Thưởng Tết 20 triệu đồng nhưng công nhân vẫn nghỉ việc

Cryolite 9

Senior Member
Sau 2 năm nhận thưởng Tết trung bình 20 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Linh (nhân vật đề nghị thay tên, 28 tuổi) công nhân may tại một công ty may mặc ở Nam Định đã quyết định ra Tết Nguyên đán 2024 sẽ viết đơn xin nghỉ việc.

Thưởng Tết 20 triệu đồng nhưng công nhân vẫn nghỉ việc

Theo công nhân, thưởng Tết cao nhưng môi trường làm việc, chính sách, chế độ đãi ngộ kém cũng khó giữ chân người lao động lâu dài. Ảnh: Mạnh Cường.

Quyết định này của chị Linh được đưa ra sau một thời gian khá dài suy nghĩ. Đối với nữ công nhân, thưởng Tết 20 triệu đồng tuy có lớn nhưng không thể bù đắp được những áp lực phải đánh đổi trong quá trình làm việc. Thưởng Tết cao nhưng thực tế tất cả đều là công sức của nữ công nhân sau nhiều năm làm việc, công ty trích ra hằng tháng và cộng vào cuối năm.

Chị Linh cho biết, hiện tại phải làm việc hơn 10 tiếng/ngày, 7h sáng có mặt tại xưởng, làm đến 11h45 mới được nghỉ trưa. Ăn trưa xong, 12h phải tranh thủ bật đèn pin điện thoại để làm cho kịp hàng dù 12h30 công ty mới bắt đầu làm việc.

Thời gian tan làm của chị Linh là 17h30 vào mùa đông và 18h vào mùa hè. Làm việc theo hình thức khoán nên lúc nào, nữ công nhân cũng phải cố hết sức mình để không bị nhắc nhở và đảm bảo được thu nhập hằng tháng.

“Trung bình thu nhập của tôi được 8 - 9 triệu đồng/tháng. Ở công ty cũ cùng cường độ, năng suất, tôi đã được trả từ 9 - 11 triệu đồng/tháng. Như vậy, mỗi tháng, tiền lương của tôi thấp hơn ít nhất 1 triệu đồng với cùng số lượng và thời gian làm việc" - chị Linh nói và tính nhẩm, 12 tháng thu nhập thấp hơn là 12 triệu đồng cộng thêm lương cơ bản, phụ cấp, phép năm nữa cũng 20 triệu đồng, do vậy, đây là lý do chính khiến chị Linh nghỉ việc.

Chị Linh cho biết, số tiền thưởng Tết 20 triệu đồng đã bao gồm 3 triệu đồng tiền thưởng chất lượng công việc (ABC), 1,5 triệu đồng tiền phép năm. Đây là những khoản đáng nhẽ chị Linh đều được hưởng hằng tháng khi làm việc nhưng công ty đều giữ lại cộng vào cuối năm để nâng mức thưởng Tết.

Áp lực công việc là thế nhưng chị Linh vẫn có thể chấp nhận được. Điều mà chị và nhiều công nhân khác cảm thấy chạnh lòng nhất chính là thời gian và tính linh hoạt giữa công việc và cuộc sống.

“Khi nhà có việc, chúng tôi xin nghỉ cực kỳ khó khăn trừ trường hợp con ốm nặng hoặc cha mẹ, anh chị mất thì quản đốc mới ký giấy cho nghỉ. Nhiều lần nhà có giỗ chạp, người thân, bạn bè cưới hỏi hay muốn đi đâu cùng gia đình mà không xin nghỉ được tôi chỉ biết ngồi khóc trong sự bất lực” - chị Linh nói.

Một nguyên nhân nữa khiến chị Linh xin nghỉ việc là mức lương cơ bản hiện tại chỉ cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng. Hai năm qua, Nhà nước chưa tăng lương tối thiểu vùng, công ty chị cũng viện vào đó mà giữ nguyên, không tăng.

Những lúc nghỉ làm vì ốm đau hay lễ, Tết, lương cơ bản thấp khiến nữ công nhân khá chật vật vì thu nhập bị ảnh hưởng. "Bạn bè tôi làm ở công ty khác, ban đầu vào, lương cơ bản bằng nhau nhưng bây giờ đã tăng lên ít nhất 200.000 đồng, thậm chí có người được tăng đến 500.000 đồng" - chị Linh nói.

Vì thế, nữ công nhân đã quyết định sang năm sẽ xin nghỉ, lựa chọn nơi làm việc kỹ lưỡng, khắc phục được các hạn chế đang gặp phải. Theo bản thân chị, thưởng Tết cao nhưng môi trường làm việc, chính sách, chế độ đãi ngộ kém cũng khó giữ chân người lao động lâu dài.

Đầu tháng 1.2024, anh Phạm Văn Kiên (30 tuổi) đã nộp đơn xin nghỉ việc, để chuyển nơi làm mới. Thời gian làm việc còn lại của anh Kiên kết thúc vào ngày 28 tháng Chạp âm lịch. Quyết định này không khiến nam nhân viên cảm thấy buồn mà ngược lại còn thấy nhẹ lòng, thoải mái hơn.

“Công ty tôi vẫn thưởng Tết cho nhân viên khi làm đến hết năm. Thực lòng, tôi đã có ý định nghỉ từ giữa năm, bây giờ nói ra như trút bỏ được gánh nặng canh cánh trong lòng” - anh Kiên chia sẻ.

Hiện tại, anh Kiên đang làm nhân viên phát triển thị trường, thu nhập mỗi tháng từ 10 đến 15 triệu đồng. Thưởng Tết lên đến hơn 20 triệu đồng khi chia mức lương trung bình năm và cộng thêm một số khoản thưởng, chế độ riêng. Tuy nhiên, theo anh Kiên, nếu bám trụ lâu dài sẽ rất khó để bứt phá.

“Tôi đã làm ở đây được gần 3 năm, vẫn chưa có thành tựu nào nổi bật, lương chỉ cao hơn 20% so với 3 năm trước lúc mới vào làm. Làm việc ở công ty cũ, tôi phải thường xuyên vắng nhà, 8, 9h tối mới về. Thực sự mà nói, thu nhập không xứng đáng so với những gì mình bỏ ra” - anh Kiên tâm sự.

Ngoài ra, theo anh Kiên, Trưởng phòng nhiều lúc không trân trọng năng lực của bản thân, thậm chí, đôi khi cả hai còn xảy ra mâu thuẫn. Thời điểm từ giữa năm, anh Kiên phải kiêm thêm nhiệm vụ chăm sóc khách hàng cũ thay cho người mới nghỉ khiến năng suất công việc bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút.

...
 
Chị là số cá biệt. Giờ công nhân thất nghiệp đầy ra. Nghỉ thì nó lại mừng. Tuyển lứa mới vô tính thâm niên lại từ đầu. Đơn hàng may mặc giờ hiếm, chỉ còn vài công ty còn giữ đc đơn hàng.
Bạn này còn trẻ, chắc nghĩ giờ việc dễ kiếm lắm. Đứng núi này trông núi nọ. Nghe con bạn, thằng bạn cũng làm công nhân bảo chỗ m làm lương thấp, bla bla, thế là cũng đòi nghỉ. Tới lúc 3-6 tháng ở nhà đói thì lại khóc.
 
Toàn 11-12tr/tháng cũng kêu. Tôi được có 8tr/tháng vẫn cố mà làm. :( chả lẽ đi làm công nhân cho khỏe.
 
Back
Top