Thế Anh 28 xuyên tạc chính sách pháp luật: Xử lý thế nào?

Status
Not open for further replies.
Thế rốt cuộc nó gộp 2 điều 4 và 5 lại có gì sai à mn, chồng không được yêu cầu ly hôn khi vợ có thai và sinh con (bất kể với ai) và không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng (con đẻ hoặc con nuôi). Thế vợ nó đẻ ra thì đương nhiên là con đẻ (của vợ), thì bất kể bố nó là ai thì ông chồng cũng không có quyền yêu cầu ly hôn có đúng không?
 
Không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng.

-> tức là trên 12 tháng thì vẫn được yêu cầu ly hôn đúng ko các phen.
 
Cái này mới là xuyên tạc chính sách pháp luật này.

"mà không phân biệt" ở đây là không phân biệt trường hợp, tức là trường hợp nào trong các trường hợp đó thì cũng áp dụng quy định đó. Còn việc người chồng có phân biệt được con của ai hay không thì trong pháp lý là từ "biết". "Biết" là từ nhận thức cơ bản, trong một số trường hợp thì mang tính quyền hoặc tính nghĩa vụ hơn thì nó sẽ là "biết được", "phải biết",...
Trong pháp lý không sử dụng từ "không phân biệt" để chỉ về nhận thức của 1 người đâu fen. Từ "phân biệt" nếu sử dụng để chỉ khả năng có thể đánh giá, nhận thức của người thì chỉ một số lĩnh vực nhất định thôi, ví dụ như phân biệt nhãn hiệu, tên thương mại trong SHTT.
Ngược lại mới đúng fen ạ, nếu luật ghi rõ là con đẻ => không được ly hôn, vậy con nuôi thì được ly hôn, thì là chuẩn rồi, mọi thứ bình thường mà :byebye:
còn Luật kia ra để bảo vệ phụ nữ và trẻ em, nên mới phải thêm là không phải con đẻ cũng không được ly hôn. :hungry:
Cảm ơn 2 bác, tôi vừa tra ngược luật Hôn nhân gia đình kiểm tra... là tôi hiểu sai diễn giải luật. =.=!
Có 1 vấn đề t muốn làm rõ tí xíu... nếu chỉ cần đọc luật là hiểu ngay áp dụng cho mọi trường hợp
Nhưng sao Chánh án lại phải diễn giải lại câu từ dễ gây hiểu nhầm nhỉ... mà có thể chỉ mình tôi hiểu sai ý của Chánh án :(
Và, quy định như này cũng khá oan cho các thanh niên bị úp bô khi cưới chạy 🤣
 
Đã liên quan tới luật thì phải chính xác từng câu chữ, dấu chấm phẩy. thằng theanh đụng tới chủ đề này là ngu rồi. 1 phút bốc đồng nghìn năm bốc c*t.
 
Cảm ơn 2 bác, tôi vừa tra ngược luật Hôn nhân gia đình kiểm tra... là tôi hiểu sai diễn giải luật. =.=!
Có 1 vấn đề t muốn làm rõ tí xíu... nếu chỉ cần đọc luật là hiểu ngay áp dụng cho mọi trường hợp
Nhưng sao Chánh án lại phải diễn giải lại câu từ dễ gây hiểu nhầm nhỉ... mà có thể chỉ mình tôi hiểu sai ý của Chánh án :(
Và, quy định như này cũng khá oan cho các thanh niên bị úp bô khi cưới chạy 🤣
quy định vẫn là phải diễn giải luật mà, luật này thì không bàn, nhưng nhiều bộ luật khác như bộ Kinh tế lách luật dữ lắm fen :byebye: câu chữ lắt léo mà, nên là nếu có thể, hãy tìm hiểu luật thật kĩ :embarrassed:
 
quy định vẫn là phải diễn giải luật mà, luật này thì không bàn, nhưng nhiều bộ luật khác như bộ Kinh tế lách luật dữ lắm fen :byebye: câu chữ lắt léo mà, nên là nếu có thể, hãy tìm hiểu luật thật kĩ :embarrassed:
Tôi biết mà bác, ý là diễn giải xong lại dễ gây hiểu nhầm hơn ấy :LOL: nếu tôi k tra ngược luật Hôn nhân gia đình, khéo tôi còn vật nhau với bác thêm vài bình luận nữa cơ :adore:
Mà công nhận 1 điều tiếng Việt nó ảo lòi, nhiều điều luật nếu k có diễn giải thì ngồi ngẫm cả ngày cũng k hiểu thật... nếu có hiểu thì chắc chắn hiểu sai :LOL:
 
Tôi biết mà bác, ý là diễn giải xong lại dễ gây hiểu nhầm hơn ấy :LOL: nếu tôi k tra ngược luật Hôn nhân gia đình, khéo tôi còn vật nhau với bác thêm vài bình luận nữa cơ :adore:
Mà công nhận 1 điều tiếng Việt nó ảo lòi, nhiều điều luật nếu k có diễn giải thì ngồi ngẫm cả ngày cũng k hiểu thật... nếu có hiểu thì chắc chắn hiểu sai :LOL:
cái này tôi cũng chịu thôi, Tòa cũng cố gắng diễn giải dễ hiểu nhất có thể rồi :byebye: thế mới là Luật (sinh ra để lách :shame: ), tây lông hay gọi mấy cái kiểu này là loophole của luật
 
Ý là qui định này đã có từ trước nhưng mọi người không để ý, hôm nay nhắc lại chứ không phải hôm nay mới đưa ra quí định này. Bọn nó cố tình gây dư luận để dắt mũi bò và câu tương tác.
Cái thời gian đó không được chuẩn thì có thay đổi bản chất của bộ luật không? Mà kêu là nó dắt mũi dư luận?
Dư luận người ta chửi vì "Chồng không được ly hôn vợ nuôi con dưới 12 tháng tuổi kể cả là con ruột hay con nuôi".
Chứ mấy ai quan tâm đến thông tin "Từ 1/7" đâu :oops:
 
Cảm ơn 2 bác, tôi vừa tra ngược luật Hôn nhân gia đình kiểm tra... là tôi hiểu sai diễn giải luật. =.=!
Có 1 vấn đề t muốn làm rõ tí xíu... nếu chỉ cần đọc luật là hiểu ngay áp dụng cho mọi trường hợp
Nhưng sao Chánh án lại phải diễn giải lại câu từ dễ gây hiểu nhầm nhỉ... mà có thể chỉ mình tôi hiểu sai ý của Chánh án :(
Và, quy định như này cũng khá oan cho các thanh niên bị úp bô khi cưới chạy 🤣

Làm gì có, chính vì khoản 3 Điều 51 luật HNGĐ nó không rõ ràng, có nhiều quan điểm khi xét xử nên Tòa tối cao mới phải ra nghị quyết hướng dẫn, hướng dẫn ở đây là hướng dẫn cho các Tòa cấp dưới khi xét xử.

Nguyên văn khoản 3 nó như thế này:
"3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Khi xét xử, sẽ có các quan điểm sau:

1. Vợ đang có thai: là có thai với ai? Với chồng hay với người khác? Nếu có thai với người khác thì ly hôn được không?​
2. Sinh con: là sinh con với ai, với chồng hay với người khác? Thêm nữa là sinh con thì tính thời gian như thế nào? Có bị trùng với cái "đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi" hay không?​
3. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi: là nuôi con ai? Con đẻ hay con nuôi?​

Do đó, Tòa tối cao mới phải ra cái hướng dẫn, cụ thể là:

1. Giải thích khái niệm:

- Đang có thai là gì?
“Đang có thai” là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.​

- Sinh con là gì?
Là thuộc một trong các trường hợp sau đây:​
a) Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi;​
b) Vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con;​
c) Vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.​

=> Chỗ này mình giải thích thêm cho anh em hiểu:
a. Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con: Nghĩa là vợ đẻ xong bỏ con, không nuôi nấng chăm sóc. Nó khác với trường hợp vợ đẻ xong và nuôi con sẽ được coi là đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nên sẽ không trùng nhau.​

2. Quay lại vụ chồng không được yêu cầu ly hôn:

Trường hợp 1:

"3. Chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này hoặc ngày đình chỉ thai nghén hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này."
Vì sao vậy?

a. Vì vợ đẻ xong không nuôi con, ông lại đòi ly hôn thì đứa con đó ai chăm sóc?​

Còn lý do vì sao lại là 12 tháng thì mình không biết được, có lẽ nó liên quan đến sức khỏe của đứa bé hoặc là thời gian hợp lý để bà mẹ ổn định tâm lý, sức khỏe... bla bla để nhận lại con.​
Hoặc cũng là thời gian hợp lý để ông chồng chứng minh đó không phải là con mình.​

b, c. Hai trường hợp này thì đơn giản là để bảo vệ phụ nữ thôi.​

Tiếp:

Trường hợp số 2:

"4. Trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai."

Đây là cái gây ra tranh cãi. Nhưng anh em hiểu đơn giản nó là cái mở rộng của trường hợp 1 thôi. Nghĩa là theo cái khoản 3 bên trên.​

Nghĩa là, chỉ khi rơi vào trường hợp của khoản 3, thì anh mới dính phải cái gọi là "không có quyền ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai".
Những trường hợp của khoản 3 bao gồm những cái nào:​
- Mang thai: Cái này dễ hiểu rồi, mang thai thì khó xác định được ADN, khó chứng minh được có phải con mình hay không, nên là phải chịu.​
- Sinh con: bao gồm 3 trường hợp bên trên mình đã liệt kê, và nó không bao gồm trường hợp: Vợ đẻ con, vẫn nuôi con và có bằng chứng chứng minh được đó không phải con mình.​
Thế nên là nếu đẻ ra, vợ nuôi con, và anh chứng minh được nó không phải con mình thì cứ đệ đơn ly hôn.​

Trường hợp cuối:

"5. Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi."

Cái này cũng dễ hiểu, con đẻ thì không được ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là đúng rồi, còn con nuôi thì cứ áp luật nuôi con nuôi vào. Lưu ý là con "tu hú" không phải là "con nuôi" theo luật nuôi con nuôi, nên chứng minh được thì cứ đệ đơn ly hôn thôi.
 
Giống thằng quang lùn, vpc, cumcum,...toàn chó của ngta ai lại chém :LOL:)))))))
beat, theanh28, ksc, ... rặt 1 lũ rác rưởi, đăng tin bóp méo kéo tương tác, làm ngu dân. Còn thiếu thằng nào mời ae kể tiếp, chứ fb t block kha khá những thằng tg tự thế này r.
trên tóp tóp thì có thằng tiến thăng long tv dạo này thấy ngồi lê quán cafe xl dữ lắm. mà mỗi lần live có 5, 6 ngàn đứa ngồi nghe nó xl đc cũng hay thật
 
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán toàn án nhân dân tối cao là một loại văn bản quy phạm pháp luật nhé. Nếu hiểu 1 cách logic thì Hội đồng thẩm phán TAND tối cao vẫn có quyền lập pháp.
ps: dù sao thì quy định này cũng có từ lâu rồi nhưng hầu như không ai để ý. Đợt này do truyền thông xới lên để câu view. Nhưng phải nói là quy định này nếu rơi vào trường hợp con tu hú thì quá đau đớn cho đội đàn ông. =((
View attachment 2546834
Trước cãi nhau với lão sếp trong cty làm đếu gì có vụ này, về tìm hiểu thì mình mất bát phở
 
Không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng.

-> tức là trên 12 tháng thì vẫn được yêu cầu ly hôn đúng ko các phen.
Đúng… nhưng kế bên có có thêm 1 điều khác trước đó là “ko dc ly hôn khi con dưới 12 tháng tuổi” :shame:
 
Làm gì có, chính vì khoản 3 Điều 51 luật HNGĐ nó không rõ ràng, có nhiều quan điểm khi xét xử nên Tòa tối cao mới phải ra nghị quyết hướng dẫn, hướng dẫn ở đây là hướng dẫn cho các Tòa cấp dưới khi xét xử.

Nguyên văn khoản 3 nó như thế này:
"3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Khi xét xử, sẽ có các quan điểm sau:

1. Vợ đang có thai: là có thai với ai? Với chồng hay với người khác? Nếu có thai với người khác thì ly hôn được không?​
2. Sinh con: là sinh con với ai, với chồng hay với người khác? Thêm nữa là sinh con thì tính thời gian như thế nào? Có bị trùng với cái "đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi" hay không?​
3. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi: là nuôi con ai? Con đẻ hay con nuôi?​

Do đó, Tòa tối cao mới phải ra cái hướng dẫn, cụ thể là:

1. Giải thích khái niệm:

- Đang có thai là gì?
“Đang có thai” là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.​

- Sinh con là gì?
Là thuộc một trong các trường hợp sau đây:​
a) Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi;​
b) Vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con;​
c) Vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.​

=> Chỗ này mình giải thích thêm cho anh em hiểu:
a. Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con: Nghĩa là vợ đẻ xong bỏ con, không nuôi nấng chăm sóc. Nó khác với trường hợp vợ đẻ xong và nuôi con sẽ được coi là đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nên sẽ không trùng nhau.​

2. Quay lại vụ chồng không được yêu cầu ly hôn:

Trường hợp 1:

"3. Chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này hoặc ngày đình chỉ thai nghén hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này."
Vì sao vậy?

a. Vì vợ đẻ xong không nuôi con, ông lại đòi ly hôn thì đứa con đó ai chăm sóc?​

Còn lý do vì sao lại là 12 tháng thì mình không biết được, có lẽ nó liên quan đến sức khỏe của đứa bé hoặc là thời gian hợp lý để bà mẹ ổn định tâm lý, sức khỏe... bla bla để nhận lại con.​
Hoặc cũng là thời gian hợp lý để ông chồng chứng minh đó không phải là con mình.​

b, c. Hai trường hợp này thì đơn giản là để bảo vệ phụ nữ thôi.​

Tiếp:

Trường hợp số 2:

"4. Trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai."

Đây là cái gây ra tranh cãi. Nhưng anh em hiểu đơn giản nó là cái mở rộng của trường hợp 1 thôi. Nghĩa là theo cái khoản 3 bên trên.​

Nghĩa là, chỉ khi rơi vào trường hợp của khoản 3, thì anh mới dính phải cái gọi là "không có quyền ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai".
Những trường hợp của khoản 3 bao gồm những cái nào:​
- Mang thai: Cái này dễ hiểu rồi, mang thai thì khó xác định được ADN, khó chứng minh được có phải con mình hay không, nên là phải chịu.​
- Sinh con: bao gồm 3 trường hợp bên trên mình đã liệt kê, và nó không bao gồm trường hợp: Vợ đẻ con, vẫn nuôi con và có bằng chứng chứng minh được đó không phải con mình.​
Thế nên là nếu đẻ ra, vợ nuôi con, và anh chứng minh được nó không phải con mình thì cứ đệ đơn ly hôn.​

Trường hợp cuối:

"5. Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi."

Cái này cũng dễ hiểu, con đẻ thì không được ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là đúng rồi, còn con nuôi thì cứ áp luật nuôi con nuôi vào. Lưu ý là con "tu hú" không phải là "con nuôi" theo luật nuôi con nuôi, nên chứng minh được thì cứ đệ đơn ly hôn thôi.
Vậy là mình hiểu theo ý ban đầu là đúng. Cái sai của mình là k phân biệt rõ trường hợp vợ nuôi con và vợ không nuôi con phải không bác...
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top