thắc mắc thiết kế hệ thống điện gia đình an toàn

cả cái nhà đầu tư cả tỷ thì không tiếc (nhất là biệt thự) thì đầu tư hệ thống tiếp địa vài chục triệu mình nghĩ chắc là được. còn điện trở tiếp địa nhỏ hơn 4 Ohm thì tùy chất đất từng vùng và bố trí cọc tiếp địa.
nhà cả tỷ là gồm cả trăm thứ trong đó rồi fen, cái nào cũng "xịn 1 chút" thì 2-3 tỷ cũng chỉ được chừng đó m2 sàn thôi, tùy túi tiền mà mua
phần điện-nước (lắp cố định) trong nhà 1 tỷ đó chiếm tầm 100tr, mà tiếp địa "vài chục" thì chiếm tỷ trọng lớn quá, fen chơi tiếp địa xịn chẳng lẽ mua ổ cắm roman, sino, đi ống ruột gà, ... rồi lắp ...cầu chì như trên :doubt:
còn biệt thự thì tôi chưa thấy cái nào "cả tỷ" cả, toàn tính bằng chục tỷ thì vài chục cho tiếp địa ko vấn đề gì thật
 
Last edited:
3 trường hợp tôi kể thì họ vẫn sống gần nhà tôi đây. Cậu cũng có thể tìm đọc các bài báo về tai nạn điện.
Máy móc tôi mua về sản xuất thì thấy tủ điện của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam cho các máy động lực mô tơ 5 ngựa trở xuống luôn luôn có 1 CB kèm theo từ 1 đến 3 cầu chì. Có cầu chì 40A bằng CB, có cầu chì 2A, 5A... Hỏi thăm mấy thợ điện thì họ đều bảo cầu chì quan trọng không kém CB, bảo vệ quá tải tốt hơn CB lại dễ nhận biết và thay thế. Nếu cầu chì không quan trọng thì sao tôi nhìn ở đâu cũng thấy nó (điều khiển, động lực, dàn âm thanh...).
Vậy xin hỏi các kỹ sư điện voz cầu chì là vô dụng trong việc bảo vệ hệ thống điện? Ngoài ra, thay vì ra vẻ thì sao không đưa ra giải pháp cho mọi người tham khảo?
Tôi xác nhận cầu chì bảo vệ quá tải tốt hơn aptomat.
Mạch perfect thì nên có cầu chì ở phía trước CB tổng (Cầu chì bảo vệ luôn cho cả CB tổng).
CB thì thuận tiện ở cái đóng ngắt được và không phải thay chì.
Dung lượng chì cũng rất phong phú, upto 1000A

Cái ưu điểm cầu chì ở TH mạch bị rò/ chạm đất nhưng dòng chạm đất đủ nhỏ chưa tới ngưỡng cắt nhanh của CB, nhưng lại đủ lớn như mức quá tải hoặc thậm chí lớn hơn, thì cầu chì sẽ chảy trước khi CB nhảy.

Tuy nhiên lựa chọn dung lượng cầu chì và CB thì đừng chọn bừa.
 
Last edited:
Thợ điện thì họ thường dựa vào kinh nghiệm, nhưng nhiều cái thì bên làm tủ điện họ chuyên nghiệp hơn, chuẩn hơn rất nhiều. Một số kinh nghiệm của thợ là do cảm giác, suy đoán thôi. Và có 1 số ưng dụng thì người ta khuyên dùng cầu chì hơn là CB. Ví dụ như việc sử dụng thiết bị chống sét lan truyền, các hãng thường đề xuất dùng cầu chì hoặc MCCB không dùng MC (hay còn gọi là CB tép) nhằm mục đích bảo vệ trước khi đấu vào thiết bị chống sét lan truyền. MCCB/MCB/cầu chì đều có khả năng bảo vệ khi thiết bị chống sét lan truyền bị ngắn mạch tương đương nhau nhưng khi có xung sét, MCB dễ xảy ra tình trạng OFF sớm, khiến dòng sét chưa kịp xả xuống đất, trong khi cầu chì sẽ duy trì được lâu hơn.

Mình correct đoạn này chút. Không phải là do chưa kịp xả đâu bạn.
Việc dùng MCCB/Fuse để bảo vệ thiết bị chống sét vì lo ngại Chống sét bị hỏng/ hoặc bị phá huỷ khi gặp sét sẽ chuyển thành sự cố ngắn mạch. (chống sét là 1 thiết bị có tổng trở phi tuyến: ở điện áp làm việc thường thì tổng trở vô cùng lớn = môi trường cách ly, ở điện áp lớn như điện áp sét thì tổng trở giảm về 0)
TH chống sét bị hỏng có thể tổng trở = 0 -> coi như bị ngắn mạch tại thiết bị chống sét -> MCCB/Fuse sẽ ngắt cô lập điểm ngắn mạch.

Mình cũng chưa gặp TH dùng MCB, vì thông thường MCB chỉ có rated maximum tới cỡ 63A, còn chống sét như khuyến cáo NSX thông thường MCCB/Fuse cũng cỡ 80-100-125A , và cáp đồng cỡ 10mm2 trở lên (để hạn chế lực điện động và nhiệt làm mát khi gặp dòng sét đỉnh)
 
nếu khôg có điều kiện thì cũg khôg nên làm dây tiếp dat vì chi phí làm hệ thốg tiếp địa dưới 4 ôm là một chi phí khôg nhỏ
 
nếu khôg có điều kiện thì cũg khôg nên làm dây tiếp dat vì chi phí làm hệ thốg tiếp địa dưới 4 ôm là một chi phí khôg nhỏ
Nó tuỳ địa hình, như chỗ mình mua một cây sắt v63 nhúng kẽm nóng, về cắt ra 3 khúc đóng xuống là được dưới 2ôm luôn.
Cây sắt ấy phải được hơn chục năm mới mục hết, chi phí cũng khá rẻ nhưng thường xuyên phải kiểm tra xem nó còn đạt chuẩn không vì nó han mục làm đứt cọc.
Đóng được cọc và cáp đồng thì gần như dùng cả đời, mỗi tội đắt, thời gian phải kiểm tra lại nó dài hơn.
 
cả cái nhà dầu tư cả tỷ thì khôg tiếc (nhất là biệt thự) thì dầu tư hệ thốg tiếp dịa vài chuc triệu m nghĩ chắc là dc
 
Nếu là em thì em đi trục chính dây 10mm2. Các nhánh tầng thì đi dây 4mm2. Tuy nhiên nhà em lâu nay đều ở chung cư nên cũng ko chắc lắm.
dây 10 mm2 là dây nóng 10mm2 + dây lạnh 10mm2 ấy hả thím :D
hay là 10mm2 cho cả 2 dây (đôi)?
 
Dây kéo lực đi cùng cáp quang bác. Rồi bác kéo internet từ nhà khác bằng dâg mang.. Vẫn dính sét lan truyền bình thường.
Khi dây quang vào nhà, thì tách dây chịu lực và cắt ra một đoạn là ok thôi. Cần gì chống sét.
 
thay con CB tổng bằng RCBO rồi theo dõi tiếp (có bị nhảy bất thường không), nếu ổn rồi thì đây là giải pháp nhanh nhất + tiết kiệm nhất + an toàn vừa đủ
 
Mô hình thiết kế bạn này post là tiêu chuẩn nè các bạn, áp dụng cho số đông các hộ dân. Vì có 2 nguyên do chính: nếu gắn CB tổng chống giật mà nó nhảy hoài trong khi thiết bị điện không hư thì 95% người ta sẽ cho là hệ thống điện đểu, mà không hề kiểm tra lại đồ điện xem các thiết bị nào gây dòng rò lớn là nguyên nhân. Kế tiếp là do chất lượng CB chống giật không đồng nhất (loại xịn thì lại mắc tiền) và thực tế xài đồ điện của mỗi hộ hoàn toàn khác nhau, khá nhiều trường hợp cái 30mA nhảy trước cái 15mA.
Vẫn nên gắn CB tổng chống giật là an toàn nhất, kèm theo cầu chì nữa, lỡ có bị nhảy hoài thì thay vị trí của CB thường và CB chống giật (phải cùng mức ampe). Mô hình thiết kế không hề thay đổi, chỉ thay CB hoặc vị trí của CB trong mô hình là giải quyết được rồi.
Thực tế mức rò dòng để rcbo nó nhảy của mỗi hãng khác nhau đấy. Trên baidu có thằng TQ nó test rồi. Hãng thì 14ma nhảy, hãng 20, hãng thì tận 40ma mới nhảy. Hôm nào em sẽ review cho ae.
 
Mua thống nhất 1 loại thôi sẽ hạn chế việc nhảy lung tung
Thực tế mức rò dòng để rcbo nó nhảy của mỗi hãng khác nhau đấy. Trên baidu có thằng TQ nó test rồi. Hãng thì 14ma nhảy, hãng 20, hãng thì tận 40ma mới nhảy. Hôm nào em sẽ review cho ae.
nhà em xây hơn 20 năm rồi sơ đồ đi dây điện mất luôn rồi giờ làm sao để mình thay toàn bộ dây trong nhà luống ống cách điện chịu nhiệt đc vậy các bác nhỉ,hic?
 
nếu khôg có điều kiện thì cũg khôg nên làm dây tiếp dat vì chi phí làm hệ thốg tiếp địa dưới 4 ôm là một chi phí khôg nhỏ
chính vì thế nên xây nhà em bỏ mẹ mục lắp thu lôi này nọ. @@
bỏ luôn cọc tiếp địa, dùng át chống giật giống của cụ @Yolo22_3
 
nhà em xây hơn 20 năm rồi sơ đồ đi dây điện mất luôn rồi giờ làm sao để mình thay toàn bộ dây trong nhà luống ống cách điện chịu nhiệt đc vậy các bác nhỉ,hic?
khi nào sửa nhà thì làm bác ạ. nếu ko cứ đóng nẹp đi nổi thôi.
 
Back
Top