Thiền - chia sẻ với anh em những tri kiến của tui :)

Phàm tâm dọn lý tranh tài
Chẳng ai đạt được ngày ngày tự thiêu
Vì không lo sửa mình nhiều
Chỉ lo mê chấp tạo điều nhập tâm
Cái này là tỏ ra nguy hiểm chăng? Thời này giao tiếp dùng văn xuôi chứ mấy ai dùng thơ đâu bạn. Tỉnh lại đi. 🤣
 
Hơi phức tạp nhưng mình sẽ cố type.

1 cư sĩ hoàn toàn không thể so sánh với 1 tu sĩ, nếu buộc phải so sánh thì thậm chí 1 tu sĩ ngoại đạo cũng hơn hẳn 1 cư sĩ Phật giáo, thì còn nói gì nếu đó là 1 tu sĩ Phật giáo.


1. Theo quy luật tự nhiên:

- Trong tổ chức xã hội, ta thấy 1 điều, đối với các luật được đặt ra, người biết luật phạm luật sẽ bị bắt tội năng hơn, còn người không biết luật mà phạm luật sẽ bị bắt tội nhẹ hơn.

- Nhưng trong tự nhiên, quy luật lại ngược hoàn toàn, người biết tội phạm tội hậu quả lại bị nhẹ hơn, người không biết tội mà phạm tội hậu quả phải chịu lại bị năng hơn.
Ví dụ:
  • Người biết bơi và người không biết bơi cùng đi ra biển, người không biết bơi có nguy cơ chết đuối cao hơn người biết bơi.
  • Một thanh sắt nóng đỏ, nếu bị bắt buộc cầm lên, người biết rõ về thanh sắt này sẽ phải chịu thiệt hại ít hơn do biết cách phòng ngừa, còn người không biết gì mà vô tư cầm lên, chắc chắn phải bị phỏng nặng….

Dựa trên hiện tượng này, ta thấy sự vi phạm các quy tắc của tự nhiên sẽ được xác định theo 2 trường hợp là có nhận thức và không có nhận thức, có học tập và không có học tập.


Cũng vậy, người Phật tử tại gia, có khi làm điều thiện, có khi làm điều ác, nhưng bản thân họ lại không biết rõ ràng về bản chất của chúng. Ví dụ

+ Khi người tại gia mua vé số và vô tình trúng, họ chỉ biết việc mua vé số là có thể trúng chứ hoàn toàn không biết lý do của việc tự dưng có 1 số tài sản lớn và chỉ đi đến 1 trong 2 kết luận sau đây: tất cả là do may mắn (vô nhân) hoặc do ý chí thần linh (đa thần), và không biết phải làm cách nào để lặp lại sự kiện này ngoài việc tiếp tục trông chờ sự may mắn hoặc ban phước.

+ Còn 1 vị sư, khi thấy sự kiện đó xảy ra, vị ấy biết rất rõ ràng nguyên nhân đưa đến kết quả như thế, và nếu muốn, vị ấy có thể tạo tiền đề cho việc lặp lại chúng trong tương lai, thời gian nhanh hay chậm có thể không xác định được nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra. Đây là kết quả của việc vận dụng sự hiểu biết của vị ấy trong lãnh vực hành nghiệp (kamma) mà vị ấy hướng tâm đến.

Đó là ví dụ về sự hiểu biết chân chánh về 1 thiện nghiệp đạo và cách để tăng trưởng thiện nghiệp.
Và người Phật tử tại gia không có xu hướng mở rộng tác động của thiện nghiệp do không có lý thuyết Phật giáo làm nền tảng nên việc lặp lại các thiện nghiệp có tỷ lệ rất thấp.

Đối lập lại, người Phật tử do không biết rõ ràng về sự vận hành của ác nghiệp, họ lại có xu hướng mở rộng các ác nghiệp ra và sẽ không có ý dừng lại do thiếu sự kiềm chế của Giới Bổn, không dựa trên nền tảng học tập nên sẽ luôn suy luận theo quan điểm cá nhân, nhưng cái nhìn của họ lại bị si ám che phủ, và do vậy, chúng có tính chất sai trái là rất cao.

+ Ví dụ như giết mổ, buôn bán chất cấm… ta luôn luôn thấy từ 1 sẽ thành 2 rồi từ đó tiếp tục phát triển.

Còn 1 vị sư, nếu phải phạm ác giới, đó luôn luôn nằm trong sự giới hạn do biết rõ tác động của các ác nghiệp diễn ra trong tương lai, bạn có thấy tỷ lệ phạm tội của các tu sĩ luôn luôn chỉ giới hạn trong 1 số ít nào đó. Điều này đạt được do có sự hiểu biết về quy luật nghiệp (kamma). Ta sẽ thấy điều này qua các trọng nghiệp-không bao giờ có đối tượng là các tu sĩ.

2. Theo bản thể hình tướng:

1 chúng sanh, để trở thành 1 tu sĩ, người đó phải từng thực hiện 10 thiện nghiệp (10 pháp Parami) trong quá khứ xa xưa, chúng gồm có: Bố thí, trì giới, chân thật, nhẫn nại, nỗ lực, trí tuệ, quyết định, từ, xả, hỉ. Nếu thiếu 1 trong 10 chi phần này, chắc chắn 1 ngày nào đó, vị ấy sẽ tự động hoàn tục. Xét nguyên nhân các hành nghiệp trong quá khứ đưa đến quả hiện tại. Có 10 nhân thuộc quá khứ đưa đến quả hiện tại:

+ Do nhân bố thí nhiều trong quá khứ, hiện nay vị ấy sống được nhờ Phật tử khắp nơi.

+ Do có giới luật nên vị ấy được bảo vệ khỏi các tai hại từ nhà cầm quyền và môi trường nơi vị ấy sống.

+ Do có chân thật nên vị ấy có được lòng tin ở nơi vị ấy đến.

+ Do có nhẫn nại nên vị ấy chịu được sự vất vả khi sống nơi chùa chiền, rừng vắng.

+ Do có nỗ lực nên vị ấy học được kinh điển và thực hành thiền tập.

+ Do có trí tuệ nên vị ấy đọc tụng được Tam tạng thánh điển.

+ Do có quyết định nên vị ấy dám thoát ly gia đình và xuất gia.

+ Do có từ bi nên được sống nơi không có tranh chấp, tức chùa chiền, rừng vắng…

+ Do có xả tâm quân bình nên vị ấy chịu được cảnh cô đơn.

+ Do có hỷ lạc là niềm vui nên vị ấy kéo dài được đời sống xuất gia.



Xét theo hình tướng:

+ Đầu cạo trọc, thân quấn y: là hình tướng 1 vị Phật, bạn nghĩ thế nào nếu đứa con do bạn sinh ra không có gì giống bạn, bạn có tin 1 người tự xưng là tu sĩ nhưng đầu không cạo và không có y?

+ Khất thực: sống bằng việc khất thực, ai cho gì ăn nấy, không có tích cóp cho ngày mai, không có lựa chọn ngon dở.

Xét theo trạng thái tâm: có 38 đặc tính nơi tâm 1 tu sĩ (quá dài, lược bớt).

+ Sống ly dục: rời xa dục lạc thô tục.

+ Ly ác pháp: chuyên hành thiện nghiệp.

+ Biết tiết chế: không đòi hỏi.

+ Tự biết đủ: không tích cóp.

+ Theo giới bổn: 227 giới, không sát sanh, không trộm cắp…

+ Giữ gìn kinh điển: học thuộc Tam tạng.

+ Chỗ nương tựa: cư sĩ tìm đến nhờ giảng giải.

+ Cho người khác vào tu: hiện diện chứng minh (tối thiểu 7 vị).

….

Xét điều kiện được trở thành Tu sĩ: Không hề đơn giản khi 1 người phải đầy đủ 8 yêu cầu mới được chấp nhận:

+6 căn hoàn chỉnh, không thừa, không thiếu, không chấp nhận khuyết căn, không chấp nhận lưỡng căn.
+Phải được sự cho phép của cha mẹ, vợ con, người giám hộ.
+Phải là người tự do, không mắc nợ hoặc đang bị phạt tội theo luật pháp sở tại.
+Không có 13 loại bệnh lây nhiễm tập thể: ghẻ, lác, loạn trí...
+Không phải là người của chính quyền, đoàn thể.
+Không phải phi nhân, các loài thú biến ra hình người...
+Đầy đủ 8 món vật dụng trong người: dao cạo, kim, chỉ, vải lọc nước...
+Có3 món vật trên người: bình bát, y, 1 mảnh vải gọi là sanghati.

Và còn phải trải qua 2- 4 năm biệt trú tùy theo căn tánh.

Xét tài sản:

+ Truyền thống: Người cư sĩ có truyền thống ngắn ngủi, người tu sĩ có truyền thống hơn 2600 năm.

+ Thừa hưởng: Người cư sĩ thừa hưởng tài sản từ cha mẹ, những người có ít tiếng tăm, người tu sĩ thừa hưởng tài sản từ Đức Phật, được số đông ca ngợi là :Kinh, Luật, Luận.

+ Trách nhiệm: người tu sĩ trách nhiệm nhỏ bé, nuôi sống chỉ vài người, người tu sĩ trách nhiệm to lớn, nuôi dưỡng Tăng đoàn số lượng lớn hơn gấp nhiều lần.
...
Đại khái tóm tắt là như thế.

Một tu sĩ, dù cho có ác giới, cũng vẫn có thể thực hiện gần như hoàn chỉnh các chi tiết nêu trên, nhưng người cư sĩ, cho dù là bất kỳ ai, cũng đều không có khả năng thực hiện những việc này. Đây chính là lý do cho việc phân biệt tu sĩ và cư sĩ theo truyền thống.
T vẫn chưa rõ lắm giá trị ông nói cụ thể là gì, bởi những thứ thuộc về kiến thức thì cư sĩ cũng có thể học được nếu tâm họ được đặt vào đó. Vậy nên việc 1 cư sĩ tại gia có kiến thức về nghiệp,... ngang với một tu sĩ là hoàn toàn có thể xảy ra. Còn một tu sĩ theo ác giới, họ phạm vào những điều một tu sĩ ko nên làm thì họ cũng đâu khác gì người thường, thậm chí nếu người thường có tâm hướng đạo và hành đạo thì có khi còn hơn người đi tu nhưng tu xàm.

Theo t thì giá trị của một người được nêu ở đây nên dựa trên những gì họ biết và những gì họ làm. Còn chỉ dựa vào cái nhãn tu sĩ hay cư sĩ thì cũng chẳng giải quyết được gì, nó chỉ là cái bọc bên ngoài. Thiếu gì người ở chùa, cạo trọc, quấn y nhưng ko hiểu gì về đạo, bị u mê trong cái mê cung có quá nhiều điều về đạo ấy, và cũng ko thiếu người tuy tại gia nhưng họ vẫn giữ được cho mình những điều tốt đẹp.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Bởi vậy mới nói, cứ bám vô lý thuyết rồi lải nhải, bị người ta vặn thì trườn uốn như con lươn, nói toàn chuyện tào lao trên mây. Mà mấy ông cũng rảnh, dạng hết phương cứu chữa mà cứ nói làm gì
 
Bởi vậy mới nói, cứ bám vô lý thuyết rồi lải nhải, bị người ta vặn thì trườn uốn như con lươn, nói toàn chuyện tào lao trên mây. Mà mấy ông cũng rảnh, dạng hết phương cứu chữa mà cứ nói làm gì
Thô nhưng mà thật. Mình sẽ chỉ nói cái mình đã biết. Còn nếu mình lắng nghe thì sẽ nghe được điều mình có thể chưa biết.
 
Thật ra các vấn đề về Tâm, Danh, Sắc là vấn đề rất RIÊNG của những người bị vướng kẹt những vấn đề RẤT CỤ THỂ. Rốt cuộc chúng chỉ là phương tiện tháo gỡ cho nhưng đồi tượng cụ thể, ở những tình huống cụ thể, và rất RIÊNG BIỆT. Người nào không bị vướng kẹt hoặc chưa gặp những vấn đề như thế thì đừng cầm đèn chạy trước ô tô. Cái cần làm nó ở ngay trước mắt thôi, lộ trình rất rõ ràng : chứng Thánh quả Nhập Lưu trước đi ! Đắc Thánh quả Nhập Lưu Tu-đà-hoàn rồi thì trong tối đa 7 kiếp tái sanh làm người sẽ chứng Thánh quả A-la-hán. Cái cửa còn chưa bước qua mà cứ đứng ở ngoài nói dóc !

Mà chứng Thánh quả Tu-đà-hoàn khó không ??? Xin thưa Tôn giả Kiều-Trần-Như nghe Kinh Tứ DIệu Đế lần đầu đã chứng, được Đức Phật xác chứng "thấy được Pháp". Tôn giả hiểu cái gì mà "thấy được Pháp" ? Cái gì cũng phải có Nhân mới có Quả, không có gì tự nhiên mà có ! Khó không ??? Khó do các ông bà cứ ngồi lải nhải cái cao siêu trừu tượng, hoá ra nó là bã nhả ra của người ta, vơ lấy vơ để ngậm trong mồm, hết cả chỗ tự nhai tự nuốt ! Rồi qua bài Kinh Vô Ngã Tướng, Tôn giả Kiều Trần Như chứng đắc Thánh quả A-la-hán do hiểu thấu Vô Ngã Vô Thường. Con đường sờ sờ ra đấy ! Tìm cái gì ? Tranh biện cái gì ? Đức Phật cầm tay chỉ đường tận nơi rồi, còn đòi cõng ?
 
Đức Phật cầm tay chỉ đường tận nơi rồi, còn đòi cõng ?
Thế nên mới có câu chuyện ngón tay chỉ mặt trăng, câu chuyện ăn trym trĩ vẽ. Nếu nói lươn lẹo như đại sư @sombreguy ngày xưa thì có thể @SonOfFreedomSong là 1 vị phật nào đó đang hiện lên giả bộ ngu ngơ để nhắc mọi người về cách học kinh điển. :haha:
 
Cũng ko nên chỉ trích nhau làm gì, cái nào thấy hay thì học, ko hay thì cho qua, có điều còn thắc mắc thì hỏi lại. Khi gặp ý kiến trái chiều cũng ko nên bực dọc làm gì, việc nên làm là cùng tìm hiểu điều đối nghịch ấy để có được góc nhìn bao quát hơn. Ly nước đầy là ly nước nhỏ, có thể nhận thêm bao nhiêu nước cũng được mới là đại dương. Không phải tự dưng có câu: “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề ở cấp độ tư duy tạo ra vấn đề đó” vậy nên chúng ta cần những người có góc nhìn khác (có thể cấp độ tư duy ko cao nhưng nó khác là dc) để có thêm 1 góc nhìn mới và đa chiều hơn về vấn đề chúng ta cần tìm hiểu.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cũng ko nên chỉ trích nhau làm gì, cái nào thấy hay thì học, ko hay thì cho qua, có điều còn thắc mắc thì hỏi lại. Khi gặp ý kiến trái chiều cũng ko nên bực dọc làm gì, việc nên làm là cùng tìm hiểu điều đối nghịch ấy để có được góc nhìn bao quát hơn. Ly nước đầy là ly nước nhỏ, có thể nhận thêm bao nhiêu nước cũng được mới là đại dương. Không phải tự dưng có câu: “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề ở cấp độ tư duy tạo ra vấn đề đó” vậy nên chúng ta cần những người có góc nhìn khác (có thể cấp độ tư duy ko cao nhưng nó khác là dc) để có thêm 1 góc nhìn mới và đa chiều hơn về vấn đề chúng ta cần tìm hiểu.

via theNEXTvoz for iPhone
Có ai chê lý thuyết đâu bạn, căn bản là phải hiểu đúng hiểu đủ, đi đôi với thực tiễn. :D
 
Up j phen, có khám phá gì mới chia sẻ đi. :beauty:
Không có gì mai fen, ngày nào cũng vô thớt xem có gì mới ko, lâu lâu up thớt thôi
Đang đọc cảnh đức truyền đăng lục mà cũng khó nuốt quá

Hôm trước nghe Duy lực ngữ lục, Ngài cho rằng mặc chiếu là tà thiền, hay các fen thảo luận vấn đề này đi
 
klq đến nội dung thớt lắm, nhưng mình xin phép than một tí.

Từ hơn 1 năm nay, mình càng ngày càng xa rời giáo pháp, các bác ạ. Đọc/nghe kinh/sử cũng khó nhập tâm, càng ko có sự thấm thía, xúc động.

Ngay cả vào thớt này, đọc cmt của mọi người, mình cũng thường là rơi vào trạng thái chó xem tát ao, ko biết đâu là đúng đâu là sai, là bổ ích hay vô bổ.

Hiện tại thì cũng xem như có vấn đề oán tăng hội khổ, dm cũng rất là...khổ. Vẫn dặn lòng đừng nổi tham sân, mà các ý nghĩ tham sân vẫn nổi. Và như thế là tự mình thấy nhục, thấy khổ thôi, mà rồi cũng ko tránh dc.

------

Cũng 1 chuyện klq nữa, thím 1000 đã bị KIA (chắc là vĩnh viễn), có vẻ vì cãi chửi pbvm, rất lạ. À, kể ra cũng ko phải là lạ, nhưng mà nhìn thấy vậy, cũng là một cảm giác gì đó khó miêu tả.
 
up làm gì, hoặc là ae nên tập trung vào các sự vướng mắc trong quá trình hành, trong các việc đạo đời.
Tôi thấy các ae toàn bàn đến những chuyện lý thuyết chẳng có ích gì cho việc hành hay phát triển trí huệ, có nhiều thứ thấy biết sẽ rành rẽ. Mà trên đây kể ra thì ko tiện.
klq đến nội dung thớt lắm, nhưng mình xin phép than một tí.

Từ hơn 1 năm nay, mình càng ngày càng xa rời giáo pháp, các bác ạ. Đọc/nghe kinh/sử cũng khó nhập tâm, càng ko có sự thấm thía, xúc động.

Ngay cả vào thớt này, đọc cmt của mọi người, mình cũng thường là rơi vào trạng thái chó xem tát ao, ko biết đâu là đúng đâu là sai, là bổ ích hay vô bổ.

Hiện tại thì cũng xem như có vấn đề oán tăng hội khổ, dm cũng rất là...khổ. Vẫn dặn lòng đừng nổi tham sân, mà các ý nghĩ tham sân vẫn nổi. Và như thế là tự mình thấy nhục, thấy khổ thôi, mà rồi cũng ko tránh dc.

------

Cũng 1 chuyện klq nữa, thím 1000 đã bị KIA (chắc là vĩnh viễn), có vẻ vì cãi chửi pbvm, rất lạ. À, kể ra cũng ko phải là lạ, nhưng mà nhìn thấy vậy, cũng là một cảm giác gì đó khó miêu tả.
Mike fence là ng có tri thức với tư duy tốt, chỉ cần ngừng tranh đấu thôi fence.
 
up làm gì, hoặc là ae nên tập trung vào các sự vướng mắc trong quá trình hành, trong các việc đạo đời.
Đời sống đang ổn ko có gì lo, đạo ko rành chỉ có thể hóng nên up cho các fen thảo luận thôi
Hơi sai là các fen tranh cãi về kiến thức Phật học thay vì thiền thôi
Chuyện rất bình thường, mai fen, cái gì cũng có giai đoạn, tăng rồi giảm, giảm rồi tăng thôi,
Thím Son bị KIA rồi à? hèn chi thớt chìm vl
Mình ngược lại đạo tâm đang rất tốt, đang sợ lọt vào kiến thủ, kiến giải thôi
 
Last edited:
klq đến nội dung thớt lắm, nhưng mình xin phép than một tí.

Từ hơn 1 năm nay, mình càng ngày càng xa rời giáo pháp, các bác ạ. Đọc/nghe kinh/sử cũng khó nhập tâm, càng ko có sự thấm thía, xúc động.

Ngay cả vào thớt này, đọc cmt của mọi người, mình cũng thường là rơi vào trạng thái chó xem tát ao, ko biết đâu là đúng đâu là sai, là bổ ích hay vô bổ.

Hiện tại thì cũng xem như có vấn đề oán tăng hội khổ, dm cũng rất là...khổ. Vẫn dặn lòng đừng nổi tham sân, mà các ý nghĩ tham sân vẫn nổi. Và như thế là tự mình thấy nhục, thấy khổ thôi, mà rồi cũng ko tránh dc.

------

Cũng 1 chuyện klq nữa, thím 1000 đã bị KIA (chắc là vĩnh viễn), có vẻ vì cãi chửi pbvm, rất lạ. À, kể ra cũng ko phải là lạ, nhưng mà nhìn thấy vậy, cũng là một cảm giác gì đó khó miêu tả.
Tập chơi đi thím. Làm mọi việc trong chánh niệm. Đôi khi không làm gì cả cũng là làm. Khi đủ nắng thì hoa sẽ nở. Đừng thúc ép mong cầu nhiều. Khi tâm lặng thì nhìn sẽ rõ hơn. :D
 
Đúng vậy ! Do cứ ngồi xà quần với lý thuyết mà quý vị bị cột bỏ vào cái rọ, lâu ngày quẫn trí với cái mớ bòng bong. Cứ sống như bình thường, dùng lời Phật dạy áp dụng vào rồi chiêm nghiệm. Thân phàm mà cứ tưởng tâm mình là Thánh, Thân Tâm không đồng điệu thì hụt hẫng, dễ hiểu thôi

Cứ vui sống, đếch thích không ưa thì ngoạc mồm ra chửi, rồi xem hậu quả nó thế nào. Ăn hậu quả đồm độp vào mặt, dày dạn thẹo lồi thẹo lõm thì lúc đó mới THẤU HIỂU lời Phật dạy ý nghĩa THIẾT THỰC như thế nào
 
Không có gì mai fen, ngày nào cũng vô thớt xem có gì mới ko, lâu lâu up thớt thôi
Đang đọc cảnh đức truyền đăng lục mà cũng khó nuốt quá

Hôm trước nghe Duy lực ngữ lục, Ngài cho rằng mặc chiếu là tà thiền, hay các fen thảo luận vấn đề này đi
Tôi thì thấy do ông ấy chưa hiểu rõ Mặc chiếu thôi, nên chỉ dựa vào một câu nói của người xưa mà suy đoán rồi kết luận cho Mặc chiếu là Tà thiền, đơn giản là vậy.
 
Không, hành dâm là hưởng thụ: hưởng sắc (thụ hưởng tính đẹp, xấu), hưởng thùy (thụ hưởng ôm ấp, đụng chạm), chứ không phải tạo thiện ác nghiệp.

Bạn xuất tinh vì lý do gì? Tới thời điểm tự nó ra hay vì để tạo thiện nghiệp? Bạn khát nước vì lý do gì? Tới thời điểm đó tự cơ thể nó khát hay bạn phải khát để làm việc thiện?

Nghiệp hỗn hợp, để đơn giản, ta có thể hình dung:

  • 1 ly nước, nếu bỏ 1 muỗng muối vào, do tính chất quá mặn, nên ta sẽ không uống được (giả sử ác nghiệp).
  • Nhưng cũng là ly nước muối đó, nếu bỏ thêm 2 muỗng đường, do tính chất ngọt của nó, lúc này ta có thể uống được (thiên nghiệp trội hơn). Ở đây, ta cần hiểu ta đã uống cả muối lẫn đường, chứ không phải đường đã trừ ra muối.

Cũng vậy, trong thực tế, có những người do quá khứ đã tạo ác nghiệp quá vượt trội so với thiện nghiệp, nên họ bị nhấn chìm trong vị mặn của ác nghiệp đến nỗi họ không thể (uống hết) đi hết cuộc đời. Từ khó khăn lại chồng thêm khó khăn, từ túng quẫn đi đến cùng quẫn. Dù cho quá khứ họ có tạo chút ít thiện nghiệp, nhưng vì tính chất nhỏ bé của nó, thiện nghiệp này không đủ để nâng đỡ họ qua các khó khăn.

Nhưng cũng có những người tạo thiện nghiệp nhiều hơn ác nghiệp, cuộc sống của họ nhẹ nhàng, ví dụ do sân hận trong quá khứ nên họ có ngoại hình xấu xí, do sử dụng bạo lực nên thân họ hiện nay đau ốm, nhưng do thiện nghiệp vượt trội hơn, ví như quá khứ bố thí rất nhiều nên hiện tại họ lại giàu sang phú quý, cuộc sống của họ lại rất thoải mái nhẹ nhàng, đau bệnh nhưng có tài sản lớn để vượt qua.

Lại có 1 loại, do đã tạo rất nhiều thiện nghiệp trong quá khứ, nên các ác nghiệp dù đeo bám cũng không làm gì được, do tính quá vượt trội của thiện nghiệp so với ác nghiệp. Ví như muỗng muối ác nghiệp đó thay vì bỏ vào cái ly thì bây giờ bỏ vào cái lu nước. người uống lúc này sẽ không khó khăn gì. Ta có thể thấy điều này trong ví dụ như khi các lãnh đạo tham nhũng. Người bình thường làm gì có khả năng tham ô lớn như vậy. Năng lực này do các thiện nghiệp trong quá khứ hỗ trợ. Số lượng người thế này là rất ít, vì rất ít người có khả năng tạo tác 1 lượng lớn thiện nghiệp.

Tùy theo tính chất vượt trội của thiện nghiệp hay ác nghiệp mà ta có đa dạng các chúng sanh trên thế giới này. Và tất cả chúng ta đang hưởng thụ loại nghiệp hỗn hợp này, tức là thiện, ác nghiệp xen kẻ.

Như đọc 1 bài văn chỉ ở đoạn giữa, ta không nhớ đoạn đầu, ta không biết đoạn cuối. Cũng như vây là các kiếp sống. Ta không nhớ được quá khứ ta đã làm gì, ta không biết sau khi chết ta đi về đâu, ta chỉ biết đoạn giữa, là kiếp sống hiện tại. Thế nên chúng sanh mới được gọi là đang bị si ám bao phủ.
Thế những bạn gay, bê đê thích đàn ông đẹp, những ng ko vợ ko chồng ko con thì là ác nghiệp hay thiện nghiệp hả bác, em nghiêm túc ạ.

via theNEXTvoz for iPad
 
Back
Top