Thị trưởng tuổi teen gánh vác hy vọng của thành phố Mỹ

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://zingnews.vn/thi-truong-tuoi-teen-ganh-vac-hy-vong-cua-thanh-pho-my-post1393291.html

Cư dân hy vọng rằng năng lượng trẻ trung và ý thức sứ mệnh của vị thị trưởng 18 tuổi có thể giúp vực dậy thành phố Earle đang đi xuống.

Ở thành phố Earle, những nhà máy giày và siêu thị đã dừng hoạt động. Cỏ dại và cây cối che phủ những ngôi nhà bỏ hoang cũ nát. Những học sinh giỏi nhất tại trường trung học thành phố thường đi học đại học và không quay lại quê hương lập nghiệp.

Jaylen Smith, 18 tuổi, cũng đã có thể rời đi. Nhưng thay vào đó, khi tốt nghiệp trung học vào mùa xuân 2022, anh quyết định ở lại Earle, một thành phố nhỏ được bao quanh bởi đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Arkansas, nơi gia đình anh đã sinh sống qua nhiều thế hệ.

Không chỉ vậy, anh còn tranh cử chức thị trưởng và giành chiến thắng.

“Tại sao tôi phải đi nơi khác để trở nên vĩ đại khi tôi có thể vĩ đại ngay tại Earle, bang Arkansas?”, anh cho biết vài ngày sau lễ nhậm chức thị trưởng.

Trong những năm qua, dân số của Earle giảm từ hơn 3.000 người vào những năm 1990 xuống còn 1.800 người. Nhưng người dân thành phố rất lạc quan kể từ khi Smith giành chiến thắng trong cuộc đua thị trưởng vào đầu tháng 12/2022 và đặc biệt là kể từ khi anh nhậm chức vào ngày 1/1.

Chiến thắng ấy khiến Smith trở thành một trong những thị trưởng người Mỹ gốc Phi trẻ tuổi nhất từng được bầu ở Mỹ - một điều tự hào đối với gia đình và những người ủng hộ anh.

Nhiều cư dân hy vọng rằng năng lượng trẻ trung và ý thức sứ mệnh của Smith có thể thúc đẩy vận may của thành phố, hoặc ít nhất là thu hút một siêu thị quay trở lại Earle, theo New York Times.

Thành phố đi xuống

Ông Tyneshia Bohanon, một ủy viên hội đồng thành phố, người từng giảng dạy Smith tại trường trung học thành phố cho biết: “Smith có động lực và có những ý tưởng mới. Cậu ấy luôn nghĩ cho người khác. Smith chọn ở lại và đưa thành phố của mình đến nơi mà cậu ấy biết nó có thể”.

Kế hoạch thu hút siêu thị là một trụ cột trong chiến dịch tranh cử của Smith, bên cạnh việc xây dựng Sở Cảnh sát Earle để nó có thể hoạt động 24 giờ một ngày. Anh cũng lấy lòng cử tri bằng cách kêu gọi sửa chữa đường phố, phá bỏ các tòa nhà đổ nát và nâng cao tinh thần cộng đồng.

Những người chọn ở lại Earle đã phải trả cái giá đắt. Họ phải đối mặt với hệ thống thoát nước bị lỗi khiến các khu dân cư ngập nước sau mưa. Kho bạc đôi khi trống rỗng đến mức thành phố phải vật lộn trả lương. Khu học chánh, dù nằm ngoài phạm vi quản lý của thị trưởng, đã được giao cho tiểu bang tiếp quản vào năm 2017, một phần do thu chi quỹ sai mục đích.

Để hiện thực hóa tầm nhìn của mình cho quê hương, Smith sẽ phải vượt qua sự suy yếu đã kéo dài hàng thập kỷ của thành phố.

Chàng trai 18 tuổi không nản chí. “Tôi là người dám nghĩ dám làm. Khi còn học trung học, tôi luôn bị từ chối, nhưng tôi luôn cố gắng vì tôi biết một ngày nào đó mình sẽ được công nhận”, anh nói.

Chàng trai đặc biệt

Không phải ai cũng sẵn sàng giao cho Smith trọng trách lãnh đạo thành phố.

Một trong những trở ngại lớn nhất của Smith là thuyết phục những người nghi ngờ năng lực của mình với lý do tuổi tác và thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt, đối thủ của Smith trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2022 còn là người quản lý đường phố dạn kinh nghiệm của thành phố.

Tuy nhiên, những người ủng hộ Smith nói rằng họ không ngẫu nhiên trao thành phố cho một chàng trai 18 tuổi nào đó.

Thanh niên họ tin tưởng là Jaylen Smith - người mặc vest đến trường từ năm lớp 9 và nghe nhạc phúc âm mỗi ngày từ chiếc loa máy tính. Smith cũng đã trở thành nhân vật quen thuộc trong các cuộc họp của hội đồng thành phố và các sự kiện cộng đồng.

“Đôi khi, các thành viên hội đồng thành phố không có mặt, nhưng Jaylen đã ở đó”, Angela Jones, một ủy viên hội đồng cho biết. “Cậu ấy tham dự các cuộc họp của hội đồng trường và của ủy ban nước. Tuy còn trẻ, cậu ấy có mục tiêu rõ ràng”.

Kiến thức, cá tính và kỷ luật

Thành phố Earle có dân số phần lớn là người da đen, được bao quanh bởi những cánh đồng bông và đậu rộng bát ngát. Trong thành phố có khá nhiều nhà thờ, vài đại lý ôtô đã qua sử dụng và một số nhà hàng nhỏ.

Ông Billy Joe Murray, huấn luyện viên bóng rổ đã nghỉ hưu tại trường trung học Earle, nói rằng thành phố đang rất cần được cải thiện. Đối với ông, hệ thống thoát nước là vấn đề cấp bách nhất. “Mỗi khi trời mưa, chúng tôi lại ngập trong nước”, ông nói.

“Mọi người rời Earle. Ai cũng muốn thăng tiến trong cuộc sống, trong khi Earle là nơi kém phát triển”.

Tuy nhiên, ông tin vào Smith. “Tôi từng dạy mẹ cậu ấy và biết bố cậu ấy. Tuy còn trẻ nhưng cậu ấy đã suy nghĩ rất chín chắn”, ông Murray nói.

...........

Chính trường chứ có phải sân bóng đâu mà có chỗ cho các tài năng trẻ tuổi đôi mươi
wIVG3RN.png
 
ảnh thị trưởng tuổi teen
UTJIDOL5QBHU3MW7ONZT5W75PM.png


sau khi xem 1 loạt ảnh trên gg thì vùng này hình như toàn moi da den ko nên nó xuống cấp nghiêm trọng :confuse:
trông thằng này cũng ok mà
Vấn đề cốt lõi là các nhà máy đi hết, bọn trẻ thì đến thành phố lớn là ở luôn ko về
 
Thành phố Earle có dân số phần lớn là người da đen, được bao quanh bởi những cánh đồng bông và đậu rộng bát ngát.
Khu da đen đặc trưng nhỉ. Mà "thành phố" chỉ có chưa tới 2000 người thì tiếng Mỹ nó dùng từ gì nhỉ?
 
Trọng sinh chi cực phẩm thị trưởng
Chương 1.

Thời gian đảo lộn, không ngờ ngược về tới chục năm trước. Từ 1 vOzer thất bại trọng sinh thành thị trưởng da màu trẻ tuổi nhất Hoa Kỳ. Đây là ông trời đùa nghịch hắn hay là quá thiện tâm cho hắn một cơ hội làm lại? Chục năm không dài cũng không ngắn, nhưng chính là chục năm hoàng kim nhất và quan trọng nhất trong cuộc đời. Hiện tại lại có cơ hội quý giá đến như vậy ở trước mặt, hắn nên làm thế nào để có một cuộc sống khác? Biết trước tương lai liệu có thể thành lãnh đạo tối cao xứ cờ hoa !?...
 
Dạo qua wiki thì bang này thu nhập hộ gia đình thuộc nhóm thấp nhất nước Mỹ, chủ yếu làm nông nghiệp, da đen nhiều do là con cháu của nô lệ được giải phóng sau nội chiến, khí hậu khắc nghiệt, giông lốc liên tục, để kéo kinh tế lên khá là khó đấy
 
Dạo qua wiki thì bang này thu nhập hộ gia đình thuộc nhóm thấp nhất nước Mỹ, chủ yếu làm nông nghiệp, da đen nhiều do là con cháu của nô lệ được giải phóng sau nội chiến, khí hậu khắc nghiệt, giông lốc liên tục, để kéo kinh tế lên khá là khó đấy
Nói thật, nước Mỹ mà đen hoá thì xuống hố sớm, da đen nhờ da trắng kéo lên chứ để da đen lãnh đạo thì nát, nhìn Nam Phi kìa...
 
Móa search cái thành phố này nằm trong 1 quận ????:big_smile: Khái niệm "City" ở Mỹ cũng vi diệu vđ.:big_smile:
.có khoảng 2400 người (2010).giảm còn 1800 người (2020):big_smile:
Chắc gấp rưỡi cái TDP t đang ở, gọi nôm na thanh niên này là tổ trưởng TDP :big_smile:
 
Móa search cái thành phố này nằm trong 1 quận ????:big_smile: Khái niệm "City" ở Mỹ cũng vi diệu vđ.:big_smile:
.có khoảng 2400 người (2010).giảm còn 1800 người (2020):big_smile:
Chắc gấp rưỡi cái TDP t đang ở, gọi nôm na thanh niên này là tổ trưởng TDP :big_smile:
City ở Mỹ nhiều ý nghĩa, cỡ city này dịch ngang cấp VN thì chỉ là "khu phố, TDP" là chuẩn, về hành chính thì chắc ngang phường
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Phân_cấp_hành_chính_Hoa_Kỳ
Theo phân cấp bang=tỉnh, quận thuộc bang=quận, huyện, city thuộc quận=phường, xã
 
Back
Top