Thế Giới Di Động rút sạch vốn khỏi các khoản đầu tư trái phiếu

Cryolite.

Senior Member
https://zingnews.vn/the-gioi-di-dong-rut-sach-von-khoi-cac-khoan-dau-tu-trai-phieu-post1415909.html
Tập đoàn bán lẻ di động, điện máy này đã bán hết các khoản đầu tư trái phiếu, chủ động giảm hàng tồn kho trong bối cảnh doanh số sụt giảm mạnh 2 tháng đầu năm.

Theo bản tin kinh doanh mới cập nhật, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã hoàn tất thu hồi 100% vốn và lãi đối với trái phiếu đầu tư khi đến hạn. Như vậy, hiện tại, công ty không phát hành trái phiếu và cũng không còn bất kỳ khoản đầu tư vào trái phiếu nào.

Theo báo cáo kiểm toán năm 2022, Thế Giới Di Động có tổng nợ vay tài chính khoảng 16.590 tỷ đồng, giảm hơn 8.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Con số này bao gồm hơn 10.688 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng và hơn 5.901 tỷ đồng vay dài hạn ngân hàng, không có dư nợ trái phiếu.

Khoản vay trái phiếu gần nhất mà tập đoàn bán lẻ này phát sinh là gói 1.135 tỷ đồng phát hành từ năm 2017 và đã được tất toán toàn bộ trong tháng 11/2022.

Về tình hình kinh doanh, Thế Giới Di Động đã công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm nay với doanh thu giảm tới 25%, đạt 19.010 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty mới hoàn thành 14% kế hoạch doanh thu cả năm (135.000 tỷ đồng).

MWG,  The Gioi Di Dong,  suc mua anh 1
Báo cáo tóm tắt kinh doanh 2 tháng đầu năm của toàn chuỗi Thế Giới Di Động. Nguồn: MWG.

Theo cơ cấu doanh thu, chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh vẫn đóng góp khoảng 76,5% tổng thu nhập toàn tập đoàn. Tuy vậy, doanh thu của 2 chuỗi này đã suy giảm 32% từ mức nền cao của cùng kỳ năm ngoái, giai đoạn dồn nén sau đại dịch Covid-19. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tổng doanh thu hợp nhất của Thế Giới Di Động suy giảm.

Lãnh đạo công ty cho biết đầu năm nay, sức mua đối với các sản phẩm ICT và điện máy đều giảm mạnh so với cùng kỳ và diễn ra ở hầu hết nhãn hàng. Các sản phẩm giảm nhiều nhất là máy tính bảng, máy tính xách tay và tivi.

Đây là các sản phẩm có tỷ trọng cao trong doanh số kinh doanh online của các chuỗi bán hàng công nghệ, do đó cũng làm doanh thu online sụt giảm 42%.

"Nhóm khách hàng trung và cao cấp vẫn có khả năng chi trả nhưng đang có tâm lý thận trọng, trì hoãn. Nhóm khách hàng có nhu cầu thực ở phân khúc thấp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vay trả góp", Thế Giới Di Động nói về việc sức mua suy giảm.

Với chuỗi Bách Hóa Xanh, nhà bán lẻ này vẫn ghi nhận tăng trưởng 6% trong 2 tháng đầu năm nay và tăng tỷ lệ đóng góp lên 21,7% tổng nguồn thu của tập đoàn.

Doanh thu bình quân của chuỗi này đang ở mức 1,2 tỷ đồng/cửa hàng/tháng, tăng 30% so với mùa Tết năm ngoái. Do không hoạt động đủ 30 ngày trong các tháng đầu năm, doanh thu trung bình quy đổi trên cơ sở chuẩn hóa đạt hơn 1,3 tỷ đồng/cửa hàng/tháng.

Lãnh đạo doanh nghiệp thông tin thêm các mặt hàng thiết yếu cũng đang bị ảnh hưởng bởi xu hướng tiết kiệm chi tiêu thông qua việc mua sản phẩm cùng công dụng với giá thấp hơn, do đó giá trị đơn hàng mùa Tết vừa qua của toàn chuỗi chỉ bằng 85% cùng kỳ.

Bách Hóa Xanh sau giai đoạn tái cấu trúc đã có sự ổn định hơn trong giai đoạn thị trường khó khăn, tổng số lượng hóa đơn vẫn tăng 25%, bất chấp việc chuỗi này chỉ còn hoạt động với 1.729 cửa hàng, giảm 20% so với tháng 2/2022.

Tính đến cuối tháng 2, Thế Giới Di Động còn vận hành 1.189 cửa hàng thegioididong.com và 100 cửa hàng Topzone; 2.287 cửa hàng Điện Máy Xanh (bao gồm 1.035 cửa hàng mini); 504 nhà thuốc An Khang và 64 cửa hàng AVAKids.

Đại diện doanh nghiệp cũng nhấn mạnh đang kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho từ cuối năm ngoái để giảm chi phí tài chính và rủi ro giảm giá hàng hóa. Đến cuối tháng 2, tồn kho của toàn chuỗi đã giảm hơn 30% so với đầu năm.

Trước áp lực lạm phát và sức mua suy giảm, Thế Giới Di Động lên kế hoạch kinh doanh năm nay tương đối thận trọng. Trong đó, chỉ tiêu doanh thu thuần dự kiến chỉ tăng 1%, lên 135.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 2%, đạt khoảng 4.200 tỷ đồng.

...

Ban lãnh đạo Thế Giới Di Động đánh giá chuỗi An Khang và AVAKids có thị trường lớn nhưng chưa có lợi nhuận, do đó, công ty sẽ tạm ngưng mở rộng, tập trung giữ những cửa hàng có biên lợi nhuận dương, tăng doanh thu trên mỗi điểm bán và kiểm soát chi phí vận hành.

Với các chuỗi khác, Thế Giới Di Động cho biết sẽ chủ động dọn dẹp, thu hẹp cửa hàng AVASport và Bluetronics do đánh giá không có tiềm năng đóng góp doanh thu/lợi nhuận đáng kể trong tương lai, nhằm giảm gánh nặng trong năm.
 
An Khang làm ăn kiểu gì so với Long Châu giờ ta, thường mình thấy chỗ nào có 2 hãng này thì bên Long Châu thường nườm nượp khách, còn An Khang thì có ma vào mua :nosebleed:
An Khang và Pharmacity chết chắc, trong đám chuỗi đó chỉ Long Châu tồn tại được thôi
 
Chỗ mình thằng An Khang mướn ngay ngã tư, xây dựng hoàn thiện rồi nhưng chưa mở bán, mấy tháng sau thấy gỡ rồi dẹp tiệm luôn, còn 1 tiệm thì hoàn thành nhưng chưa thấy mở, ko hiểu sao
 
Nguyên nhân vì sao nhỉ.
Pharma thời điểm vừa hết covid thấy báo chí khen quá trời mà
Bán mắc vs vô hỏi thì lúc nào cũng ko có thuốc, mình vô hỏi 10 lần thì 9 lần đều ko có, mình tìm nhà thuốc bên ngoài méo có thì tuyệt nhiên cũng chẳng cần vô hỏi nó nữa, ah còn 1 cái nữa thì Long Châu cho đổi trả dễ dàng nữa, còn thằng kia thì ko
 
Pharma tao vô hỏi thuốc thì 10 loại đến 7 loại đéo có
Qua long châu cc j cũng có
Nhưng thích đi phạc ma hơn vì mô hình nó khác giống siêu thị hay cửa hàng tiện lợi
Còn th long châu nó như cái nhà thuốc truyền thống phát triển thành chuỗi + áp thêm mấy cái phần mềm của fsoft viết thôi
 
Nguyên nhân vì sao nhỉ.
Pharma thời điểm vừa hết covid thấy báo chí khen quá trời mà
Long châu tên nghe quen về thuốc hơn. Long chau Mở nhanh, tập chung đủ các loại thuốc kê dơn nhiều, cửa hơn đơn giản, giống 1 hiệu thuốc dân tự mở, giao dịch nhanh nhẹn, xử lý đơn tốt, đặc biệt cửa mở toang như nhà dân bán thuốc vậy. Mọi thứ quản lý đều tập chung ở người bán thuốc, mua gì kêu họ họ lấy, chứ không phải lượn lờ xem.
2 thằng con lại cửa hàng theo dạng store hiện đại hơn, bán kèm nhiều thư kiểu như siêu thị, nhìn vô thì tạo cảm giác đắt đỏ chứ ko the rẻ được. Đặc biệt cửa kính đóng, phải đi vào, nói thằng ra đi mua thuốc cần nhanh tiện, vào bảo dược sĩ thuốc kê đơn phát té, cứ ra chỗ quầy thuốc Hapulico mà xem, dù bán buôn hay bán lẻ, nhanh gọn mang đi, ko ai muốn ở lâu trong hiệu thuốc cả.
—> long châu win chặt thị trường.
Còn về giá tôi ko chắc lắm, nhưng với kiểu thiết kê mô hình bán như vậy, chắc long châu sẽ rẻ hơn khoản set up ban đầu nên giá cũng mềm hơn. À thêm 1 khoản, nhân viên long châu có khoản tư vấn mua thêm thuốc bổ tôi cũng thấy hơi bất ngờ tí, nhưng xem ra nhân viên long châu được đào tạo tốt hơn trong khoản up sale.
 
Pharmacity tôi thấy số lượng nhiều chứ có chết đâu nhỉ.
Đôi khi tối 11h hơn đau bụng đi kiếm thuốc uống hình như còn có mình Pharma còn mở
Thực ra với hiệu thuốc thi 10h đóng cửa được rồi, 11h chắc bán bao cao su hoặc thuốc đi ngoài, chứ muộn đó anh đi cấp cứu cho rồi, ra hiệu thuốc mua về uống làm gì cho nguy hiểm. Tư bốc thuốc ko nên đâu.
 
Pharma tao vô hỏi thuốc thì 10 loại đến 7 loại đéo có
Qua long châu cc j cũng có
Nhưng thích đi phạc ma hơn vì mô hình nó khác giống siêu thị hay cửa hàng tiện lợi
Còn th long châu nó như cái nhà thuốc truyền thống phát triển thành chuỗi + áp thêm mấy cái phần mềm của fsoft viết thôi

Thế nó mới chết.
 
Back
Top