Thiền - chia sẻ với anh em những tri kiến của tui :)

Hồi trước cũng có nhớ xem cái chương trình khoa học gì nói về nghiên cứu sóng não mấy ông thiền sư tây tạng. Thấy hoạt động sóng não khi thiền định khác với người thường. Mà lâu quá ko nhớ rõ chi tiết. Thím phân tích cho anh em mở mang kiến thức đi thím
Đơn giản là điều khiển hơi thở.
 
Đơn giản là điều khiển hơi thở.
Trải nghiệm chung chung của 1 số thanh niên hay nói tới sau khi chơi đồ (kẹo + ke) e thấy khá giống với những part trong Subconscious mind. Cũng đúng hả thím vì não bị tác động bởi các loại hoá chất?
Edit: còn những part trong Unconscious Mind thì rất giống với những thanh niên chơi được đồ quá ngon. E chỉ đang học hỏi chứ ko có ý troll hay gì các thím khác ạ
 
Last edited:
Trải nghiệm chung chung của 1 số thanh niên hay nói tới sau khi chơi đồ (kẹo + ke) e thấy khá giống với những part trong Subconscious mind. Cũng đúng hả thím vì não bị tác động bởi các loại hoá chất?
Đúng rồi đó. Mà ma túy nó tác dụng nhanh như đi đường tắt vậy. Thiền có thể mất vài năm não mới cảm nhận được hạnh phúc nhưng chơi ma túy đem lại cảm giác đó sau vài phút.
 
Đúng rồi đó. Mà ma túy nó tác dụng nhanh như đi đường tắt vậy. Thiền có thể mất vài năm não mới cảm nhận được hạnh phúc nhưng chơi ma túy đem lại cảm giác đó sau vài phút.
Thím còn thêm mấy tài liệu nào về khoa thần kinh hay tâm lý học chia sẻ cho e với. Vietnamese càng tốt nhé chứ đọc mấy cái tài liệu chuyên ngành bằng English mệt não quá
 
Trong tâm có phật lòng thanh tịnh
Trong tâm không phật tìm vô ích
Biết tự chính mình không xa cách
Phật tâm ở ngay dưới chân ta
南無本師釋迦牟尼佛 🤪
 
Thấy bài này khá là hay :


DIỆT TRỪ NHỮNG LỖI LẦM VÀ NHẬN RA SỰ THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH
DAKPI TASHI NAMGYAL – SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Điều này có hai phần:

Diễn tả những lỗi lầm và thiền định lầm

Giải thích thực hành thiền định không khuyết điểm

Diễn tả những lỗi lầm và thiền định lầm

Đã nổi tiếng từ lâu như mặt trời và mặt trăng rằng trong truyền thống Dakpo Kagyu sự thực hành thiền định là Đại Ấn. Bề ngoài, có một đa dạng những quan điểm về Đại Ấn do những cách hiểu cá nhân. Tôi không bác bỏ những người khác. Tuy nhiên tôi sẽ giải thích một chút để khuyến khích cái hiểu nơi những người nương dựa vào tôi.
Đặc biệt, khi người ta qua nhấn mạnh vào sự bình lặng tâm thức, tâm thức bình lặng của họ trở nên giống như một cái hồ đóng băng trên mặt, đến độ tất cả những tri giác thô và tế của sáu giác quan dừng lại. Hay dù nếu không dừng, chúng cũng trở nên không trong sáng và mơ hồ. Tin cái này là trạng thái thiền định, điều trước là một lỗi nặng, trong khi điều sau là khuyết điểm được biết như trạng thái trì trệ.
Cũng có một số người xem trạng thái thiền định là ở yên trong một cách không có tâm, không ghi nhận cái gì có hay không. Cái này là mất mình trong sự quên, không biết cái gì đang xảy ra.
Một số người cho thiền định là một trạng thái trống rỗng của tâm trong đó tư tưởng trước đã dứt và tư tưởng sau chưa sanh.
Những cách ấy không được vipashyana bao bọc và như vậy là những lỗi lầm trầm trọng. Dù khi bao bọc những trạng thái ấy với vipashyana, những người ấy cảm thấy họ phải giữ gìn không chuyển động khỏi sự duy trì Đại Ấn. Như vậy, nó trở thành một đói kém thiền định.
Hơn nữa, một số định dạng trạng thái thiền định như chỉ ở trong một trạng thái đầy lạc phúc. Nếu thế, họ đã không bao bọc nó với vipashyana. Hay dù có vipashyana, họ cảm thấy họ phải ngăn đóng mọi kinh nghiệm tri giác. Dù khi không ngăn đóng, xem những tri giác là đối nghịch thì vẫn chưa đúng.
Nếu một trạng thái hoàn toàn trống không, thoát khỏi giữ gìn tư tưởng nào của ba thời trong tâm, được xem là trạng thái thiền định, điều đó cũng không có vipashyana bao bọc và có lỗi lầm trọng là ngăn đóng kinh nghiệm tri giác. Dù khi được bao bọc, vẫn còn chưa đúng bởi vì có một không thích đối với kinh nghiệm và tri giác.
Hay, nếu thiền định được xem như thường trực giữ gìn quan điểm khái niệm rằng mọi tri giác – bất cứ cái gì xuất hiện và được kinh nghiệm – là không có bản chất, sự bám vào tính không cụ thể này là một lỗi trầm trọng.
Hơn nữa, nếu thiền định được xem như cố ngăn cấm một cách không chánh niệm đối với chấp nhận hay chối bỏ toàn bộ kinh nghiệm giác quan, đó là bình lặng thản nhiên và chỉ là một trạng thái bình thường.
Tôi không thấy cái nào trong những điều ấy là tu tập Đại Ấn, nhưng chúng hiện hữu như những cách khác nhau cho những cá nhân tạo nghiệp.
Lại nữa, một trạng thái của tâm sáng tỏ và vô niệm có thể đặc biệt xem là thiền định. Tánh giác sáng tỏ và không thể diễn tả, sau một tư tưởng đã lặng xuống, quả là tu tập thiền định. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bạn phải vô niệm, đó vẫn còn chưa hoàn hảo.
Tương tự, khi một tư tưởng khởi sanh thì cũng không hoàn hảo nếu cảm thấy rằng bạn phải cắt đứt nó và rồi ở trong sáng tỏ và vô niệm.
Cả hai cái ấy là những trường hợp chưa xác minh được tư tưởng chuyển động và tri giác.
Hơn nữa, một trạng thái tỉnh thức rộng rãi của tâm tỏ biết và trống không sau khi bạn chánh niệm mạnh mẽ, có thể xem là thiền định. Dù cái này thật ra là thực hành thiền định, nó vẫn chưa hoàn hảo theo nghĩa không thích một sự hiện diện mở rộng, tự do và tự nhiên của tâm, và thay vì thế, thích hơn sự tập chú kích liệt một cách không thư giãn.
Thế nên, cực kỳ quan trọng là không lầm về những con đường thiếu sót của thực hành thiền định.
Những cách tu tập không hoàn hảo vẫn có khả năng để tiến bộ, nhưng chúng bất tiện để duy trì và như vậy có nguy cơ làm mệt mỏi việc thực hành. Qua nhiều cách khác nhau của tập chú và thư giãn trong mọi trường hợp – tri giác hay trống không, suy nghĩ hay bình lặng – bạn phải nghiêm tầm thấu đáo và nhận biết, để tìm thấy một cách tiện dụng và thoải mái để duy trì nó.

Giải thích thực hành thiền định không khuyết điểm

Thứ hai, thực hành thiền định được biết là tâm bình thường không xao lãng. Tâm bình thường chỉ nghĩa là trạng thái tự nhiên của tâm bạn. Khi bạn cố gắng sửa chữa nó bằng phê phán, chấp nhận hay bác bỏ, nó sẽ không còn là tâm bình thường của bạn.
Thế nên, hãy duy trì không xao lãng trạng thái tự nhiên của tâm bạn với một sự hiện diện tỏ biết tự nhiên, bất kể nó hay cái gì được tri giác hay cảm thấy thế nào. Điều đó được gọi cách đơn giản là ‘thiền định’. Ngoài điều này, không có một chút nhỏ như đầu một sợi tóc để điều chỉnh bằng cách thiền định.
Giải thích theo cách này: “Khi không có thậm chí một nguyên tử để trau dồi bằng thiền định, bạn không nên xao lãng dù một khoảnh khắc.” Nói cách khác, tâm bình thường không xao lãng nghĩa là giữ cái cách tâm bạn là một cách tự nhiên, không xao lãng.
Như vậy, chừng nào hiện diện chánh niệm tỉnh giác tự nhiên của bạn không đi lang thang, nó vẫn là tu tập thiền định, dù trạng thái tâm thức của bạn hoàn toàn trống không, ở trong phúc lạc thanh tĩnh, hay dòng những tư tưởng chảy mạnh hay những tri giác nhiều kiểu xuất hiện sống động. Bởi thế bạn không cần ấp ủ những nghi ngờ về những phát biểu này về trạng thái tự nhiên. Khi duy trì một cảm thức thong dong tự nhiên. Khi duy trì một cảm thức thong dong tự nhiên, không có điểm nào để cố gắng dừng lại hay ngăn chặn dòng tư tưởng hay tri giác cho sự giữ gìn vô niệm.
Lý do là thế này: giống y như trước, khi bạn xóa sạch những không chắc chắn và trong khi giáo huấn chỉ thắng, những thực thể khác nhau như tinh túy tâm, tư tưởng, kinh nghiệm tri giác vân vân không hiện hữu. Đúng hơn, chúng là những biểu lộ không giới hạn của tâm đơn nhất này, cũng như bản thân đại dương là cái được thấy như những làn sóng. Bởi thế, dòng tự nhiên này của tâm không khác biệt trong phẩm tính, bất kể nó xuất hiện như thế nào.
Như vậy, bạn cần duy trì hiện diện của tâm trong tĩnh lặng khi bình lặng, trong suy nghĩ khi những tư tưởng xảy ra và trong tri giác khi những tri giác xảy ra. Chớ cố gắng nghĩ khi tĩnh lặng hay ngăn chặn một tư tưởng khi nó xảy ra. Bất kể bạn ở trong trạng thái nào – trong sáng tỏ rõ, hoàn toàn trống không, tràn đầy lạc phúc hay hoàn toàn nghỉ ngơi – chỉ ở yên không xao lãng. Bạn không cần cải tạo hay sửa sang cái gì cả.
Tóm lại, mọi sự thiền định khi bạn có hiện diện tỏ biết tự nhiên của tâm và không có cái gì là thiền định khi bạn xao lãng. Thế nên, hãy hiểu sự quan trọng lớn lao của duy trì chánh niệm này.
Ở một điểm nào, khi chánh niệm và tâm bạn không còn là những thực thể khác nhau, mọi sự chuyển thành bản tánh của hiện diện chánh niệm và nó là ‘êm ả’ từ lúc đó trở đi.
Bây giờ bạn có thể hỏi, “Tốt lắm, đơn giản bao bọc bất cứ cái gì được kinh nghiệm với chánh niệm ngay từ đầu mà không phải theo những bước thứ lớp của hướng dẫn không đủ sao?” Vâng, là đủ đối với những người khác, trừ phi họ theo những bước thứ lớp của hướng dẫn để nghiên tầm và xóa sạch những không chắc chắn về những tri giác và tâm, họ sẽ không có được chắc chắn đi cùng kinh nghiệm thấy tinh túy của chúng. Người ta có thể có những loại chánh niệm khác, nhưng những cái đó sẽ không đủ trừ phi nó là sự hiện diện chánh niệm tỏ biết tự nhiên.
Do đó, điểm then chốt ở đây dựa vào những lời và nghĩa của tâm bình thường và tâm tự nhiên không giả tạo. Mọi kinh, tantra và giáo lý của những thành tựu giả Ấn Độ và Tây Tạng đều diễn bày cái thấy chân thật đưa đến điểm này.
 
Thấy bài này khá là hay :


DIỆT TRỪ NHỮNG LỖI LẦM VÀ NHẬN RA SỰ THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH
DAKPI TASHI NAMGYAL – SOI RÕ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Điều này có hai phần:

Diễn tả những lỗi lầm và thiền định lầm

Giải thích thực hành thiền định không khuyết điểm

Diễn tả những lỗi lầm và thiền định lầm

Đã nổi tiếng từ lâu như mặt trời và mặt trăng rằng trong truyền thống Dakpo Kagyu sự thực hành thiền định là Đại Ấn. Bề ngoài, có một đa dạng những quan điểm về Đại Ấn do những cách hiểu cá nhân. Tôi không bác bỏ những người khác. Tuy nhiên tôi sẽ giải thích một chút để khuyến khích cái hiểu nơi những người nương dựa vào tôi.
Đặc biệt, khi người ta qua nhấn mạnh vào sự bình lặng tâm thức, tâm thức bình lặng của họ trở nên giống như một cái hồ đóng băng trên mặt, đến độ tất cả những tri giác thô và tế của sáu giác quan dừng lại. Hay dù nếu không dừng, chúng cũng trở nên không trong sáng và mơ hồ. Tin cái này là trạng thái thiền định, điều trước là một lỗi nặng, trong khi điều sau là khuyết điểm được biết như trạng thái trì trệ.
Cũng có một số người xem trạng thái thiền định là ở yên trong một cách không có tâm, không ghi nhận cái gì có hay không. Cái này là mất mình trong sự quên, không biết cái gì đang xảy ra.
Một số người cho thiền định là một trạng thái trống rỗng của tâm trong đó tư tưởng trước đã dứt và tư tưởng sau chưa sanh.
Những cách ấy không được vipashyana bao bọc và như vậy là những lỗi lầm trầm trọng. Dù khi bao bọc những trạng thái ấy với vipashyana, những người ấy cảm thấy họ phải giữ gìn không chuyển động khỏi sự duy trì Đại Ấn. Như vậy, nó trở thành một đói kém thiền định.
Hơn nữa, một số định dạng trạng thái thiền định như chỉ ở trong một trạng thái đầy lạc phúc. Nếu thế, họ đã không bao bọc nó với vipashyana. Hay dù có vipashyana, họ cảm thấy họ phải ngăn đóng mọi kinh nghiệm tri giác. Dù khi không ngăn đóng, xem những tri giác là đối nghịch thì vẫn chưa đúng.
Nếu một trạng thái hoàn toàn trống không, thoát khỏi giữ gìn tư tưởng nào của ba thời trong tâm, được xem là trạng thái thiền định, điều đó cũng không có vipashyana bao bọc và có lỗi lầm trọng là ngăn đóng kinh nghiệm tri giác. Dù khi được bao bọc, vẫn còn chưa đúng bởi vì có một không thích đối với kinh nghiệm và tri giác.
Hay, nếu thiền định được xem như thường trực giữ gìn quan điểm khái niệm rằng mọi tri giác – bất cứ cái gì xuất hiện và được kinh nghiệm – là không có bản chất, sự bám vào tính không cụ thể này là một lỗi trầm trọng.
Hơn nữa, nếu thiền định được xem như cố ngăn cấm một cách không chánh niệm đối với chấp nhận hay chối bỏ toàn bộ kinh nghiệm giác quan, đó là bình lặng thản nhiên và chỉ là một trạng thái bình thường.
Tôi không thấy cái nào trong những điều ấy là tu tập Đại Ấn, nhưng chúng hiện hữu như những cách khác nhau cho những cá nhân tạo nghiệp.
Lại nữa, một trạng thái của tâm sáng tỏ và vô niệm có thể đặc biệt xem là thiền định. Tánh giác sáng tỏ và không thể diễn tả, sau một tư tưởng đã lặng xuống, quả là tu tập thiền định. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bạn phải vô niệm, đó vẫn còn chưa hoàn hảo.
Tương tự, khi một tư tưởng khởi sanh thì cũng không hoàn hảo nếu cảm thấy rằng bạn phải cắt đứt nó và rồi ở trong sáng tỏ và vô niệm.
Cả hai cái ấy là những trường hợp chưa xác minh được tư tưởng chuyển động và tri giác.
Hơn nữa, một trạng thái tỉnh thức rộng rãi của tâm tỏ biết và trống không sau khi bạn chánh niệm mạnh mẽ, có thể xem là thiền định. Dù cái này thật ra là thực hành thiền định, nó vẫn chưa hoàn hảo theo nghĩa không thích một sự hiện diện mở rộng, tự do và tự nhiên của tâm, và thay vì thế, thích hơn sự tập chú kích liệt một cách không thư giãn.
Thế nên, cực kỳ quan trọng là không lầm về những con đường thiếu sót của thực hành thiền định.
Những cách tu tập không hoàn hảo vẫn có khả năng để tiến bộ, nhưng chúng bất tiện để duy trì và như vậy có nguy cơ làm mệt mỏi việc thực hành. Qua nhiều cách khác nhau của tập chú và thư giãn trong mọi trường hợp – tri giác hay trống không, suy nghĩ hay bình lặng – bạn phải nghiêm tầm thấu đáo và nhận biết, để tìm thấy một cách tiện dụng và thoải mái để duy trì nó.

Giải thích thực hành thiền định không khuyết điểm

Thứ hai, thực hành thiền định được biết là tâm bình thường không xao lãng. Tâm bình thường chỉ nghĩa là trạng thái tự nhiên của tâm bạn. Khi bạn cố gắng sửa chữa nó bằng phê phán, chấp nhận hay bác bỏ, nó sẽ không còn là tâm bình thường của bạn.
Thế nên, hãy duy trì không xao lãng trạng thái tự nhiên của tâm bạn với một sự hiện diện tỏ biết tự nhiên, bất kể nó hay cái gì được tri giác hay cảm thấy thế nào. Điều đó được gọi cách đơn giản là ‘thiền định’. Ngoài điều này, không có một chút nhỏ như đầu một sợi tóc để điều chỉnh bằng cách thiền định.
Giải thích theo cách này: “Khi không có thậm chí một nguyên tử để trau dồi bằng thiền định, bạn không nên xao lãng dù một khoảnh khắc.” Nói cách khác, tâm bình thường không xao lãng nghĩa là giữ cái cách tâm bạn là một cách tự nhiên, không xao lãng.
Như vậy, chừng nào hiện diện chánh niệm tỉnh giác tự nhiên của bạn không đi lang thang, nó vẫn là tu tập thiền định, dù trạng thái tâm thức của bạn hoàn toàn trống không, ở trong phúc lạc thanh tĩnh, hay dòng những tư tưởng chảy mạnh hay những tri giác nhiều kiểu xuất hiện sống động. Bởi thế bạn không cần ấp ủ những nghi ngờ về những phát biểu này về trạng thái tự nhiên. Khi duy trì một cảm thức thong dong tự nhiên. Khi duy trì một cảm thức thong dong tự nhiên, không có điểm nào để cố gắng dừng lại hay ngăn chặn dòng tư tưởng hay tri giác cho sự giữ gìn vô niệm.
Lý do là thế này: giống y như trước, khi bạn xóa sạch những không chắc chắn và trong khi giáo huấn chỉ thắng, những thực thể khác nhau như tinh túy tâm, tư tưởng, kinh nghiệm tri giác vân vân không hiện hữu. Đúng hơn, chúng là những biểu lộ không giới hạn của tâm đơn nhất này, cũng như bản thân đại dương là cái được thấy như những làn sóng. Bởi thế, dòng tự nhiên này của tâm không khác biệt trong phẩm tính, bất kể nó xuất hiện như thế nào.
Như vậy, bạn cần duy trì hiện diện của tâm trong tĩnh lặng khi bình lặng, trong suy nghĩ khi những tư tưởng xảy ra và trong tri giác khi những tri giác xảy ra. Chớ cố gắng nghĩ khi tĩnh lặng hay ngăn chặn một tư tưởng khi nó xảy ra. Bất kể bạn ở trong trạng thái nào – trong sáng tỏ rõ, hoàn toàn trống không, tràn đầy lạc phúc hay hoàn toàn nghỉ ngơi – chỉ ở yên không xao lãng. Bạn không cần cải tạo hay sửa sang cái gì cả.
Tóm lại, mọi sự thiền định khi bạn có hiện diện tỏ biết tự nhiên của tâm và không có cái gì là thiền định khi bạn xao lãng. Thế nên, hãy hiểu sự quan trọng lớn lao của duy trì chánh niệm này.
Ở một điểm nào, khi chánh niệm và tâm bạn không còn là những thực thể khác nhau, mọi sự chuyển thành bản tánh của hiện diện chánh niệm và nó là ‘êm ả’ từ lúc đó trở đi.
Bây giờ bạn có thể hỏi, “Tốt lắm, đơn giản bao bọc bất cứ cái gì được kinh nghiệm với chánh niệm ngay từ đầu mà không phải theo những bước thứ lớp của hướng dẫn không đủ sao?” Vâng, là đủ đối với những người khác, trừ phi họ theo những bước thứ lớp của hướng dẫn để nghiên tầm và xóa sạch những không chắc chắn về những tri giác và tâm, họ sẽ không có được chắc chắn đi cùng kinh nghiệm thấy tinh túy của chúng. Người ta có thể có những loại chánh niệm khác, nhưng những cái đó sẽ không đủ trừ phi nó là sự hiện diện chánh niệm tỏ biết tự nhiên.
Do đó, điểm then chốt ở đây dựa vào những lời và nghĩa của tâm bình thường và tâm tự nhiên không giả tạo. Mọi kinh, tantra và giáo lý của những thành tựu giả Ấn Độ và Tây Tạng đều diễn bày cái thấy chân thật đưa đến điểm này.
Bạn mà cứ lan man với những thứ rác rưởi thế này, không chịu tìm cho ra một cái nguồn ra hồn mà học hỏi thì cả đời mơ hồ thôi.
 
Bạn mà cứ lan man với những thứ rác rưởi thế này, không chịu tìm cho ra một cái nguồn ra hồn mà học hỏi thì cả đời mơ hồ thôi.
Này fen, fen có thể đam mê thế nào với quan điểm của mình sao cũng được cả. Tuy nhiên đừng đem sự quan tâm của người khác ra nói là rác rưởi đặc biệt là khi không hiểu gì về nó.

Mình ko cần fen phải vào trong này đọc, cũng ko cần fen phải ủng hộ cái gì, và đặc biệt là lại ko cần fen chỉ bảo cái gì cả, vì thế fen ko cần nhọc công chỉ dạy khi ko đc cần tới.

Mặt khác, nếu fen coi một cái gì đó là rác rưởi thì điều tốt nhất mà ngta nên làm chính là tránh xa nó ra, thay vì bay vào bốc hốt, phải không ? :D

Và một cách thể hiện tốt nhất cái học của mình là thể hiện nó trong cuộc sống. Fen có vẻ đọc Krishnamurti rất nhiều nhưng sau cùng chỉ thể hiện được như thế này thôi sao ?

Vậy thì mình tự hỏi vấn đề là do fen đọc Krishnamurti nên mới cư xử như vầy ? Hay là fen vốn chỉ có thể cư xử như vầy và việc học Krishnamurti ko ăn thua gì cả ?

Nhưng dù thế nào thì cũng tiếc cho Krishnaji thật ! :(
 
Last edited:
Này fen, fen có thể đam mê thế nào với quan điểm của mình sao cũng được cả. Tuy nhiên đừng đem sự quan tâm của người khác ra nói là rác rưởi đặc biệt là khi không hiểu gì về nó.

Mình ko cần fen phải vào trong này đọc, cũng ko cần fen phải ủng hộ cái gì, và đặc biệt là lại ko cần fen chỉ bảo cái gì cả, vì thế fen ko cần nhọc công chỉ dạy khi ko đc cần tới.

Mặt khác, nếu fen coi một cái gì đó là rác rưởi thì điều tốt nhất mà ngta nên làm chính là tránh xa nó ra, thay vì bay vào bốc hốt, phải không ? :D

Và một cách thể hiện tốt nhất cái học của mình là thể hiện nó trong cuộc sống. Fen có vẻ đọc Krishnamurti rất nhiều nhưng sau cùng chỉ thể hiện được như thế này thôi sao ?

Vậy thì mình tự hỏi vấn đề là do fen đọc Krishnamurti nên mới cư xử như vầy ? Hay là fen vốn chỉ có thể cư xử như vầy và việc học Krishnamurti ko ăn thua gì cả ?

Nhưng dù thế nào thì cũng tiếc cho Krishnaji thật ! :(
Mình từng mất thời gian với mấy thứ này rồi, thấy bạn sao mình chỉ ra sự thật như vậy, có chỗ nào không đúng sao?. Muốn tìm hiểu cái gì bạn phải tìm được cái nguồn tốt để học hỏi. Bạn lan man thu nhặt thập cẩm khắp nơi nhưng mơ hồ không biết cái nguồn đó chất lượng như nào, nói năng toàn những thứ trên giời mà mình hoàn toàn mù tịt, có lẽ bạn thậm chí còn không biết mình đang nói cái gì nữa. Bạn có bao giờ dành thời gian mà tìm hiểu xem đối tượng cung cấp cái nguồn này ra sao, hiểu biết của họ tới đâu, họ có biết Thiền là gì không?. Hay họ cũng lan man trời mây như bạn. Mình đi ngang thấy bạn ba hoa những thứ bản thân không biết gì nên góp ý vài lời. Bạn không nhận thấy chính vì những kẻ chẳng biết gì nhưng thích thao thao bất tuyệt như bạn khắp nơi nên những người tìm hiểu họ cũng bị lạc giống như bạn đang bị lạc hiện nay không.
 
Mn có ai đọc sách của Osho ko, phương pháp thiền của ông ấy có ai thực hành chưa?
Mình có đọc về tiểu sử của ông, thấy có nhiều tranh cãi nên đang hơi ngại đọc sách.

Gửi từ VOZ-Nhiếp Ảnh.Du Lịch.Ẩm Thực https://t.me/joinchat/MaP9NhPbdiZlpJNOMEa0Yg bằng vozFApp
nếu so theo chuẩn tu tập bát chánh đạo thì osho là tà đạo không hướng về phạm hạnh về xuất ly giải thoát.
 
Mình từng mất thời gian với mấy thứ này rồi, thấy bạn sao mình chỉ ra sự thật như vậy, có chỗ nào không đúng sao?. Muốn tìm hiểu cái gì bạn phải tìm được cái nguồn tốt để học hỏi. Bạn lan man thu nhặt thập cẩm khắp nơi nhưng mơ hồ không biết cái nguồn đó chất lượng như nào, nói năng toàn những thứ trên giời mà mình hoàn toàn mù tịt, có lẽ bạn thậm chí còn không biết mình đang nói cái gì nữa. Bạn có bao giờ dành thời gian mà tìm hiểu xem đối tượng cung cấp cái nguồn này ra sao, hiểu biết của họ tới đâu, họ có biết Thiền là gì không?. Hay họ cũng lan man trời mây như bạn. Mình đi ngang thấy bạn ba hoa những thứ bản thân không biết gì nên góp ý vài lời. Bạn không nhận thấy chính vì những kẻ chẳng biết gì nhưng thích thao thao bất tuyệt như bạn khắp nơi nên những người tìm hiểu họ cũng bị lạc giống như bạn đang bị lạc hiện nay không.
Ý bạn là bạn cũng hay đi qua nhà người khác và chỉ họ phải sống thế nào cho vừa ý của bạn sao ? Sao phải cực như vậy chứ ? :(

Và mình xin nói lại, có thể bạn chưa biết, nhưng mình ko cần sự chỉ bảo của bạn :D Và nếu mình cần, mình sẽ inbox, hoặc tag bạn để hỏi. Nên hãy đợi đến lúc đó (nếu có) :D

Còn việc mình sử dụng thời gian ra sao, mình làm gì, học gì, ... ko liên quan gì đến bạn cả :D Và như mình nói, nếu những gì mình post ko vừa ý bạn, hoặc trong mắt bạn nó chỉ là rác rưởi hay shit, thì việc thông thường là bạn chỉ cần tránh xa ra thôi :D Và có thể bạn chưa biết, nhưng chúng ta ko cần thiết khi thấy rác hay shit thì lao vào hốc đâu. :D

Và nếu có ai đó trong này cần đến hiểu biết cao xa của bạn, ắt hẳn họ sẽ quote cmt, tag tên hoặc inbox bạn để hỏi thui. Và khi đó mong bạn hướng dẫn cho họ hen :D

Hoặc hay hơn nữa, là bạn hoàn toàn có thể mở một post riêng để nói về sở học của mình trong voz, bằng cách ra ngoài box Chuyện trò linh tinh và bấm vào nút Post Thread màu cam góc bên phải phía trên. Hãy thử xem, hay lắm luôn á ! :D
 
Ý bạn là bạn cũng hay đi qua nhà người khác và chỉ họ phải sống thế nào cho vừa ý của bạn sao ? Sao phải cực như vậy chứ ? :(

Và mình xin nói lại, có thể bạn chưa biết, nhưng mình ko cần sự chỉ bảo của bạn :D Và nếu mình cần, mình sẽ inbox, hoặc tag bạn để hỏi. Nên hãy đợi đến lúc đó (nếu có) :D

Còn việc mình sử dụng thời gian ra sao, mình làm gì, học gì, ... ko liên quan gì đến bạn cả :D Và như mình nói, nếu những gì mình post ko vừa ý bạn, hoặc trong mắt bạn nó chỉ là rác rưởi hay shit, thì việc thông thường là bạn chỉ cần tránh xa ra thôi :D Và có thể bạn chưa biết, nhưng chúng ta ko cần thiết khi thấy rác hay shit thì lao vào hốc đâu. :D

Và nếu có ai đó trong này cần đến hiểu biết cao xa của bạn, ắt hẳn họ sẽ quote cmt, tag tên hoặc inbox bạn để hỏi thui. Và khi đó mong bạn hướng dẫn cho họ hen :D

Hoặc hay hơn nữa, là bạn hoàn toàn có thể mở một post riêng để nói về sở học của mình trong voz, bằng cách ra ngoài box Chuyện trò linh tinh và bấm vào nút Post Thread màu cam góc bên phải phía trên. Hãy thử xem, hay lắm luôn á ! :D
Bạn lan man quá, ý mình chỉ muốn nói cho bạn biết là BIẾT CÁI GÌ THÌ NÓI CÁI NẤY THÔI, bạn hiểu không?. bạn mở Topic ra, người ta vào đọc thấy tào lao họ vào nói có gì sai sao?.
 
Bạn lan man quá, ý mình chỉ muốn nói cho bạn biết là BIẾT CÁI GÌ THÌ NÓI CÁI NẤY THÔI, bạn hiểu không?. bạn mở Topic ra, người ta vào đọc thấy tào lao họ vào nói có gì sai sao?.
Oh, nếu như thế thì bác hãy chứng minh rằng những gì mình nói là sai. Vd nếu mình nói con gà kêu gâu gâu thì hãy chứng minh nó ko kêu như vậy thay vì chỉ la lên rằng mình nói là sai và ko chứng minh đc gì cả :) Nếu được thế thì mình sẽ tiếp bác hen :D

Còn nếu bác chỉ vào nói đâu đâu rồi tự kết luận là người ta ko biết gì hoặc phê phán rác rưởi này nọ thì mình ko tiếp hen :D Hãy học cách tranh luận đúng đắn ! :D
 
Oh, nếu như thế thì bác hãy chứng minh rằng những gì mình nói là sai. Vd nếu mình nói con gà kêu gâu gâu thì hãy chứng minh nó ko kêu như vậy thay vì chỉ la lên rằng mình nói là sai và ko chứng minh đc gì cả :) Nếu được thế thì mình sẽ tiếp bác hen :D

Còn nếu bác chỉ vào nói đâu đâu rồi tự kết luận là người ta ko biết gì hoặc phê phán rác rưởi này nọ thì mình ko tiếp hen :D Hãy học cách tranh luận đúng đắn ! :D
Mình nói bao lần rồi bạn vẫn không hiểu à? khi bạn nói về cái khái niệm Thiền đó bạn đi cóp nhặt nó ở đâu, bạn có thực sự biết thiền là gì giống như cái kim chọc vào thịt và bạn biết Đau không?. Tất cả những thứ bạn thao thao bất tuyệt về Thiền là bạn đi cóp nhặt lượm lặt linh tinh khắp nơi về rồi bạn xào nấu lại theo cách hiểu của mình rồi đi thao thao bất tuyệt trên này đúng không? về cơ bản bạn thậm chí không chịu tìm hiểu xem cái nguồn mà bạn cóp nhặt họ hiểu biết tới đâu? theo như mình thấy thì bạn cũng tìm hiểu khắp nơi cũng biết về ông Krishnamurti rồi vậy thì hãy xem những gì ông ấy nói về Thiền xem nó ra sao, nếu ông ấy nói bạn chẳng biết gì về Thiền cả thì bạn mới sáng mắt ra đúng không: J. Krishnamurti - San Diego 1970 - Public Talk 4 - What is meditation? - YouTube, bạn lười thì xem luôn từ phút 33.
 
Hỏi: Một người giác ngộ nhìn nhận thế nào về những trải nghiệm thần bí mà người khác cho rằng họ đạt được ?

Trả lời:
Tôi từng được học thiền từ một ni sư Phật giáo tuyệt vời.

Và cô ấy thường kể:
"Người ta thích kể cho tôi nghe về những trải nghiệm tâm linh của họ: nào là những năng lượng, tiếng vo ve, hay các ánh sáng v.v... Họ nghĩ rằng những trải nghiệm đó rất có ý nghĩa !"

Cô ấy vốn là một người rất ngọt ngào, nên việc hờ hững với những trải nghiệm của các thiền sinh như thế khiến tôi hơi bất ngờ. Liệu còn gì cơ bản hơn những trải nghiệm của người khác chứ ?

Nhiều năm sau, cuối cùng tôi cũng hiểu được ý của cô ấy:
Là chúng ta phải hướng tới việc nhận thức được chúng ta thực sự là gì. "Hướng tới" có nghĩa đơn giản là chúng ta chỉ cần là chính mình mà không cần thiết phải trải nghiệm hay biết thêm điều gì khác.

Các ánh sáng thì đẹp thật đó, nhưng nó xuất phát từ thói quen theo đuổi những thứ bên ngoài của chúng ta, thay vì chỉ đơn thuần là chính mình.

Nói như thế không có nghĩa là những trải nghiệm này là xấu. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng mọi trải nghiệm như thế chỉ đưa đến sự mong muốn theo đuổi các trải nghiệm đó thay vì chỉ đơn thuần là nhận biết nó.

Nó giống như một câu nói trong Phật giáo:
"Theo đuổi các trải nghiệm giống như uống nước muối vậy, nó chỉ làm cho chúng ta khát hơn thôi"
 
Mình cảm thấy chủ thớt là người theo chủ nghĩa phủ định hoàn toàn những cái vô hình. Nếu mà chỉ quan trọng cái hữu hình thì thiền của chủ thớt chỉ để nghỉ xả hơi là chính.
 
Mình cảm thấy chủ thớt là người theo chủ nghĩa phủ định hoàn toàn những cái vô hình. Nếu mà chỉ quan trọng cái hữu hình thì thiền của chủ thớt chỉ để nghỉ xả hơi là chính.
Bạn nói thế chưa chính xác lắm, cụ thể thì ko phải là mình phủ định những cái vô hình, mà thực ra là chủ trương không theo đuổi các trải nghiệm. Nhưng vì tâm lý bình thường của ng ta là theo đuổi những cái siêu nhiên, vô hình, v.v... nên bạn mới thấy mình phủ định những cái đó. Nhưng cái mục tiêu là sự theo đuổi trải nghiệm cơ, chứ ko phải là trải nghiệm siêu hình :)
 
Bạn nói thế chưa chính xác lắm, cụ thể thì ko phải là mình phủ định những cái vô hình, mà thực ra là chủ trương không theo đuổi các trải nghiệm. Nhưng vì tâm lý bình thường của ng ta là theo đuổi những cái siêu nhiên, vô hình, v.v... nên bạn mới thấy mình phủ định những cái đó. Nhưng cái mục tiêu là sự theo đuổi trải nghiệm cơ, chứ ko phải là trải nghiệm siêu hình :)
Những cái vô hình bạn đều chuyển sang 1 cách giải thích của hữu hình thì đúng nó là phủ định còn gì. Đúng trên cái hữu hình mà giải thích vô hình là đều ko thể. Ko nên theo đuổi trải nghiệm thì bạn đúng nhưng đó là do có thể lạc vào huyễn. Bạn cứ đọc Bát nhã tâm kinh xem cái cuối cùng của thiền là gì? Hay đọc thêm cuốn Khí đạo của Lục Lưu để biết thêm.
 
Back
Top