[Tâm sự] Lần thứ 3 Tây tiến

Vụ thuế má thì thím để ý, nếu hai vc đăng kí kết hôn, cuối năm khai thuế chung, thì thay đổi bậc thuế cũng không thay đổi tiền thuế mà vc thím phải đóng trong năm. Nên là không có chuyện "Steuerersparnis durch den Steuerklassenwechsel" đâu nhé. Nguyên nhân là nếu thím khai thuế chung, bọn nó sẽ cộng hết thu nhập của hai vc vào, trừ khác khoản miễn giảm, sau đó áp thuế. Nếu thím để 3-5, hàng tháng có nhiều tiền hơn nhưng khả năng cao là cuối năm sẽ phải nachzahlen. Nếu thím để 4-4 thì trong năm sẽ ít tiền hơn chút, nhưng cuối năm thường được trả lại nếu thím làm Steuererklärung. Lưu ý là 3-5 thì thím bắt buộc phải khai thuế cuối năm, còn 4-4 thì không. Vụ đổi Steuerklasse thì thường dùng trong trường hợp nếu muốn xin Elterngeld, AG1 hoặc các Sozialleistungen khác, những thứ mà nó tính theo thu nhập của 12 tháng trước đó ấy. Nhưng những thứ ấy chắc nhà thím cũng chưa tính đến.

Vụ làm giấy tờ thì thường mọi người hay vướng ở khoản Rentenversicherung (yêu cầu thường là 5 năm) hồi xưa thím đi làm bên này mà có đóng, lúc về VN không ôm cả cục về thì có khi thím không cần nhiều thời gian làm giấy tờ đâu.
À tiện cho mình hỏi xíu, vd vợ mình qua đoàn tụ thẻ xanh, ko đi làm chỉ chăm.con và học tiếng đức, thì trong khoảng th gian đó ngoài kindergeld còn có thể beantragen được thêm hỗ trọe gì ko nhỉ?
Elterngeld thì ko rồi vì bé nhà mình đã quá 1,5 tuổi, mấy cái khác thì mình ko rõ. Mình chỉ biết có Bürgergeld nhưng hình như tiền này chỉ dành cho ng thất nghiệp và bị tính là ăn xã hội nên sẽ có vướng mắc về mặt giấy tờ đúng ko thím?
Còn AG1 là j á thím?
 
Bọn trẻ con đẻ ở VN rồi thì bố mẹ ko có Elterngeld đâu. Thím đi làm lương mà khá thì xác định là ngoài Kindergeld thì hầu như không xin được gì đâu.
AG1 là Arbeitlosengeld 1, tức là bảo hiểm thất nghiệp của thím ấy. Nếu chẳng may có thất nghiệp thì có cái này nó đỡ tạm cho một thời gian. Được bao lâu và bao nhiêu thì tùy vào lương và tuổi của thím.
AG2, Arbeitlosengeld 2 hay hồi xưa còn gọi Hartz IV, giờ là Bürgergeld. Cái này là Sozialleistung cho người thất nghiệp lâu năm hoặc mất khả năng lao động. Không phải xin là tốt nhất.

Có chú đồng nghiệp trong cty bị Burnout xong chỉ làm nửa ngày, lương bị ít đi nên đi xin thêm Wohngeld. Cái này thì thím thử google xem sao, mình chỉ nghe nói thôi nên không tư vấn dc.

Với cả thím tìm hiểu xem vụ Blue Card/Niederlassungerlaubnis hay nhập tịch luôn đi, gần đủ điều kiện cái nào là chơi luôn cái ấy. Có gia đình rồi thì nên vào được hệ thống an sinh xã hội của nó thì vẫn tốt hơn. Vì cũng phải tính đến trường hợp trục trặc công việc, giấy tờ, cả nhà lại phải ngồi tính xem ở hay về vì không gia hạn được visa thì dở lắm. Bạn mình bị vụ này, áp lực phết đấy, nên nhắc để thím lưu tâm trước.

Thị trường nhà cửa thì mấy năm nay lộn tùng phèo chắc thím cũng biết qua, giờ mà có một cục tiền mua nhà luôn có khi lại ấm đấy, vì giá nhà đang giảm sau hơn chục năm tăng liên tục. Nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu là do lãi suất ngân hàng nó tăng hơn 3 lần trong một thời gian ngắn. Nhưng giờ thêm vụ nhà cửa sợ thím gục luôn, nhiều thứ phải lo lắm. Có khi ổn định gia đình rồi tính tiếp, nhà cửa nhiều khi nó cũng là cái duyên nữa.
 
Bọn trẻ con đẻ ở VN rồi thì bố mẹ ko có Elterngeld đâu. Thím đi làm lương mà khá thì xác định là ngoài Kindergeld thì hầu như không xin được gì đâu.
AG1 là Arbeitlosengeld 1, tức là bảo hiểm thất nghiệp của thím ấy. Nếu chẳng may có thất nghiệp thì có cái này nó đỡ tạm cho một thời gian. Được bao lâu và bao nhiêu thì tùy vào lương và tuổi của thím.
AG2, Arbeitlosengeld 2 hay hồi xưa còn gọi Hartz IV, giờ là Bürgergeld. Cái này là Sozialleistung cho người thất nghiệp lâu năm hoặc mất khả năng lao động. Không phải xin là tốt nhất.

Có chú đồng nghiệp trong cty bị Burnout xong chỉ làm nửa ngày, lương bị ít đi nên đi xin thêm Wohngeld. Cái này thì thím thử google xem sao, mình chỉ nghe nói thôi nên không tư vấn dc.

Với cả thím tìm hiểu xem vụ Blue Card/Niederlassungerlaubnis hay nhập tịch luôn đi, gần đủ điều kiện cái nào là chơi luôn cái ấy. Có gia đình rồi thì nên vào được hệ thống an sinh xã hội của nó thì vẫn tốt hơn. Vì cũng phải tính đến trường hợp trục trặc công việc, giấy tờ, cả nhà lại phải ngồi tính xem ở hay về vì không gia hạn được visa thì dở lắm. Bạn mình bị vụ này, áp lực phết đấy, nên nhắc để thím lưu tâm trước.

Thị trường nhà cửa thì mấy năm nay lộn tùng phèo chắc thím cũng biết qua, giờ mà có một cục tiền mua nhà luôn có khi lại ấm đấy, vì giá nhà đang giảm sau hơn chục năm tăng liên tục. Nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu là do lãi suất ngân hàng nó tăng hơn 3 lần trong một thời gian ngắn. Nhưng giờ thêm vụ nhà cửa sợ thím gục luôn, nhiều thứ phải lo lắm. Có khi ổn định gia đình rồi tính tiếp, nhà cửa nhiều khi nó cũng là cái duyên nữa.
Danke thím!!! :)
Vậy chắc vợ mình ko đk gì thêm ngoài kindergeld.
Còn cái khoá integrationskurs j đó nữa.
Đợt này nhà cửa có vẻ ổn ổn.
Nay mình đi ikea mua đồ, công nhận ikea nó vô địch châu âu có cái lý của nó, mình mua ko nguèng đc luôn.
Tệ hại là đi mua xong 8h tối mới về tới nhà.
Xong lại xách giỏ đi chợ mua đồ ăn. 10h kém mố đang gặm bánh mì đây.
Nhà cửa chắc để vợ mình nghiên cứu, mình lười chạy vạy giấy tòe lém.
Đợt trc mua căn cc ở vn mình đã bảo bận đi làm rồi để vựo đứng tên, mà bố vợ cản nó bẩu nó đuèng có đứng vào, cuối cùng hđ nhà tên mình, xong bao nhiêu điện nc các thứ mình phải lọ mọ nghỉ việc đi đk.
Nhục nhất là lúc mình q định đi đức làm, thế là lại cấn vụ giấy tờ, lại phải đi làm thủ tục đổi tên sang cho vợ, tốn mẹ gần 100 củ tiền phí sang tên. Mình bực mình chửi suốt 1 th gian dài.
Giấy tờ thì mình ngó ngó thấy mình đủ đk sau 3 năm beantragen luôn Einbürgerung, và đây cũng là mục tiêu từ đầu của mình. Chứ Niederlassung mình thấy ko cần lắm. Ở đức mà ko ổn thì cả nhà mình té về vn ngay. Mình thuyết phục mãi vợ con mới chịu qua cùng mà. Ko có vụ cho song tịch thì mình cũng chả muốn bỏ qt vn để đổi lấy pass Đức, sẽ rất phiền toái cho các thủ tục ở vn liên quan tới tài sản các thứ.
 
Thím còn có đuờng lùi về VN thì cũng không lo lắm. Nói gì thì nói, từ xã hội VN sang xã hội Đức cũng là sự thay đổi lớn, không phải ai cũng thấy thoải mái và hoà nhập được. Thím lo vụ đi học cho hai đứa nhỏ thế nào rồi ?
 
Thím còn có đuờng lùi về VN thì cũng không lo lắm. Nói gì thì nói, từ xã hội VN sang xã hội Đức cũng là sự thay đổi lớn, không phải ai cũng thấy thoải mái và hoà nhập được. Thím lo vụ đi học cho hai đứa nhỏ thế nào rồi ?
Mình cũng đâm đơn dk trường và nhà trẻ trc cho 2 bé rồi á, có hỏi qua familienkasse luôn rùi. Cơ mà vẫn phải đợi 3 mẹ con qua tới nơi anmeldung xong các thứ rồi mới triển tiếp đc á.
Vợ mình đang máu tháng 8 này cho cu lớn nhà mềnh vào lớp 1 luôn, mà mềnh ko biết 3 tháng nó kịp học tiếng đức đủ vào lớp 1 ko :)
Nói chứ con mình học ngoại ngữ nhanh hơn mẹ nó nhiều
 
Mình cũng đâm đơn dk trường và nhà trẻ trc cho 2 bé rồi á, có hỏi qua familienkasse luôn rùi. Cơ mà vẫn phải đợi 3 mẹ con qua tới nơi anmeldung xong các thứ rồi mới triển tiếp đc á.
Vợ mình đang máu tháng 8 này cho cu lớn nhà mềnh vào lớp 1 luôn, mà mềnh ko biết 3 tháng nó kịp học tiếng đức đủ vào lớp 1 ko :)
Nói chứ con mình học ngoại ngữ nhanh hơn mẹ nó nhiều
Có chỗ cho bọn nhóc đi học thì mới yên tâm dc, hai vc có thời gian mà còn chạy việc.

3 tháng cho cu lớn để chuẩn bị tốt thì có vẻ hơi gấp, nhưng cũng không phải vấn đề gì lớn. Lớp 1 thì chúng nó vẫn chơi là chính thôi, nửa năm đầu cào bằng trình độ, tập cho các cháu ngồi im trong lớp không chạy lung tung. Cuối năm biết đọc, cộng trừ trong khoảng 20 là được.
Hồi thằng cu nhà mình học lớp 3 có một gia đình người việt cũng chuyển cả nhà sang bên này như thím, cho con bé vào học ngang luôn mà không lùi lại 1 lớp như thường lệ. Thời gian đầu hơi khó khăn một chút, nhưng cũng ổn, đến lớp 4 cũng vẫn vào Gymnasium như thường.
Chỉ cần có vài đứa bạn chơi cùng thôi là vài tuần có khi thấy ông ý chửi bậy bằng tiếng Đức ngon hơn cả bố ấy chứ :). Nhưng giờ mà chưa đăng kí trường, chưa làm Schuleingangsuntersuchung thì không biết có kịp nhập học không. Thường thì Grundschule được chia theo chỗ ở, nếu không có lý do đặc biệt thì trẻ con khu nào học trường khu ấy.Thím thử tra xem nếu ở chỗ mới thì thằng cu phải đi học trường nào, rồi chạy ra đấy hỏi xem. Nếu thím chưa hỏi thì nên xúc tiến sớm đi, vì gần hè nó nhiều việc là bọn nó không giải quyết nhanh đâu.

Thêm nữa là giấy tờ bên này có khi bị nó ngâm đấy, có thể là do thiếu người, hồ sơ của mình thiếu ... lý do thì đủ cả. Nhưng nếu 1-2 tuần mà không thấy chúng nó hồi âm gì thì thím cứ viết thư gọi điện gào lên giục chúng nó cho nhanh được việc.
 
Thím còn có đuờng lùi về VN thì cũng không lo lắm. Nói gì thì nói, từ xã hội VN sang xã hội Đức cũng là sự thay đổi lớn, không phải ai cũng thấy thoải mái và hoà nhập được. Thím lo vụ đi học cho hai đứa nhỏ thế nào rồi ?
tầm 5 năm nữa là ông thớt quen ko bao giờ muốn về VN luôn. Tôi thấy nhiều người rồi
 
Mình có cảm giác một phần không nhỏ XH đang thực sự không còn để ý cái gọi là Tiên học lễ, hậu học văn nữa, mà thích xem giáo dục là một hình thức dịch vụ hơn. Nói trắng ra là tiền trao cháo múc, trong đó hs là khách, gv là nv và nhà trng là nhà cung cấp dv.
Thế là chúng ta thường thấy những từ như "thợ dạy", và thấy những ý kiến như "tôi đóng tiền rồi thì gv/trường phải có trách nhiệm hầu hạ con tôi cho đàng hoàng" các thứ.
Mình nghĩ 1 số ng cho rằng đây là tư duy kiểu Tây.
Mình thấy ko đúng.
Tây không có xằng bậy như thế.
Đối với hs nhỏ tuổi, Tây vẫn coi gv là người chỉ bảo, uốn nắn giáo dục, có thể ko đến mức coi gv như cha mẹ, và đâu đó có cổ xúy "gv là bạn", nhưng không có chuyện họ coi gv dạy cho các hs nhỏ tuổi là người phục vụ cho các khách hàng nhỏ tuổi. gv Tây vẫn có quyền lực nhất định trong việc dạy dỗ và chế tài hs.
Đặc biệt, thu nhập của gv rất khá, và được tôn kính trong XH, không kém nhiều so với XH VN và TQ xưa.
Có 1 bộ phận rất nhỏ ng có đk, học nhưng khóa học tư rất đắt tiền của các trng tư như kiểu quý tộc, trường học là lâu đài (thật), nằm biệt lập trên đồi, trong rừng các thứ. Đúng là trong các trng này quan hệ hs-gs có khác biệt, là 1 kiểu cung cấp dv. Nhưng cần lưu ý, nó chỉ áp dụng cho số lượng rất nhỏ bộ phận hs nhà rất có đk, hoặc thậm chí thật sự là dòng dõi quý tộc lâu đời. Học phí, hoặc nói đúng hơn là phí sinh hoạt và đào tạo trong các môi trng ntn lên tới 40-50k EUR/năm, chưa tính sinh hoạt phí linh tinh. Và đa số trng này khi đk nhập học sẽ có phỏng vấn cả phụ huynh và hs, và thỏa thuận kỹ càng về tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Nói các khác, mọi thứ đều quy ra tiền, và giá rất đắt, khi học kiẻue dịch vụ này.

Còn trong các trường công, hs vẫn là hs, gv vẫn là gv, Giả sử có vấn đề xảy ra, thì trách nhiệm của gv thường là thiếu giám sát kỹ càng để kịp thời ngăn chặn, chứ không phải là thiếu hỗ trợ/thỏa mãn nhu cầu của hs để nó làm càn không thành công dẫn đến v đề.

Ở VN, ko ít người đang cho rằng mỗi tháng đóng ít tiền csvc trường, góp ít tiền quỹ phhs, rồi con mình phải đc phụ vụ như VIP trong trường, có đặc quyền đặc lợi, và gv tuyệt đối không đc làm phật ý con. này không phải giáo dục. và hơn nữa, cái giá cho loại dịch vụ này hẳn là ko rẻ như nhưng ph này đang nghĩ.

Ở 1 khía cạnh khác, bản thân hệ thống GD VN có vẻ cũng đang có dấu hiệu lăm le trở nên dịch vụ hóa (gọi mỹ miều/lươn lẹo là xã hội hóa). Học phí ĐH đã lên tới vài chục triệu 1 năm cho các ngành cử nhân bt, trong khi các trng công cũng bắt đầu phân chialớp ch lượng cao đóng tiền nhiều, trong khi vẫn duy trì lớp bt ko đóng tiền.
Việc để hs nhà có đk học lớp chất lng cao đóng nhiều tiền học tập và sinh hoạt chung với hs bt trong trường công theo mình là rất không nên. Nó trực tiếp hình thành phân chia giai cấp ở mức độ ác liệt cho trẻ nhỏ lẫn người lớn, ở cấp độ không thể hòa giải. Khi có sự tương phản trực tiếp rõ ràng trong từng sinh hoạt của 2 hs cùng học dưới 1 mái trng, tâm lý mâu thuẫn gnah tỵ và cảm giác về sự ưu việt sẽ trở nên tiêu cực không thể tránh khỏi.
Kết quả là toàn bộ hs sẽ có tư duy rằng đồng tiền mới là thứ duy nhất có giá trị thông suốt, và có tiền là có thể chà đạp lên mọi thứ khác bao gồm tự tin, tự trọng thậm chí lợi ích và quyền cơ bản của kẻ khác, ngay từ lúc còn rất bé, có khi là lớp 1, lớp 2.
Nói tóm lại, là đi ngược lại giá trị Tiên học lễ, hậu học văn.
Tôi rất đồng ý với anh về tình hình GD ở VN. My 2 cents: Nếu đi được thì nên đi để con có cơ hội tốt hơn (tất nhiên là mình cũng phải theo sát con, không phải Tây cái gì cũng đúng cũng tốt). Cầm trên tay cái passport thứ 2 là đã mở ra rất nhiều cánh cửa cho sau này rồi.

Thật sự mà nói thì tôi rất biết ơn nền GD VN và các thầy cô giáo ngày xưa, nhờ họ mà tôi có được kết quả tốt, được đi ra thế giới và có cuộc sống như bây giờ. Nhưng đó là chuyện của 30 năm trước rồi. Thời đó các thầy cô còn vô tư, quan tâm tới học sinh chúng tôi mà không hề đòi hỏi gì. Còn theo lời kể của thế hệ bây giờ (con cháu bạn bè, họ hàng, etc) thì quá kinh khủng, mọi thứ đều quy đổi ra tiền hết. Đó là lý do mà tôi không bao giờ để con mình phải đi học ở VN trừ phi nó muốn tự trải nghiệm là bố nó đã khổ ntn ;)
 
Tôi rất đồng ý với anh về tình hình GD ở VN. My 2 cents: Nếu đi được thì nên đi để con có cơ hội tốt hơn (tất nhiên là mình cũng phải theo sát con, không phải Tây cái gì cũng đúng cũng tốt). Cầm trên tay cái passport thứ 2 là đã mở ra rất nhiều cánh cửa cho sau này rồi.

Thật sự mà nói thì tôi rất biết ơn nền GD VN và các thầy cô giáo ngày xưa, nhờ họ mà tôi có được kết quả tốt, được đi ra thế giới và có cuộc sống như bây giờ. Nhưng đó là chuyện của 30 năm trước rồi. Thời đó các thầy cô còn vô tư, quan tâm tới học sinh chúng tôi mà không hề đòi hỏi gì. Còn theo lời kể của thế hệ bây giờ (con cháu bạn bè, họ hàng, etc) thì quá kinh khủng, mọi thứ đều quy đổi ra tiền hết. Đó là lý do mà tôi không bao giờ để con mình phải đi học ở VN trừ phi nó muốn tự trải nghiệm là bố nó đã khổ ntn ;)
thắc mắc phát là thời xưa chẳng lẻ không cần tiền vẫn sống đc hay sao mà thầy cô k quan tâm đến tiền, quan tâm vô điều kiện đc nhỉ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi rất đồng ý với anh về tình hình GD ở VN. My 2 cents: Nếu đi được thì nên đi để con có cơ hội tốt hơn (tất nhiên là mình cũng phải theo sát con, không phải Tây cái gì cũng đúng cũng tốt). Cầm trên tay cái passport thứ 2 là đã mở ra rất nhiều cánh cửa cho sau này rồi.

Thật sự mà nói thì tôi rất biết ơn nền GD VN và các thầy cô giáo ngày xưa, nhờ họ mà tôi có được kết quả tốt, được đi ra thế giới và có cuộc sống như bây giờ. Nhưng đó là chuyện của 30 năm trước rồi. Thời đó các thầy cô còn vô tư, quan tâm tới học sinh chúng tôi mà không hề đòi hỏi gì. Còn theo lời kể của thế hệ bây giờ (con cháu bạn bè, họ hàng, etc) thì quá kinh khủng, mọi thứ đều quy đổi ra tiền hết. Đó là lý do mà tôi không bao giờ để con mình phải đi học ở VN trừ phi nó muốn tự trải nghiệm là bố nó đã khổ ntn ;)
Mình nghĩ sai lầm lớn của nhiều thế hệ trc và chúng ta lặp đi lặp lại cho đến bây giờ tạo nên thụec trạng gd vn ngày nay đó, chính là luôn "cố tình ngây thơ" cho rằng gv - ng thầy ng cô - họ có thể và phải vô tư cống hiến với nghề "mà không hề đòi hỏi gì".
Rất nhiều ng chỉ nghĩ đơn giản "nghề víao đc trọng vọng, cần tâm huyết với nghề là đủ ai lại làm nghề này vì tiền". Trc đây xh còn nghèo, vị thế đồng tiền con chưa cao nhue bây giờ, và mọi ng còn có ý thức tôn sư trọng đạo 1 chút, thì vẫn còn ng tâm huyết theo nghề giáo.
Bây giờ tiền chi phối tất cả, nghề giáo thành thu nhập thấp, nhueng ý thức tôn sư frojng đạo ko còn, thay vào đó là khái niệm dịch vụ, con tổi phải đc abcxyz, thầy ko đc làm khó nó, ko đc phạt v.v.. , trong khi nhắc đến tiền thì đại đa số mọi ng lại quay mặt đi và dùng lại cái câu ỏe trên, òe nghề này tâm huyết là chính ai lại đi đòi hỏi trả tiền cao lên bao giờ, cố tình bỏ qua nhu cầu tối thiểu của ng gv là đc trả công tuoeng xứng với tầm vóc và trách nhiệm.
Rồi khi họ chỉ làm việc theo đúng những gì họ đc trả thì chúng ta lại tru tréo lên dùng đạo đức chúnh nghĩa để kết tội họ rằng họ ko có đạo đức, ko xứng đáng đc tôn trọng - dù thực tế là họ đã KHÔNG đc tôn trọng tùe lâu.

Có 1 điều gần như mọi ng đều thấy đc: với đãi ngộ và địa vị gv như bây giờ, có mấy ai giỏi giang có naeng lực và có trách nhiệm mà ng ta chọn làm nghề giáo? Con rm chúng ta, họ hàng ta học giỏi chăm chỉ, mấy ai trong chúng ta khuyên họ đi làm gv? Hay chúng ta sẽ bảo: theo csmasi nghề bạc ấy làm gì, chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm, học it ra làm vua nghề, xh trọng vọng lại nhiều fieefn, gái theo còn phụng dưỡng đc cha mẹ, làm gương cho con cháu đồ.

Gd vn nát, phần lớn là do chính chúng ta đã và đang dìm cho nó nát.
 
thắc mắc phát là thời xưa chẳng lẻ không cần tiền vẫn sống đc hay sao mà thầy cô k quan tâm đến tiền, quan tâm vô điều kiện đc nhỉ

via theNEXTvoz for iPhone
Hồi xưa trc 1986 ở miền bắc và bắc trung bộ ng ta ko dùng tiền, mà dùng tem phiếu thím.
Và ngạch tem phiếu nghề gv cũng ko thấp.
Và ít ng biết nhiều chữ nên nghề này đc trọng vọng, gv có nhiều quyền để dạy hs. Túm lại là cv vẫn còn ok.
Bây giờ thì nát hẳn.
 
thắc mắc phát là thời xưa chẳng lẻ không cần tiền vẫn sống đc hay sao mà thầy cô k quan tâm đến tiền, quan tâm vô điều kiện đc nhỉ

via theNEXTvoz for iPhone
Từ thế hệ học sinh 90 trở đi đi học là có trò bắt đi học thêm để thầy cô quý r, ai ko đi học thì bị ghét ngầm. :eek::eek:Chắc mấy kia thế hệ 80 thôi
 
Chào cả nhà!
Đêm hôm suy nghĩ ngổn ngang ngủ không ngon nên chán viết lách tí.
Theo thói quen thì trước hết luôn là mục tuyên bố lý do, giới thiệu bản thân.
Lý do ở trên ghi rồi, còn bản thân mình...
Nói chung là cuối U40 rồi, chơi voz từ cái hồi đầu 2010 các thứ, nick cũ là buianhtuvn. Mà ko hiểu sao đợt này mình login vào bằng nick này thì web nó treo sau khi load 5-10p ko được, chả hiểu.
Hồi xưa thì mềnh có cái thớt tâm sự mỏng về gia đình vợ con này:
[Tâm sự]/[Khoe] Vợ và những mẩu suy nghĩ (https://voz.vn/t/tam-su-khoe-vo-va-nhung-mau-suy-nghi.19947/)
Trước đó nữa thì có tâm sự về lần thứ 2 Tây tiến:
Lần thứ nhất Tây tiến của mình thì từ hồi đầu 2000s, 2003-2004 các thứ.
Uhm, nói tóm lại, ý mình Tây tiến có nghĩa là qua châu Âu sinh hoạt.
Lần thứ nhất mình đi là du học, ở đó cũng 7 năm (học dốt nên mãi mới ra đc trường).
Hồi đó tốt nghiệp xong thì FA lâu quá vã, bỏ về VN kiếm bồ, lấy vợ.
Lần thứ 2 mình Tây tiến là lấy vợ lần đầu xong, cố gắng vác vợ (cũ) sang sinh sống, lấy thẻ xanh định cư các thứ. Failed vì vợ ko chịu, chê cs chán các thứ.
Lần này mình lại định Tây tiến. Lý do thì... sẽ chia sẻ phía dưới.

Mình định viết dạng nhật ký tâm sự ngắn ngắn linh tinh thôi, mỗi ngày 1 tí, chủ đề lan man, lâu lâu có chia sẻ tí kinh nghiệm cá nhân về chuyện nọ chuyện kia các thứ, tùy hỷ. :)
Nick buianhtuvn của thím chắc được admin đặc cách ban luôn truy cập rồi :v. Login nick đó ở bất cứ đâu, dùng bất cứ vpn hay dns nào cũng thế thôi :LOL:
 
tầm 5 năm nữa là ông thớt quen ko bao giờ muốn về VN luôn. Tôi thấy nhiều người rồi
Uh, theo như mình thấy thì qua được 2 năm đầu là ngon rồi. Nhiều lựa chọn cũng có hai mặt của nó, tâm lý thoải mái hơn nhưng chưa chắc khó khăn nào cũng phải nhai rồi vượt qua như những người không có lựa chọn thứ hai.
 
thắc mắc phát là thời xưa chẳng lẻ không cần tiền vẫn sống đc hay sao mà thầy cô k quan tâm đến tiền, quan tâm vô điều kiện đc nhỉ

via theNEXTvoz for iPhone
Tiền thì thời nào cũng cần thôi anh, cái chính là thời xưa kinh tế chưa phát triển, chưa phân hoá rõ rệt vì ai cũng nghèo như nhau, nghề giáo được coi trọng (điểm chuẩn vào SP thời đó rất cao) nên có lẽ các thầy cô mới vô tư hơn bây giờ.

Còn thì từ hồi VN được dỡ cấm vận, kinh tế đi lên thì cái gì cũng tiền hết trong khi chất lượng giáo viên đi xuống dần (điểm chuẩn toàn đứng top cuối). Nói thẳng ra GV không giỏi thì làm sao mà dạy học tử tế được, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ tới tiền. Cái vòng xoáy này nó cứ tiếp tục cho tới các thế hệ tiếp theo: học sinh kém lại tiếp tục trở thành giáo viên kém và đào tạo học sinh kém. Cái vô lý nhất ở VN là trả mức lương cực kỳ thấp cho 2 cái ngành gần như quan trọng nhất trong xã hội là GD và Y (khối công) nên nhiều người muốn ra đi cũng phải thôi.

Mình nghĩ sai lầm lớn của nhiều thế hệ trc và chúng ta lặp đi lặp lại cho đến bây giờ tạo nên thụec trạng gd vn ngày nay đó, chính là luôn "cố tình ngây thơ" cho rằng gv - ng thầy ng cô - họ có thể và phải vô tư cống hiến với nghề "mà không hề đòi hỏi gì".
Rất nhiều ng chỉ nghĩ đơn giản "nghề víao đc trọng vọng, cần tâm huyết với nghề là đủ ai lại làm nghề này vì tiền". Trc đây xh còn nghèo, vị thế đồng tiền con chưa cao nhue bây giờ, và mọi ng còn có ý thức tôn sư trọng đạo 1 chút, thì vẫn còn ng tâm huyết theo nghề giáo.
Bây giờ tiền chi phối tất cả, nghề giáo thành thu nhập thấp, nhueng ý thức tôn sư frojng đạo ko còn, thay vào đó là khái niệm dịch vụ, con tổi phải đc abcxyz, thầy ko đc làm khó nó, ko đc phạt v.v.. , trong khi nhắc đến tiền thì đại đa số mọi ng lại quay mặt đi và dùng lại cái câu ỏe trên, òe nghề này tâm huyết là chính ai lại đi đòi hỏi trả tiền cao lên bao giờ, cố tình bỏ qua nhu cầu tối thiểu của ng gv là đc trả công tuoeng xứng với tầm vóc và trách nhiệm.
Rồi khi họ chỉ làm việc theo đúng những gì họ đc trả thì chúng ta lại tru tréo lên dùng đạo đức chúnh nghĩa để kết tội họ rằng họ ko có đạo đức, ko xứng đáng đc tôn trọng - dù thực tế là họ đã KHÔNG đc tôn trọng tùe lâu.

Có 1 điều gần như mọi ng đều thấy đc: với đãi ngộ và địa vị gv như bây giờ, có mấy ai giỏi giang có naeng lực và có trách nhiệm mà ng ta chọn làm nghề giáo? Con rm chúng ta, họ hàng ta học giỏi chăm chỉ, mấy ai trong chúng ta khuyên họ đi làm gv? Hay chúng ta sẽ bảo: theo csmasi nghề bạc ấy làm gì, chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm, học it ra làm vua nghề, xh trọng vọng lại nhiều fieefn, gái theo còn phụng dưỡng đc cha mẹ, làm gương cho con cháu đồ.

Gd vn nát, phần lớn là do chính chúng ta đã và đang dìm cho nó nát.
Đồng tiền nó làm thay đổi nhiều thứ lắm anh ạ. Tôi nghĩ nếu như các thầy cô giáo bây giờ không phải nhận mức lương chết đói thì mọi thứ đã không quá nát đến vậy. Lương giáo viên ở cả Mỹ và EU thực ra cũng ở mức trung bình và sống được, nhưng cũng không đến mức phải làm thêm nghề tay trái chỉ để tồn tại như ở đâu đó :(
 
tầm 5 năm nữa là ông thớt quen ko bao giờ muốn về VN luôn. Tôi thấy nhiều người rồi
Tùy thím nghĩ, hehe , mỗi ng mỗi quan điểm.
Mềnh thì lần này là lần thứ 3 đi Đức làm việc rồi, tổng cộng ở Đức ngót 10 năm rồi, mấy lần trc toàn bỏ việc bỏ giấy tờ mà về.
Lần này sở dĩ đi lần nữa cũng là vì theo luật mới đc giữ qt vn ko phải bỏ nên mềnh mới đi.
Ở vn tài sản mềnh còn đứng tên, sau này còn nhiều chuyện cần xử lý.
Vợ mềnh thậm chí còn chả buồn tính đng vào tịch cho lằng nhằng, ở bên này chơi chán thì về vn ở, đi đi về về đây.
Tháng 8 này 3 mẹ con lại về vn chơi rồi, dù bây giờ còn chưa sang :)
 
T có bà cô dạy thêm cho t, bả là GV chuyên LHP ở SG. Có 2 đứa con, bả hướng từ nhỏ cho đi Mẽo hết, từ nhỏ cho học quốc tế, cấp 3 cho lên chuyên học lấy học bổng du học.

Bả dạy thêm tiền ko thiếu, nhà giàu, chồng chắc cũng làm to. Có lẽ làm trong ngành giáo lâu bả biết có gì đó nên mới đẩy con cái đi nước ngoài.

Bây h nhiều bậc cha mẹ vì thế hệ sau mà đẩy con mình đi nhiều lắm.

VN ra như bây h là hậu quả của thời bao cấp nhiều hơn.
 
Tùy thím nghĩ, hehe , mỗi ng mỗi quan điểm.
Mềnh thì lần này là lần thứ 3 đi Đức làm việc rồi, tổng cộng ở Đức ngót 10 năm rồi, mấy lần trc toàn bỏ việc bỏ giấy tờ mà về.
Lần này sở dĩ đi lần nữa cũng là vì theo luật mới đc giữ qt vn ko phải bỏ nên mềnh mới đi.
Ở vn tài sản mềnh còn đứng tên, sau này còn nhiều chuyện cần xử lý.
Vợ mềnh thậm chí còn chả buồn tính đng vào tịch cho lằng nhằng, ở bên này chơi chán thì về vn ở, đi đi về về đây.
Tháng 8 này 3 mẹ con lại về vn chơi rồi, dù bây giờ còn chưa sang :)
Mình thì thấy quan trọng là hai vc cùng nhìn về một hướng, có vấn đề gì thì giải quyết theo hướng xây dựng tích cực, còn ở đâu cũng không quá quan trọng.
 
P16: Luật cư trú mới có hiệu lực từ tháng 6/2024

Có phần này tự dưng hôm nay mềnh nhwos ra,mà ko rõ trước đây có từng viết chưa, nhưng mfinh nghĩ có thể có hữu ích nên viết lại cho ae đọc, nếu là thông tin cũ mình đã đưa ra thì mình xin lỗi ae nhé! (dạo này lu bu dự án và việc ch bị nhà cửa nên đầu óc mềnh hay quên trc quên sau, già cả rồi)

Như trc đây mềnh đã nói vài lần, về cơ bản là năm nay Đức thông qua dự luật thay đổi về cư trú và nhập tịch theo hướng thu hsut thêm nhân lực chất lượng cho nước Đức. Cũng vì có rất nhiều thay đổi thực sự có lợi nên mình động tâm và quyết định lại qua Đức làm việc và sinh sống để lấy quốc tịch.

Luật này được bàn rôm rả vào cuối năm ngoái (mình nghe phong phanh cái là lên plan đi Đức luôn), chính thức biểu quyết vào tháng 3 năm nay và từ tháng 6 sẽ có hiệu lực.

Về các ý chính, hay nói đúng hơn là các lợi thế so với trước đây, bao gồm:

1. Không bắt bỏ quốc tịch cũ để nhập tịch Đức.
kết hợp vói việc VN cũng cho phép nhiều tịch, nên kết quả là người làm việc ở Đức lâu có thể có song tịch, gồm quốc tịch VN và quốc tịch Đức, lúc nào dùng tịch nào là theo ý thích. - Đây là lợi ích lớn nhất với mình. Các thím lưu ý 1 điều là chỉ có thể sở hữu bất động sản tại VN nếu có quốc tịch VN nha. Nên Việt Kiều đã từ bỏ quốc tịch VN không thể đứng tên chính chủ nhà đất. Đây là lý do dẫn đến vô số thảm kịch nhân gian của các bà các cô Việt kiều làm quán ở tây lông xong gửi gắm tiền về nhờ họ hàng mua đất hộ, sau đó về già về VN thì phát hiện nhà đất bị chiếm đoạt hết ko ai trả, và cũng KHÔNG đòi được.
ngoài ra việc sở hữu hay mở doanh nghiệp tư nhân cũng rất pheiefn phức nếu không có quốc tịch VN - khi đó doanh nghiệp Việt kiều mở sẽ trở thành doanh nghiệp FDI :) và cũng sẽ không mua được nhà/đất dể làm trụ sở kinh doanh.
Ngoài ra việc làm việc cũng sẽ bị tính là ng nước ngoài làm việc tại VN, dẫn tới lằng nhằng về thủ tục giấy phép làm việc, cũng như vấn đề thuế, bảo hiểm xã hội và các quyền linh tinh khác.
Siêu lằng nhằng luôn.
Cho nên trước khi Đức cho song tịch mình không có hứng thú lấy quốc tịch Đức là vì vậy.

2. Giảm thời gian nhập tịch từ 8 năm xuống 5 năm cho các loại đối tượng sống và làm việc tại Đức có hợp đồng đàng hoàng.
Đặc biệt nếu hội nhập tốt, thời gian nhập tịch chỉ còn lại 3 năm - mềnh đang nhắm tới cái mục tieu này. Đk để tính là "hội nhập tối" cũng ko khó: thu nhập đủ, không ăn trợ cấp xh, và tiếng Đức tốt (C1 trở lên). Vẫn còn chua rõ th gian mình học ĐH có đc tính vào cái 3 năm này ko, nếu được thì có thể trong năm nay mềnh nhập cmn tịch luôn được vì mềnh ở Đức tổng cộng gần 10 năm cmnr :) . Mềnh có số bhxh ở Đức từ 2005.

3. Cho phép đoàn tụ ngay vợ con không cần đk gì khác nếu chồng có thẻ xanh (Blaue Karte EU).
Đk vào thẻ xanh thì khá dễ, về cơ bản làm chuyên môn có bằng đh xịn là gần như đủ cí thẻ xanh rồi. Bởi vại vợ con mềnh apply đoàn tụ cùng lúc với mềnh luôn.
Nếu không đoàn tụ cùng lúc, thì việc apply đoàn tụ phải đáp ứng khá nhiều tiêu chí lằng nhằng: diện tích nhà tối thiểu, số phòng tối thiểu, thu nhập tối thiểu, tiếng Đức tối thiểu của vợ con, plan lương hưu nếu trên 45 t v.v..)

4. Cho phép bố mẹ ruột đoàn tụ:
cái này mình không có nhu cầu lắm vì bố mẹ mình lẫn bố mẹ vợ đều không có nhu cầu đi tây lông sống, cùng lắm đi du lịch ngắn ngày thăm cháu thôi.
Nhưng với nhiều người trẻ theo mình điều này cực kỳ hay: các thím tưởng tượng 1 thanh niên 20ß25 tuổi, bố mẹ tầm 45-50 tuổi, đi học nghề 3 năm xong có việc làm, làm việc có hợp đồng ổn định là có thể apply cho bố mẹ (lúc đó tầm 48-52 t) sang đoàn tụ định cư, rồi cả nhà có thể đi làm và mời luôn ông bà (70-80 t) định cư theo. Coi như kéo dây cả họ sang y như bên mẽo.

5. Tăng tuổi giới hạn visa học nghề từ 30t lên 37 hay 40t gì đó:
rất nhiều người mình từng tư vấn du học nghề bị giới hạn bởi tuổi tác, hồi mấy năm trc mà tuổi trên 28t mà xin tư vấn du học nghề là mềnh phải rào trước là coi chừng đi ko đc vì snk sẽ từ chối do quá tuổi. mà khổ tầm 30t mọi ng mới chốt kèo muốn đi nc ngoài làm việc, rất nhiều ng bị chặn ở đk này. Giờ mở rộng ra mềnh thấy là mở ra cánh cửa cho rất nhiều người luống tuổi 1 chút. Mà nhũng ng này thường là có gia đình con cái rồi. Qua học nghề xong apply đàon tụ cho cả gia đình chồng con/vợ con qua Đức. Ngon!

Cho nên các thím có thể cân nhắc nha! :)
Đương nhiên mềnh cũng lưu ý là lên plan phải lên cho kỹ. hiện tại cs ở Đức ko còn tuyệt vời như chục năm trc. Lạm phát, thiếu nhà ở, kihn tế khó khăn, và trong ngắn hạn không có dấu hiệu cải thiện, cho nên phải nỗ lực nhiều và vất vả lúc mới sang nha.
Ai mong qua Đức hưởng phước thì theo mềnh là nên ở nhà, qua đây rồi sẽ vỡ mộng.
 
Back
Top