kiến thức Thớt giải đáp ngữ pháp - từ vựng tiếng Anh cơ bản-nâng cao

Chủ thread có kênh Youtube để luyện nghe hàng ngày k nhỉ ( trình e còi cọc thôi TOEIC TẦM 700-800 )
sTm4NO7.gif
sTm4NO7.gif
sTm4NO7.gif
 
Bác đưa ra cách nhớ kiểu nhóm này rất hay, em thấy dễ nhớ hơn thật, cám ơn bác :love:
Nhưng cho em hỏi nếu phải nắm được xu hướng nghĩa của câu để biết dùng V-ing hay to V, thì phân nhóm kia có tác dụng gì? để mình biết đa số theo V-ing hay đa số theo to V ạ? khi mà ko nắm được xu hướng thì cứ phang theo cái đa số này là vẫn đúng ạ?😅
Mục tiêu cuối cùng vẫn là thuộc được động từ nào đi với V-ing, động từ nào đi với To V. Kiểu phân nhóm kia là 1 cách mình đưa ra để dễ thuộc hơn khi mọi người thấy có điểm tương đồng giữa các cấu trúc, thay vì phải học thuộc lòng từng cái lẻ sẽ thấy chán. Khi bác dùng 1 từ nào đấy thì đương nhiên bác phải biết nghĩa của nó rồi chứ.

giả sử trong 1 câu có nhiều từ Adv(or adj) thì chúng có vị trí như thế nào với nhau nhỉ thím?
có nhất định phải theo thứ tự không (như sách hay nói) hay có mẹo nào để nhớ?
Vị trí của các từ trong câu phụ thuộc vào chức năng của chúng, phần này học theo sách được. Ví dụ:
  • Adj bổ trợ N thì đứng trước N
  • N1 bổ trợ N2 thì đứng trước N2
  • Adv bổ trợ Adj thì đứng trước Adj
  • Adv bổ trợ V thì đứng trước hoặc sau V
Thì bác cũng có thể tự đúc ra 1 xu hướng ghép từ của tiếng Anh, ấy là: từ bổ trợ thường đứng trước từ được bổ trợ. Gọi đây là mẹo cũng được.

cụm từ "social distancing" thì distancing có phải là gerund không
Đúng rồi.

Chủ thread có kênh Youtube để luyện nghe hàng ngày k nhỉ ( trình e còi cọc thôi TOEIC TẦM 700-800 )
sTm4NO7.gif
sTm4NO7.gif
sTm4NO7.gif
Mình ko có
janDexM.jpg
Trước mình luyện nghe toàn xem phim thôi.
 
Mục tiêu cuối cùng vẫn là thuộc được động từ nào đi với V-ing, động từ nào đi với To V. Kiểu phân nhóm kia là 1 cách mình đưa ra để dễ thuộc hơn khi mọi người thấy có điểm tương đồng giữa các cấu trúc, thay vì phải học thuộc lòng từng cái lẻ sẽ thấy chán. Khi bác dùng 1 từ nào đấy thì đương nhiên bác phải biết nghĩa của nó rồi chứ.
Ý mình là ví dụ như : like, love, hate đi với cả V-ing lẫn To -Verb, want cũng đi với V-ing với To-V...vậy thì việc phân nhóm nào đi với V-ing với to-V kia sẽ có tác dụng gì?
Mình thì đang hiểu các từ đó sẽ ưu tiên áp dụng theo nhóm đã phân kia phải không fen? (nếu không từ nào cũng phải nhớ sự khác biệt khi đi với V-ing và To - Verb là gì thì sẽ rất đau đầu)
 
có thím nào biết bản chất của bọn gerund và to infinitive không nhỉ?o_O
tại sao phải biến đổi lung tung vậy?:eek:
Gerunds are best for use in sentences about actions that are real or complete, or that have been completed.

Infinitives
are best for use in sentences about actions that are unreal or abstract, or that will occur in the future
 
Ý mình là ví dụ như : like, love, hate đi với cả V-ing lẫn To -Verb, want cũng đi với V-ing với To-V...vậy thì việc phân nhóm nào đi với V-ing với to-V kia sẽ có tác dụng gì?
Mình thì đang hiểu các từ đó sẽ ưu tiên áp dụng theo nhóm đã phân kia phải không fen? (nếu không từ nào cũng phải nhớ sự khác biệt khi đi với V-ing và To - Verb là gì thì sẽ rất đau đầu)
Phân loại theo nhóm vậy để giúp mình có sự liên hệ giữa các động từ có nghĩa tương đồng nhau, sau đó gộp chung lại và chuyển sang nhớ logic của cả nhóm thay vì phải nhớ công thức của từng động từ riêng lẻ. Đây là một cách để giảm tải cho bộ nhớ và giúp cho việc học cấu trúc bớt nhàm chán.

Không có sự ưu tiên nào như bác đang hiểu đâu. Bác hãy tư duy nghĩa -> cấu trúc thay vì học thuộc cấu trúc -> nghĩa.
Ví dụ với like, hãy nhớ là nó có 2 nghĩa (sở thích + ý muốn), ứng với like V-ing và like to V. Nhận thấy: nghĩa và cấu trúc like to V khá tương đồng với nhiều động từ khác như need, want. Từ đó suy ra: cứ động từ nào dùng để nói về ý muốn thì khả năng cao là sẽ đi với to V (thay vì phải học từng cái like to V, want to V, need to V...).
 
Phân loại theo nhóm vậy để giúp mình có sự liên hệ giữa các động từ có nghĩa tương đồng nhau, sau đó gộp chung lại và chuyển sang nhớ logic của cả nhóm thay vì phải nhớ công thức của từng động từ riêng lẻ. Đây là một cách để giảm tải cho bộ nhớ và giúp cho việc học cấu trúc bớt nhàm chán.

Không có sự ưu tiên nào như bác đang hiểu đâu. Bác hãy tư duy nghĩa -> cấu trúc thay vì học thuộc cấu trúc -> nghĩa.
Ví dụ với like, hãy nhớ là nó có 2 nghĩa (sở thích + ý muốn), ứng với like V-ing và like to V. Nhận thấy: nghĩa và cấu trúc like to V khá tương đồng với nhiều động từ khác như need, want. Từ đó suy ra: cứ động từ nào dùng để nói về ý muốn thì khả năng cao là sẽ đi với to V (thay vì phải học từng cái like to V, want to V, need to V...).
Nếu không phải ưu tiên thì ở trong các bài dạy trên mạng, hay ví dụ video này
(bảng phút 18:36), "Cô Vũ Mai Phương - Danh động từ", cô giáo vẫn sẽ có những từ đi với V-ing để thành danh động từ bác nhỉ? bao gồm cả Like, dislike, enjoy, feel like...
 
Nếu không phải ưu tiên thì ở trong các bài dạy trên mạng, hay ví dụ video này
(bảng phút 18:36), "Cô Vũ Mai Phương - Danh động từ", cô giáo vẫn sẽ có những từ đi với V-ing để thành danh động từ bác nhỉ? bao gồm cả Like, dislike, enjoy, feel like...
Thì đúng rồi, đây đều là những từ có cấu trúc đi với V-ing (danh động từ) như mình đề cập trong post gốc. Bác để ý sẽ thấy trong bảng này có khá nhiều nhóm từ có nghĩa tương đồng nhau. Ví dụ:
  • Admit, deny
  • Delay, postpone
  • Suggest, recommend
  • Like, enjoy, fancy
  • ...
Chú ý rằng cấu trúc đi với V-ing chỉ là 1 trong nhiều cấu trúc mà các từ này có thôi nhé. Tức là không phải cứ sau like thì sẽ là V-ing. Còn tùy vào nghĩa của từ đó nữa (như mình cũng đã nói).
 
mấy bác cho em hỏi ngu:
1. There is/are ... với It has... khi nào dùng cái nào vậy, sao em dùng cái nào người ta cũng hiểu vậy sao sinh ra cả 2 làm gì ạ
 
mấy bác cho em hỏi ngu:
1. There is/are ... với It has... khi nào dùng cái nào vậy, sao em dùng cái nào người ta cũng hiểu vậy sao sinh ra cả 2 làm gì ạ

2 cái dùng 2 ngữ cảnh hoàn toàn khác nhau, do bợn dùng sai
There is/ are là chủ ngữ ảo, thường để g/thiệu cái gì, ng nào đó
Vd
- There is my family. It has 4 members

Gửi từ Sony D6603 bằng vozFApp
 
giúp em phân biệt high vs tall vs height với thím
Tall là chỉ chiều cao (độ dài của 1 vật nào đó từ đáy đến đỉnh).
Ví dụ: tall man, tall tree, tall building

High là chỉ độ cao (khoảng cách tính từ 1 điểm nào đó đến mặt đất).
Ví dụ: high window, high sky, high peak

Mình hay lấy hình ảnh này để dễ hình dung:
  • Mt. Everest is the world's highest mountain.
  • But the world's tallest mountain is Mauna Kea.
Mauna Kea có 1 phần nằm dưới đáy biển, nếu nó trồi lên mặt đất thì sẽ còn higher than Mt. Everest.

Còn Height là danh từ của High.
 
Last edited:
Các thím có thể giải thích thêm về "be able to" và "manage to" được không ạ, mình đang rối nghĩa về từ này khi đọc qua phần can và could. Mong các thím giải thích thêm =((
 
Các thím có thể giải thích thêm về "be able to" và "manage to" được không ạ, mình đang rối nghĩa về từ này khi đọc qua phần can và could. Mong các thím giải thích thêm =((

Be able to: có thể làm điều gì (trong khả năng of mình)
Manage to: đòi hỏi sự cố gắng để có thể làm gì (ngoài khả năng of ng đó, tùy đk ngoại cảnh...)

Gửi từ Sony D6603 bằng vozFApp
 
Back
Top