Tòa buộc văn phòng công chứng bồi thường cho người mất đất

Máa!, đúng là có câu sự công bằng chỉ dành cho số ít có tiền và quyền. :burn_joss_stick:
Như trong bài viết thì phapluat chấp thuận cho giao dịch cuối với lý do "ngay tình".
Vậy giờ giả sử 1 vozer có căn nhà giá thị trường 100 tỷ ở Hà Nội, t dụ người nhà vozer mang sổ ra phòng công chứng chuyển nhượng. (khỏi cần chữ ký chính chủ, giả luôn).
Xong rồi chuyển nhượng qua tay 2-3 lần. Sau đó vozer kiện VPCC thì sẽ đc bồi thường tiền :oops:. Nhà hay đất thì mất rồi, chỉ nhận lại số tiền bồi thường với giá không xác định :LOL:
chứ anh muốn sao? lấy lại miếng đất cho vozer thì có bất công cho người mua cuối hay không?
 
chứ anh muốn sao? lấy lại miếng đất cho vozer thì có bất công cho người mua cuối hay không?
Vụ này thằng "ngày tình" đó chắc chung cả đống tiền mới đc cái bản án này, toà Sơ Thẩm thì tụi nó ăn đẫy mồm cũng ko lạ. Tầm này chủ đất kiện lên toà Phúc Thẩm thôi.

Chứ giao dịch gian dối ko thể có hiệu lực pháp luật đc. Về bản chất vụ này Ngay Tình phải trả lại đất cho chủ sở hữu và thằng lừa đảo phải trả lại tiền cho Ngay Tình.
 
Vụ này có gì đằng sau nữa ko nhỉ ??? Nếu cứ công chứng xong mua đi bán lại tài sản rồi toà tuyên như trên thì sau này thành án lệ. 1 thằng VPCC có thể chơi liều mạng xác nhận mua bán đất của người khác. Rồi sau này muốn đòi thì đi kiện thằng VPCC. Ko biết thằng VPCC có hoạt động tài chính như 1 công ty ko ??? Nếu nó hoạt động tài chính như 1 công ty thì ví dụ giá trị miếng đất 10 tỷ, vốn điều lệ của VPCC chỉ 5 tỷ. Thì nó đền cho 5 tỷ xong tuyên bố phá sản, nghỉ luôn thì làm gì được nó.
 
Vụ này có gì đằng sau nữa ko nhỉ ??? Nếu cứ công chứng xong mua đi bán lại tài sản rồi toà tuyên như trên thì sau này thành án lệ. 1 thằng VPCC có thể chơi liều mạng xác nhận mua bán đất của người khác. Rồi sau này muốn đòi thì đi kiện thằng VPCC. Ko biết thằng VPCC có hoạt động tài chính như 1 công ty ko ??? Nếu nó hoạt động tài chính như 1 công ty thì ví dụ giá trị miếng đất 10 tỷ, vốn điều lệ của VPCC chỉ 5 tỷ. Thì nó đền cho 5 tỷ xong tuyên bố phá sản, nghỉ luôn thì làm gì được nó.
VPCC chịu trách nhiệm vô hạn, nhưng cái đó cũng đ quan trọng lắm vì nó ko nôn/chưa nôn tiền ra thì mệt lắm.
 
Vụ này có gì đằng sau nữa ko nhỉ ??? Nếu cứ công chứng xong mua đi bán lại tài sản rồi toà tuyên như trên thì sau này thành án lệ. 1 thằng VPCC có thể chơi liều mạng xác nhận mua bán đất của người khác. Rồi sau này muốn đòi thì đi kiện thằng VPCC. Ko biết thằng VPCC có hoạt động tài chính như 1 công ty ko ??? Nếu nó hoạt động tài chính như 1 công ty thì ví dụ giá trị miếng đất 10 tỷ, vốn điều lệ của VPCC chỉ 5 tỷ. Thì nó đền cho 5 tỷ xong tuyên bố phá sản, nghỉ luôn thì làm gì được nó.
Mở vpcc ko dễ đâu. Chưa kể làm vậy nguy cơ đi tù đó
 
Tòa xử vậy là hợp lý rồi fen. Những giao dịch sau là giao dịch ngay tình mà, người ta mua thật bán thật thì sao mà tuyên vô hiệu rồi bắt trả đất được. Sai ở đâu xử lý ở đó, chứ bắt hủy từng HĐ 1 thì xử biết khi nào cho xong.
Nói như fen thì thằng A đi lấy cắp cái xe bán cho thằng B, thằng B ngay tình bán cho thằng C, C bán cho D ...
Tất cả các giao dịch phát sinh sau giao dịch đầu tiên đều là ngay tình thì ko sao ah ?!
Ngay từ ban đầu cái tài sản dùng để giao dịch nó đã là tài sản bất hợp pháp của thằng A rồi mà fen !!!

via theNEXTvoz for iPhone
 
Máa!, đúng là có câu sự công bằng chỉ dành cho số ít có tiền và quyền. :burn_joss_stick:
Như trong bài viết thì phapluat chấp thuận cho giao dịch cuối với lý do "ngay tình".
Vậy giờ giả sử 1 vozer có căn nhà giá thị trường 100 tỷ ở Hà Nội, t dụ người nhà vozer mang sổ ra phòng công chứng chuyển nhượng. (khỏi cần chữ ký chính chủ, giả luôn).
Xong rồi chuyển nhượng qua tay 2-3 lần. Sau đó vozer kiện VPCC thì sẽ đc bồi thường tiền :oops:. Nhà hay đất thì mất rồi, chỉ nhận lại số tiền bồi thường với giá không xác định :LOL:
Tôi cũng có 1 ví dụ cho anh:
Nhiều người túng tiền lắm, chỉ cần chọn nhà giàu cướp là có tiền tiêu, sao người ta vẫn không dám làm?
Vì làm như thế là cố ý, mà cố ý thì đi tù.
 
Vụ này có gì đằng sau nữa ko nhỉ ??? Nếu cứ công chứng xong mua đi bán lại tài sản rồi toà tuyên như trên thì sau này thành án lệ. 1 thằng VPCC có thể chơi liều mạng xác nhận mua bán đất của người khác. Rồi sau này muốn đòi thì đi kiện thằng VPCC. Ko biết thằng VPCC có hoạt động tài chính như 1 công ty ko ??? Nếu nó hoạt động tài chính như 1 công ty thì ví dụ giá trị miếng đất 10 tỷ, vốn điều lệ của VPCC chỉ 5 tỷ. Thì nó đền cho 5 tỷ xong tuyên bố phá sản, nghỉ luôn thì làm gì được nó.

Trước giờ cũng có nhiều vụ đền tiền rồi nên cũng yên tâm. Nhưng đó là đv mấy văn phòng cũ có gốc mạnh, tiền nhiều. Giờ VPCC cũng nhiều, có dấu hiệu bảo hòa nên giá cả giảm rồi nên có khả năng sẽ bị bùng nếu có chuyện xảy ra.

Bởi vậy đi công chứng thì vào nhà nước cho chắc ăn. Giờ nhà nước bớt hành dân rồi, chi phí cũng rẻ hơn công chứng tư. Mấy bố công chứng tư thích chém nhiêu là chém à.
 
Đơn giản là đất thuộc hộ gia đình khi bán phải đủ chữ ký trong sổ hộ khẩu. Gặp đúng đợt chỉnh sửa thì ông bà kia lấy hồ sơ chỉ được ủy quyền nhúm đất trong mảnh đất kia đưa cho bọn địa chính và chỉnh thành cá nhân ông bà cho toàn bộ mảnh đất ( chắc có loppy)... Thế là ông bà đem bán sạch. Sau này thì mấy người trong hộ gia đình kiện thì bọn địa chính trích lục lại hồ sơ ủy quyền cũ, lòi ra sai phạm. Hủy hợp đồng mua bán.
Tôi cũng đoán như anh. Khả năng do bên địa chính có "nhầm lẫn" gì đó chứ đất hộ gia đình sang nhượng, chuyển tên trên sổ rất phức tạp. Phải có đầy đủ chữ ký của mọi người, chỉ cần thiếu 1 chữ ký là thành giấy lộn liền
 
Trước giờ cũng có nhiều vụ đền tiền rồi nên cũng yên tâm. Nhưng đó là đv mấy văn phòng cũ có gốc mạnh, tiền nhiều. Giờ VPCC cũng nhiều, có dấu hiệu bảo hòa nên giá cả giảm rồi nên có khả năng sẽ bị bùng nếu có chuyện xảy ra.

Bởi vậy đi công chứng thì vào nhà nước cho chắc ăn. Giờ nhà nước bớt hành dân rồi, chi phí cũng rẻ hơn công chứng tư. Mấy bố công chứng tư thích chém nhiêu là chém à.
Tất cả VPCC đều phải mua bảo hiểm nhé anh. Nếu sai phạm thì thằng BH sẽ đền, nếu thiếu tiếp thì nã đầu những người trong hợp doanh của VPCC, chưa kể còn khi dính án HS....Anh em CC họ ít dám làm ẩu lắm (đương nhiên vẫn có những anh liều thì không nói), chi phí để mở 1 VPCC không rẻ đâu (thời cực thịnh của VPCC thì 1 thẻ CCV, lương khoảng từ 30 - 50tr/tháng + % doanh thu)
 
Nói như fen thì thằng A đi lấy cắp cái xe bán cho thằng B, thằng B ngay tình bán cho thằng C, C bán cho D ...
Tất cả các giao dịch phát sinh sau giao dịch đầu tiên đều là ngay tình thì ko sao ah ?!
Ngay từ ban đầu cái tài sản dùng để giao dịch nó đã là tài sản bất hợp pháp của thằng A rồi mà fen !!!

via theNEXTvoz for iPhone
Anh ví dụ chưa đầy đủ. Nếu thằng A lấy cắp cái xe rồi bán cho thằng B, thằng B bằng 1 cách nào đó nó có thể đứng tên trên cái cavet xe thì khi thằng B bán cho thằng C thì thằng C đã là người thứ ba ngay tình. Vì nó không thể biết được là thằng B ăn cắp cái xe của thằng A (khi mua bán từ B qua C thì cavet xe do B đứng tên chủ sở hữu). Nhưng nếu thằng C khi mua cái xe của thằng B mà cavet xe vẫn đứng tên thằng A thì mua bán này lại không được coi là ngay tình do qui định khi mua bán xe bắt buộc phải đổi tên chủ sở hữu.
 
Theo tòa, pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người nhận chuyển nhượng ngay tình nên không còn căn cứ pháp lý để giao trả thửa đất lại cho vợ chồng bà N.
Này là tạo án lệ để ăn cướp công khai à?!!!
Cứ cướp xong sang tên mấy lần là thành đồ hợp pháp luôn. Hy sinh thằng cướp tốt thí thôi.
 
Nói như fen thì thằng A đi lấy cắp cái xe bán cho thằng B, thằng B ngay tình bán cho thằng C, C bán cho D ...
Tất cả các giao dịch phát sinh sau giao dịch đầu tiên đều là ngay tình thì ko sao ah ?!
Ngay từ ban đầu cái tài sản dùng để giao dịch nó đã là tài sản bất hợp pháp của thằng A rồi mà fen !!!

via theNEXTvoz for iPhone
Thím đang nghĩ theo hướng thằng D trong dây ăn cắp còn luật thì nó theo hướng "ngay tình" là thằng D không biết gì, mua bán đúng pháp luật -> nó không liên quan. Vậy nên mập mờ và lợi dụng luật ở chỗ này.
 
Tất cả VPCC đều phải mua bảo hiểm nhé anh. Nếu sai phạm thì thằng BH sẽ đền, nếu thiếu tiếp thì nã đầu những người trong hợp doanh của VPCC, chưa kể còn khi dính án HS....Anh em CC họ ít dám làm ẩu lắm (đương nhiên vẫn có những anh liều thì không nói), chi phí để mở 1 VPCC không rẻ đâu (thời cực thịnh của VPCC thì 1 thẻ CCV, lương khoảng từ 30 - 50tr/tháng + % doanh thu)

Dễ ăn của ngoại quá. Bảo hiểm giờ toàn mua có hơn 3 tr/người/năm thì anh nghĩ có chuyện nó có đền cho không :D ? Mức đền cũng chỉ có dưới 5 tỷ thôi, chưa kể anh làm sai quy trình thì có mứt nó đền cho. Mà VPCC muốn kéo khách toàn làm sai thôi. Mua đối phó thôi.

Lương tb ccv khoảng 30 tr thôi (chưa trừ thuế, bảo hiểm...). 50 tr trở lên là có nhưng số ít, nằm ở mấy văn phòng hoặc là cực nhiều hs, hoặc là có chủ đầu tư mạnh, gốc lớn, chắc được 1/10.

Anh nói sao chứ mấy ông lương cao đíu ông nào ko làm ẩu hết. Hồ sơ dồn dập, cứ đưa là ký chứ thời gian đâu ra mà xem giấy tờ. Ký chậm là khách chửi, lính nó ko đưa hồ sơ cho, chủ nói này nói nọ. Anh nói ký đúng là do anh ko biết quy trình thôi.

VPCC giờ mở ra nhiều quá nên bảo hòa rồi. Trước có tiền chưa chắc mở được, giờ cầm chục tỷ là mua được rồi. Cá biệt có văn phòng liên quan đến SCB bán có 6, 7 tỷ kìa.
 
Nói như fen thì thằng A đi lấy cắp cái xe bán cho thằng B, thằng B ngay tình bán cho thằng C, C bán cho D ...
Tất cả các giao dịch phát sinh sau giao dịch đầu tiên đều là ngay tình thì ko sao ah ?!
Ngay từ ban đầu cái tài sản dùng để giao dịch nó đã là tài sản bất hợp pháp của thằng A rồi mà fen !!!

via theNEXTvoz for iPhone
Cứ cho fen nói là đúng đi, vậy sẽ dẫn đến tiền lệ như sau:

E kiện thằng D, sau đó D kiện thằng C, rồi thằng C lại đi kiện thằng B. Vậy cuối cùng thì người thiệt thòi nhất lại là thằng E (vừa mất tài sản, vừa mất tiền), trong khi nó là người mua hợp pháp và tuân theo các quy định của pháp luật.

Nhìn xa hơn nữa thì các giao dịch trong tương lai gần sẽ ít khi được hình thành với lý do là vào 1 lúc nào đó fen sẽ mất tất cả.
 
Last edited:
Này là tạo án lệ để ăn cướp công khai à?!!!
Cứ cướp xong sang tên mấy lần là thành đồ hợp pháp luôn. Hy sinh thằng cướp tốt thí thôi.
Thì bởi mới nói là ăn cướp hợp pháp đó anh.
Cả đời anh làm ra được 100tỷ không?

Giờ có cái nhà đất trị giá 100 tỷ đi. Anh chấp nhận hy sinh đời bố, để con cháu vợ con sau này thành đại gia có khối tài sản 100 tỷ
Thấy được thì chấp nhận hy sinh thôi.

Anh làm một vố lừa bán nhà người khác, đưa vào thế “NGAY TÌNH” thì kiếm trăm tỷ, để con cháu sau này cả đời kê cao gối mà ngủ ngon thôi.

Bởi vậy mới nói có sổ đỏ thì giữ kỹ, không cho mượn, không cho thế chấp cầm cố, hay photo
Vì có nguy cơ mất là rất lớn, luật có nhiều cái thì chi tiết chặt chẽ, nhưng sao mấy vụ nhà đất lại khá lỏng lẻo, cho mượn cầm cái là nó bán mịa nhà mà không cần chủ nhà chủ đất ra ký (ghi đã đọc cà đồng ý …) cũng được luôn… không cần cccd chủ nhà

Mới đây có vụ 3 người khai tử 8 anh em họ hàng đang sống ở nước ngoài, để bán nhà đó (Bình Thạnh) nhà đó ngay góc hai mặt tiền hơn 100 tỷ đó
Cũng có công chứng và cán bộ phường (Chủ tịch không ký, nhưng ông đó giả chữ ký của chủ tịch phường luôn) làm sai tiếp tay đó
 
Last edited:
Vụ này thằng "ngày tình" đó chắc chung cả đống tiền mới đc cái bản án này, toà Sơ Thẩm thì tụi nó ăn đẫy mồm cũng ko lạ. Tầm này chủ đất kiện lên toà Phúc Thẩm thôi.

Chứ giao dịch gian dối ko thể có hiệu lực pháp luật đc. Về bản chất vụ này Ngay Tình phải trả lại đất cho chủ sở hữu và thằng lừa đảo phải trả lại tiền cho Ngay Tình.
giao dịch cuối cùng không gian dối nên nó có hiệu lực, nên chủ đất hiện tại mới được giữ đất,
 
Vụ này thằng "ngày tình" đó chắc chung cả đống tiền mới đc cái bản án này, toà Sơ Thẩm thì tụi nó ăn đẫy mồm cũng ko lạ. Tầm này chủ đất kiện lên toà Phúc Thẩm thôi.

Chứ giao dịch gian dối ko thể có hiệu lực pháp luật đc. Về bản chất vụ này Ngay Tình phải trả lại đất cho chủ sở hữu và thằng lừa đảo phải trả lại tiền cho Ngay Tình.

Thường thì mọi người hay nghĩ theo quy luật nối tiếp “nhân quả” có A, mới có B, có C, có D.
Mọi người nghĩ thế là thường tình.

Nhưng luật thì không như thế.
A có nhà, B giả giấy tờ bán nhà A
A và B giao dịch lừa đảo gian dối (A không có bán, mà B làm giả giấy (sổ đỏ) là A bán)=> sai
B có được tài sản của A bán qua C
B và C giao dịch, B biết A nên giao dịch cũng vô hiệu
Nhưng C và D (C và D không biết A) là giao dịch ngay tình hợp pháp.

D có thể vào nhà thằng A sút gia đình thằng A đang ở ra khỏi nhà hợp pháp, mà A không kiện cáo gì D được

A chỉ có thể kiện B ra toà đòi bồi thường thôi (B cùng lắm đi tù và cù nhây trả được nhiêu thì trả)

A tự nhiên mất nhà

Mọi người nghĩ phải truy ngược các giao dịch vì nguồn gốc tài sản ban đầu là sai, thì các giao dịch sau là sai hết !? Nhưng không pháp luật bảo vệ giao dịch cuối ngay tình à.

Bởi vậy giữ sổ đỏ cho kỹ, sổ đỏ nó làm giả được nha.
Nó làm giả xong, móc nối tiếp tay, bán qua nhiều người thì thành hợp pháp.
Chủ ngôi nhà đang cầm sổ đỏ hợp pháp, tự nhiên mất nhà.
 
Last edited:
Thường thì mọi người hay nghĩ theo quy luật nối tiếp “nhân quả” có A, mới có B, có C, có D.
Mọi người nghĩ thế là thường tình.

Nhưng luật thì không như thế.
A có nhà, B giả giấy tờ bán nhà A
A và B giao dịch lừa đảo gian dối (A không có bán, mà B làm giả giấy (sổ đỏ) là A bán)=> sai
B có được tài sản của A bán qua C
B và C giao dịch, B biết A nên giao dịch cũng vô hiệu
Nhưng C và D (C và D không biết A) là giao dịch ngay tình hợp pháp.

D có thể vào nhà thằng A sút gia đình thằng A đang ở ra khỏi nhà hợp pháp, mà A không kiện cáo gì D được

A chỉ có thể kiện B ra toà đòi bồi thường thôi (B cùng lắm đi tù và cù nhây trả được nhiêu thì trả)

A tự nhiên mất nhà

Mọi người nghĩ phải truy ngược các giao dịch vì nguồn gốc tài sản ban đầu là sai, thì các giao dịch sau là sai hết !? Nhưng không pháp luật bảo vệ giao dịch cuối ngay tình à.

Bởi vậy giữ sổ đỏ cho kỹ, sổ đỏ nó làm giả được nha.
Nó làm giả xong, móc nối tiếp tay, bán qua nhiều người thì thành hợp pháp.
Chủ ngôi nhà đang cầm sổ đỏ hợp pháp, tự nhiên mất nhà.
Nghe cái đoạn giấy giả mà bán được qua nhiều công đoạn thế thì cũng sai sai và siêu siêu nhẩy.

Nói thằng B lừa A để chiếm đoạt nhà, rồi B bán nhà, thì còn có lý hơn.
 
Back
Top