Thiền - chia sẻ với anh em những tri kiến của tui :)

Hi các bác, tôi (chủ thớt) đây, nick mới, ko dùng tên thật nữa :v

Ngoi lên tiện thể nhá là tôi đang tổng hợp lại các tri kiến tích tập mới, cũng như kèm theo các cách thực hành để tới chia sẻ tiếp với các bác trong này hen :D
 
Mấy ông mà cứ khuyên người ta đoc thêm kinh phật để hiểu và tu tập thì vẫn còn "mê" lắm ;););)
Một ngày trong 1 kiếp nào đó của ông Phật nói chuyện với ma vương thì ổng có 1 cái thắc mắc k thể hiểu và nhờ ma vương giải đáp giúp. Ma vương mới nói là muốn biết được sự thật thì phải trả giá bằng tính mạng của chính minh. Sau khi Phật đồng ý thì ma vương nói 5 chữ thôi : "Pháp hành là vô thường". Vì 5 chữ này mà ông Phật phải bỏ luôn cái mạng của mình :):):)
Cái pháp hành đó tôi thấy là những cái gọi là tu của mấy ông đang bày cho mọi người đó, cái gì là phật là pháp là tăng ?
Mọi thứ đều là vô nghĩa,ngồi thiền nửa tieng 1 tiếng cho nó tê tê cho lòng có được cái cảm giác an lạc,cho cái thân tứ đại cảm thấy vậy mới là hay là thiền sao, dạy mọi người đọc kinh sách, đọc tứ diệu đế, bát chánh đạo sẽ làm người ta tốt hơn sao :confused::confused:
Mọi thứ đều vô nghĩa.

Pháp hành là vô thường
Chỉ là pháp sanh diệt
Khi sanh diệt đã diệt rồi
Thì tịch diệt là vui.

Sent from vivo vivo 1906 via nextVOZ
 
Last edited:
Chào bác, mình dạo này mọi thứ quá áp lực, tính mình lại hay lo nghĩ. Nghe bảo thiền có thể giúp đầu óc thanh thản bớt, nên giờ mình muốn tập thiền thì nên bắt đầu từ đâu. Mong bác chỉ bảo :):):)
 
Lâu rồi cũng muốn ngồi thiền lại mà sợ mở luân xa linh tinh lại hại quá. :( chắc phải có người hướng dẫn chứ không dám tự ngồi.
 
Sau một thời gian tìm hiểu thì tôi chuyển sang tìm hiểu về Triết học... cụ thể hơn là Chủ nghĩa khắc kỷ nhìn chung nó cũng đề cập đến những vấn đề tương tự như thiền nhưng nó sẽ diễn giải theo hướng logic hơn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Sau một thời gian tìm hiểu thì tôi chuyển sang tìm hiểu về Triết học... cụ thể hơn là Chủ nghĩa khắc kỷ nhìn chung nó cũng đề cập đến những vấn đề tương tự như thiền nhưng nó sẽ diễn giải theo hướng logic hơn.

via theNEXTvoz for iPhone
Mình cũng đang tìm hiểu chủ nghĩa khác kỷ đây :v thấy nó khá mật thiết với Phật lý, và có thể nói Thích Ca là một nhà khắc kỷ tuyệt đối á. Còn giờ mình đang triển khai kết hợp CNKK với Phật lý để ra những hướng thực tiễn hơn :D
 
Bản chất cuộc sống

Chúng ta nhiều người ắt hẳn truy tìm ý nghĩa cuộc sống là gì, rằng chúng ta tồn tại với mục đích gì. Cũng như nhiều người theo đuổi các tôn giáo cũng là để giải đáp câu hỏi này.

Bản thân tôi cũng thế, và sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, suy ngẫm, tu tập, thì tôi thấy có một câu trả lời khả dĩ có thể thoả mãn được câu hỏi này, hoặc chí ít là với riêng tôi.

Cuộc sống của chúng ta, hay của mọi thứ tồn tại, có thể nói, chính là Sự thay đổi (sở dĩ dùng từ này, vì lấy từ Dịch trong Dịch học, dù nó hơi rộng nhưng thực sự chưa tìm ra từ nào phù hợp hơn). Hay nói rõ hơn, chính là sự thay đổi của mọi hiện hữu, và qua đó tạo nên một sự tương quan vô hạn với nhau. Trong Phật giáo diễn tả điều này bằng hai nguyên lý là Vô Thường và Duyên khởi. Và chính vì mọi thứ đều thay đổi liên tục trong từng khoảnh khắc, chính vì thế không thể cố định được một giá trị nào, và đó cũng là sự Vô Ngã.

Những điều trên có lẽ không có gì xa lạ ở đây, nhưng các nguyên lý đó giải thích cho bản chất hiện hữu của chúng ta ra sao ?

Có thể nói, chúng ta - hay các chúng sinh hữu tình - không gì khác hơn, chính là những sự kinh nghiệm. Có nghĩa là, chúng ta là một tổ hợp hiện hữu của những sự thay đổi và trong đó, chúng ta có “khả năng kinh nghiệm” nhiều thứ.

Những vật vô tri vô giác, chúng bao hàm nhiều khả năng khác nhau, song không có vật nào có được khả năng tự kinh nghiệm một điều gì đó, nên với chúng, không tồn tại ý nghĩa nào. Nhưng với một vật có tri giác, dù là ít hay nhiều, thì chúng sở hữu khả năng kinh nghiệm một điều gì đó, và lúc này sinh ra sự khác biệt lớn.

Khả năng kinh nghiệm tạo ra đối tượng kinh nghiệm (chủ thể) và cái được kinh nghiệm (khách thể). Với một xác chết, thì ở đó vẫn có sự vận động, thay đổi của các yếu tố vật lý và hoá học khác nhau, nhưng không tồn tại sự kinh nghiệm. Chỉ có một sinh vật có tri giác mới tồn tại sự kinh nghiệm - và hãy giữ trong đầu rằng, sự kinh nghiệm cũng vẫn là một trong vô vàn các khả năng hiện hữu. Và khi nói đến sự kinh nghiệm, thì trong chúng ta, chính là ý thức, là sự cảm nhận, là cảm xúc, giác quan v.v...

Nhưng vấn đề của chúng ta, bao nhiêu sự khổ đau của chúng ta đến từ đâu ?

Đó chính là do chúng ta đã trở nên đồng hoá với đối tượng của sự kinh nghiệm. Rằng khi ta nhận lấy một lời chê bai, thì thay vì thấy rằng khả năng nghe và khả năng suy luận đang được thể hiện, thì chúng ta lại đồng hoá với chủ thể đang lắng nghe lời chê bai và nội dung của lời chê bai đó.

Rằng khi soi mình trong gương, thay vì thấy rằng khả năng cảm nhận, sinh hoạt, nghe nhìn, suy nghĩ.v.v.. đang được thể hiện, thì chúng ta đồng hoá mình với việc thấy rằng cái thân thể này chính là một cá nhân và trông xấu xí hay xinh đẹp ra sao.

Rằng khi chúng ta có một suy nghĩ hay cảm xúc nào đó, thì thay vì kinh nghiệm rằng đó đơn thuần chỉ là các khả năng suy nghĩ và xúc cảm, thì chúng ta đồng hoá mình với suy nghĩ và xúc cảm đó. Chúng ta cho rằng các suy nghĩ và cảm xúc đó là một cá thể (tức là Ta) riêng biệt.

Khi chúng ta đồng hoá với các đối tượng của sự kinh nghiệm, thì chúng ta bị chúng thao túng. Thông thường, hầu hết trong chúng ta bị các đối tượng của tri giác sai sử như một kẻ đầy tớ mà không hay biết, hoặc thậm chí còn yêu thích điều đó.

Chúng ta khi nhìn thấy một thứ gì đó đẹp đẽ, các suy nghĩ và cảm xúc nổi lên và chúng ta không tự chủ được với chúng, chúng ta ngay lập tức dễ dàng bị kích thích hành động. Chúng ta không hề nhận ra rằng các suy nghĩ và cảm xúc của bản thân chỉ đơn thuần là hệ quả của các sự kiện đang thay đổi. Nếu chúng ta thay vì tập trung vào nội dung của các cảm xúc và suy nghĩ, thì thay vào đó chúng ta tập trung vào việc nhận thức rằng các suy nghĩ và cảm xúc này chỉ đơn thuần là chức năng của cơ thể, thì khi đó chúng ta mới chủ động với chúng, và có thể quyết định có hành động hay không.

Điều đó có nghĩa rằng, nếu chúng ta có thể tách ra khỏi nội dung của các kinh nghiệm và nhìn chúng như một đối tượng bên ngoài và không phải là ta, thì chúng ta có thể chủ động hơn, tự chủ hơn, và hạn chế đc rất nhiều sự đau khổ.

Nó giống như khi chúng ta đang ở trên một con đường kẹt xe, khói bụi, ồn ào, nóng nực, và không biết khi nào mới xong, so với việc nhìn con đường kẹt xe đó từ một căn nhà cao tầng hay một ngọn đồi vậy. Nghĩa là, chúng ta không cần phải dẹp bỏ các suy nghĩ và cảm xúc, mà chỉ cần không đồng hoá với nó, tức là nhìn được các suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách riêng rẽ.

Quay lại với chủ đề bản chất của cuộc sống, thì mọi thứ là những sự thay đổi liên tục, và sự kinh nghiệm của chúng ta cũng là một trong vô vàn các khả năng đang thay đổi liên tục cùng với các tác nhân khác. Cái mà có thể có ý nghĩa duy nhất, nếu muốn quan tâm, thì đó chính là khả năng thay đổi liên tục này của vạn sự vạn vật. Bởi nó sẽ luôn trường tồn, tức thay đổi liên tục, và chỉ thế thôi.

Với con người chúng ta, hay các loài hữu tình có tri giác, thì cái chúng ta nếu muốn quan tâm, chính là việc chúng ta cũng nằm trong sự thay đổi này, cũng là một phần của sự thay đổi, và quan trọng hơn là chúng ta có khả năng kinh nghiệm được nó. Tức là, nếu có một bộ phim được chiếu vĩnh cửu, và thay vì không có bất kỳ ai có thể xem được bộ phim ấy, thì chúng ta lại được có khả năng tham gia và chứng kiến bộ phim, chúng ta vừa là diễn viên và cũng là khán giả.

Cho nên, vấn đề không phải chúng ta là một tổ hợp cơ thể hay là một cá nhân nào, mà chúng ta thực chất cũng đồng bản chất với mọi thứ, tức là khả năng thay đổi của các hiện hữu, và trong đó có sự kinh nghiệm chính sự thay đổi đó.

Vì vậy, nếu nói một cách hoa mỹ rằng khả năng thay đổi của hiện hữu này chính là Thượng Đế, thì chúng ta bản chất chính là Thượng đế được chia chẻ ra làm nhiều phần khác nhau để có thể tự kinh nghiệm chính bản thân mình vậy =]]

Tạm hết.

Kỳ sau, mình sẽ nói về nguyên nhân thành đạo của Đức Phật hen :D
 
Trong này có bác nào đọc Truyện tiền thân Đức Phật, phẩm Nữ nhân không?

Theo các bác thì nữ nhân có ngang hàng với nam nhân không?

Tại sao đức Phật lại nói nếu để nữ nhân xuất gia thì giáo pháp của ngài sẽ mất đi sớm hơn 500 năm?
 
thiền hay không thiền không quan trọng bằng việc chúng ta sống như thế nào, Thiền chỉ là phương tiện để chứng ngộ. Về mặt giác ngộ thì thiền là mức giác ngộ thấp. Tuy nhiên thiền không đúng phương pháp rất nguy hiểm, dễ bị quỉ dẫn dụ mà không biết. Khi thiền ở level cao nhất sẽ thấy được bản chất của mọi sự vật hiện tượng, bao quát toàn bộ vũ trụ trời và người, còn mục đích của con người có mặt ở trái đất chính là thông qua quá trình tương tác khổ đau và từ đó gia tăng mã sóng trí tuệ để cải tạo tuệ linh hay linh hồn(tồn tại ở thể năng lượng) khỏi bị hoại diệt
 
Lâu rồi cũng muốn ngồi thiền lại mà sợ mở luân xa linh tinh lại hại quá. :( chắc phải có người hướng dẫn chứ không dám tự ngồi.
mở luân xa dễ bị âm nó xâm nhập dễ tẩu hỏa nhập ma
Thiền chứ có phải luyện bùa hay niệm thần chú đâu mà sợ tẩu hoả nhập ma :censored:

Gửi từ VOZ-Nhiếp Ảnh.Du Lịch.Ẩm Thực https://t.me/joinchat/MaP9NhPbdiZlpJNOMEa0Yg bằng vozFApp
không phải ai cũng biết thiền đâu thím, thiền không cẩn thận là tẩu hỏa nhập ma như ông Đặng Lê Nguyên Vũ đó
 
không phải ai cũng biết thiền đâu thím, thiền không cẩn thận là tẩu hỏa nhập ma như ông Đặng Lê Nguyên Vũ đó

Chắc thím thiền kiểu khai mở năng lực, đọc chú, kêu cầu, triệu gọi hay để giao tiếp siêu hình j đó thì mới nguy hiểm.
Chứ nhắm mắt lại, ngồi xuống, thư giãn, tĩnh tâm lại mà cũng có ma quỷ vào thì e rằng lúc thím đi ngủ còn kinh khủng nữa :D
Nói chung để mà tẩu hoả nhập ma thì cũng phải qua giai đoạn newbie, biết thiền cmnr. Chứ mấy ông mới nhập môn hay thiền để tĩnh tâm, bớt stress thì còn khuya mới triệu gọi dc mấy con đó :sick:

Gửi từ VOZ-Nhiếp Ảnh.Du Lịch.Ẩm Thực https://t.me/joinchat/MaP9NhPbdiZlpJNOMEa0Yg bằng vozFApp
 
Trong này có bác nào đọc Truyện tiền thân Đức Phật, phẩm Nữ nhân không?

Theo các bác thì nữ nhân có ngang hàng với nam nhân không?

Tại sao đức Phật lại nói nếu để nữ nhân xuất gia thì giáo pháp của ngài sẽ mất đi sớm hơn 500 năm?
Thực hư chuyện này là do tăng đoàn ăn chung ở chung, để nữ nhân vào nó sẽ gây giảm hiệu quả tu tập của các tỳ kheo, mãi sau này mới có riêng tỳ kheo ni là cho nữ, cũng như nếu đi học nội trú phải phân riêng biệt khu nam nữ ấy. Mấy ông sau này biến tướng thành trọng nam khinh nữ, cố tình chà đạp và khinh bỉ nữ không tu tập được. Cái này thì là do mấy kẻ sau này cố tính viết ra theo ý hạ thấp địa vị của phụ nữ, ngay cả trong việc tu tập. Trong thời đại cai trị và với âm mưu chính trị tùy nơi tùy thời điểm, chúng muốn gò ép và thậm chí là coi phụ nữ như một thứ đồ thấp kém đó thôi. Tìm lại tài liệu Kinh Phật, đọc và nghiền ngẫm thật kĩ để hiểu thì mới biết, chứ cứ nghe bọn nó bóp méo lời Phật thì chịu.
 
Back
Top