Tại sao Tết Hàn thực lại phải ăn bánh trôi bánh chay?

lemons

Senior Member
Tết Hàn thực sau khi được bản địa hóa có những cái khác so với nguồn gốc ban đầu ở bên Trung Quốc. Người Việt không dùng bánh rán, thay vào đó bằng bánh trôi, bánh chay là ‘bánh nên thơ’.

435683099738736191577055404606260394955263n-17127975809451824868283.jpg

Mâm cúng Tết Hàn thực của gia đình chị Thu Hương - Ảnh: VŨ THU HƯƠNG

"Bánh nên thơ" là cụm từ tác giả Nhất Thanh sử dụng trong cuốn Đất lề quê thói, xuất phát từ câu thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đó là "bảy nổi ba chìm với nước non".

Theo ông, bánh trôi bánh chay là "bánh nên thơ", "ăn cho mát lòng khi bắt đầu nắng hạ, không có liên quan gì với Tết Hàn thực của người Trung Hoa như nhiều người lầm tưởng". Tết Hàn thực vào mùng 3-3 âm lịch, năm nay nhằm ngày 11-4. Ngày này, mọi người trong nhà thường tụ tập nhau lại để làm bánh trôi bánh chay dâng lên ông bà tổ tiên.

Tết Hàn thực được Việt hóa
Trong cuốn Đình Nam Bộ xưa & nay, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng viết, Tết Hàn thực nằm trong tứ thời tiết lạp, tức các lễ tiết trong năm (gồm Nguyên đán, Hàn thực, Thanh minh, Đoan ngọ, Trung thu, Trùng cửu, Trùng thập, Táo quân, Trừ tịch).

Theo ông, ở các đình, những lễ này được tổ chức đôi nơi theo lệ nhưng không phải lễ chính. Lễ Hàn thực, Thanh minh và Trùng cửu không quá phổ biến, lễ vật cũng đơn giản, thường là hoa trái, chè xôi, ông cho biết.

9068631815161054452233257380639605818654720n-17127966452681040138253.jpg

Tết Hàn thực, chị Kỳ Duyên lại vào bếp làm bánh trôi bánh chay - Ảnh: KỲ DUYÊN

Còn nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt, dẫn lại ý của học giả Lê Quý Đôn, bánh dùng trong Tết Hàn thực là bánh rán chứ không phải bánh trôi bánh chay như hiện nay. Theo đó, để tưởng nhớ mẹ con ông Giới Tử Thôi vì nghĩa khí mà chết cháy trong rừng, người Trung Hoa đã dành một ngày không nấu nướng mà làm sẵn bánh rán từ hôm trước để ăn trong ngày 3-3 âm lịch.

Ông Thượng cũng chưa biết vì lý do gì mà người Việt cũng ăn Tết Hàn thực nhưng lại dùng bánh trôi bánh chay. Và ở ta, bà con "cúng gia tiên, chớ không ai tưởng gì đến Giới Tử Thôi". Và "mang tiếng hàn thực nhưng nấu nướng chẳng có kiêng gì".

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nghệ nhân ẩm thực Hiền Minh cho hay về Tết Hàn thực, ở phía Bắc rõ rệt hơn. Người miền Nam hầu như không cúng. Nếu có, cũng chỉ có những người gốc Bắc cúng, thường lễ vật không đầy đủ như ngoài kia. Người miền Trung đơn giản hơn, thường cúng trái cây.

43483395033676446835266966583377115594749648n-17127973743571755279190.jpg

Mâm cúng Tết Hàn thực của gia đình chị Thu Hương thay đổi màu sắc tùy từng năm - Ảnh: VŨ THU HƯƠNG
 
Chỗ mình ngày xưa ko có từ Tết hàn thực mà gọi đơn giản là Tết (Lễ) Bánh trôi - Bánh chay. (Và kể cả đi học, nhiều ae tứ xứ đến cũng đều ko hề biết đến cái Tết hàn thực).
Cái danh từ Tết hàn thực chỉ mới phổ biến thời gian tầm chục năm trở lại đây. :byebye:
 
Đường sang nước bạn chiều xuân
Con tàu liên vận vui chân dặm trường
Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…
 
hỏi ngu bánh trôi này khác gì với chè trôi nc nc dừa hả mọi người?
Về nhân bánh, nhân chè là đậu xanh, bánh trôi nhân đường phèn. Chè thì đổ ngập nước, bánh trôi thì không :big_smile:
Nếu có giống thì cái bánh chay sẽ giống hơn với nhân cũng là đậu xanh. :nosebleed:
Có khác là nước của bánh chay là từ bột sắn dây, còn chè trôi là nước đậu xanh thêm cốt dừa nhỉ:go:
 
là sao fen - sự kiện gì à ?
zj6OwKV.png
Cho những phen nào lười tìm hiểu
Công tử Trùng Nhĩ (hoàng tử 1 nước chư hầu thời Xuân Thu, hiểu vậy) phải chạy nạn sang nước khác vì sợ mẹ kế hãm hại. Đi cùng có 1 đám thuộc hạ trung thành, trong đó có 1 người tên Giới Tử Thôi. Trên đường đi đói ăn, ông này đi xin được bát cháo loãng về, sợ công tử ăn cháo ko đủ sức nên cắt thịt đùi mình cho vào cháo. Sau mấy chục năm lưu lạc, công tử Trùng Nhĩ về nước kế vị ngôi vua, lấy hiệu là Tấn Văn Công (sau thành 1 trong Ngũ bá thời Xuân Thu), xét công ban thưởng thì quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng ko ham công danh, về quê cõng mẹ vào rừng ở ẩn. Bạn ông này thấy bất công mới viết thư oán trách Tấn Văn Công, Văn Công nhớ ra mới đi tìm. 1 thằng mới bày kế là đốt rừng để buộc Giới Tử Thôi phải chạy ra, ai dè ổng chịu chết cháy trong rừng chứ méo chịu ra. Tấn Văn Công ân hận mới ra lệnh ngày hôm đó (3/3 âm) cấm đốt lửa, phải ăn đồ nguội nấu từ hôm trước, nên mới có tên là Tết hàn thực (đồ ăn nguội).
 
Cho những phen nào lười tìm hiểu
Công tử Trùng Nhĩ (hoàng tử 1 nước chư hầu thời Xuân Thu, hiểu vậy) phải chạy nạn sang nước khác vì sợ mẹ kế hãm hại. Đi cùng có 1 đám thuộc hạ trung thành, trong đó có 1 người tên Giới Tử Thôi. Trên đường đi đói ăn, ông này đi xin được bát cháo loãng về, sợ công tử ăn cháo ko đủ sức nên cắt thịt đùi mình cho vào cháo. Sau mấy chục năm lưu lạc, công tử Trùng Nhĩ về nước kế vị ngôi vua, lấy hiệu là Tấn Văn Công (sau thành 1 trong Ngũ bá thời Xuân Thu), xét công ban thưởng thì quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng ko ham công danh, về quê cõng mẹ vào rừng ở ẩn. Bạn ông này thấy bất công mới viết thư oán trách Tấn Văn Công, Văn Công nhớ ra mới đi tìm. 1 thằng mới bày kế là đốt rừng để buộc Giới Tử Thôi phải chạy ra, ai dè ổng chịu chết cháy trong rừng chứ méo chịu ra. Tấn Văn Công ân hận mới ra lệnh ngày hôm đó (3/3 âm) cấm đốt lửa, phải ăn đồ nguội nấu từ hôm trước, nên mới có tên là Tết hàn thực (đồ ăn nguội).
cám ơn thông tin chi tiết của fen
Zi9gGlA.png


Ps: Ông Giới Tử Thôi tính ra số lận đận - trung với chủ khờ - có công thì ko dc ghi nhận - đến lúc sắp hưởng phước thì gặp thằng bỏ mợ nào hiến kế ko thể nào ng* hơn.
 
cám ơn thông tin chi tiết của fen
Zi9gGlA.png


Ps: Ông Giới Tử Thôi tính ra số lận đận - trung với chủ khờ - có công thì ko dc ghi nhận - đến lúc sắp hưởng phước thì gặp thằng bỏ mợ nào hiến kế ko thể nào ng* hơn.
Tấn Văn Công 1 trong ngũ bá không khờ đâu, tay Giới Tử Thôi này sỹ diện dởm thôi, lão vua gọi mấy lần không chịu xuống nên mới phải bày ra kế kia
 
Tấn Văn Công 1 trong ngũ bá không khờ đâu, tay Giới Tử Thôi này sỹ diện dởm thôi, lão vua gọi mấy lần không chịu xuống nên mới phải bày ra kế kia
chắc ổng cay vụ cắt thịt giúp Tấn Văn Công mà ổng quên cmn luôn - giờ gọi ra nhận công thì nghĩ là xin xỏ - thay vì Tấn Văn Công phải đích thân ra gặp

Ps: nhân sĩ thời xưa tính sỹ cao lắm - nên ôm hận thôi (Đây là ý kiến cá nhân của mình)
 
Cho những phen nào lười tìm hiểu
Công tử Trùng Nhĩ (hoàng tử 1 nước chư hầu thời Xuân Thu, hiểu vậy) phải chạy nạn sang nước khác vì sợ mẹ kế hãm hại. Đi cùng có 1 đám thuộc hạ trung thành, trong đó có 1 người tên Giới Tử Thôi. Trên đường đi đói ăn, ông này đi xin được bát cháo loãng về, sợ công tử ăn cháo ko đủ sức nên cắt thịt đùi mình cho vào cháo. Sau mấy chục năm lưu lạc, công tử Trùng Nhĩ về nước kế vị ngôi vua, lấy hiệu là Tấn Văn Công (sau thành 1 trong Ngũ bá thời Xuân Thu), xét công ban thưởng thì quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng ko ham công danh, về quê cõng mẹ vào rừng ở ẩn. Bạn ông này thấy bất công mới viết thư oán trách Tấn Văn Công, Văn Công nhớ ra mới đi tìm. 1 thằng mới bày kế là đốt rừng để buộc Giới Tử Thôi phải chạy ra, ai dè ổng chịu chết cháy trong rừng chứ méo chịu ra. Tấn Văn Công ân hận mới ra lệnh ngày hôm đó (3/3 âm) cấm đốt lửa, phải ăn đồ nguội nấu từ hôm trước, nên mới có tên là Tết hàn thực (đồ ăn nguội).
Tết hàn thực là tên gọi mới có mấy năm gần đây chứ trước gọi thế đâu.
Bản thân bánh trôi bánh chay cũng phải nấu, luộc chứ ko phải là đồ nguội nấu từ hôm trước.
Chẳng qua trùng ngày nên chắc ngta bê về gọi nghe cho sang mồm.
 
cám ơn thông tin chi tiết của fen
Zi9gGlA.png


Ps: Ông Giới Tử Thôi tính ra số lận đận - trung với chủ khờ - có công thì ko dc ghi nhận - đến lúc sắp hưởng phước thì gặp thằng bỏ mợ nào hiến kế ko thể nào ng* hơn.
Lúc nhớ ra thì thằng vua gọi ông Giới Tử Thôi này ra nhận công nhưng ông này không ra, cay cú quá đốt rừng cho ông này chết. Sau đó bày trò giả nhân giả nghĩa lập miếu thờ và ra lệnh không đốt lửa và phải ăn đồ lạnh.
Trách là phải trách ông này thờ nhầm chủ chứ không phải chủ khờ.
 
Có quê bác nào làm bánh trôi bánh chay 10/3 âm lịch k?
Có thằng b nó bảo quê k làm 3/3 âm @@ éo hiểu kiểu j

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bên china tết hàn thực rơi vào khoảng mùa xuân nhưng thời tiết vẫn lạnh, gia đình chờ người thân về rất lâu ( đi lính, đi làm ăn xa..), các món đều nguội lạnh. Từ đó chỉ làm các mọn nguội
 
Back
Top