng đến khi biết đến Phật Giáo mình đã nghĩ khác, điển hình luật nhân quả theo quan điểm của Phật Giáo :sweet_kiss:
 
Nói thêm về vụ đạo Buddhist. Đạo đó ban đầu vốn tiến hóa hơn các đạo Theology rồi vì nó bàn về triết lý metaphysics nhân quả. Tuy nhiên khi truyền sang Trung Hoa thì vì dân bản địa quá xa lạ với biện luận nên lại tiến hóa ngược lại thờ god. Từ đó xuất hiện các hệ thống god ko có trong Buddhism nguyên thủy. Và mọi người muốn chuyển nghiệp phải cầu xin vị god đó. Mọi người biết đó là ai rồi chứ. Vị god mà phải gọi tên phải tin vào đo mới cứu rỗi dc.vậy nên mới sinh ra câu chuyện tức cười là tranh cãi xem tên nào mới đúng A di hay là A mi sợ đọc sai tên thì god thì công sức cả đời công cốc. Rồi mới sinh ra chuyện cả đời nhiều tội lỗi tới lúc hấp hối ko gọi tên god dc thì nhờ (thuê) thầy cúng rồi ban trợ niệm gọi tên god giùm. Bản chất là tiến hóa ngược.


via theNEXTvoz for iPhone
Bởi vì bản chất thế gian mọi vật đều vô thường, biến đổi liên tục nên dù phương cách khác nhau, pháp môn khác nhau nhưng chỉ cần hiểu rõ Tứ Diệu Đế, thực hành Bát Chánh Đạo, giữ vững Giới - Định - Tuệ là nắm chắc đi đúng hướng của bậc Như Lai đã chỉ ra. Đạo Phật là 1 môn triết học, còn Phật Giáo là một tổ chức bao gồm những người nghiên cứu đạo Phật tham gia. Hai vấn đề này là khác nhau
 
Nói chung cũng muốn cmt tranh luận. Tranh luận nhiều người có quan điểm là việc xấu, thật ra tranh luận mới vỡ ra vấn đề, giúp xh loài người tiến bộ. Cơ mà tranh luận + tôn giáo là khu vực cấm của voz nên viết dài lát mod cũng vô opp nên thôi khỏi bàn :D.
 
Tôn giáo
T thì thấy bất kỳ tôn giáo tuy tư tưởng là tốt, đều dạy con người ta hướng về điều thiện. Nhưng thực tế từ hàng ngàn năm nay mọi rắc rối, mọi chiến tranh, mọi cuộc xâm lăng đều bắt nguồn từ tôn giáo. Và t nhận thấy có 1 điểm chung cho sự bắt nguồn tôn giáo bất kỳ đó là có 1 ông nào đó, ko biết do kẻ to quá hay ko nhưng có 1 mô típ chung là chui lên núi ngủ 1 giấc tỉnh dậy, xong nói lúc ngủ có chúa nhập vào bảo ngài là người duy nhất sáng tạo ra vũ trụ, ra trái đất, tôi là người thay lời chúa để đi giảng đạo.
Chính ra cứ như VN, đa phần là vô thần lại hay. Xu hướng thì phật giáo. Ko gò bó, ép buộc như các tôn giáo khác.
 
Tôn giáo
Đi xa nhà làm việc một mình khiến mình thấy cô đơn quá. Nay lên post một bài viết về hoàn cảnh của mình nhìn từ góc độ tôn giáo :D

Ngày nay, ít nhất là ở Việt Nam chủ nghĩa nhân văn đã dần thay thế vị trí của tôn giáo. Nho giáo biến mất (vì đâu còn vua và sĩ phu), Đạo giáo ít ảnh hưởng, chỉ còn lại một nhóm Phật giáo, Kitô giáo...

Chủ nghĩa nhân văn là gì? Hiểu đơn giản tinh thần đó là đặt sự hạnh phúc của nhân loại là mục đích tối thượng và con người nên dựa vào lý tính thay vì thần linh.

Khi giới trẻ Việt Nam có gặp vấn đề cuộc sống hay tâm trạng, họ thiên về tìm kiếm giải pháp từ tâm lý học hay kiến thức self help. Hoặc cũng có thể là lên Voz post bài như chênh vênh tuổi 30, trầm cảm tuổi xx, 30 tuổi chưa có nhà, xe thấy loser quá... :LOL: Từ quan sát của mình phản hồi của cả người hỏi lẫn người trả lời đều có ảnh hưởng lớn từ chủ nghĩa nhân văn đối với tâm hồn. Đại khái là khuyên thớt cứ cố gắng, trời không phụ lòng ,đừng so sánh mang mệt v.v

Nhưng đối với mình, chủ nghĩa nhân văn đối với mình nhiều nhất cũng chỉ giống với Nho giáo ngày xưa, tức là chỉ có thể làm thỏa mãn cảm giác trách nhiệm cuộc đời và sự thắc mắc thế giới, nhưng không thể an ủi tâm hồn. Nó chỉ có thể giải đáp rằng con người nên sống như thế nào nhưng không thể loại bỏ nỗi sợ cái chết của con người.

Điều đáng lo sợ nhất của cái chết không phải là con người sẽ chết mà là sự hư vô. Sau khi chết tất cả chỉ còn là hư vô. Vậy mỗi người đều sẽ chết, mọi thứ đều sẽ thành hư vô. Vậy thì cuộc sống có ý nghĩa gì??? Nếu tôi cố gắng làm lụng vất vả vì mục đích gì. Lỡ nếu tôi cố mãi vẫn nghèo kiết xác hay tôi hẹo sớm thì hóa ra công sức của tôi là vô nghĩa à? Hoặc kể cả khi tôi đạt được những thứ mà tôi đã chạy theo cả đời, khi cảm giác thỏa mãn qua đi thì tôi còn lại gì... Đó là cái làm con người sợ nhất. Và cũng là vì sao có những người sẽ tự tử vì không chịu được nỗi sợ hư vô.

Phật giáo quan niệm đời là bể khổ, dẫn dắt con người thoát ra khỏi nỗi khổ thế gian. Kito giáo, hồi giáo cho con người niềm tin khi họ qua đời, có thể được dẫn dắt sang thế giới bên kia, những nỗ lực trong đời họ sẽ được Chúa ghi nhận và đưa họ lên thiên đàng.. hoặc cũng có thể trở thành quỷ thần tiếp tục ảnh hưởng trần gian. Những người theo đạo có đời sống tinh thần phong phú, thờ cúng trong cộng đồng người quen. Vì nỗi sợ hư vô sinh ra từ sự cô đơn. Khi người ta đoàn kết trong cuộc sống tập thể bằng cách thờ cúng cùng nhau họ sẽ không còn thấy cô đơn, lãng quên đi nỗi sợ hư vô.

Haiz, có lẽ đối với mình, một người mê tín sùng đạo giống như là đang dùng thuốc phiện tinh thần vậy. Nhưng ít ra họ cảm thấy rất hạnh phúc. Còn những người luôn tràn đầy tinh thần nhân văn (như mình chẳng hạn) thì đôi lúc lại cảm thấy hư vô.
đức. k theo tôn giáo gì. ngoài thờ ông bà. đi đâu thì thắp nén hương cho an tâm. hết :go:
 
Tôn giáo
Vua tôi chuẩn xác hơn thì thuộc về Pháp gia hơn là Nho gia, phần lớn mọi thứ trong thể chế phong kiến đều bám theo tư tưởng của Pháp gia, Nho gia chủ yếu là về quan hệ vợ chồng con cái các kiểu là chính, sau này bị ảnh hưởng dần dần nên cũng không còn phân biệt rõ nữa. Nếu nói Nho giáo biến mất thì phải là sự biến mất của chữ Hán chữ Nôm, những tư tưởng như Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu... biến mất, thay vào đó là mấy tư tưởng nữ quyền lên ngôi.
Sợ chết nó là cái bản năng của động vật, chả liên quan quái gì tới hư với chả vô gì cả, con gà con vịt khi bị cắt tiết nó cũng giãy dụa trong khi nó có tư duy bậc cao như con người đâu
Tôn giáo là sản phẩm của 1 thời kỳ mông muội, khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên có 1 vài nhân vật giả thần giả thánh, tạo ra những nhân vật hư ảo để giải thích những hiện tượng kỳ bí hoặc để trục lợi, vua là cú lừa điển hình nhất, tự xưng con trời, là rồng để lừa đám dân ngu
Mấy cái thiên đàng địa ngục, quyền năng tối thượng, pháp thuật thần thông chỉ là sản phẩm của những giây phút hít nha phiến quá liều, là bánh vẽ để răn dạy người đời hoặc nhằm mục đích trục lợi cho đám thầy rởm
Con người không cần tôn giáo, chúng ta cần có đức tin, cần sống có lý tưởng, mục tiêu rõ ràng
 
Tôn giáo bản chất là sự mô tả một thứ không thể mô tả được. Mọi khái niệm trong tôn giáo đều là ẩn dụ, là "ngón tay chỉ mặt trăng". Tôn giáo là vô giá trị nếu chỉ "học" mà không "hành", chỉ có thông qua thực hành thì người ta mới biết được cái thực sự đằng sau tôn giáo là gì. Chỉ bám vào sự "học", hay bám vào "nghĩa đen", người ta hiểu sai và hành xử đi ngược lại với ước vọng của nhưng người khởi xướng ra tôn giáo. Tranh luận về tôn giáo bằng chữ nghĩa là việc làm thừa thãi.
 
Nói về Phật giáo: Phật giáo nguyên thủy đâu có chủ trương thờ Phật hay thần linh gì, chủ trương là tự độ, tự giác ngộ, tự tìm ra chân lý. Nếu mỗi người đều tự giác ngộ thì làm gì còn tranh giành, làm gì còn khổ đau, sinh lão bệnh tử đến và chấp nhận nó hoan hỉ, vì nó là cái quy luật vô thường của vũ trụ.

Đạo công giáo: kinh thánh gồm 2 bộ chính cựu ước và tân ước, trong khi cựu ước nói về quá trình tạo dựng vũ trụ, lịch sự chiến tranh của dân Do Thái với các dân khác, cũng như lề luật khắc nghiệt của Do Thái, sách cựu ước cực kì cổ súy chiến tranh, và bạo lực; trong khi sách Tân ước nói về cuộc đời Jesus người đến để phá bỏ những ràng buộc luật lệ cổ hủ đạo Do Thái đến độ bị bọn Biệt phái của đạo Do Thái gét và tố cáo dẫn đến chịu đóng đinh, Jesus trong thời kì của ông minh chứng cho sự tha thứ, chia sẻ, đặt tình yêu thương giữa con người với con người lên trên nhất.

Xuất phát điểm cả 2 đều rất tốt, và cũng chính do đó nên khi qua thời kì cực thịnh của những vị này, các thế lực nắm quyền xuyên tạc thay đổi tôn giáo nhằm mục đích trục lợi, bè phái kích động chiến tranh, mê tín, nhìn chung tôn giáo hay đạo giáo đều không phải vấn đề, vấn đề là con người dụng tâm như thế nào khi phát triển nó.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top