Tôi nghỉ việc

Aristotle

Junior Member
[Lịch sử - Chính trị - Trinh thám] Huyết sử #1: Tôi nghỉ việc
Thế rồi tôi quyết định nghỉ việc.

Công việc cũng chẳng phải nặng nề gì. Dân văn phòng mà! Sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Mưa chưa đến mặt, nắng chẳng đến đầu. Đôi khi phải lao tâm khổ trí một tí, thức khuya một tí, về muộn một tí, hoặc vài chuyện phiền hà chẳng tốn mấy mồ hôi khác. Như người ta thường nói, cùng lắm, là giới tiểu tư sản rỗi hơi biếng nhác chẳng cần lo gì về đám lao động cần lao.

Nhưng rồi tôi vẫn quyết định rời đi, với một chút lo lắng về các khoản nợ đang ăn rất sâu vào nguồn trợ cấp thất nghiệp (đáng ra phải gọi là bảo hiểm, nhưng ở xứ này, bất cứ thứ gì bạn nhận được từ xã hội, dù cho đó có là thứ bạn hoàn toàn có quyền được nhận sau một thời gian dài cống hiến, đều sẽ gọi là trợ cấp, một loại tiền, rất gần như sự thương hại).



- Anh vẫn khuyên em nên tìm thấy một chỗ làm mới, rồi hẵng rời đi. Như thế sẽ tốt cho em, và an toàn cho các khoản vay.

Tôi mỉm cười lắc đầu. Thời nay người ta luôn chú trọng quá mức vào sự an toàn mà quên đi trách nhiệm với bản thân. Trách nhiệm với bản thân, đại để là được sống cuộc đời mình muốn sống, được làm những gì mình cảm thấy phù hợp, và lìa xa mọi thứ đáng ghét vốn đang nuôi sống bản thân. Không! Bạn không được quyền ghét bất kỳ điều gì đang giúp đỡ mình. Và nếu như bạn không hài lòng ở chúng, tốt nhất, bạn nên khước từ sự giúp đỡ từ chúng.

Thực ra tôi cũng chẳng ghét bỏ gì công việc của mình.

Tôi yêu chúng nữa là đằng khác. Nhưng tình yêu đôi khi lại trở thành gánh nặng. Bạn không thể mãi mãi say mê một cô gái không để ý đến mình, người mà bạn dù đã cố gắng rất nhiều cũng chẳng thể đổi lấy được một nụ cười, hay ít nhất, là một ánh mắt dịu dàng mang hàm ý đồng tình với tất cả những cố gắng của bạn. Bạn không thể làm một công việc, mà tất cả những điều xuất sắc nhất của bạn đều tự động trở thành điều hiển nhiên, còn những điều bình thường thì lại là tội ác. Hay, bạn không thể theo đuổi một lý tưởng mà bất kỳ một điều gì trên thế giới cũng đều sẵn sàng ngăn cản bạn, trong khi bản thân bạn thì lại không có đủ quyền lực để vượt qua mọi thứ.

Vậy nên cái hôm mà tất cả mọi thứ đều trở thành cuối cùng ấy trở thành một trong những buổi chia tay đáng nhớ nhất cuộc đời tôi: Ông bạn đồng nghiệp trao một cái ôm nhẹ nhàng, mấy đứa nhỏ tuổi hơn tặc lưỡi tiếc nuối, còn vài người anh thì thở dài ngao ngán. Tôi ngẩng cao đầu rời đi như rời khỏi một chiến trường oanh oanh liệt liệt, nở một nụ cười nửa hào sảng, nửa nhớ thương, sau đó đi thang máy xuống tầng hầm số 6 lấy xe, và nhận ra hôm nay mình đi xe bus…

Thường thì tôi không ưa đi xe bus lắm. Ở Sài Gòn, xe bus gần như là từ đồng âm với “một kiểu phương tiện di chuyển công cộng nguy hiểm dành cho những người ưa cảm giác mạnh và không thoải mái với cảm giác đúng giờ”. Xe bus nguy hiểm không chỉ vì năng lực cầm lái của tài xế luôn vượt xa khó khăn mà công việc mang lại (và vì thế, họ làm cho chúng trở nên khó khăn hơn, và mạo hiểm hơn, để thử thách chính mình), mà còn vì chính những tay buôn gian bán lận, dăm ba tên trộm vặt, và vài sinh thể không mấy ưa thích trật tự công cộng trên xe.

Thế nhưng hôm nay, mọi thứ sẽ phải hơi khác với bình thường một chút. Tôi phải trả thẻ giữ xe lại cho công ty trước khi rời văn phòng, nên tốt nhất vẫn là đi bus.

Tôi vẫn nhớ như in cái lần đi bus hôm ấy. Chúng tôi tan làm luôn rất muộn, nên chuyến xe mà tôi bắt được đồng thời là chuyến cuối cùng trong ngày. Thông thường, nếu bạn lên xe vào giờ cao điểm, anh chàng lơ xe có thể sẽ phải khéo léo sắp xếp để bạn được nhét chung vào một khối “giò thủ” có hình dạng xe bus (và bạn thì mừng rơn khi được đứng nép như ôm vào cô nàng công sở xinh tươi nào đấy, hoặc nếu ít may mắn hơn là một gã bặm trợn hôi nách, nhưng ngay cả khi ít may mắn như thế, thì bạn cũng vẫn vui chán); nhưng khi bạn trở về vào chuyến cuối cùng, đôi khi, bạn sẽ là người duy nhất phải trả tiền vé xe.

Gã lơ xe biếng nhác nhìn tôi với một mảnh vé xé sẵn. Radio văng vẳng những câu ca “ngẫu nhiên” của Khánh Ly, thứ âm thanh mà bạn có thể sẽ không bao giờ được nghe vào khoảng hơn một thập kỷ trước. Một gã bợm rượu nằm ngắt ngoải cuối dãy ghế. Và một người đàn bà có mang đeo tai phone trắng cố tìm cách tìm kiếm thứ gì đó từ một chiếc điện thoại đắt tiền.

Vào khoảng chín giờ tối, hầu hết mọi chuyến xe bus đều tương đối thưa người. Người ta nói, Sài Gòn là thành phố không ngủ. Người ta có thể chỉ mới bắt đầu một cuộc vui khi đã mười giờ tối. Và đến hai giờ sáng, bạn vẫn có thể lang thang vài nơi ngắm sông nước, tìm một gánh hàng rong ăn khuya, hoặc đôi khi là chơi một ít trò chơi vận động không quá ồn ào khác. Tuy nhiên, xe bus thì không nằm trong số những hoạt động “không ngủ” đó. Hiển nhiên! Bạn chẳng thể bắt ông tài xế đã phục vụ cộng đồng suốt mười bốn tiếng đồng hồ trước đó phải tiếp tục đưa đón bạn khi chín mươi phần trăm dân số ở kinh độ thứ bảy đã bắt đầu đi ngủ được! Vậy nên dù có hơi lo lắng một tí, tôi vẫn lãnh đạm ngồi xuống, rồi mơ màng nhìn qua cửa sổ ngắm những ánh đèn vàng tà tà, chờ đợi một trạm dừng chân thích hợp.

Em gọi, với một chất giọng gần như tuyệt vọng vì hoảng hốt.

  • Cứu em!
  • Em đang ở đâu?
  • La Qua

Tôi giật mình tỉnh dậy. Không ngạc nhiên là một giấc mơ. Mặc dù là một trong những tín đồ của chủ nghĩa mộng mơ, tôi vẫn là một người hết sức thực tế. Thực tế theo kiểu: Tôi hiếm khi để mình đi lạc theo một thứ chủ nghĩa anh hùng, hoặc sử thi, hoặc lãng mạn, hoặc gì đó đại loại như gần như không thể xảy ra ngoài phim ảnh, tiểu thuyết và các bản tình ca. Tôi cũng không bao giờ tin rằng mình là một ai đó có thể thực hiện một siêu chiến công phi thường nào đó mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong vô số các bộ phim do giới trẻ thực hiện. Vậy nên, khi nghe tiếng em cầu cứu theo một phương thức hết sức phi thực tế như thế, tôi nghĩ ngay rằng điều này không có thực.

Thế mà ma xui quỷ khiến thế nào không biết, tôi lại quyết định Google thử cái địa danh gọi là “La Qua” kia. Cũng chẳng khó khăn gì! Dành ra 3 phút mở điện thoại lên trước khi đánh răng là đủ. Vậy nên nói “quyết định” cho sang, chứ kỳ cùng thì cứ làm một cách tự nhiên vậy thôi! Kết quả nó như thế này:



Ở La Qua, thì chắc là “xã La Qua”, chứ chẳng liên quan gì đến các tìm kiếm còn lại. Nên như một thói quen đâm lao, tôi thử luôn “Xã La Qua”, “thành tính La Qua.

Cũng chẳng có kết quả gì khả quan.

“Làng La Qua”?

Có lẽ đúng là Làng thật! Vì Google trả về một thứ mà ngay cả một cử nhân Hán Nôm như tôi cũng gần như mới nghe lần đầu: Một bài viết từ báo Công an Nhân dân được đăng tải từ hồi 2012

http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-ant...au-tich-hai-cot-hoang-toc-nha-Tay-Son-302299/

Nếu bạn không theo kịp nội dung bài viết hơi lộn xộn ở phía trên, thì đây là tóm tắt:

Dưới thời Gia Long, làng La Qua quanh năm đói khổ, muốn có 1 mái đình để thờ phụng, rước bình an, nhưng quá nghèo nên mãi không dựng xong.

Một trung thần của triều Tây Sơn tự xưng là đạo sĩ, đến để dựng đình thờ Thất Vị (vốn là thờ xương cốt của 7 vị hoàng tộc thời Tây Sơn gồm Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Hoàng hậu của Vua Quang Trung, Vua Cảnh Thịnh, hoàng đệ Nguyễn Quang Duy, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái của bà). Ông này “làm phép” rước nguyên mái đình nguy nga của làng giàu Bát Nhị về La Qua.

Hào lý của Bát Nhị nổi cơn thịnh nộ, cấp báo lên quan tố cáo đạo sĩ là phù thủy dùng phép ma tà thuật đánh cắp đình làng.

Chuyện kinh động đến cả vua Tự Đức. Vua ra hình phạt "Tam ban triều điển" (tức tội hình chết chém, uống độc dược hoặc thắt cổ). Giữa pháp trường, đạo sĩ cùng vợ lấy tấm lụa (được ban để thắt cổ) xếp hình chim phượng, rồi lấy mực điểm mắt. Dải lụa điều biến thành chim phượng mang cả hai vợ chồng bay về Bình Thuận (từ đó có Dinh Thầy Thím)".

Thế là tôi đi La Qua.

Quyết định cũng nhanh y như sáng sớm tra Google trước khi đánh răng vậy.

Khoảng cách địa lý chỉ khoảng một giờ bay, một ít than vãn để nhỏ bạn thân nghỉ làm chở từ Đà Nẵng về Quảng Nam, và quỹ thời gian bát ngát của một thanh niên vừa mới nghỉ việc chắc chắn chẳng phải là thứ gì đó quá quan trọng đến mức phải liệt kê ra đây. Vậy nên tôi sẽ thẳng tay bỏ qua nó để đến thẳng với thứ quan trọng hơn là đình La Qua, nơi mà bạn có thể dễ dàng nhận ra bức tượng Quang Trung Nguyễn Huệ sừng sững giữa gian thờ chính tạc bằng đá. Tôi không phải một tay lão luyện lắm về mặt chụp ảnh, vậy nên đáng tiếc là tấm ảnh duy nhất về Ngài lại không được xuất sắc như thành tựu của nghệ nhân tạc ông. Đại để thì trông nó thế này:



Khó tin là ở thời Minh Mệnh...

Nhưng ở thời điểm đó, tôi thậm chí còn chưa biết đến một điều thậm chí còn khó tin hơn: Một cuốn sách cũ nát nằm bên dưới chân tượng, thứ đã không được ai để ý dù cho bệ thờ đã được xây mới, và có lẽ, bản thân bức tượng đã bị xê dịch đi khá nhiều so với nhiều thế kỷ trước.

Bên ngoài vẻn vẹn ghi hai chữ “血史” (Huyết sử)
 
Last edited:
10 - cVL81H2.gif
vào cái đi ra
 
Vãi hàng.
Dài lê thê như chuyên mục "Tâm Sự" trên diễn đàn EVA.
Ai túm gọn lại ông thớt muốn nhấn mạnh cái gì dùm
MV0VszS.png


Gửi từ Gừng :adore: bằng vozFApp
 
Thế rồi tôi quyết định nghỉ việc.

Công việc cũng chẳng phải nặng nề gì. Dân văn phòng mà! Sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Mưa chưa đến mặt, nắng chẳng đến đầu. Đôi khi phải lao tâm khổ trí một tí, thức khuya một tí, về muộn một tí, hoặc vài chuyện phiền hà chẳng tốn mấy mồ hôi khác. Như người ta thường nói, cùng lắm, là giới tiểu tư sản rỗi hơi biếng nhác chẳng cần lo gì về đám lao động cần lao.

Nhưng rồi tôi vẫn quyết định rời đi, với một chút lo lắng về các khoản nợ đang ăn rất sâu vào nguồn trợ cấp thất nghiệp (đáng ra phải gọi là bảo hiểm, nhưng ở xứ này, bất cứ thứ gì bạn nhận được từ xã hội, dù cho đó có là thứ bạn hoàn toàn có quyền được nhận sau một thời gian dài cống hiến, đều sẽ gọi là trợ cấp, một loại tiền, rất gần như sự thương hại).



- Anh vẫn khuyên em nên tìm thấy một chỗ làm mới, rồi hẵng rời đi. Như thế sẽ tốt cho em, và an toàn cho các khoản vay.

Tôi mỉm cười lắc đầu. Thời nay người ta luôn chú trọng quá mức vào sự an toàn mà quên đi trách nhiệm với bản thân. Trách nhiệm với bản thân, đại để là được sống cuộc đời mình muốn sống, được làm những gì mình cảm thấy phù hợp, và lìa xa mọi thứ đáng ghét vốn đang nuôi sống bản thân. Không! Bạn không được quyền ghét bất kỳ điều gì đang giúp đỡ mình. Và nếu như bạn không hài lòng ở chúng, tốt nhất, bạn nên khước từ sự giúp đỡ từ chúng.

Thực ra tôi cũng chẳng ghét bỏ gì công việc của mình.

Tôi yêu chúng nữa là đằng khác. Nhưng tình yêu đôi khi lại trở thành gánh nặng. Bạn không thể mãi mãi say mê một cô gái không để ý đến mình, người mà bạn dù đã cố gắng rất nhiều cũng chẳng thể đổi lấy được một nụ cười, hay ít nhất, là một ánh mắt dịu dàng mang hàm ý đồng tình với tất cả những cố gắng của bạn. Bạn không thể làm một công việc, mà tất cả những điều xuất sắc nhất của bạn đều tự động trở thành điều hiển nhiên, còn những điều bình thường thì lại là tội ác. Hay, bạn không thể theo đuổi một lý tưởng mà bất kỳ một điều gì trên thế giới cũng đều sẵn sàng ngăn cản bạn, trong khi bản thân bạn thì lại không có đủ quyền lực để vượt qua mọi thứ.

Vậy nên cái hôm mà tất cả mọi thứ đều trở thành cuối cùng ấy trở thành một trong những buổi chia tay đáng nhớ nhất cuộc đời tôi: Ông bạn đồng nghiệp trao một cái ôm nhẹ nhàng, mấy đứa nhỏ tuổi hơn tặc lưỡi tiếc nuối, còn vài người anh thì thở dài ngao ngán. Tôi ngẩng cao đầu rời đi như rời khỏi một chiến trường oanh oanh liệt liệt, nở một nụ cười nửa hào sảng, nửa nhớ thương, sau đó đi thang máy xuống tầng hầm số 6 lấy xe, và nhận ra hôm nay mình đi xe bus…

Thường thì tôi không ưa đi xe bus lắm. Ở Sài Gòn, xe bus gần như là từ đồng âm với “một kiểu phương tiện di chuyển công cộng nguy hiểm dành cho những người ưa cảm giác mạnh và không thoải mái với cảm giác đúng giờ”. Xe bus nguy hiểm không chỉ vì năng lực cầm lái của tài xế luôn vượt xa khó khăn mà công việc mang lại (và vì thế, họ làm cho chúng trở nên khó khăn hơn, và mạo hiểm hơn, để thử thách chính mình), mà còn vì chính những tay buôn gian bán lận, dăm ba tên trộm vặt, và vài sinh thể không mấy ưa thích trật tự công cộng trên xe.

Thế nhưng hôm nay, mọi thứ sẽ phải hơi khác với bình thường một chút. Tôi phải trả thẻ giữ xe lại cho công ty trước khi rời văn phòng, nên tốt nhất vẫn là đi bus.

Tôi vẫn nhớ như in cái lần đi bus hôm ấy. Chúng tôi tan làm luôn rất muộn, nên chuyến xe mà tôi bắt được đồng thời là chuyến cuối cùng trong ngày. Thông thường, nếu bạn lên xe vào giờ cao điểm, anh chàng lơ xe có thể sẽ phải khéo léo sắp xếp để bạn được nhét chung vào một khối “giò thủ” có hình dạng xe bus (và bạn thì mừng rơn khi được đứng nép như ôm vào cô nàng công sở xinh tươi nào đấy, hoặc nếu ít may mắn hơn là một gã bặm trợn hôi nách, nhưng ngay cả khi ít may mắn như thế, thì bạn cũng vẫn vui chán); nhưng khi bạn trở về vào chuyến cuối cùng, đôi khi, bạn sẽ là người duy nhất phải trả tiền vé xe.

Gã lơ xe biếng nhác nhìn tôi với một mảnh vé xé sẵn. Radio văng vẳng những câu ca “ngẫu nhiên” của Khánh Ly, thứ âm thanh mà bạn có thể sẽ không bao giờ được nghe vào khoảng hơn một thập kỷ trước. Một gã bợm rượu nằm ngắt ngoải cuối dãy ghế. Và một người đàn bà có mang đeo tai phone trắng cố tìm cách tìm kiếm thứ gì đó từ một chiếc điện thoại đắt tiền.

Vào khoảng chín giờ tối, hầu hết mọi chuyến xe bus đều tương đối thưa người. Người ta nói, Sài Gòn là thành phố không ngủ. Người ta có thể chỉ mới bắt đầu một cuộc vui khi đã mười giờ tối. Và đến hai giờ sáng, bạn vẫn có thể lang thang vài nơi ngắm sông nước, tìm một gánh hàng rong ăn khuya, hoặc đôi khi là chơi một ít trò chơi vận động không quá ồn ào khác. Tuy nhiên, xe bus thì không nằm trong số những hoạt động “không ngủ” đó. Hiển nhiên! Bạn chẳng thể bắt ông tài xế đã phục vụ cộng đồng suốt mười bốn tiếng đồng hồ trước đó phải tiếp tục đưa đón bạn khi chín mươi phần trăm dân số ở kinh độ thứ bảy đã bắt đầu đi ngủ được! Vậy nên dù có hơi lo lắng một tí, tôi vẫn lãnh đạm ngồi xuống, rồi mơ màng nhìn qua cửa sổ ngắm những ánh đèn vàng tà tà, chờ đợi một trạm dừng chân thích hợp.

Em gọi, với một chất giọng gần như tuyệt vọng vì hoảng hốt.

  • Cứu em!
  • Em đang ở đâu?
  • La Qua

Tôi giật mình tỉnh dậy. Không ngạc nhiên là một giấc mơ. Mặc dù là một trong những tín đồ của chủ nghĩa mộng mơ, tôi vẫn là một người hết sức thực tế. Thực tế theo kiểu: Tôi hiếm khi để mình đi lạc theo một thứ chủ nghĩa anh hùng, hoặc sử thi, hoặc lãng mạn, hoặc gì đó đại loại như gần như không thể xảy ra ngoài phim ảnh, tiểu thuyết và các bản tình ca. Tôi cũng không bao giờ tin rằng mình là một ai đó có thể thực hiện một siêu chiến công phi thường nào đó mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong vô số các bộ phim do giới trẻ thực hiện. Vậy nên, khi nghe tiếng em cầu cứu theo một phương thức hết sức phi thực tế như thế, tôi nghĩ ngay rằng điều này không có thực.

Thế mà ma xui quỷ khiến thế nào không biết, tôi lại quyết định Google thử cái địa danh gọi là “La Qua” kia. Cũng chẳng khó khăn gì! Dành ra 3 phút mở điện thoại lên trước khi đánh răng là đủ. Vậy nên nói “quyết định” cho sang, chứ kỳ cùng thì cứ làm một cách tự nhiên vậy thôi! Kết quả nó như thế này:



Ở La Qua, thì chắc là “xã La Qua”, chứ chẳng liên quan gì đến các tìm kiếm còn lại. Nên như một thói quen đâm lao, tôi thử luôn “Xã La Qua”, “thành tính La Qua.

Cũng chẳng có kết quả gì khả quan.

“Làng La Qua”?

Có lẽ đúng là Làng thật! Vì Google trả về một thứ mà ngay cả một cử nhân Hán Nôm như tôi cũng gần như mới nghe lần đầu: Một bài viết từ báo Công an Nhân dân được đăng tải từ hồi 2012

http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-ant...au-tich-hai-cot-hoang-toc-nha-Tay-Son-302299/

Nếu bạn không theo kịp nội dung bài viết hơi lộn xộn ở phía trên, thì đây là tóm tắt:

Dưới thời Gia Long, làng La Qua quanh năm đói khổ, muốn có 1 mái đình để thờ phụng, rước bình an, nhưng quá nghèo nên mãi không dựng xong.

Một trung thần của triều Tây Sơn tự xưng là đạo sĩ, đến để dựng đình thờ Thất Vị (vốn là thờ xương cốt của 7 vị hoàng tộc thời Tây Sơn gồm Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Hoàng hậu của Vua Quang Trung, Vua Cảnh Thịnh, hoàng đệ Nguyễn Quang Duy, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái của bà). Ông này “làm phép” rước nguyên mái đình nguy nga của làng giàu Bát Nhị về La Qua.

Hào lý của Bát Nhị nổi cơn thịnh nộ, cấp báo lên quan tố cáo đạo sĩ là phù thủy dùng phép ma tà thuật đánh cắp đình làng.

Chuyện kinh động đến cả vua Tự Đức. Vua ra hình phạt "Tam ban triều điển" (tức tội hình chết chém, uống độc dược hoặc thắt cổ). Giữa pháp trường, đạo sĩ cùng vợ lấy tấm lụa (được ban để thắt cổ) xếp hình chim phượng, rồi lấy mực điểm mắt. Dải lụa điều biến thành chim phượng mang cả hai vợ chồng bay về Bình Thuận (từ đó có Dinh Thầy Thím)".

Thế là tôi đi La Qua.

Quyết định cũng nhanh y như sáng sớm tra Google trước khi đánh răng vậy.

Khoảng cách địa lý chỉ khoảng một giờ bay, một ít than vãn để nhỏ bạn thân nghỉ làm chở từ Đà Nẵng về Quảng Nam, và quỹ thời gian bát ngát của một thanh niên vừa mới nghỉ việc chắc chắn chẳng phải là thứ gì đó quá quan trọng đến mức phải liệt kê ra đây. Vậy nên tôi sẽ thẳng tay bỏ qua nó để đến thẳng với thứ quan trọng hơn là đình La Qua, nơi mà bạn có thể dễ dàng nhận ra bức tượng Quang Trung Nguyễn Huệ sừng sững giữa gian thờ chính tạc bằng đá. Tôi không phải một tay lão luyện lắm về mặt chụp ảnh, vậy nên đáng tiếc là tấm ảnh duy nhất về Ngài lại không được xuất sắc như thành tựu của nghệ nhân tạc ông. Đại để thì trông nó thế này:



Khó tin là ở thời Minh Mệnh...

Nhưng ở thời điểm đó, tôi thậm chí còn chưa biết đến một điều thậm chí còn khó tin hơn: Một cuốn sách cũ nát nằm bên dưới chân tượng, thứ đã không được ai để ý dù cho bệ thờ đã được xây mới, và có lẽ, bản thân bức tượng đã bị xê dịch đi khá nhiều so với nhiều thế kỷ trước.

Bên ngoài vẻn vẹn ghi hai chữ “血史” (Huyết sử)
Ai tóm tắt giúp cái
 
Thế rồi tôi quyết định nghỉ việc.

Công việc cũng chẳng phải nặng nề gì. Dân văn phòng mà! Sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Mưa chưa đến mặt, nắng chẳng đến đầu. Đôi khi phải lao tâm khổ trí một tí, thức khuya một tí, về muộn một tí, hoặc vài chuyện phiền hà chẳng tốn mấy mồ hôi khác. Như người ta thường nói, cùng lắm, là giới tiểu tư sản rỗi hơi biếng nhác chẳng cần lo gì về đám lao động cần lao.

Nhưng rồi tôi vẫn quyết định rời đi, với một chút lo lắng về các khoản nợ đang ăn rất sâu vào nguồn trợ cấp thất nghiệp (đáng ra phải gọi là bảo hiểm, nhưng ở xứ này, bất cứ thứ gì bạn nhận được từ xã hội, dù cho đó có là thứ bạn hoàn toàn có quyền được nhận sau một thời gian dài cống hiến, đều sẽ gọi là trợ cấp, một loại tiền, rất gần như sự thương hại).



- Anh vẫn khuyên em nên tìm thấy một chỗ làm mới, rồi hẵng rời đi. Như thế sẽ tốt cho em, và an toàn cho các khoản vay.

Tôi mỉm cười lắc đầu. Thời nay người ta luôn chú trọng quá mức vào sự an toàn mà quên đi trách nhiệm với bản thân. Trách nhiệm với bản thân, đại để là được sống cuộc đời mình muốn sống, được làm những gì mình cảm thấy phù hợp, và lìa xa mọi thứ đáng ghét vốn đang nuôi sống bản thân. Không! Bạn không được quyền ghét bất kỳ điều gì đang giúp đỡ mình. Và nếu như bạn không hài lòng ở chúng, tốt nhất, bạn nên khước từ sự giúp đỡ từ chúng.

Thực ra tôi cũng chẳng ghét bỏ gì công việc của mình.

Tôi yêu chúng nữa là đằng khác. Nhưng tình yêu đôi khi lại trở thành gánh nặng. Bạn không thể mãi mãi say mê một cô gái không để ý đến mình, người mà bạn dù đã cố gắng rất nhiều cũng chẳng thể đổi lấy được một nụ cười, hay ít nhất, là một ánh mắt dịu dàng mang hàm ý đồng tình với tất cả những cố gắng của bạn. Bạn không thể làm một công việc, mà tất cả những điều xuất sắc nhất của bạn đều tự động trở thành điều hiển nhiên, còn những điều bình thường thì lại là tội ác. Hay, bạn không thể theo đuổi một lý tưởng mà bất kỳ một điều gì trên thế giới cũng đều sẵn sàng ngăn cản bạn, trong khi bản thân bạn thì lại không có đủ quyền lực để vượt qua mọi thứ.

Vậy nên cái hôm mà tất cả mọi thứ đều trở thành cuối cùng ấy trở thành một trong những buổi chia tay đáng nhớ nhất cuộc đời tôi: Ông bạn đồng nghiệp trao một cái ôm nhẹ nhàng, mấy đứa nhỏ tuổi hơn tặc lưỡi tiếc nuối, còn vài người anh thì thở dài ngao ngán. Tôi ngẩng cao đầu rời đi như rời khỏi một chiến trường oanh oanh liệt liệt, nở một nụ cười nửa hào sảng, nửa nhớ thương, sau đó đi thang máy xuống tầng hầm số 6 lấy xe, và nhận ra hôm nay mình đi xe bus…

Thường thì tôi không ưa đi xe bus lắm. Ở Sài Gòn, xe bus gần như là từ đồng âm với “một kiểu phương tiện di chuyển công cộng nguy hiểm dành cho những người ưa cảm giác mạnh và không thoải mái với cảm giác đúng giờ”. Xe bus nguy hiểm không chỉ vì năng lực cầm lái của tài xế luôn vượt xa khó khăn mà công việc mang lại (và vì thế, họ làm cho chúng trở nên khó khăn hơn, và mạo hiểm hơn, để thử thách chính mình), mà còn vì chính những tay buôn gian bán lận, dăm ba tên trộm vặt, và vài sinh thể không mấy ưa thích trật tự công cộng trên xe.

Thế nhưng hôm nay, mọi thứ sẽ phải hơi khác với bình thường một chút. Tôi phải trả thẻ giữ xe lại cho công ty trước khi rời văn phòng, nên tốt nhất vẫn là đi bus.

Tôi vẫn nhớ như in cái lần đi bus hôm ấy. Chúng tôi tan làm luôn rất muộn, nên chuyến xe mà tôi bắt được đồng thời là chuyến cuối cùng trong ngày. Thông thường, nếu bạn lên xe vào giờ cao điểm, anh chàng lơ xe có thể sẽ phải khéo léo sắp xếp để bạn được nhét chung vào một khối “giò thủ” có hình dạng xe bus (và bạn thì mừng rơn khi được đứng nép như ôm vào cô nàng công sở xinh tươi nào đấy, hoặc nếu ít may mắn hơn là một gã bặm trợn hôi nách, nhưng ngay cả khi ít may mắn như thế, thì bạn cũng vẫn vui chán); nhưng khi bạn trở về vào chuyến cuối cùng, đôi khi, bạn sẽ là người duy nhất phải trả tiền vé xe.

Gã lơ xe biếng nhác nhìn tôi với một mảnh vé xé sẵn. Radio văng vẳng những câu ca “ngẫu nhiên” của Khánh Ly, thứ âm thanh mà bạn có thể sẽ không bao giờ được nghe vào khoảng hơn một thập kỷ trước. Một gã bợm rượu nằm ngắt ngoải cuối dãy ghế. Và một người đàn bà có mang đeo tai phone trắng cố tìm cách tìm kiếm thứ gì đó từ một chiếc điện thoại đắt tiền.

Vào khoảng chín giờ tối, hầu hết mọi chuyến xe bus đều tương đối thưa người. Người ta nói, Sài Gòn là thành phố không ngủ. Người ta có thể chỉ mới bắt đầu một cuộc vui khi đã mười giờ tối. Và đến hai giờ sáng, bạn vẫn có thể lang thang vài nơi ngắm sông nước, tìm một gánh hàng rong ăn khuya, hoặc đôi khi là chơi một ít trò chơi vận động không quá ồn ào khác. Tuy nhiên, xe bus thì không nằm trong số những hoạt động “không ngủ” đó. Hiển nhiên! Bạn chẳng thể bắt ông tài xế đã phục vụ cộng đồng suốt mười bốn tiếng đồng hồ trước đó phải tiếp tục đưa đón bạn khi chín mươi phần trăm dân số ở kinh độ thứ bảy đã bắt đầu đi ngủ được! Vậy nên dù có hơi lo lắng một tí, tôi vẫn lãnh đạm ngồi xuống, rồi mơ màng nhìn qua cửa sổ ngắm những ánh đèn vàng tà tà, chờ đợi một trạm dừng chân thích hợp.

Em gọi, với một chất giọng gần như tuyệt vọng vì hoảng hốt.

  • Cứu em!
  • Em đang ở đâu?
  • La Qua

Tôi giật mình tỉnh dậy. Không ngạc nhiên là một giấc mơ. Mặc dù là một trong những tín đồ của chủ nghĩa mộng mơ, tôi vẫn là một người hết sức thực tế. Thực tế theo kiểu: Tôi hiếm khi để mình đi lạc theo một thứ chủ nghĩa anh hùng, hoặc sử thi, hoặc lãng mạn, hoặc gì đó đại loại như gần như không thể xảy ra ngoài phim ảnh, tiểu thuyết và các bản tình ca. Tôi cũng không bao giờ tin rằng mình là một ai đó có thể thực hiện một siêu chiến công phi thường nào đó mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong vô số các bộ phim do giới trẻ thực hiện. Vậy nên, khi nghe tiếng em cầu cứu theo một phương thức hết sức phi thực tế như thế, tôi nghĩ ngay rằng điều này không có thực.

Thế mà ma xui quỷ khiến thế nào không biết, tôi lại quyết định Google thử cái địa danh gọi là “La Qua” kia. Cũng chẳng khó khăn gì! Dành ra 3 phút mở điện thoại lên trước khi đánh răng là đủ. Vậy nên nói “quyết định” cho sang, chứ kỳ cùng thì cứ làm một cách tự nhiên vậy thôi! Kết quả nó như thế này:



Ở La Qua, thì chắc là “xã La Qua”, chứ chẳng liên quan gì đến các tìm kiếm còn lại. Nên như một thói quen đâm lao, tôi thử luôn “Xã La Qua”, “thành tính La Qua.

Cũng chẳng có kết quả gì khả quan.

“Làng La Qua”?

Có lẽ đúng là Làng thật! Vì Google trả về một thứ mà ngay cả một cử nhân Hán Nôm như tôi cũng gần như mới nghe lần đầu: Một bài viết từ báo Công an Nhân dân được đăng tải từ hồi 2012

http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-ant...au-tich-hai-cot-hoang-toc-nha-Tay-Son-302299/

Nếu bạn không theo kịp nội dung bài viết hơi lộn xộn ở phía trên, thì đây là tóm tắt:

Dưới thời Gia Long, làng La Qua quanh năm đói khổ, muốn có 1 mái đình để thờ phụng, rước bình an, nhưng quá nghèo nên mãi không dựng xong.

Một trung thần của triều Tây Sơn tự xưng là đạo sĩ, đến để dựng đình thờ Thất Vị (vốn là thờ xương cốt của 7 vị hoàng tộc thời Tây Sơn gồm Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Hoàng hậu của Vua Quang Trung, Vua Cảnh Thịnh, hoàng đệ Nguyễn Quang Duy, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái của bà). Ông này “làm phép” rước nguyên mái đình nguy nga của làng giàu Bát Nhị về La Qua.

Hào lý của Bát Nhị nổi cơn thịnh nộ, cấp báo lên quan tố cáo đạo sĩ là phù thủy dùng phép ma tà thuật đánh cắp đình làng.

Chuyện kinh động đến cả vua Tự Đức. Vua ra hình phạt "Tam ban triều điển" (tức tội hình chết chém, uống độc dược hoặc thắt cổ). Giữa pháp trường, đạo sĩ cùng vợ lấy tấm lụa (được ban để thắt cổ) xếp hình chim phượng, rồi lấy mực điểm mắt. Dải lụa điều biến thành chim phượng mang cả hai vợ chồng bay về Bình Thuận (từ đó có Dinh Thầy Thím)".

Thế là tôi đi La Qua.

Quyết định cũng nhanh y như sáng sớm tra Google trước khi đánh răng vậy.

Khoảng cách địa lý chỉ khoảng một giờ bay, một ít than vãn để nhỏ bạn thân nghỉ làm chở từ Đà Nẵng về Quảng Nam, và quỹ thời gian bát ngát của một thanh niên vừa mới nghỉ việc chắc chắn chẳng phải là thứ gì đó quá quan trọng đến mức phải liệt kê ra đây. Vậy nên tôi sẽ thẳng tay bỏ qua nó để đến thẳng với thứ quan trọng hơn là đình La Qua, nơi mà bạn có thể dễ dàng nhận ra bức tượng Quang Trung Nguyễn Huệ sừng sững giữa gian thờ chính tạc bằng đá. Tôi không phải một tay lão luyện lắm về mặt chụp ảnh, vậy nên đáng tiếc là tấm ảnh duy nhất về Ngài lại không được xuất sắc như thành tựu của nghệ nhân tạc ông. Đại để thì trông nó thế này:



Khó tin là ở thời Minh Mệnh...

Nhưng ở thời điểm đó, tôi thậm chí còn chưa biết đến một điều thậm chí còn khó tin hơn: Một cuốn sách cũ nát nằm bên dưới chân tượng, thứ đã không được ai để ý dù cho bệ thờ đã được xây mới, và có lẽ, bản thân bức tượng đã bị xê dịch đi khá nhiều so với nhiều thế kỷ trước.

Bên ngoài vẻn vẹn ghi hai chữ “血史” (Huyết sử)
Có khiếu làm nhà văn, văn trương lai láng thế này không viết thì quá uổng. Thớt tiếm năng như thớt nhà ma, hay gặp ma trong nhà tắm.
 
Back
Top