thắc mắc thiết kế hệ thống điện gia đình an toàn

Có nghĩa là làm 1 cọc hay là làm 2 cọc cách nhau 1m cũng đc vậy bác, theo bác làm như nào thì ổn hơn ạ? Móng và sàn trệt bên mình đã đổ bê tông cả rồi, chỉ còn duy 1 ô trống 1,2m x 1,2m thông xuống đất tự nhiên để trồng cây thôi bác
Bác đóng 2 cọc. Ra hàng vật liệu bảo nó bán cho cọc tiếp địa. Có loại mạ đồng 300k và đồng nguyên chất 700k. Bác mua loại đồng nguyên chất và cùm kẹp các thứ về đóng và kẹp đầu dây thôi.
Nếu thích ít tiền thì mua cây thép hình chứ V50 về đóng.
Dây bác đi dây 10-16 tuỳ theo nhù cầu chỉ làm chống sét lan truyền trong nhà hay làm cả tiếp địa cho thu lôi trên nóc nhà xuống.
Yêu cầu là chỗ đóng lúc nào cũng có nước hoặc là có đổ ít muối xuống thì điện trở mới thấp thoát sét nhanh ko kịp cháy thiết bị điện!
 
Bác đóng 2 cọc. Ra hàng vật liệu bảo nó bán cho cọc tiếp địa. Có loại mạ đồng 300k và đồng nguyên chất 700k. Bác mua loại đồng nguyên chất và cùm kẹp các thứ về đóng và kẹp đầu dây thôi.
Nếu thích ít tiền thì mua cây thép hình chứ V50 về đóng.
Dây bác đi dây 10-16 tuỳ theo nhù cầu chỉ làm chống sét lan truyền trong nhà hay làm cả tiếp địa cho thu lôi trên nóc nhà xuống.
Yêu cầu là chỗ đóng lúc nào cũng có nước hoặc là có đổ ít muối xuống thì điện trở mới thấp thoát sét nhanh ko kịp cháy thiết bị điện!
Tư vấn lung tung.

Đối với không gian hẹp thì người ta khaon giếng để thả cọc tiếp địa chứ chả ai đóng nhiều cọc gần nhau.

Tiếp địa chống sét lan truyền không dùng chung với tiếp địa chống sét trực tiếp, nếu 2 bãi tiếp địa gần nhau đâu như dưới 10 hay 20m gì đấy là phải mua thêm van đẳng thế để nối bãi tiếp địa lại với nhau tránh trường hợp xông áp bãi nọ sang bãi kia.

Đối với tiếp địa chống sét lan truyền, tiếp địa lấy trung tính, tiếp địa an toàn thì người ta sẽ ưu tiên hàn dây liền với cọc chứ hiếm khi nối bằng phương pháp siết cáp, bởi mấy loại tiếp địa này cần điện trở nhỏ và ít nguy cơ hở mạch.

Chống sét đánh trực tiếp thì siết cáp với cọc cũng được.

Đã dùng cọc sắt đóng mà còn đổ muối thì chả mấy mà mất chức năng tiếp địa, nó ăn cho mục cọc luôn.
 
Last edited:
chào các anh
nhà em đang sửa lại 1 chút chạy lại điện 4 tầng lại vừa đọc báo có vụ chập điện chết người em muốn hỏi cách thiết kế hệ thống điện an toàn
nhà em 3 tầng 3 nhà vệ sinh, 1 bếp từ, 1 tủ lạnh,1 máy rửa bát, 3 điều hòa, 1 máy bơm nước , bơm từ dưới đi lên các tầng
em hỏi 1 số đv thi công điện họ tư vấn có 2 phương án
1 thi công hệ thống tiếp địa ? tốn kém hơn ? vậy em hỏi là hệ thống tiếp địa là sao thi công có tốn nhiều tiền khg ạ ? thay ổ cắm 3 có tiếp địa có an toàn hơn ổ thường khg ạ ? kinh phí có cao hơn nhiều khg ạ
2 là thi công thường không có tiếp địa ? và sử dụng mcb +rccb, cho tổng và các tầng, ở các nhà tắm thì lắp thêm 1 rccb tép cho bình nóng lạnh và máy rửa bát và máy bơm, thiết kế riêng cho máy rửa bát 1 hệ tiếp địa đơn giản
vậy cho em hỏi phương án nào khả thi và kinh tế an toàn nhất ạ
vote phương án 2 bạn nhé, con atomat chống giật thì cứ chọn loại xịn xịn vào bạn nhé, con đó quan trọng
 
Tư vấn lung tung.

Đối với không gian hẹp thì người ta khaon giếng để thả cọc tiếp địa chứ chả ai đóng nhiều cọc gần nhau.

Tiếp địa chống sét lan truyền không dùng chung với tiếp địa chống sét trực tiếp, nếu 2 bãi tiếp địa gần nhau đâu như dưới 10 hay 20m gì đấy là phải mua thêm van đẳng thế để nối bãi tiếp địa lại với nhau tránh trường hợp xông áp bãi nọ sang bãi kia.

Đối với tiếp địa chống sét lan truyền, tiếp địa lấy trung tính, tiếp địa an toàn thì người ta sẽ ưu tiên hàn dây liền với cọc chứ hiếm khi nối bằng phương pháp siết cáp, bởi mấy loại tiếp địa này cần điện trở nhỏ và ít nguy cơ hở mạch.

Chống sét đánh trực tiếp thì siết cáp với cọc cũng được.

Đã dùng cọc sắt đóng mà còn đổ muối thì chả mấy mà mất chức năng tiếp địa, nó ăn cho mục cọc luôn.

bác cho mình hỏi về khoan giếng tiếp địa, mình tìm hiểu thì thấy khi làm thì cần khoan ít nhất 3 giếng tiếp địa, chiều sâu (7-15m), nếu như vầy thì mình thấy còn khó triển khai hơn so với việc đóng cọc, tại đất nhà mình chỉ có 50m2, hiện đã đổ sàn tầng trệt rồi. Nếu mình chỉ làm tiếp địa sử dụng để chống sét lan truyền, lấy trung tính, tiếp địa an toàn thôi thì có phương án nào triển khai đơn giản hơn ko?
 
bác cho mình hỏi về khoan giếng tiếp địa, mình tìm hiểu thì thấy khi làm thì cần khoan ít nhất 3 giếng tiếp địa, chiều sâu (7-15m), nếu như vầy thì mình thấy còn khó triển khai hơn so với việc đóng cọc, tại đất nhà mình chỉ có 50m2, hiện đã đổ sàn tầng trệt rồi. Nếu mình chỉ làm tiếp địa sử dụng để chống sét lan truyền, lấy trung tính, tiếp địa an toàn thôi thì có phương án nào triển khai đơn giản hơn ko?
Địa thế quá xấu kiểu như đất nhiều cát sỏi thì mới phải khoan nhiều giếng đê rđảm bảo điện trở đạt yêu cầu.
Còn thông thường khoan 1 giếng và đổ gem là đủ rồi.

Đóng cọc dễ triển khai nhưng cần có bãi rộng để đóng, cọc gần nhau nó giảm tác dụng của cọc đi.
 
Địa thế quá xấu kiểu như đất nhiều cát sỏi thì mới phải khoan nhiều giếng đê rđảm bảo điện trở đạt yêu cầu.
Còn thông thường khoan 1 giếng và đổ gem là đủ rồi.

Đóng cọc dễ triển khai nhưng cần có bãi rộng để đóng, cọc gần nhau nó giảm tác dụng của cọc đi.

bác cho mình hỏi tại sao phải khoan sâu 7-15m luôn bác nhỉ? để tới được mạch nước ngầm à? cọc móng chỗ mình ép max là 7m
 
, tiếp địa lấy trung tính, tiếp địa an toàn thì người ta sẽ ưu tiên hàn dây liền với cọc chứ hiếm khi nối bằng phương pháp siết cáp, bởi mấy loạ
Tư vấn lung tung.

Đối với không gian hẹp thì người ta khaon giếng để thả cọc tiếp địa chứ chả ai đóng nhiều cọc gần nhau.

Tiếp địa chống sét lan truyền không dùng chung với tiếp địa chống sét trực tiếp, nếu 2 bãi tiếp địa gần nhau đâu như dưới 10 hay 20m gì đấy là phải mua thêm van đẳng thế để nối bãi tiếp địa lại với nhau tránh trường hợp xông áp bãi nọ sang bãi kia.

Đối với tiếp địa chống sét lan truyền, tiếp địa lấy trung tính, tiếp địa an toàn thì người ta sẽ ưu tiên hàn dây liền với cọc chứ hiếm khi nối bằng phương pháp siết cáp, bởi mấy loại tiếp địa này cần điện trở nhỏ và ít nguy cơ hở mạch.

Chống sét đánh trực tiếp thì siết cáp với cọc cũng được.

Đã dùng cọc sắt đóng mà còn đổ muối thì chả mấy mà mất chức năng tiếp địa, nó ăn cho mục cọc luôn.
:LOL: ở ngoài làm thế hết đấy bác!
Nói như bác là ở điều kiện lý tưởng rồi.
 
bác cho mình hỏi tại sao phải khoan sâu 7-15m luôn bác nhỉ? để tới được mạch nước ngầm à? cọc móng chỗ mình ép max là 7m
Độ ẩm đất cao và đất thịt nhiều thì dẫn điện tốt hơn, khoan sâu xuống nữa toàn đá thôi, còn khoan trúng mạch nước thì hiếm.
 
:LOL: ở ngoài làm thế hết đấy bác!
Nói như bác là ở điều kiện lý tưởng rồi.
Nếu ở ngoài làm thế hết là ko đúng kĩ thuật rồi bác.

vì tiếp địa chống sét và tiếp địa cho thiết bị trong nhà phải khác nhau và đặt cách xa nhau tầm 5-10m cơ ấy (nhà tp nên dc thế là hp lắm rồi). Nếu 2 cọc tiếp địa này gần nhau, khi sét đánh thì sét sẽ lan truyền sang cọc tiếp địa thiết bị. >>> kết quả cả đống thiết bị trong nhà oẳng theo.

Tiếp địa chống sét: đóng cọc thì đóng thành bãi khoảng 3 cọc cách nhau 3m, hàn nối 3 cọc này vào với nhau và hàn vào dây chống sét từ tầng trên xuống. >> tạm dc thôi >> nên đóng ngoài nhà hoặc sân vườn nếu có.

Tiếp địa cho thiết bị, sét lan truyền: đóng 1-3 cọc cách nhau 1m là tốt rồi, đấu tiếp địa cho thiết bị trong nhà + đấu CB chống sét lan truyền. >>> nên đóng tại chỗ đặt AT tổng + gần bếp luôn để tiện đi dây

VN mấy vụ chống sét này làm cực ẩu và chủ quan. Thợ làm nhà mình là 1 ví dụ: kiểu à, cứ đóng 1 cái cọc tầm 2m xuống là dc chứ gì. chán.
 
Dây kéo lực đi cùng cáp quang bác. Rồi bác kéo internet từ nhà khác bằng dâg mang.. Vẫn dính sét lan truyền bình thường.
Dây cường lực được xé, cắt một đoạn dài trước khi vào đầu ODF hoặc fast connect nhé.
Cáp quang không sợ sét đánh vào đường dây.
 
Đóng cọc tiếp địa có hẳn một chương về nó không phải cái cọc nào cắm vào cũng đủ tiếp địa đâu.
Nếu có chuyên nghành thì nói không thì dừng lại, cái người ta gọi là muối để giảm điện trở chính xác là hóa chất không phải là muối ăn đâu.
Việc làm tiếp địa rất phức tạp, khi làm dùng nhiều cách cuối cùng đạt được chỉ tiêu điện trở đất về mức cho phép. Điện trở đất phải dùng máy chuyên dụng mới đo được.
Tiếp địa thì nhiều kiểu tiếp từ lấy cái đinh cắm vào tường cũng gọi là tiếp địa đến việc làm bãi cọc như trận Bạch Đằng cũng là bãi tiếp địa. Tùy việc tiếp địa như thế nào mà hiệu quả đạt được như thế đó.
 
Đóng cọc tiếp địa có hẳn một chương về nó không phải cái cọc nào cắm vào cũng đủ tiếp địa đâu.
Nếu có chuyên nghành thì nói không thì dừng lại, cái người ta gọi là muối để giảm điện trở chính xác là hóa chất không phải là muối ăn đâu.
Việc làm tiếp địa rất phức tạp, khi làm dùng nhiều cách cuối cùng đạt được chỉ tiêu điện trở đất về mức cho phép. Điện trở đất phải dùng máy chuyên dụng mới đo được.
Tiếp địa thì nhiều kiểu tiếp từ lấy cái đinh cắm vào tường cũng gọi là tiếp địa đến việc làm bãi cọc như trận Bạch Đằng cũng là bãi tiếp địa. Tùy việc tiếp địa như thế nào mà hiệu quả đạt được như thế đó.

vậy bác cho mình hỏi trường hợp đã đổ sàn trệt chỉ còn dư lại 1 ô đất trống như trong hình để trồng cây thì có thể cắm 1 cọc tiếp địa để sử dụng cho việc tiếp địa thiết bị điện, chống sét lan truyền được ko? và sau này nếu trồng cây vào ô trống này thì có mất an toàn ko?

tiep_dia.PNG
 
Tùy cách lựa chọn của bạn. Nếu bạn cần thiết kế hệ thống tiếp địa chống sét cho hệ thống bạn nên tìm đơn vị họ tư vấn cho bạn. Nên nhớ nó là sẽ khá cao tiền đó nếu đủ ngân sách để chi tiền khoản đó. Mình chỉ biết tổng quát thôi còn cụ thể thế nào thì đội chuyên họ đến khảo sát và báo giá cụ thể. Cái quan trọng ở đây là mình nắm được nguyên lý, vận hành tổng thể chung để hiểu phần nào hệ thống để chi tiền cho phù hợp.
Tránh trường hợp nhiều người tưởng rẻ vài triệu đến khi nhận báo giá vài chục triệu tốn thời gian cả hai, người khảo sát mất thời gian mình mất thời gian
Hoặc trường hợp bỏ ra đống tiền nhưng không hiểu được cách họ làm dẫn đến họ làm không đúng hệ thống không hoạt động như mong muốn.
Chống sét, chống xung điện thì có phải làm xong thử được ngay đâu có khi vài năm cả chục năm mới có thì lúc đó không hoạt động cũng không thể bắt đền gì được.
Chống sét nó như bắt ma, rất vô hình khó nói khó đoán cần sự thẩm định của người làm, người sử dụng nó như biện pháp phòng ngừa rủi ro cho những thiết bị sử dụng đắt tiền trong nhà.
 
Tùy cách lựa chọn của bạn. Nếu bạn cần thiết kế hệ thống tiếp địa chống sét cho hệ thống bạn nên tìm đơn vị họ tư vấn cho bạn. Nên nhớ nó là sẽ khá cao tiền đó nếu đủ ngân sách để chi tiền khoản đó. Mình chỉ biết tổng quát thôi còn cụ thể thế nào thì đội chuyên họ đến khảo sát và báo giá cụ thể. Cái quan trọng ở đây là mình nắm được nguyên lý, vận hành tổng thể chung để hiểu phần nào hệ thống để chi tiền cho phù hợp.
Tránh trường hợp nhiều người tưởng rẻ vài triệu đến khi nhận báo giá vài chục triệu tốn thời gian cả hai, người khảo sát mất thời gian mình mất thời gian
Hoặc trường hợp bỏ ra đống tiền nhưng không hiểu được cách họ làm dẫn đến họ làm không đúng hệ thống không hoạt động như mong muốn.
Chống sét, chống xung điện thì có phải làm xong thử được ngay đâu có khi vài năm cả chục năm mới có thì lúc đó không hoạt động cũng không thể bắt đền gì được.
Chống sét nó như bắt ma, rất vô hình khó nói khó đoán cần sự thẩm định của người làm, người sử dụng nó như biện pháp phòng ngừa rủi ro cho những thiết bị sử dụng đắt tiền trong nhà.

ok bác, nhu cầu của mình chỉ làm tiếp địa an toàn điện sử dụng cho các thiết bị điện trong nhà thôi, còn tiếp địa chống sét thì chắc ko cần thiết vì nhà mình cũng nhỏ, xung quanh ko thấy ai làm chống sét cả. Với nhu cầu của mình thì có thể sử dụng CB chống giật để thay thế tiếp địa được ko các bác nhỉ?
 
Khiếp, nhà dân mà làm đc tiếp địa + chống sét lan truyền đúng nghĩa thì chắc VN chả có đâu.
Bàn để mở mang kiến thức thì OK :D
 
Khiếp, nhà dân mà làm đc tiếp địa + chống sét lan truyền đúng nghĩa thì chắc VN chả có đâu.
Bàn để mở mang kiến thức thì OK :D

haha, mình thấy giờ nhà dân người ta làm cũng nhiều, như bác nói có lẽ đa số là làm ko đạt chuẩn? :D Theo mình tìm hiểu thì điện trở của con người cao hơn khá nhiều so với con số 4Ω (tiêu chuẩn <4Ω của tiếp địa), nếu vậy làm tiếp địa dù ko đạt chuẩn nhưng có lẽ vẫn có thể phòng tránh các trường hợp tử vong/tổn thương do gặp rủi ro về điện nhỉ ??
 
haha, mình thấy giờ nhà dân người ta làm cũng nhiều, như bác nói có lẽ đa số là làm ko đạt chuẩn? :D Theo mình tìm hiểu thì điện trở của con người cao hơn khá nhiều so với con số 4Ω (tiêu chuẩn <4Ω của tiếp địa), nếu vậy làm tiếp địa dù ko đạt chuẩn nhưng có lẽ vẫn có thể phòng tránh các trường hợp tử vong/tổn thương do gặp rủi ro về điện nhỉ ??
Làm tiếp địa thì nhiều nhà dân làm. Đa phần là kiểu TN-C. Nhưng có đo đạc chuẩn không thì mình không dám bàn. Nội cái chuyện quy định L-N trái phải VN mình còn chưa có nữa thì đừng mong tiếp địa làm chuẩn.

Chống sét cũng nhiều, nhưng các bác trên có nói là chưa chắc đã bảo vệ được trong trường hợp bị sét đánh thật sự. Mình đi công trình từng gặp nhiều công trình lớn (chung cư 5x tầng) vẫn bị sét đánh tạo xung (surge) làm cháy contactor của các thiết bị, dù được thiết kế và thi công bởi các thầu M&E có tiếng. Nên làm để có sự yên tâm thì đúng hơn là làm để bảo vệ.

Cách làm tiếp địa (chống rò) của mình khá đơn giản, lắp RCCB tại các ổ cắm cần thiết + đo kiểm tra định kỳ dòng rò và Delta-T (thời gian đóng cắt) (mỗi năm) bằng thiết bị chuyên dụng được calib.
 
Điện rất nguy hiểm, nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do sự cẩu thả, chủ quan của thợ điện và chính chúng ta. Xin kể 3 trường hợp đã gặp :
1. Vài người thợ dệt bị giật gần chết, 2 trường hợp chết (một người thì vợ mới sinh con được 2 tháng) vì chủ tiếc tiền kêu thợ điện + thợ dệt tài lanh tự câu bóng đèn chiếu sáng, xiết dây điện vào thành máy dệt, lâu ngày bị hở điện + thợ điện đóng te (nối đất) ẩu.
2. Mái tôn nhà bếp các nhà trong xóm tiếp xúc lẫn nhau, có nhà để vài chậu cây trên mái, ra tưới cây thì bị giật vài lần nên nối te từ mái tôn xuống ngay chỗ rửa chén bát, một ngày thấy bốc khói ở cây te và dây điện chảy cả vỏ (nhà đóng te lẫn nhà hở điện). Gọi điện lực xuống kiểm tra 5 nhà dính mái tôn thì do 1 nhà bắt dây điện quạt trần dính đòn tay sắt và mái tôn. Hên là chưa cháy nhà.
3. Xưởng đồ gỗ gia dụng của thằng bạn bị cháy rụi, thiệt hại toàn bộ còn phải đóng phạt cho cứu hỏa. Do quạt bàn xài quá bền, bị khô dầu nên bốc cháy (cháy luôn dây điện) và lan cực nhanh. Xưởng nằm biệt lập nên không gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
 
Back
Top