Toán học là một sáng tạo hay là một phát hiện?

Em viết dễ hiểu thế cơ mà
jT0q1Sz.gif
Dễ hiểu của thím là quá khó với em :) Em đọc nữa rồi vẫn không hiểu, cấp 3 cũng học toán giới hạn các kiểu chứ bộ :) Nhưng thôi, tự an ủi mình là người ngốc thì cuộc đời hay hạnh phúc bình an :)
 
Mình có tranh luận gì đâu bạn, mình xin quan điểm chép tay của Einstein để tham khảo thôi mà?
tranh luận đúng/ sai nó phải đưa đến mục đích cuối cùng là để đả thông tư tưởng, chứ nc kiểu bé lên bar như bạn mệt lắm, dù có đưa ra "quan điểm chép tay" thì lại đặt câu hỏi "làm tnao để xác minh đây là bút tích của Einstein ?" - tôi tranh luận bên thớt cũ vs bạn cũng biết kiểu này là kiểu ko đi đến đâu rồi, thôi t bảo này, anh bạn báck khoa toàn thư của tôi ơi, tôi xin phép ignore cm của anh bạn đỡ mất thời gian :love:
 
tranh luận đúng/ sai nó phải đưa đến mục đích cuối cùng là để đả thông tư tưởng, chứ nc kiểu bé lên bar như bạn mệt lắm, dù có đưa ra "quan điểm chép tay" thì lại đặt câu hỏi "làm tnao để xác minh đây là bút tích của Einstein ?" - tôi tranh luận bên thớt cũ vs bạn cũng biết kiểu này là kiểu ko đi đến đâu rồi, thôi t bảo này, anh bạn báck khoa toàn thư của tôi ơi, tôi xin phép ignore cm của anh bạn đỡ mất thời gian :love:
bạn chứng mình einstein nói cậu bạn trích dẫn lúc trước đi
nguỵ biện vcl


Sent from iPhone via nextVOZ
 
tranh luận đúng/ sai nó phải đưa đến mục đích cuối cùng là để đả thông tư tưởng, chứ nc kiểu bé lên bar như bạn mệt lắm, dù có đưa ra "quan điểm chép tay" thì lại đặt câu hỏi "làm tnao để xác minh đây là bút tích của Einstein ?" - tôi tranh luận bên thớt cũ vs bạn cũng biết kiểu này là kiểu ko đi đến đâu rồi, thôi t bảo này, anh bạn báck khoa toàn thư của tôi ơi, tôi xin phép ignore cm của anh bạn đỡ mất thời gian :love:
Thôi câm mẹ mồm đi, mày nói einstein khen ngợi đạo phật xong anh kia méo tin thì xin thử m cái bằng chứng. Có cái luận điểm đéo j ở đây đâu mà tranh với luận, một là mày chứng minh được câu kia thực sự do Einstein nói, 2 là mày xạo l, thế thôi. Mày đòi anh kia show kiến thức với đả thông tư tưởng để làm gì:feel_good::feel_good::feel_good::feel_good:.
 
Ban đầu là số đếm, sau đó là do quan sát một số hiện tượng mang tính lặp lại thì có định luật , tiên đề. Ngày xưa các cụ còn là chiêm tinh học nữa. Về sau các cụ rảnh lôi chứng minh ..
Giờ rảnh chỉ lôi titok ra quan sát mấy con lắc nên lú rồi.
 
toán học là 1 loại quy tắc của tự nhiên,những quy tắc cấu thành nguyên tố,cấu thành tự nhiên
mà con người chỉ là 1 sản phẩm nhỏ bé trong đó
người ta chỉ dám nói nghiên cứu tự nhiên,không ai nói sáng tạo ra tự nhiên cả
loài người quá nhỏ bé để hiểu được vị trí của mình,dù cho hiểu được cũng không chấp nhận nổi
lhuVlcm.png
 
Mình nghĩ Toán Học là do Thượng Đế phát minh vì "Thượng Đế là Nhà Toán Học đại tài"
Còn các vĩ nhân toán học là do lên đồng và được Thượng Đế ân sủng ban cho kiến thức thôi
 
Mình nghĩ Toán Học là do Thượng Đế phát minh vì "Thượng Đế là Nhà Toán Học đại tài"
Còn các vĩ nhân toán học là do lên đồng và được Thượng Đế ân sủng ban cho kiến thức thôi
Thượng Đế muốn trao tài năng cho ai cũng được, không cần lên đồng như bọn tà đạo nha, dù sao cũng cám ơn cưng. :love:
 
Một thứ có sẵn, vẫn luôn tồn tại thì không thể gọi là sáng tạo ra được
byebye_big_smile.png
 
Mình luôn tin rằng toán học là phát minh của loài người, chúng ta chỉ được cho số tự nhiên.
Toán học hiện đại đều được phát triển từ các hệ tiên đề, hệ tiên đề này là quy ước trong cộng đồng, không có sẵn. Nếu coi toán học là một sự khám phá đồng nghĩa với việc chỉ có một chân lý duy nhất được công nhận, tuy nhiên với các hệ tiên đề khác nhau thì các kết quả toán cũng sẽ rất nhau.
Ví dụ: hầu như tất cả các định lý trong giải tích, xác suất hiện đại đều được xây dựng từ lý thuyết tập hợp với hệ tiên đề ZFC trong đó C đại diện cho tiên đề lựa chọn (axiom of choice). Phần đông các nhà toán học hiện nay đều chấp nhận tiên đề lựa chọn, nhưng cũng có trường phái không chấp nhận (ví dụ như trường phái constructivism), lúc này phần lớn các định lý sẽ không được chấp nhận (các định lý này có thể đúng, hoặc sai hoặc không thể chứng minh) trong hệ tiên đề ZF(không có C).
 
Nếu Toán là sáng tạo thì các hằng số tự nhiên như Pi, Nepe được tạo ra như thế nào? Còn nếu toán là phát hiện thì tại sao không thể tìm 1 tiên đề hoàn chỉnh và nhất quán cho cả nền Toán học (Định lí bất toàn của Godel).
 
Các hình thái vật chất trong vũ trụ từ sơ khai đến nay cũng đều là kết quả của nguyên lý Darwin. Những tương tác ngẫu nhiên vô vàn của các hạt hạ nguyên tử, sinh ra vô vàn những hạt khác, hạt kém bền mất đi, hạt bền tồn tại rồi lại tương tác ngẫu nhiên. Thậm chí các thiên hà, mây bụi khí cũng biến đổi về các cấu trúc bền hơn mà chúng ta thấy ngày nay. Vũ trụ, và ngay cả xã hội loài người cũng tự nó sinh ra vô vàn biến cố ngẫu nhiên, thứ tồn tại là thứ còn hợp lý, thứ hợp lý sẽ tồn tại và tiếp tục thay đổi. Mọi thứ mà chúng ta cảm giác có trật tự ngày nay, bản chất thực sự của nó vẫn là ngẫu nhiên. Nói cách khác là nhân quả của phật hay sáng thế của chúa đều sai cả.

Ở level nhận thức được sự vận động của vũ trụ và xã hội như vậy, ở VN rất ít. Ở voz có thể xem tôi là cá nhân duy nhất hiểu được.
Ý bác khác đoé gì thuyết vị nhân cơ chứ?
Tôi thấy bác hơi tự cao rồi đấy. Tôi chuyên cầm đồ, xin lót chiếu đàm đạo với bác.
Xin nhắc lại, cái bác nói có khác đoé gì thuyết vị nhân?
 
Nếu Toán là sáng tạo thì các hằng số tự nhiên như Pi, Nepe được tạo ra như thế nào? Còn nếu toán là phát hiện thì tại sao không thể tìm 1 tiên đề hoàn chỉnh và nhất quán cho cả nền Toán học (Định lí bất toàn của Godel).
Bởi vì không có hệ tiên đề hoàn chỉnh nên toán không phải là sự khám phá, mỗi trường phái khác nhau sẽ chấp nhận những hệ tiên đề khác nhau.

Còn pi, e là định nghĩa dựa trên giới hạn, mà giới hạn cũng được định nghĩa thông qua quy ước.
 
Bởi vì không có hệ tiên đề hoàn chỉnh nên toán không phải là sự khám phá, mỗi trường phái khác nhau sẽ chấp nhận những hệ tiên đề khác nhau.

Còn pi, e là định nghĩa dựa trên giới hạn, mà giới hạn cũng được định nghĩa thông qua quy ước.
Em đang thắc mắc vì sao số Pi nó bắt buộc phải quy định là 3,14... chẳng hạn mà không phải 3,15 hay số nào khác. Chắc chắn sẽ có 1 hệ thống, 1 vị thần, ... quy định như vậy. Chính ông ta là lập trình viên viết hệ thống này. Các hằng số tự nhiên là 1 vấn đề khó hiểu. Chỉ có thể được tìm thấy và nó đúng và tạo ra mọi quy luật. Ví dụ Pi mà bằng 3,24 chẳng hạn thì hình gì sẽ tạo ra thay vì hình tròn?
À thắc mắc nhảm thôi bác đừng ném gạch em.
 
Em đang thắc mắc vì sao số Pi nó bắt buộc phải quy định là 3,14... chẳng hạn mà không phải 3,15 hay số nào khác. Chắc chắn sẽ có 1 hệ thống, 1 vị thần, ... quy định như vậy. Chính ông ta là lập trình viên viết hệ thống này. Các hằng số tự nhiên là 1 vấn đề khó hiểu. Chỉ có thể được tìm thấy và nó đúng và tạo ra mọi quy luật. Ví dụ Pi mà bằng 3,24 chẳng hạn thì hình gì sẽ tạo ra thay vì hình tròn?
À thắc mắc nhảm thôi bác đừng ném gạch em.
Số pi có nhiều cách định nghĩa lắm, có thể được định nghĩa thông qua đường tròn, mà đường tròn là gì thì phải định nghĩa đường tròn bằng toán (x,y: x^2 + y^2 = r^2 với x,y là số thực), mà số thực là gì thì phải định nghĩa. May mắn là ta có thể xây dựng được tập số thực từ tập số tự nhiên không cần tiên đề lựa chọn. Tuy nhiên, số thực không xuất hiện trong tự nhiên mà là định nghĩa trong toán, định nghĩa thì đến từ con người.

Trong cuộc sống chúng ta không cần số thực, nhưng tại sao chúng ta định nghĩa: vì toán cần. Có thể nói toán và các quy luật vật lý không có mối ràng buộc nào cả. Toán là ngôn ngữ do con người tạo ra.

Mình luôn cho rằng cái khám phá duy nhất của con người chính là số tự nhiên.
 
Bởi vì không có hệ tiên đề hoàn chỉnh nên toán không phải là sự khám phá, mỗi trường phái khác nhau sẽ chấp nhận những hệ tiên đề khác nhau.

Còn pi, e là định nghĩa dựa trên giới hạn, mà giới hạn cũng được định nghĩa thông qua quy ước.
Vâng bác, nhưng cái hay của toán học trong bài này của mình không chỉ có thế. Nếu xem Toán học là phát minh dựa trên các hệ tiên đề quy ước sẵn thì sẽ không có gì để nói. Nhưng vấn đề lại nằm ở việc Toán học có khả năng mô tả tự nhiên. Được xây dựng trên hệ tiên đề không hoàn chỉnh nhưng hệ quả của nó lại phù hợp lạ thường đối với tự nhiên.
Em lấy lại một ví dụ, khi Galois phát triển lý thuyết nhóm những năm 1800, ông ấy không hề biết gì về thế giới của các hạt hạ nguyên tử như hadron. Nhưng gần 200 năm sau, Gell-man lại tìm thấy nó trong thế giới của các hạt hạ nguyên tử. Và ông đã dùng chính lý thuyết nhóm của Galois 200 năm trước để mô tả, phân loại và đưa ra dự đoán cho các hạt hạ nguyên tử một cách chính xác lạ thường.
Hay như phương trình vi phân riêng phần, khi nó được phát triển bởi Newton, Leibniz, Bernoulii,..từ những năm 1700s lúc ấy họ hoàn toàn không ý thức được tầm quan trọng của nó. Ngày nay, nó được dùng để mô tả từ tự nhiên như truyền nhiệt, chất lưu, cơ lượng tử,...cho đến các vấn đề xã hội như kinh tế, y học, môi trường, sinh thái,...
 
Vâng bác, nhưng cái hay của toán học trong bài này của mình không chỉ có thế. Nếu xem Toán học là phát minh dựa trên các hệ tiên đề quy ước sẵn thì sẽ không có gì để nói. Nhưng vấn đề lại nằm ở việc Toán học có khả năng mô tả tự nhiên. Được xây dựng trên hệ tiên đề không hoàn chỉnh nhưng hệ quả của nó lại phù hợp lạ thường đối với tự nhiên.
Em lấy lại một ví dụ, khi Galois phát triển lý thuyết nhóm những năm 1800, ông ấy không hề biết gì về thế giới của các hạt hạ nguyên tử như hadron. Nhưng gần 200 năm sau, Gell-man lại tìm thấy nó trong thế giới của các hạt hạ nguyên tử. Và ông đã dùng chính lý thuyết nhóm của Galois 200 năm trước để mô tả, phân loại và đưa ra dự đoán cho các hạt hạ nguyên tử một cách chính xác lạ thường.
Hay như phương trình vi phân riêng phần, khi nó được phát triển bởi Newton, Leibniz, Bernoulii,..từ những năm 1700s lúc ấy họ hoàn toàn không ý thức được tầm quan trọng của nó. Ngày nay, nó được dùng để mô tả từ tự nhiên như truyền nhiệt, chất lưu, cơ lượng tử,...cho đến các vấn đề xã hội như kinh tế, y học, môi trường, sinh thái,...

Mình thấy việc toán mô tả được các hiện tượng tự nhiên là một việc hết sức bình thường, nguyên nhân là thì phải trả lời câu hỏi tại sao các quy ước, tiên đề mà chúng ta đặt ra lại được phần đông chấp nhận, câu trả lời đến từ thực tế, những điều quan sát được. Ví dụ như việc định nghĩa tích phân thông qua giới hạn và việc định nghĩa giới hạn thì được chấp nhận thông qua các quan sát thực tế. Nếu chung ta phát triển toán dựa trên những quy ước đến từ thực tế này thì không khó hiểu khi các hiện tượng kinh tế, vật lý vài trăm năm sau cũng có thể giải thích được bằng toán.

Tuy nhiên, như mình đã nói có những tiên đề mà chúng ta không biết là có nên chấp nhận hay không (axiom of choice chẳng hạn). Việc chấp nhận hay không chấp nhận 1 tiên đề, hoặc bổ sung 1 tiên đề sẽ dẫn đến sự tách hướng của toán.
 
Back
Top