kiến thức Thớt giải đáp ngữ pháp - từ vựng tiếng Anh cơ bản-nâng cao

bác có thể ví dụ để làm rõ hơn ý "đừng để phụ thuộc TV" được ko? cám ơn bác.
Ví dụ khi đọc thấy red car, một người ko bị phụ thuộc TV sẽ tưởng tượng ra hình ảnh cái xe ô tô màu đỏ, còn một người bị phụ thuộc TV sẽ phải dịch ra xe đỏ trước rồi mới tưởng tượng ra đc.

Đó là ví dụ dễ, các ví dụ khó hơn cũng y chang. Giờ thử với:
- Our teacher has a red car, which was hit by a truck yesterday.
Bác đọc câu này, tự ngăn mình đừng nghĩ gì bằng TV. Thay vào đó tưởng tượng ra luôn câu chuyện (có cái gì, nó làm sao, xảy ra lúc nào, liên quan đến ai...)

Nếu tưởng tượng ra thành công thì tức là ko bị phụ thuộc vào TV, và ngược lại.
 
vậy dùng cafe như coffee vẫn dc hả thím. Do trước đây có 1 thầy Kenny N nói việc ng Việt mình dùng từ này sai nên thắc mắc

Không dùng tương đương được.
Cafe là từ rút gọn của cafeteria (nghĩa TV tự tra), chỉ nơi chốn. Gốc từ tiếng TBN của Mễ lấy qua.
Coffee => chỉ món đồ uống hay loài cây (coffee tree), hạt (coffee bean)
 
Cả cái hệ thống ngữ pháp TA có thể đc gói gọn trong 1 vấn đề: Từ loại (8 cái, trong đó danh tính động trạng là quan trọng nhất). Cần phải hiểu chức năng của từ loại, mối quan hệ của từ loại này với từ loại kia, cách kết hợp chúng với nhau để ra các cấu trúc từ ngắn đến dài.

Ví dụ như đại từ phản thân đi. Bản chất nó là đại từ, đại từ là từ để thay thế cho danh từ, có cùng chức năng gọi người hoặc vật. Hiểu được điều này thì bác sẽ thấy rằng:

là 1 cách giải thích thừa thãi. Đấy chỉ là 1 biến thể của cấu trúc prepare A for B (chuẩn bị để A sẵn sàng cho B), chẳng qua ở đây A chính là bản thân mình nên mới dùng đại từ phản thân.

Rộng ra, bác sẽ nhận ra rằng đại từ phản thân ko khác gì 1 đại từ bình thường, tức là ko cần phải học gì riêng biệt cho nó cả. Cứ nắm chắc kiến thức chung về đại từ là xong.

Và ngữ pháp thì liên quan mật thiết đến ý của câu. Nói cách khác, từ loại liên quan mật thiết đến nghĩa của nó trong câu. Tức là:

là 1 cách giải thích ko thỏa đáng. Nếu như che cả 4 đáp án ABCD lại, ta ko thể biết đc từ cần điền là từ loại gì, vì có biết nghĩa của nó đâu? Phải giải thích là: trong 4 đáp án trên, substantially là từ hợp lý nhất vì nó thỏa mãn cả về ngữ pháp (nó là trạng từ, bổ trợ được cho động từ improve) và nghĩa (cải thiện đáng kể). Các đáp án còn lại ko có cái nào hợp lý được như vậy.
e cảm ơn thím, vậy e sẽ tập trung trọng tâm từ loại rồi từ đó học rộng ra thêm.
bên cạnh đó thì phải luôn biết rằng dựa vào ngữ cảnh của cả đoạn chứ k chỉ nhìn vào từ đúng k ạ
 
bác cho e hỏi, mình phân biệt must, should vs ought như nào ạ? với can, could, be able nữa? e có xem lý thuyết rồi nhưng lúc bắt tay vô làm bài tập thì bị rối ạ
cảm ơn bác ạ
 
bác cho e hỏi, mình phân biệt must, should vs ought như nào ạ? với can, could, be able nữa? e có xem lý thuyết rồi nhưng lúc bắt tay vô làm bài tập thì bị rối ạ
cảm ơn bác ạ
Phần này rộng lắm, bác cho ví dụ câu bài tập cụ thể thì mới giải thích đc
 
Thím cho em hỏi, ở câu: "To worry about tomorrow is to be unhappy today", tại sao lại dùng "to be" vậy, mình viết thành "To worry about tomorrow is unhappy today" được không ạ.
Em cảm ơn thím
 
Thím cho em hỏi, ở câu: "To worry about tomorrow is to be unhappy today", tại sao lại dùng "to be" vậy, mình viết thành "To worry about tomorrow is unhappy today" được không ạ.
Em cảm ơn thím
Ko bỏ đc đâu.

Cấu trúc gốc có thể khái quát thành: [To V1] is [to V2] (việc 1 cũng chính là việc 2)
Tức câu gốc có thể hiểu là: Lo lắng cho ngày mai cũng chính là cảm thấy buồn trong hôm nay. Có thể hiểu là: người hay lo nghĩ về tương lai cũng thường là người hay cảm thấy ko vui trong hiện tại.

Cấu trúc của bác có thể khái quát thành: [To V] is [adj] (việc này có tính chất gì đó)
Tức câu của bác có thể hiểu là: Lo lắng cho ngày mai thật là đáng buồn hôm nay. Tối nghĩa đi rất nhiều.

Nếu vẫn lấn cấn, bác hãy nghĩ về câu My dream is to be happy. Giờ bỏ to be đi xem nghĩa sẽ khác gì, sau đó đối chiếu với câu ở trên là ra.
 
Ko bỏ đc đâu.

Cấu trúc gốc có thể khái quát thành: [To V1] is [to V2] (việc 1 cũng chính là việc 2)
Tức câu gốc có thể hiểu là: Lo lắng cho ngày mai cũng chính là cảm thấy buồn trong hôm nay. Có thể hiểu là: người hay lo nghĩ về tương lai cũng thường là người hay cảm thấy ko vui trong hiện tại.

Cấu trúc của bác có thể khái quát thành: [To V] is [adj] (việc này có tính chất gì đó)
Tức câu của bác có thể hiểu là: Lo lắng cho ngày mai thật là đáng buồn hôm nay. Tối nghĩa đi rất nhiều.

Nếu vẫn lấn cấn, bác hãy nghĩ về câu My dream is to be happy. Giờ bỏ to be đi xem nghĩa sẽ khác gì, sau đó đối chiếu với câu ở trên là ra.
Vòng vo vậy nhỉ
 
Mọi người dịch hộ mình câu này với:
This is not just playing with words, or sugar coating events with a Pollyanaish attitude.

Gửi từ Samsung SM-G780G bằng vozFApp
 
Thím cho em hỏi, ở câu: "To worry about tomorrow is to be unhappy today", tại sao lại dùng "to be" vậy, mình viết thành "To worry about tomorrow is unhappy today" được không ạ.
Em cảm ơn thím
Verb đứng 1 mình thì là verb.
Còn "to verb" thì thường nói tới kế hoạch và nó không còn là verb nữa, nó tương đương với noun.
  • do đó bạn sẽ thấy cả cụm to verb đứng đầu câu làm chủ ngữ
  • nếu verb1 + to + verb2 thì động từ nằm ở verb1 và có nghĩa verb1 + " để làm verb 2"
  • is + to verb tương đương: thì + sẽ định làm một chuyện gì đó, nó là một dạng của thì tương lai

Câu của bạn dịch thành "việc lo lắng về ngày mai" + thì + "sẽ là chuyện phiền muộn của hôm nay" = danh từ chủ ngữ + thì/là + cụm danh từ vị ngữ
 
Bác @vnReaver cho mình hỏi, trong T.A hay có 2 cấu trúc sau:

1. Subject + Verb + Object + To Infinitive
2. Subject + Verb + Object + Bare Infinitive

Tại sao lại có 2 cấu trúc như vậy nhỉ? Có phải To infinitive và Bare infinitive đều là 1 adverb phrase bổ nghĩa cho Verb chính đúng ko? Và cái cụm To Infinitive or Bare Infinitive theo sau Object có phải do Động từ chính Verb trong câu quyết định đúng ko ạ?

Cám ơn bác.
 
Last edited:
Bác thớt có mở lớp ngữ pháp nào chưa.
Tạm thời mình ko có kế hoạch mở lớp nữa
iJEQwtF.gif


Bác @vnReaver cho mình hỏi, trong T.A hay có 2 cấu trúc sau:

1. Subject + Verb + Object + To Infinitive
2. Subject + Verb + Object + Bare Infinitive

Tại sao lại có 2 cấu trúc như vậy nhỉ? Có phải To infinitive và Bare infinitive đều là 1 adverb phrase bổ nghĩa cho Verb chính đúng ko? Và cái cụm To Infinitive or Bare Infinitive theo sau Object có phải do Động từ chính Verb trong câu quyết định đúng ko ạ?

Cám ơn bác.
Với mình thì chúng ko phải là adverb phrase. Adverb là để bổ nghĩa, có hay ko thì ngữ pháp vẫn đủ, nhưng đám này thì buộc phải có mà. Chúng là 1 phần của cấu trúc động từ (verb pattern), và đúng là chúng phụ thuộc vào động từ chính.

To-V hay đi với động từ như nào thì mình đã đề cập ở đây. Còn V-inf thì thường đi với động từ có sắc thái subjunctive (suggest là ví dụ điển hình). Cái vấn đề subjunctive này thì hơi sâu quá, mình thấy cũng ko cần phải tìm hiểu về nó nhiều.

e searrch cambride thì that's enough có mà it's enough lại ko có
Đầy. Bác search trên youglish ấy. Nếu muốn ai đó dừng làm gì thì thường sẽ nói "That's enough", nhưng "It's enough" vẫn cứ là oke.
 
Bác @vnReaver cho mình hỏi
Khi tra từ điển Longman, mình thấy có collocation: Debate over/about.
Như vậy, có phải khi nói/viết thì mình dùng từ Debate với Over hoặc About đều được hay là mỗi cách thì lại mang 1 sắc thái khác?

1713325969783.png
 
Bác @vnReaver cho mình hỏi
Khi tra từ điển Longman, mình thấy có collocation: Debate over/about.
Như vậy, có phải khi nói/viết thì mình dùng từ Debate với Over hoặc About đều được hay là mỗi cách thì lại mang 1 sắc thái khác?
Trường hợp này mình thấy như nhau thôi
 
Back
Top