Tại sao Tết Hàn thực lại phải ăn bánh trôi bánh chay?

Tết Hàn thực chỉ thích ăn bánh chay bà trẻ làm. Nhân đỗ thơm ngọt, nước bột sắn xịn mát lắm, đặc biệt là được ướp hương bưởi, uống thanh thanh thích vl. Gần đây bảo mẹ làm theo mà không biết cách ướp hoa bưởi, giảm độ ngon đi mấy phần dù vẫn thích ăn lắm
 
Cho những phen nào lười tìm hiểu
Công tử Trùng Nhĩ (hoàng tử 1 nước chư hầu thời Xuân Thu, hiểu vậy) phải chạy nạn sang nước khác vì sợ mẹ kế hãm hại. Đi cùng có 1 đám thuộc hạ trung thành, trong đó có 1 người tên Giới Tử Thôi. Trên đường đi đói ăn, ông này đi xin được bát cháo loãng về, sợ công tử ăn cháo ko đủ sức nên cắt thịt đùi mình cho vào cháo. Sau mấy chục năm lưu lạc, công tử Trùng Nhĩ về nước kế vị ngôi vua, lấy hiệu là Tấn Văn Công (sau thành 1 trong Ngũ bá thời Xuân Thu), xét công ban thưởng thì quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng ko ham công danh, về quê cõng mẹ vào rừng ở ẩn. Bạn ông này thấy bất công mới viết thư oán trách Tấn Văn Công, Văn Công nhớ ra mới đi tìm. 1 thằng mới bày kế là đốt rừng để buộc Giới Tử Thôi phải chạy ra, ai dè ổng chịu chết cháy trong rừng chứ méo chịu ra. Tấn Văn Công ân hận mới ra lệnh ngày hôm đó (3/3 âm) cấm đốt lửa, phải ăn đồ nguội nấu từ hôm trước, nên mới có tên là Tết hàn thực (đồ ăn nguội).
Tết hàn thực thời nhà Lý-Trần là ăn bánh cuốn, đến thời Lê mới ăn bánh trôi
 
Last edited:
chắc ổng cay vụ cắt thịt giúp Tấn Văn Công mà ổng quên cmn luôn - giờ gọi ra nhận công thì nghĩ là xin xỏ - thay vì Tấn Văn Công phải đích thân ra gặp

Ps: nhân sĩ thời xưa tính sỹ cao lắm - nên ôm hận thôi (Đây là ý kiến cá nhân của mình)
Lúc nhớ ra thì thằng vua gọi ông Giới Tử Thôi này ra nhận công nhưng ông này không ra, cay cú quá đốt rừng cho ông này chết. Sau đó bày trò giả nhân giả nghĩa lập miếu thờ và ra lệnh không đốt lửa và phải ăn đồ lạnh.
Trách là phải trách ông này thờ nhầm chủ chứ không phải chủ khờ.
Chuyện này có trách thì Trùng Nhĩ lỗi 1 nhưng Giới Tử Thôi lỗi 10. Ông này tôi đánh giá là ngu trung và sĩ diện.
Vì tích lấy từ Đông Chu Liệt Quốc ra nên cũng sẽ dẫn những câu chuyện trong đó ra để đánh giá nhé.
Thứ 1, Tấn Văn Công Trùng Nhĩ ko phải chủ khờ, cũng ko phải loại giả nhân giả nghĩa. Ông ta được các nhân vật cùng thời đánh giá là người hiền, là chủ đáng theo, nên mới có 1 đám thuộc hạ (cũng được đánh giá là hào kiệt) trung thành đi theo tận 19 năm phiêu bạt khắp nơi, nằm gai nếm mật cùng. Thực tế sau này ổng cũng làm nên sự nghiệp, thường cùng Tề Hoàn Công được xếp đứng đầu Ngũ bá.
Có 2 tích phải bàn về vụ này
Tích 1, khi Tấn Văn từ nước Tần qua biên giới chuẩn bị về nước, qua sông. Lúc đó có 1 ông đi theo hầu, do nghèo khó bao năm quen rồi nên rất căn ke, tiết kiệm, mang hết cả màn, chiếu rách, đồ ăn thừa lên thuyền theo. Tấn Văn bảo chúng ta sắp về hưởng vinh hoa phú quý thì cần gì mấy thứ bỏ đi đó. Lúc đó 1 ông khác nghe thấy, sợ là Tấn Văn sau này làm vua rồi sẽ quên đám thuộc hạ thuở hàn vi nên xin ko về nữa. Tấn Văn lúc đó nhận ra lỗi lầm nên xin lỗi và thề với trời đất sẽ ko quên. Sau này khi thành công rồi thì đều xét công ban thưởng đầy đủ, tin dùng những người cũ chứ ko sát hại công thần như Lưu Bang hay Chu Nguyên Chương. Thậm chí sau này đám con cháu công thần kia nhờ có danh vọng đó mà có quyền lực trong tay, rồi sau diệt luôn nước Tấn, hình thành nên 3 thằng Hàn Triệu Ngụy.
Cũng lúc trên thuyền đó thì Giới Tử Thôi nghe ông kia nói thế, lại nghĩ là Tấn Văn có được làm vua là do mệnh trời, còn ông kia đang nhận công, và khinh thường, nghĩ mình thanh cao phải đứng cùng bọn đó ko xứng, nên có ý định đi ở ẩn.

Tích 2: Cái này phải bàn hơi sâu vì nó liên quan đến tình hình lúc đó. Nước Tấn sau loạn Ly Cơ (khiến Tấn Văn phải bỏ trốn ra nước ngoài) đang rất loạn lạc, các phe cánh tranh giành ngôi vua. Tấn Văn khi về là phải tranh ngôi với cháu, về còn phải dẹp loạn phe cánh của thằng cháu. Đơn cử như vụ 2 thằng ban đầu theo phe thằng cháu, sau hàng phe Tấn Văn nhưng vẫn sợ, nên bàn kế đốt cung để ám sát. Lại đúng lúc đó vua nhà Chu cũng bị đảo chính, Tấn Văn phải chớp ngay lấy thời cơ này để đi giúp vua, nhằm giành ngôi bá chủ, nếu ko nhanh sẽ bị nước khác cướp mất. Vậy nên trong tình thế lúc đó rất nhiều việc và gấp gáp, việc ban thưởng phải tạm bỏ dở. Giới Tử Thôi lúc đó đã có ý định đi ở ẩn rồi nên cũng đếch thèm đòi.

Khi Tấn Văn được nhắc, nhớ ra cũng đi gọi, mà gọi mãi ko ra thì mới dùng cái kế kia, méo ai ngờ ông kia sĩ diện chịu chết luôn.
 
Back
Top