Thiền - chia sẻ với anh em những tri kiến của tui :)

T vẫn thắc mắc, t đọc về một số bài luận sử với triết thì thấy bảo Siddhārtha Gautama không giải thích được về luân hồi, việc xảy ra giữa cái chết và lần sinh ra tiếp theo. Có học giả còn nói Gautama cho rằng việc xảy ra trước khi sinh và sau khi chết là bất khả tri. Vậy thì lấy đâu ra các học thuyết về luân hồi, tái sinh, thân trung ấm, thức với bám chấp chuyển giao sau khi chết mà hình thành lên cái gọi là bám chấp khổ đau sau khi chết, truyền từ kiếp này tới kiếp khác. Vì nếu theo như chủ nghĩa hư vô thì mọi thứ đều là phi nghĩa lý, chết là hết và không tồn tại linh hồn, tâm thức hay cái mẹ gì hết. Vậy thì sao đạo Phật lại vẫn cho là có luân hồi chuyển kiếp, và thực chất của nó như thế nào?
 
Lại còn "phẩm mạo của người tại gia cư sĩ thì yếu ớt, không đủ để gánh vác" :feel_good: Có "phẩm mạo" mới chứng đắc A-la-hán ? :feel_good: Câu này mà dám đứng nói trước mặt chư Phật, Bồ Tát, A-la-hán chắc bị quở banh nóc :feel_good: Có biết thời Đức Phật có khối vị A-la-hán có vẻ bề ngoài hơi bị giang hồ không ? :giggle: Thậm chí có vị trước khi chứng đắc nghe xong bài pháp còn chả nổi cái gì (Châu-lợi-bàn-đặc), nói tế nhị là "kém thông minh"ấy; vậy "phẩm"của vị ấy kém thế thì chắc không chứng nổi A-la-hán ?

Đơn giản vì người tại gia CÓ BỔN PHẬN GIA VỤ PHẢI GÁNH VÁC nên vẫn phải nghiêng phần lớn về PHƯỚC, không thể buông bỏ hoàn toàn tài sản, vẫn phải thủ giữ. Người tu sĩ xuất gia mà còn cái tính đó như người tại gia thì cũng không chứng được A-la-hán, đừng tưởng đi tu là 100% chứng đâu

Cái "nặng nề, to lớn" của quả vị A-la-hán là gì thế ? Nghe như thành viên Bộ Chính Trị ấy nhỉ ??? "Trọng trách đè nặng trên vai chứng tôi, những người quyết định đường lối phát triển đất nước (thế giới)" à ? Thế ai trả lương cho các vị A-la-hán mà đòi hỏi trách nhiệm "nặng nề to lớn" nhỉ ? Nghe cứ như quan chức trên Thiên đình, như ông sấm bà chớp
Bác Tú cho em hỏi, em k xuất gia, cũng ko lấy vk có con, ở một mình có tu được ko.

via theNEXTvoz for iPad
 
Bạn mới vào đạo thì đọc dùm các thứ sau thôi :

- Truyện về cuộc đời Đức Phật Thích Ca : Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt, Đường xưa mây trắng (tui khuyên đọc cuốn đầu trước). Tại sao ? Đọc để hiểu vì sao 1 người có cuộc đời được sắp xếp cơ cấu dọn đường sẵn mà sẵn sàng bỏ tất cả ra đi tìm chân lý, để mà hiểu đạo Phật ra đời nhằm mục đích gì. Nắm được cái đó để hiểu đạo Phật là gì, có thích hợp với mình không rồi hãy đi vào kho tàng Kinh Luật Luận (Tam Tạng Kinh điển)

- Kinh Tứ Diệu Đế : đây là Kinh cơ bản nền tảng nhất, và cũng là khái quát cô đọng nhất của đạo Phật, là cánh cửa bước vào và là trục xương sống của toàn bộ lý thuyết Phật giáo. Phật tử khoe đọc thiên kinh vạn quyển mà không biết Kinh này thì không khác gì thằng mù xem kịch, thằng điếc nghe nhạc, thằng cụt tay ngồi đánh đàn, thằng câm ngồi hát ! Nó là lý thuyết đồng thời chứa đựng pháp hành cơ bản và toàn diện để chứng Niết Bàn

- Kinh Vô Ngã Tướng : đây là 1 bài Kinh RẤT KHÓ CHẤP NHẬN với đại đa số nhưng bạn PHẢI ĐỌC, thuốc đắng dã tật, phải chấp nhận

Ban đầu cứ thế, tuần tự từ trên xuống. Sau đó áp dụng phương pháp Bát Chánh Đạo vào cuộc sống, vướng chỗ nào hỏi chỗ đó VÀ TẬP TRUNG CHỈ HỎI CHỖ MÀ MÌNH VƯỚNG KẸT, KHÔNG HỎI LAN MAN TẠO THÓI QUEN ĂN SẴN, chừa chỗ cho tư duy hoạt động nghiền ngẫm, không cho nó có thói quen ngửa mồm mà đớp như cá tra dưới cầu ao. Có thế mới tiến bộ. Và quá trình tu tập là quá trình RẤT LÂU DÀI, KHÔNG CÓ ĐƯỜNG TẮT, ai dụ tu theo kiểu này kiểu kia mau chứng thì cứ âm thầm áp dụng tùy thích, 1 thời gian thấy sai sẽ có kinh nghiệm loại trừ. Đừng có mất thời gian tranh luận đúng sai, sa đà lý thuyết
Em chọn duy nhất bộ kinh Vô Lượng Thọ, gần gũi thực tế và cố gắng thực hành theo bộ kinh này.

via theNEXTvoz for iPad
 
Bác Tú cho em hỏi, em k xuất gia, cũng ko lấy vk có con, ở một mình có tu được ko.


via theNEXTvoz for iPad

Đừng quan trọng hoá vấn đề xuất gia hay tại gia khi mới vào đạo. Khi đủ duyên bạn sẽ tự muốn đi xuất gia. Trước nhất cứ áp dụng Bát Chánh Đạo vào đời sống thực tiễn. Tu tại gia thì phải cân bằng Phước và Tuệ vì vẫn còn gia vụ phải gánh vác, đừng lệch bên nào; tu xuất gia thì bổn phận của cư sĩ tại gia họ phải hỗ trợ nên tu sĩ xuất gia nghiêng về phần Tuệ nhiều hơn, bù lại nghĩa vụ của họ là theo sát và hướng dẫn có bài bản lại cho cứ sĩ tại gia

Em chọn duy nhất bộ kinh Vô Lượng Thọ, gần gũi thực tế và cố gắng thực hành theo bộ kinh này.

via theNEXTvoz for iPad

Bạn mới vào đạo nên mình không tiện nói rõ bản chất của Kinh Vô Lượng Thọ. Mình chỉ khuyên bạn nên hướng về Kinh A Di Đà nhiều hơn, mình nghĩ bạn tu theo Tịnh Độ Tông ? Nếu có thời gian bạn nên nghe các bài giảng của Thầy Thích Nhật Từ, nghe với tâm học hỏi cái gì cần học, cái gì không muốn hoặc chưa thích nghe thì cứ bỏ qua 1 bên, đừng bài bác tất cả bài giảng của Thầy ấy (vì thật sự Thầy ấy giảng hơi thẳng quá)
 
T vẫn thắc mắc, t đọc về một số bài luận sử với triết thì thấy bảo Siddhārtha Gautama không giải thích được về luân hồi, việc xảy ra giữa cái chết và lần sinh ra tiếp theo. Có học giả còn nói Gautama cho rằng việc xảy ra trước khi sinh và sau khi chết là bất khả tri. Vậy thì lấy đâu ra các học thuyết về luân hồi, tái sinh, thân trung ấm, thức với bám chấp chuyển giao sau khi chết mà hình thành lên cái gọi là bám chấp khổ đau sau khi chết, truyền từ kiếp này tới kiếp khác. Vì nếu theo như chủ nghĩa hư vô thì mọi thứ đều là phi nghĩa lý, chết là hết và không tồn tại linh hồn, tâm thức hay cái mẹ gì hết. Vậy thì sao đạo Phật lại vẫn cho là có luân hồi chuyển kiếp, và thực chất của nó như thế nào?
Chắc bạn đọc nguồn linh tinh nên k hiểu đúng về đạo Phật. Khuyên đọc sách của thầy Thích Nhất Hạnh hoặc Thích Nhật Từ...
 
T vẫn chưa rõ lắm giá trị ông nói cụ thể là gì, bởi những thứ thuộc về kiến thức thì cư sĩ cũng có thể học được nếu tâm họ được đặt vào đó. Vậy nên việc 1 cư sĩ tại gia có kiến thức về nghiệp,... ngang với một tu sĩ là hoàn toàn có thể xảy ra. Còn một tu sĩ theo ác giới, họ phạm vào những điều một tu sĩ ko nên làm thì họ cũng đâu khác gì người thường, thậm chí nếu người thường có tâm hướng đạo và hành đạo thì có khi còn hơn người đi tu nhưng tu xàm.

Theo t thì giá trị của một người được nêu ở đây nên dựa trên những gì họ biết và những gì họ làm. Còn chỉ dựa vào cái nhãn tu sĩ hay cư sĩ thì cũng chẳng giải quyết được gì, nó chỉ là cái bọc bên ngoài. Thiếu gì người ở chùa, cạo trọc, quấn y nhưng ko hiểu gì về đạo, bị u mê trong cái mê cung có quá nhiều điều về đạo ấy, và cũng ko thiếu người tuy tại gia nhưng họ vẫn giữ được cho mình những điều tốt đẹp.

via theNEXTvoz for iPhone
Đúng vậy, kiến thức của tu sĩ tại gia thì có thể ngang bằng hoặc hơn 1 tu sĩ, đó là sự thật. Nhưng liên quan đến vấn đề tu tập, 1 tu sĩ hoàn toàn trội hơn.

Bài post của mình ở trên chỉ nói về tu sĩ, giờ mình nói thêm về người tại gia. Người tại gia, dù thông hiểu giáo pháp như thế nào, họ vẫn đang sống giữa các trói buộc, và làm dầy thêm các trói buộc, còn người tu sĩ, dù ác giới, cũng đã thoát ra khỏi các trói buộc.

Có 10 loại trói buộc mà người tại gia tu sĩ đang bị bao vây:

  • Mẹ là sự trói buộc của thế gian.
  • Cha là sự trói buộc của thế gian.
  • Vợ là sự trói buộc của thế gian.
  • Các con là sự trói buộc của thế gian.
  • Họ hàng là sự trói buộc của thế gian.
  • Bạn bè là sự trói buộc của thế gian.
  • Tài sản là sự trói buộc của thế gian.
  • Lợi lộc danh tiếng là sự trói buộc của thế gian.
  • Quyền uy là sự trói buộc của thế gian.
  • Thỏa mãn năm căn là sự trói buộc của thế gian.

Đây là 10 điều đầu tiên đã làm cho người tại gia không thể so sánh được với 1 tu sĩ. Dù cho có là người tại gia bác học và 1 tu sĩ ác giới.

Còn có 10 điều kế tiếp mà một tu sĩ, dù có ác giới vẫn thực hành được, còn người tại gia dù thông hiểu điều học cũng không thể làm được.

  • Tu sĩ phá giới có sự tôn kính Đức Phật theo cách đúng đắn.
  • Tu sĩ phá giới có sự tôn kính Pháp theo cách đúng đắn.
  • Tu sĩ phá giới có sự tôn kính Tăng theo cách đúng đắn.
  • Tu sĩ phá giới có sự tôn kính những vị hành Phạm hạnh (theo hạ lạp).
  • Tu sĩ phá giới có sự đọc tụng giới bổn đều đặn mỗi nửa tháng.
  • Tu sĩ phá giới có sự học hỏi từ bậc trên mỗi nửa tháng.
  • Tu sĩ phá giới có sự lắng nghe giáo giới mỗi nửa tháng.
  • Tu sĩ phá giới có sự giữ gìn thân và khẩu khi xuất hiện nơi 1 tập thể. Do sự lo sợ bị chỉ trích, trong khi giữ gìn như vậy, vị ấy tiến gần đến bản thể của vị tu sĩ chân chánh.
  • Tu sĩ phá giới có sự đầy đủ Tăng tướng khi xuất hiện nơi 1 tập thể là gồm đủ 3 y và 1 bát.
  • Tu sĩ phá giới có sự giấu giếm khi hành ác giới, không khoe khoang phô bày.

Còn phân biệt về hành trạng thì bạn đọc lại bài post cũ của mình.

Do đó, vẫn phải nói rằng người tại gia không có khả năng ngang hàng với 1 tu sĩ.

Lý do tại sao mình khuyên là đừng suy luận mà hãy nghiên cứu tìm tòi thực sự, vì những điều được ghi chép trong kinh điển hoàn toàn trái ngược so với sự tự suy luận theo quan điểm cá nhân. Một quan điểm được xây dựng dựa trên sự suy tư của 1 con người 30, 40 tuổi không bao giờ có thể so sánh được với 1 nền triết học đã tồn tại 2600 năm.

Còn dòng bôi đen, mình không biết bạn dựa vào đâu để nói Phật giáo là mê cung. Phật giáo chỉ có 2 Pháp: Pháp học và pháp hành.

+ Pháp hành: 9 tầng thiền : sắc giới, vô sắc giới, siêu thế giới.

+ Pháp học: Lược đồ tam tạng:

- Kinh: Tiểu bộ: 18 quyển.
Trung bộ: 3 quyển.
Trường bộ: 3 quyển.
Tương ưng: 5 quyển.
Tăng chi: 6 quyển.

- Luật: 7 quyển.

- Luận: 7 quyển. Hết.
 
Last edited:
Bởi vậy mới nói, cứ bám vô lý thuyết rồi lải nhải, bị người ta vặn thì trườn uốn như con lươn, nói toàn chuyện tào lao trên mây. Mà mấy ông cũng rảnh, dạng hết phương cứu chữa mà cứ nói làm gì
Bạn cứ nêu vấn đề bạn muốn căn vặn ra đây.
 
Đời sống đang ổn ko có gì lo, đạo ko rành chỉ có thể hóng nên up cho các fen thảo luận thôi
Hơi sai là các fen tranh cãi về kiến thức Phật học thay vì thiền thôi

Chuyện rất bình thường, mai fen, cái gì cũng có giai đoạn, tăng rồi giảm, giảm rồi tăng thôi,
Thím Son bị KIA rồi à? hèn chi thớt chìm vl
Mình ngược lại đạo tâm đang rất tốt, đang sợ lọt vào kiến thủ, kiến giải thôi
À bữa giờ mình bận việc riêng, phải đến chỗ 3g chập chờn nên ngại online
 
Thế nên mới có câu chuyện ngón tay chỉ mặt trăng, câu chuyện ăn trym trĩ vẽ. Nếu nói lươn lẹo như đại sư @sombreguy ngày xưa thì có thể @SonOfFreedomSong là 1 vị phật nào đó đang hiện lên giả bộ ngu ngơ để nhắc mọi người về cách học kinh điển. :haha:
Mình chỉ là người bình thường thôi bạn, không có giả bộ ngu ngơ gì. Chả qua mình muốn học cho bằng hết giáo lý hệ Theravada và do vậy có nhìu người hỗ trợ mình trong việc này nên mình cũng muốn đáp trả lại 1 chút cho những người xung quanh
 
Mình chỉ là người bình thường thôi bạn, không có giả bộ ngu ngơ gì. Chả qua mình muốn học cho bằng hết giáo lý hệ Theravada và do vậy có nhìu người hỗ trợ mình trong việc này nên mình cũng muốn đáp trả lại 1 chút cho những người xung quanh
ah sorry, câu đó của mình chỉ có nghĩa là chúng ta nên học cho cẩn thận, học sao cho nó giúp ích 1 cách thực dụng, chỉ vậy thôi, bạn ko cần phải tưởng bở đâu. :D
 
Tưởng bở là sao? Mình chỉ nói sự thực
Tặng bạn 1 câu chuyện ngụ ngôn đọc giải trí:
Có câu chuyên một ông thầy thuốc đến xem bịnh cho một người. Ông thầy thuốc bảo: bịnh của anh rất dễ chữa, chỉ cần mua “chim trĩ” về nấu cháo ăn trong vài bửa sẽ lành bịnh. Anh ta nghe hai tiếng “chim trĩ” mừng quá, cho nên sau khi ông thầy thuốc đi rồi, anh ta ngồi lặp đi lặp lại hai tiếng “chim trĩ”. Mỗi ngày anh ta “trì tụng” hai tiếng ấy rất siêng năng. Có người bạn đến chơi thấy như vậy rất đỗi ngạc nhiên mới hỏi ra nguyên cớ. Người bạn cảm thấy tội nghiệp quá, bèn mượn giấy bút vẽ hình con chim trĩ đưa cho người bịnh và bảo: “Đây nầy, chim trĩ là con nầy, anh nên ra chợ tìm con nào giống thế nầy thì mua về và nấu cháo ăn mới đúng lời dặn của thầy thuốc”. Sau khi người bạn đi rồi, anh ta lấy kéo cắt hình con chim trĩ đưa vào miệng nhai; lại thuê nhiều thợ vẽ nhiều hình con chim trĩ nữa và nhai như thế.
 
Tặng bạn 1 câu chuyện ngụ ngôn đọc giải trí:
Hình như mình nói không rõ nên bạn hiểu nhầm thì phải. Mình ko hề nói rằng mình muốn khỏi bệnh mà mình nói rằng ngay thời điểm này mình muốn học hết giáo điển và hỗ trợ những ai muốn tìm hiểu tam tạng.
 
Hình như mình nói không rõ nên bạn hiểu nhầm thì phải. Mình ko hề nói rằng mình muốn khỏi bệnh mà mình nói rằng ngay thời điểm này mình muốn học hết giáo điển và hỗ trợ những ai muốn tìm hiểu tam tạng.
thật ra bác son không có ý gì khác ngoài chia sẻ kinh điển cho anh em, và công nhận bác son giống như cái từ điển tam tạng vậy :) anh em không cần quá sân si với nhau, nhưng cũng khẳng định luôn là bác son quá lầm đường lạc lối, đó là lý do anh em lên tiếng, không phải là vì anh em quá vô minh. Phải nói thật giờ bác như cái máy vậy, chạy rất chính xác nhưng vô tri về chính mình, tất cả là do người khác lập trình vào, nếu bác biết xoay chuyển thì khối kiến thức đó sẽ có ích cho bác. Bác lắng nghe tôi, bác hãy cất hết kinh sách đi, ngưng truy vấn Phật pháp, và hãy bắt đầu nhìn đời lại với những câu hỏi trần trụi nhất. Nói thì ai thì ai nói cũng được, làm mới khó. Nắm chặt tam tạng thì không thoát khỏi tam tạng được, thà bác tự tìm cách xoay rubik mà hiểu nó, còn hơn học thuộc lòng công thức của người khác và áp dụng mà chả hiểu gì cả. Vài lời gửi bác, hãy trân trọng nhau.
 
nhân muốn dẫn đến quả cần có điều kiện phù hợp để phát sanh. điều kiện này chính là duyên. lửa tiếp xúc với nến, dùi tiếp xúc với trống chính là duyên, trước đó nến vẫn đó, lửa vẫn đó, trống vẫn đó, dùi vẫn đó. Học hành thành tài muốn dùng được tài này cũng cần có môi trường thích hợp. Phát sanh ra lửa thì nến có mất liền không, dùi gõ trống ra âm thanh dùi trống có mất liền không? Trống có mất dùi có mất không? Quả không còn chỉ khi nhân đã cạn, duyên không còn. Là nến cháy hết, trống đã hỏng. Nếu xét nói đến lý ngã thì nến hay trống chẳng phải sinh ra, chẳng phải mất đi, chỉ là biểu hiện theo hình thức khác. Cái đó gọi là vô thường, vô thủy vô chung.
Mấy anh học Phật chẳng ra học, chấp hết Phật đến chấp kinh dù trí cạn đọc nhiều mà chẳng hiểu, hành mà chẳng liễu, lại theo tà thuyết. Thế gian người đắc pháp từ muôn phương tiện rất nhiều, có pháp bay ra chư Phật đều hay biết; Phật, bồ tát, chư Thiên hiện thân cũng rất nhiều chẳng lo đi tìm học, ôm mớ kinh sách, tà luận tà thuyết tưởng tượng ra rồi bài bác bao điều.
50 hiện tượng ma ấm chúng sinh dính mắc vào nhiều quá, thím ạ
 
thật ra bác son không có ý gì khác ngoài chia sẻ kinh điển cho anh em, và công nhận bác son giống như cái từ điển tam tạng vậy :) anh em không cần quá sân si với nhau, nhưng cũng khẳng định luôn là bác son quá lầm đường lạc lối, đó là lý do anh em lên tiếng, không phải là vì anh em quá vô minh. Phải nói thật giờ bác như cái máy vậy, chạy rất chính xác nhưng vô tri về chính mình, tất cả là do người khác lập trình vào, nếu bác biết xoay chuyển thì khối kiến thức đó sẽ có ích cho bác. Bác lắng nghe tôi, bác hãy cất hết kinh sách đi, ngưng truy vấn Phật pháp, và hãy bắt đầu nhìn đời lại với những câu hỏi trần trụi nhất. Nói thì ai thì ai nói cũng được, làm mới khó. Nắm chặt tam tạng thì không thoát khỏi tam tạng được, thà bác tự tìm cách xoay rubik mà hiểu nó, còn hơn học thuộc lòng công thức của người khác và áp dụng mà chả hiểu gì cả. Vài lời gửi bác, hãy trân trọng nhau.
Học thuộc lòng Tam Tạng thánh điển là truyền thống rất lâu đời và sẽ không bao giờ thay đổi, trên thực tế mỗi năm đều có cuộc thi học thuộc Tam Tạng tổ chức tại Myanmar (bạn có thể gg cuộc thi tam tạng của chính phủ Myanmar để xem quy mô của nó), cuộc thi này dành cho tất cả mọi người trên thế giới và mình không nghĩ đó là lầm đường lạc lối, ngoài ra, Campuchia, Lào, SriLanka, Thái Lan đều có những trường dạy Tam tạng riêng của họ (bạn có thể gg). Diễn dịch giáo lý phải chính xác đến từng dấu chấm phẩy, những kiến thức tự suy luận của 1 cá nhân không theo Tam tạng đều bị bác bỏ trong hệ thống Theravada. Quan điểm này khá là xa lạ do Việt nam theo Phật giáo Trung quốc và đây là sự biến tướng với tư tưởng bác bỏ kinh điển chính thống để dễ dàng đưa vào các lý thuyết ngụy tạo. Và cho đến bây giờ, Trung Quốc là quốc gia có nhiều kinh điển ngụy tạo nhất trên thế giới (bạn thử tìm kiếm kinh điển ngụy tạo Trung Quốc trên gg). Nếu bạn tin vào tư tưởng "vứt bỏ kinh sách" thì đồng nghĩa với việc bạn tin vào học thuyết của các tà sư Trung Quốc r đấy.

Mình bỏ công type lên đây không phải để show kiến thức bởi vì chẳng có lợi lộc gì trong việc này mà vì có những có những quan điểm cá nhân đã cố tình gắn ghép cho các lý thuyết Phật giáo truyền thống.

Câu hỏi trần trụi nhất khi bạn nhìn đời là gì? Bạn có thể nói ra mình nghe được không?
 
Học thuộc lòng Tam Tạng thánh điển là truyền thống rất lâu đời và sẽ không bao giờ thay đổi, trên thực tế mỗi năm đều có cuộc thi học thuộc Tam Tạng tổ chức tại Myanmar (bạn có thể gg cuộc thi tam tạng của chính phủ Myanmar để xem quy mô của nó), cuộc thi này dành cho tất cả mọi người trên thế giới và mình không nghĩ đó là lầm đường lạc lối, ngoài ra, Campuchia, Lào, SriLanka, Thái Lan đều có những trường dạy Tam tạng riêng của họ (bạn có thể gg). Diễn dịch giáo lý phải chính xác đến từng dấu chấm phẩy, những kiến thức tự suy luận của 1 cá nhân không theo Tam tạng đều bị bác bỏ trong hệ thống Theravada. Quan điểm này khá là xa lạ do Việt nam theo Phật giáo Trung quốc và đây là sự biến tướng với tư tưởng bác bỏ kinh điển chính thống để dễ dàng đưa vào các lý thuyết ngụy tạo. Và cho đến bây giờ, Trung Quốc là quốc gia có nhiều kinh điển ngụy tạo nhất trên thế giới (bạn thử tìm kiếm kinh điển ngụy tạo Trung Quốc trên gg). Nếu bạn tin vào tư tưởng "vứt bỏ kinh sách" thì đồng nghĩa với việc bạn tin vào học thuyết của các tà sư Trung Quốc r đấy.

Mình bỏ công type lên đây không phải để show kiến thức bởi vì chẳng có lợi lộc gì trong việc này mà vì có những có những quan điểm cá nhân đã cố tình gắn ghép cho các lý thuyết Phật giáo truyền thống.

Câu hỏi trần trụi nhất khi bạn nhìn đời là gì? Bạn có thể nói ra mình nghe được không?
Tôi biết bác giống như bị nghiện ma túy vậy, không còn khả năng chống lại nó nữa, nên khó có thể giúp bác reset lại cái nhìn, giờ anh em nói gì bác không lắng nghe, xem xét lại được, nên giờ bác thiền vô ích, tìm đạo vô phương, bị phương tiện bó buộc quá lớn, đi thang máy quen rồi, lười đi bộ. nếu ngày xưa không kết tập kinh điển thì tôi nghĩ có lẽ sẽ tốt hơn cho hậu thế, họ nên tự lực cánh sinh như cách Đa ca đã làm. Bác đoc kinh tức là đang ngồi nói chuyên với Phật, nhưng Phật không giúp bác thấy đạo thấy lý được, nhìn Phật ăn bác thấy ngon thế sao ??? Bác thuộc kinh hay gì thì không quan trọng, cái trần trụi là bác biết bác đang làm gì thì mới là trí tuệ, chứ không phải kiến giải từ kinh sách. Những điều này anh em đã nói nhiều rồi, hy vọng một ngày nào đó bác hồi đầu thị ngạn, chứ tôi và anh em chắc chưa tìm ra cách để cai nghiện bác được, nên khó mà tiếp bác mãi. Thân và lười type lại.
 
Tập kết kinh điển là VIỆC LÀM THIẾT THỰC ! :rolleyes: Còn bản thân mỗi người dùng kinh điển như thế nào là việc của người đó, tự chịu trách nhiệm
 
có chỗ nào tập thiền và yoga uy tín khu vực Thanh Xuân không các bạn trẻ chỉ giúp mình. Xin cảm ơn.
 
Theo nghiên cứu trong sách Đức Phật lịch sử, thì cũng không chỉ ra vào thời Đức Phật đã có chữ viết hay chưa và Đức Phật có biết đọc, biết viết hay không. Vì vậy, việc Đức Phật giảng pháp mà không hề có ghi chép lại vào thời điểm Đức Phật còn tại thế vẫn là dấu hỏi lớn mà đến nay chưa thể lý giải được.
Đến thời điểm tại lần kết tập thứ nhất, khi các vị Arahan ngồi lại với nhau để cùng tụng đọc và xác nhận lời dạy của Đức Phật cũng không có sự ghi chép lại mà phải đến lần thứ 2 mới ghi chép lại thành kinh điển.

Do cùng 1 lời nói nhưng những người nhận thức khác nhau sẽ diễn giải khác nhau nên Đức Phật đã nói đừng tin .... mà chỉ chấp nhận khi mình trải nghiệm nó. Đó mới là BhavanaMaya Panna.
Ngày nay thì chúng ta có đủ công cụ như máy ghi âm, quay phim nên việc truyền tải thông tin là không sai lệch. Nếu thì do cách hiểu khác nhau do hạn chế của ngôn ngữ thôi.

Trong quyển Đức Phật Lịch sử cũng có đoạn Đức Phật mắng 1 vị tỳ kheo khi diễn giải sai lời giảng của ngài:


Tuy nhiên có những trường hợp đức Phật không đơn giản chấp nhận những lời người khác nói, mà ngài bước ra khỏi thành trì kiên cố của tâm xả và chuyển sang thế công. Ðó là trường hợp có vấn đề bảo vệ Giáo Pháp chống lại sự xuyên tạc và diễn dịch sai lạc do các đệ tử ngài đề xướng. Giáo Pháp là một khám phá vĩ đại của ngài, đó là công trình và tặng vật của ngài dành cho thế gian; ngài không chấp nhận sự có mặt của các Tỳ- kheo xuyên tạc Giáo lý do vô tình hoặc ác ý trong Giáo đoàn của ngài, mà phận sự Giáo đoàn là truyền đạt lời giáo huấn của ngài cho các thế hệ sau. Khi Tỳ-kheo Sàti diễn tả Giáo Pháp theo ý nghĩa rằng thức (viñ ñ ana) tồn tại mãi sau khi thân hoại và mang một hình thái sống mới, như vây là tạo nên một linh hồn bất tử, bậc Ðạo Sư cho gọi vị ấy đến và hỏi xem có phải đấy là ý kiến của vị ấy không. Khi Tỳ-kheo Sàti xác nhận là phải, đức Phật cao giọng bảo:


"Này kẻ ngu si kia (moghapurisa), do ai mà ông nghe rằng ta đã thuyết giảng Giáo Pháp như vậy? Này kẻ ngu si kia, ta đã chẳng từng dùng nhiều pháp môn nói rằng thức do duyên khởi (và vì thế không thể tồn tại mãi sau khi chết) hay sao? Này kẻ ngu si kia, ông không chỉ xuyên tạc ta vì chấp thủ sai lạc, mà tự còn làm hại mình và tạo nhiều điều tổn đức đưa đến bất hạnh lâu dài!" (MN 38)

Sau đó ngài tiếp tục hỏi các Tỳ-kheo hiện diện để chư vị xác nhận rằng Tỳ-kheo Sàti, con người đánh cá, không có một chút ánh sáng kiến thức nào về Giáo Pháp cả. Chúng ta chỉ còn biết thương hại vị Tỳ-kheo tội nghiệp ấy, theo như bài kinh miêu tả, đã ngồi im lặng, hổ thẹn, lo âu, rụt vai lại, không nói nên lời.

Tỳ-kheo Arittha, trước kia là người huấn luyện chim ưng, cũng không tiến bộ gì hơn. Vị này hiểu Giáo Pháp theo ý nghĩa là các hành động được đức Phật xem là chướng ngại pháp chẳng bao giờ đưa đến khổ ưu cả. Vị này cũng bị bậc Ðạo Sư khiển trách là "kẻ ngu si" (MN 22). Ðiều đáng chú ý là trong cả hai trường hợp này Kinh Ðiển nhắc đến nguồn gốc hèn kém của các Tỳ-kheo bị quở mắng như vậy. Hình như là đức Phật chỉ mong những người thiếu học vấn cố rèn luyện các đức tính theo giới hạnh, chứ không mong có nhiều khả năng trí tuệ.



Bạn Son chỉ đọc không mà không có trải nghiệm nên nhiều người ở đây đang nói bạn nên trải nghiệm đi đã. Hãy trải nghiệm đủ 8 tầng thiền như đức Phật (đến tầng 8 Phi tưởng phi phi tưởng) rồi xem đã được giải thoát chưa. Đức Phật thiền hết 8 tầng rồi mà chưa được giải thoát, phải tiếp tục tự mày mò mãi đến khi ngồi dưới gốc bồ đề mới chứng ngộ được giải thoát đấy bạn.
 
Last edited:
Back
Top